Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi tại bệnh viện Tim Hà Nội
lượt xem 2
download
Bài viết "Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi tại bệnh viện Tim Hà Nội" được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm hình ảnh xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi tại bệnh viện Tim Hà Nội
- Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi tại bệnh viện Tim Hà Nội Trần Tiến Mạnh1, Nguyễn Ngọc Tráng2, Nguyễn Sinh Hiền1. 1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Tim Hà Nội. 2 Trung tâm điện quang, bệnh viện Bạch Mai. *Tác giả liên hệ: Trần Tiến Mạnh, Bệnh viện Tim Hà Nội, 92 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: (+84)988668123, email: manhtientran1986@gmail.com . TÓM TẮT: Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu tất cả các trường hợp được chẩn đoán xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2023 tại bệnh viện Tim Hà Nội. Dữ liệu từ đặc điểm nhân khẩu học, siêu âm tim, kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy và phẫu thuật của bệnh nhân đều được đánh giá. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 20 bệnh nhân (12 nam, 8 nữ), độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 56 tháng (khoảng 1 tháng đến 44 tuổi). 16 bệnh nhân động mạch vành trái xuất phát từ động mạch phổi, 3 bệnh nhân động mạch vành phải xuất phát từ động mạch phổi, 1 bệnh nhân động mạch liên thất trước xuất phát từ động mạch phổi. 15 bệnh nhân có động mạch vành xuất phát từ động mạch phổi chính, 5 bệnh nhân có động mạch vành xuất phát từ động mạch phổi phải. 02 bệnh nhân phối hợp với bệnh tim bẩm sinh khác. Tất cả bệnh nhân đều có động mạch vành giãn. Tuần hoàn bàng hệ quan sát thấy ở 15/20 bệnh nhân. 12/20 (60%) bệnh nhân có phân suất tống máu giảm nặng (EF < 35%). Siêu âm tim phát hiện 5 bệnh 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- nhân động mạch vành trái xuất phát từ động mạch phổi. 4/20 bệnh nhân đã được phẫu thuật sửa van hai lá trước đó. Kết luận: Xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi là một dị tật tim bẩm sinh rất hiếm gặp, có tỉ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Siêu âm tim chẩn đoán xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi có thể gặp khó khăn. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy là một thủ thuật không xâm lấn, đáng tin cậy để chẩn đoán chính xác dị tật này. Từ khóa: Bất thường động mạch vành, động mạch vành xuất phát từ động mạch phổi, động mạch vành trái xuất phát từ động mạch phổi, động mạch vành phải xuất phát từ động mạch phổi, phẫu thuật tim bẩm sinh. The Role of Multislice Computed Tomography in Diagnosis of Anomalous Origin of Coronary Artery Arising From the Pulmonary Artery at Hanoi Heart Hospital. Objectives: Describe the image characteristics of the anomalous origin of coronary artery from pulmonary artery on multi-detector row computed tomography. Material and Methods: Retrospective study included all cases diagnosed with anomalous origin of coronary artery arising from the pulmonary artery between January 2014 and December 2023 at Hanoi heart hospital. Data from patients’ demographic characteristics, echocardiography, multislice computed tomography and operation were evaluated. Results: The study included 20 patients (12 male, 8 female), median age at diagnosis was 56 months (range, 1 month - 44 years old). 16 with anomalous left coronary artery from the pulmonary artery, 3 with anomalous right coronary artery 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- from the pulmonary artery and 1 with anomalous origin of left anterior descending artery from the pulmonary artery. 15 patients with anomalous origin of coronary artery from pulmonary trunk, 5 patients with anomalous origin of coronary artery from right pulmonary artery. Sixteen patients with anomalous origin of coronary artery from main pulmonary artery, four patients with anomalous origin of coronary artery from right pulmonary artery. All patients were dilated coronary arteries. Coronary collaterals were observed in 15/20 patients. Twenty out of sixty patients (60%) patients have ejection fraction severe reduction (EF
- gặp nhất, sau đó là đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim thậm chí đột tử do tim [2]. Siêu âm tim có thể bỏ sót hoặc đưa ra chẩn đoán sai lầm. Chẩn đoán xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi là rất quan trọng bởi vì tình trạng này có thể được giải quyết bằng phẫu thuật sửa chữa. Ngày nay chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy được sử dụng ngày càng nhiều trong chẩn đoán hình ảnh tim mạch, nó có thể cung cấp những thông tin mà chụp mạch vành qua da không thu thập được, giúp cho việc phát hiện và giải thích được nhiều bất thường hơn. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu: “Mô tả đặc điểm hình ảnh xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các trường hợp được chẩn đoán xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi tại bệnh viện Tim Hà Nội. 2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang. - Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2023. - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội. - Phương tiện nghiên cứu: Máy chụp CLVT 128 Scenaria (Hitachi), phần mềm xử lý hình ảnh chuyên dụng Terarecon, tái tạo MPR, MIP, VRT. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm phân bố: 1.1. Tuổi và giới 20 bệnh nhân xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP được phát hiện. Trong đó có 12 bệnh nhân nam, 8 bệnh nhân nữ, 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- Độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 56 tháng, tuổi nhỏ nhất là 01 tháng tuổi, lớn nhất là 44 tuổi. 1.2. Phân bố tổn thương Biểu đồ 1.1. Phân bố tổn thương động mạch vành xuất phát từ động mạch phổi. Nhận xét: 90% xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP là thương tổn đơn độc. 13% có phối hợp với các bệnh tim bẩm sinh khác. 1.3. Thời điểm phát hiện bệnh Thời điểm ALCAPA ARCAPA ALCAPA Trước phẫu thuật 12 03 01 Sau phẫu thuật 04 0 0 Tổng số 16 03 01 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- Nhận xét: Trong 20 bệnh nhân xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP có tới 04 bệnh nhân (chiếm 20%) sau phẫu thuật mới phát hiện bệnh. 2. Đặc điểm về phân loại xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP. Bảng 2.1. Phân loại các dạng xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP. Các dạng xuất phát bất thường của động mạch Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) vành từ động mạch phổi Động mạch vành trái xuất phát bất thường từ 16 80 động mạch phổi (ALCAPA). Động mạch vành phải xuất phát bất thường từ 03 15 động mạch phổi (ARCAPA). Nhánh động mạch vành xuất phát bất thường từ 01 5 động mạch phổi (ACxAPA, ALADAPA) Cả hai động mạch vành xuất phát bất thường từ 0 0 động mạch phổi (TCAPA) Tổng số 20 100 Nhận xét: ALCAPA là dạng bất thường phổ biến nhất chiếm tới 80%, sau đó là ARCAPA chiếm 13%. Bảng 2. 2. Vị trí động mạch vành xuất phát bất thường từ động mạch phổi Vị trí Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Thân động mạch phổi 15 75 Động mạch phổi phải 05 25 Động mạch phổi trái 0 0 Tổng số 20 100 Nhận xét: Vị trí của ĐMV xuất phát bất thường hay gặp nhất là từ thân ĐMP chiếm 75%, tiếp theo là từ ĐMP phải (25%). 3. Ảnh hưởng của các dạng xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP. Bảng 3. 1. Phân suất tống máu (EF). 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- Phân suất tống máu ALCAPA ARCAPA ALADAPA (EF) EF bình thường 04 03 01 EF
- Nhận xét: Siêu âm tim chỉ phát hiện được 05 bệnh nhân (chiếm 25%) xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP, trong khi đó CLVT phát hiện được tới 20 bệnh nhân. Bảng 4.2. Các bệnh lý trên siêu âm tim đối chiếu với kết quả CLVT. Siêu âm tim ALCAPA Rò ĐMV Bệnh cơ tim ĐMV xuất CLVT giãn phát bình thường ALCAPA 05 03 04 04 ARCAPA 0 03 0 0 ALADAPA 0 0 0 01 TCAPA 0 0 0 0 Nhận xét: Trong tổng số 20 bệnh nhân: siêu âm tim chỉ chẩn đoán đúng 05 bệnh nhân ALCAPA. IV. Bàn luận Xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP là một bất thường tim bẩm sinh rất hiếm gặp. Năm 1945, Soloff đã mô tả bốn loại bất thường có thể có của ĐMV bắt nguồn từ ĐMP. Đó có thể là: động mạch vành trái xuất phát từ động mạch phổi, động mạch vành phải xuất phát từ động mạch phổi, cả hai động mạch vành xuất phát từ động mạch phổi và nhánh động mạch vành xuất phát từ động mạch phổi [3]. Trong số này, ALCAPA là phổ biến nhất với tỷ lệ 0,008% trong dân số nói chung, so với tỷ lệ 0,002% đối với ARCAPA [3]. Nghiên cứu của chúng tôi có 16 bệnh nhân ALCAPA (chiếm 80%), 03 bệnh nhân ARCAPA (chiếm 15%) và 01 bệnh nhân có nhánh ĐMV xuất phát bất thường từ ĐMP ( chiếm 5%). Chúng tôi không gặp bệnh nhân nào có cả hai ĐMV cùng xuất phát từ ĐMP. 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- Hình 1: Bệnh nhân nam 19 tuổi: tâm thất độc nhất, động mạch liên thất trước (LAD) xuất phát từ thân động mạch phổi. Hệ tuần hoàn động mạch vành được thành lập vào ngày thứ 45 của thai kỳ. Xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP xuất hiện do sự phân chia bất thường của thân chóp hoặc bởi sự phân chia bất thường của chồi nội mạc hiện diện trên 6 xoang Valsalva của đại động mạch. Thông thường 2 chồi nội mạc trong xoang Valsalva của động mạch chủ trở thành động mạch vành. Trong trường hợp một chồi nội mạc thỉnh thoảng tồn tại trên xoang động mạch phổi sẽ tạo ra các bất thường xuất phát của ĐMV từ ĐMP, đó có thể là: ALCAPA, ARCAPA hay một nhánh của động mạch vành (LAD, LCX ...). Ngoài ra, ĐMV cũng có thể nối đến vị trí khác trên ĐMP, đã có trường hợp được báo cáo là nối đến một nhánh của động mạch phổi [8]. Nghiên cứu của chúng tôi có 05 trường hợp (chiếm 25%), động mạch vành xuất phát từ động mạch phổi phải. 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- Hình 2: Bệnh nhân 02 tháng tuổi, động mạch vành trái xuất phát từ động mạch phổi phải, thất trái giãn (LVDD = 30mm). ALCAPA được mô tả đầu tiên vào năm 1866, sau đó tới năm 1933 Bland và cộng sự đã mô tả triệu chứng lâm sàng kết hợp với những đặc điểm trên giải phẫu tử thi nên còn được gọi là hội chứng Bland – White – Garland. 95% trường hợp ALCAPA xảy ra đơn độc, 5% có liên quan tới các bệnh lý tim bẩm sinh khác bao gồm: Thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch chủ… [4]. Các triệu chứng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh 1 - 2 tháng sau khi sinh do có luồng trào ngược từ động mạch vành trái áp lực cao vào động mạch phổi có áp lực thấp hơn. Nếu không được điều trị khoảng 90% trẻ sơ sinh sẽ tử vong trong năm đầu [4,5]. Tử vong thường do suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim. Hình 3: Bệnh nhân 02 tháng tuổi, siêu âm tim chẩn đoán bệnh cơ tim giãn, chụp CLVT phát hiện động mạch vành trái xuất phát từ thân động mạch phổi, thất trái giãn (LVDD = 28mm). Trong 16 bệnh nhân ALCAPA chúng tôi gặp có tới 12 bệnh nhân suy tim nặng với thất trái giãn và phân suất tống máu giảm nặng (EF
- động mạch phổi, sau đó bệnh nhân được chụp CLVT phát hiện ĐMV trái xuất phát bất thường từ ĐMP. Hình 4: Bệnh nhân nam 12 tuổi, đã được phẫu thuật sửa van hai lá có đặt vòng van (mũi tên) cách đây 10 năm, siêu âm tim chẩn đoán là rò động mạch vành trái vào động mạch phổi. Trên hình MPR và 3D của chụp CLVT cho thấy động mạch vành trái xuất phát từ động mạch phổi phải. Tuy nhiên bệnh nhân có thể sống sót vào thời thơ ấu và thậm chí cả tuổi trưởng thành với triệu chứng lâm sàng khác nhau từ hở van hai lá mạn tính có triệu chứng tới thiếu máu cục bộ toàn bộ làm quả tim có hình cầu. Yếu tố dẫn tới sự sống còn sau thời ấu thơ chính là sự phát triển tuần hoàn bàng hệ tự thân của động mạch vành [5]. Bệnh nhân ALCAPA lớn tuổi nhất chúng tôi gặp là bệnh nhân nữ 44 tuổi, đau ngực, khó thở, thất trái giãn nhưng chức năng tâm thu thất trái bình thường (EF 65% đo trên siêu âm). 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- Hình 5: Bệnh nhân nữ 39 tuổi, ĐMV trái xuất phát từ thân ĐMP, ĐMV phải giãn lớn cho nhiều nhánh tuần hoàn bàng hệ sang cấp máu cho thất trái. Trong khi bệnh nhân ALCAPA thường có dấu hiệu thiếu máu cục bộ thất trái và suy tim sung huyết ở trẻ em thì hầu hết bệnh nhân ARCAPA được chẩn đoán trong thời kỳ thơ ấu có tiếng thổi tâm thu, đau ngực hoặc suy tim. Chẩn đoán ARCAPA có thể bị bỏ qua vì không có triệu chứng lâm sàng [6]. Tuy nhiên, ARCAPA có thể xuất hiện với thiếu máu cơ tim dưới lâm sàng hoặc có nguy cơ đột tử do tim ngay cả khi còn nhỏ. Khi có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân ARCAPA không đồng nhất, bao gồm: khó thở (17%), mệt mỏi (13%), suy tim sung huyết (30%), đau thắt ngực (17%), nhồi máu cơ tim (9%) và đột tử (17%). Radke và cộng sự [7], lưu ý rằng 41% bệnh nhân ARCAPA không có triệu chứng, nhưng 40% bệnh nhân cho thấy có thiếu máu cơ tim cục bộ. Hình 5: Bệnh nhân nam 10 tuổi, siêu âm tim chẩn đoán rò động mạch vành vào động mạch phổi, CLVT phát hiện ĐMV phải xuất phát từ thân ĐMP. Siêu âm tim là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP, trong trường hợp điển hình có thể thấy gốc ĐMV xuất phát từ xoang sau – trái của ĐMP với kích thước bình thường hay hơi nhỏ. Trên siêu âm Doppler màu cho thấy dòng phụt ngược bất thường trong thân ĐMP. Ngoài ra trên siêu âm tim còn có thể thấy dòng phụt với vận tốc cao ở vách liên thất do tuần hoàn bàng hệ giữa ĐMV phải và ĐMV trái. Tuy nhiên siêu âm tim có độ phân giải 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- không gian thấp, khó đánh giá các mạch máu nhỏ như ĐMV, hạn chế quan sát ở bệnh nhân lớn tuổi, thành ngực dày cũng như phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm người làm… Những hạn chế đó có thể dẫn tới một chẩn đoán nhầm lẫn hoặc không phát hiện ra tổn thương. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy siêu âm tim chỉ phát hiện được 25% số bệnh nhân có xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP. Các trường hợp còn lại 30% siêu âm tim chẩn đoán nhầm là bệnh cơ tim giãn, 20% chẩn đoán rò động mạch vành và 25% trường hợp siêu âm tim không phát hiện được tổn thương. Những năm trước đây, chẩn đoán xác định bất thường động mạch vành dựa vào chụp động mạch vành qua Catheter hoặc mổ tử thi. Tuy nhiên, chụp động mạch qua Catheter là một thủ thuật xâm lấn với tỷ lệ bệnh và tử vong tương ứng là 1,5% và 0,15% [4,5]. Sự phát triển của chụp CLVT đa dãy cho phép đánh giá không xâm lấn giải phẫu động mạch vành, nó có độ phân giải không gian tuyệt vời giúp quan sát trực quan động mạch vành trái (LCA), động mạch vành phải (RCA) xuất phát từ động mạch phổi (PA). Thời gian chụp ngắn, sự không xâm lấn của thủ thuật, chuẩn bị đơn giản và chăm sóc tối thiểu sau chụp làm cho chụp CLVT thuận lợi hơn rất nhiều so với chụp động mạch vành qua Catheter [4,9]. Chụp CLVT cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc mô tả giải phẫu động mạch vành trước khi tiến hành phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật khác nhau được sử dụng cho việc tái thiết bất thường động mạch vành trái tùy thuộc vào vị trí của động mạch vành bất thường (thành trong, thành bên và thành sau của thân động mạch phổi) [10]. Nhược điểm chính của CLVT là liều bức xạ ion hóa tương đối cao và không đánh giá được dòng chảy. Chụp cộng hưởng từ (CHT) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không sử dụng bức xạ ion hóa có thể được sử dụng để chẩn đoán bất thường động mạch vành. Tuy nhiên thời gian chụp kéo dài, độ phân giải không gian thấp, giá thành cao cùng với việc không phải trung tâm nào cũng sẵn có CHT 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- là những bất lợi chính so với chụp CLVT [11]. Chụp CLVT tim rất hữu ích không chỉ trong chẩn đoán, mà còn cung cấp thông tin tiên lượng, cho phép phân tầng nguy cơ và được sử dụng để theo dõi bệnh nhân lâu dài. Điều trị triệt để xuất phát bất thường ĐMV từ ĐMP là phẫu thuật, điều trị nội khoa chỉ là để ổn định bệnh nhân chuẩn bị cho phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, phẫu thuật Takeuchi và phẫu thuật chuyển trực tiếp động mạch vành về xoang động mạch chủ. V. Kết luận Xuất phát bất thường của ĐMV từ ĐMP là bệnh lý tim bẩm sinh rất hiếm gặp, có tỉ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Chụp CLVT đa dãy là một thủ thuật không xâm lấn, đáng tin cậy, cung cấp thông tin chính xác về giải phẫu động mạch vành cũng như các bệnh tim bẩm sinh khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Schmitt, R., Froehner, S., Brunn, J. et al. Congenital anomalies of the coronary arteries: imaging with contrast – enhanced, multidetector computed tomography. Eur Radiol. 2005; 15:1110 – 1121. 2. I.A. Williams,W. Gersony,W. Hellenbrad. Anomalours right coronary artery arising from the pulmonary artery: a report of 7 cases and a review of the literature. Am Heart J. 152 (2006). pp. 1004 – 1017. 3. Soloff LA. Anomalours coronary arteries arising from the pulmonary artery. Am Heart J. 1942; 24: 118 – 27. 4. Pena E, Nguyen ET, Merchant N, Dennie G. ALCAPA syndrome: Not just a pediatric disease. Radiographics. 2009;29:553–65. 5. Kristensen T, Kofoed KF, Helqvist S, Helvind M, Søndergaard L. Anomalous origin of the left coronary artery from the pulmonary artery 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- (ALCAPA) presenting with ventricular fibrillation in an adult: a case report. J Cardiothorac Surg 2008;3:33. 10. 1186/1749-8090-3-33. 6. Kajihara N, Asou T, Takeda Y, Kosaka Y. Surgical treatment of an infant with myocardial ischemia due to an anomalous origin of the right coronary artery from the main pulmonary artery: report of a case. Surg Today. 2009;39:969–971. 7. Radke PW, Messmer BJ, Haager PK, Klues HG. Anomalous origin of the right coronary artery: preoperative and postoperative hemodynamics. Ann Thorac Surg. 1998;66:1444–1449. 8. Mary C Mancini, MD, PhD. Anomalous Left Coronary Artery From the Pulmonary Artery:Article Last Updated: Nov 1, 2007. 9. Khanna A, Torigian DA, Ferrari VA, Bross RJ, Rosen MA. Anomalous origin of the left coronary artery from the pulmonary artery in adulthood on CT and MRI. AJR Am J Roentgenol. 2005;185:326–9. 10. Cohen MS, Herlong RJ, Silverman NH. Echocardiographic imaging of anomalous origin of the coronary arteries. Cardiol Young 2010. Dec;20(Suppl 3):26-34. 10.1017/S104795111000106. 11. Takenaga M, Matsuda J, Miyamoto N, Ikushima I, Koiwaya Y. Magnetic resonance imaging of Bland-White-Garland syndrome-a case of anomalous origin of the left coronary artery form the pulmonary trunk in a 22-year-old woman. Jpn Circ J. 1998;62:219–21. 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
- 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Tim Hà Nội 2. Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vai trò của chụp mạch cắt lớp vi tính các mạch máu lớn vùng cổ trong đa chấn thương
32 p | 110 | 7
-
Vai trò của chụp cắt lớp điện toán không cản quang trong đau hố chậu phải cấp tính
9 p | 74 | 6
-
Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (msct) trong phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu: Những kinh nghiệm ban đầu
6 p | 124 | 3
-
Vai trò chụp cắt lớp vi tính pha muộn trong đánh giá nốt phổi đơn độc ở bệnh nhân điều trị phẫu thuật
7 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 320 dãy trong đánh giá sự xâm lấn mạch máu của u vùng đầu tụy
7 p | 4 | 3
-
Vai trò của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán trước mổ nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp bể thận - niệu quản tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
5 p | 65 | 3
-
Bài giảng Vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong y học - Bs. Võ Nguyễn Thục Quyên
65 p | 30 | 3
-
Đặc điểm chụp cắt lớp vi tính mạch máu chi dưới trong chấn thương động mạch khoeo
7 p | 34 | 2
-
Vai trò của chụp cắt lớp vi tính có bơm nước đại tràng trong đánh giá giai đoạn ung thư đại - trực tràng
7 p | 24 | 2
-
Vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong đánh giá mạch máu thận của người cho thận sống trước phẫu thuật ghép thận
6 p | 37 | 2
-
Nghiên cứu bước đầu vai trò của chụp cắt lớp vi tính 320 dãy trong đánh giá tưới máu cơ tim
8 p | 37 | 2
-
Vai trò của chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc trong chẩn đoán và đánh giá tình trạng hẹp khí quản: Báo cáo nhân 22 trường hợp
8 p | 41 | 2
-
Vai trò của chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán tắc đại tràng
8 p | 57 | 2
-
Đánh giá vai trò của chụp bụng cắt lớp điện toán có cản quang trong chẩn đoán đau hố chậu phải cấp
6 p | 48 | 1
-
So sánh vai trò của máy chụp cắt lớp võng mạc heildelberg (HRT) và máy chụp cắt lớp cố kết quang học (OCT) trong chẩn đoán glaucoma
8 p | 41 | 1
-
Vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong đánh giá độ nặng ở bệnh nhân thuyên tắc phổi cấp
7 p | 4 | 1
-
Liều chiếu trong chụp cắt lớp vi tính liều thấp theo dõi bệnh nhân chấn thương sọ não
5 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn