intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của công tác quản lý đối với khả năng tiếp cận dịch vụ công đô thị của người lao động nhập cư tại tỉnh Bình Dương (Nghiên cứu trường hợp cung ứng dịch vụ công về ngành điện)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vai trò của công tác quản lý đối với khả năng tiếp cận dịch vụ công đô thị của người lao động nhập cư tại tỉnh Bình Dương (Nghiên cứu trường hợp cung ứng dịch vụ công về ngành điện) trình bày việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng để nêu lên thực trạng cung ứng dịch vụ điện đối với khả năng tiếp cận của người lao động nhập cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của công tác quản lý đối với khả năng tiếp cận dịch vụ công đô thị của người lao động nhập cư tại tỉnh Bình Dương (Nghiên cứu trường hợp cung ứng dịch vụ công về ngành điện)

  1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CÔNG ĐÔ THỊ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG (Nghiên cứu trƣờng hợp cung ứng dịch vụ công về ngành điện) ThS. Bùi Thành Tâm HVCH. Nguyễn Viết An Nguyễn Đặng Vinh Nguyễn Thị Ngọc Trâm Tóm tắt Quản lý dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nói riêng cũng nhƣ cả nƣớc nói chung là vấn đề thời sự và quan trọng. Dịch vụ này đƣợc nâng cao thông qua những nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bao gồm: khái niệm về dịch vụ công, các loại hình sản phẩm dịch vụ, phân loại, đặc điểm dịch vụ, các yếu tố ảnh hƣởng và khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt là đối với những ngƣời lao động nhập cƣ. Trong nội dung của bài viết này, nhóm tác giả lƣạ chọn phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lƣợng để nêu lên thực trạng cung ứng dịch vụ điện đối với khả năng tiếp cận của ngƣời lao động nhập cƣ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Qua đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm cải thiện chất lƣợng cung ứng các dịch vụ công này trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Từ khóa: công tác quản lý, dịch vụ công, ngành điện. 1. Đặt vấn đề Hiện nay quá trình đô thị hóa nhanh chóng đang thu hút một lƣợng lớn lao động nhập cƣ từ nông thôn sang thành thị đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm lớn nhƣ Bình dƣơng, Đồng nai, Thành phố Hồ Chí Minh… Đây là nơi tập trung các nhà máy và khu công nghiệp công nghệ cao rất cần lao dộng cho hoạt động vận hành và sản xuất. Đa phần lao động nhập cƣ khi di cƣ đến vùng đất mới thƣờng mong muốn sẽ tìm đƣợc việc làm có nguồn thu nhập cao cũng nhƣ đƣợc hƣởng cuộc sống với chất lƣợng tốt hơn. Tuy nhiên sự xuất hiện của một lƣợng lớn dân cƣ tại một khu vực nhất định đã khiến cho khả năng đáp ứng các nhu cầu về xã hội phát sinh một số vấn đề về giáo dục, y tế, nhà ở và các dịch vụ công khác… Đa phần ngƣời lao động nhập cƣ thƣờng không có trình độ học vấn cao nên phải làm các công việc nặng nhọc, các công việc bằng sức lao động không đòi hỏi bằng cấp và làm việc trong môi trƣờng thiếu thốn các điều kiện về bảo hộ lao động, không đƣợc ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm ý tế, bảo hiểm xã hội. Ngƣời lao động nhập cƣ với nền tảng dân trí không và thu nhập thấp dẫn đến địa vị xã hội cung nhƣ địa vị pháp lý của họ thấp hơn so với ngƣời dân địa phƣơng. Ngoài ra vấn đề tạm trú, tạm vắng và các quy trình pháp lý tại 343
  2. nơi hộ cƣu trú cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho việc hòa nhập cộng đồng và đây có thể xem nhƣ là nguyên nhân chính gây nên khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội đặc biệt là dịch vụ công đối với đối tƣợng này. Qua các vấn đề trên có thể nhận tháy dịch vụ công là một là một trong những yếu tố quan trọng để làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhu cầu về dịch vụ công tăng nhanh dẫn đến tình trạng khoản chi phí cho những dịch vụ này vƣợt quá khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nƣớc. Mặt khác, năng lực quản lý dịch vụ công của nhà nƣớc cũng chƣa tƣơng xứng với yêu cầu của sự phát triển. Chính vì vậy, cải cách quản lý và cung ứng dịch vụ công để thực hiện tốt hơn chức năng phục vụ xã hội của nhà nƣớc đang là một yêu cầu bức thiết cần đƣợc quan tâm. Để có những cái nhìn rõ nét hơn về tầm quan trọng của công tác quản lý đối với dịch vụ công, nhóm tác giả chọn mô hình dịch vụ cung ứng điện năng của tổng công ty điện lực Bình Dƣơng làm cơ sở cho bài viết này. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Dịch vụ Dịch vụ là những hoạt động mà một bên (nhà cung cấp dịch vụ) có thể cung cấp cho khách hàng mà chủ yếu là vô hình và không chuyển giao quyền sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất (Lê Chi Mai, 2008). Do vậy, dịch vụ có những nét đặc trƣng cơ bản để phân biệt với các sản phẩm hữu hình nhƣ sau: - Tính vô hình của dịch vụ Dịch vụ không có hình dáng cụ thể, không thể cân đong, đo đếm một cách cụ thể nhƣ đối với các sản phẩm vật chất hữu hình. Khi mua sản phẩm vật chất, khách hàng có thể yêu cầu kiểm định, thử nghiệm chất lƣợng trƣớc khi mua nhƣng sản phẩm dịch vụ thì không thể tiến hành đánh giá nhƣ thế. Do tính chất vô hình, dịch vụ không có mẫu dùng thử nhƣ sản phẩm vật chất. Chỉ thông qua việc sử dụng dịch vụ, khách hàng mới có thể cảm nhận và đánh giá chất lƣợng dịch vụ một cách đúng đắn nhất. - Tính không đồng nhất của dịch vụ Đặc tính này còn đƣợc gọi là tính khác biệt của dịch vụ. Theo đó, việc thực hiện dịch vụ thƣờng khác nhau tùy thuộc vào cách thức phục vụ, nhà cung cấp dịch vụ, ngƣời phục vụ, thời gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ, đối tƣợng phục vụ và địa điểm phục vụ. Vì vậy, việc đánh giá chất lƣợng dịch vụ hoàn hảo hay yếu kém khó có thể xác định dựa vào một thƣớc đo chuẩn mà phải xét đến nhiều yếu tố liên quan khác trong trƣờng hợp cụ thể và khách hàng dựa nhiều vào cảm nhận cá nhân cũng nhƣ trạng thái tâm lý lúc đánh giá. - Tính không thể tách rời của dịch vụ Tính không thể tách rời nghĩa là việc tiêu thụ và sản xuất dịch vụ đƣợc thực 344
  3. hiện đồng thời. Những sản phẩm hữu hình sau khi đƣợc sản xuất sẽ thông qua các đại lý trung gian, bán sỉ và lẻ rồi mới sử dụng. Còn dịch vụ điện lực việc sản xuất và tiêu thụ diễn ra cùng lúc, có sự hiện diện của ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng dịch vụ. Nói cách khác, sự gắn liền của hai quá trình này làm cho dịch vụ trở nên hoàn tất. - Tính không thể cất trữ Dịch vụ nói chung là không thể lƣu trữ đƣợc nhƣ các sản phẩm hàng hóa, nghĩa là sản phẩm dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lƣu kho chờ tiêu thụ. Vì vậy sản phẩm dịch vụ không thể hoàn trả, thu hồi hay bán lại. Dịch vụ công Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công đƣợc hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Dịch vụ công có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tiêu chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công đƣợc chia thành 3 loại (Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa, 2006), cụ thể nhƣ sau: Dịch vụ công do cơ quan nhà nƣớc trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nƣớc cung cấp. Thí dụ, an ninh, giáo dục, phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội… Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tƣ nhân cung cấp, gồm những dịch vụ mà Nhà nƣớc có trách nhiệm cung cấp, nhƣng không tực tiếp thực hiện mà ủy nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tƣ nhân thực hiện, dƣới sự đôn đốc, giám sát của nhà nƣớc. Thí dụ các công trình công cộng do chính phủ gọi thầu có thể do các công ty tƣ nhân đấu thầu xây dựng. Dịch vụ công do tổ chức nhà nƣớc, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tƣ nhân phối hợp thực hiện. Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nƣớc. Nhƣ ở Trung Quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự phối hợp thực hiện. Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia dịch vụ công thành các loại sau - Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân, Do vậy, cho đến nay, đối tƣợng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nƣớc thành lập đƣợc ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hay dịch vụ công. Đây là 345
  4. một phần trong chức năng quản lý nhà nƣớc, Để thực hiện chức năng này, nhà nƣớc phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp nhƣ cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…(Ở một số nƣớc, dịch vụ hành chính công đƣợc coi là một loại hoạt động riêng, không nằm trong phạm vi dịch vụ công. Ở nƣớc ta, một số nhà nghiên cứu cũng có quan điểm nhƣ vậy). - Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho ngƣời dân nhƣ giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,… Xu hƣớng chung hiện nay trên thế giới là nhà nƣớc chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể làm đƣợc hoặc không muốn làm nên nhà nƣớc đã chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tƣ nhân và các tổ chức xã hội. - Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho ngƣời dân và cộng đồng nhƣ: Vệ sinh môi trƣờng, xử lý rác thải, cấp nƣớc sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai… chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện. Có một số hoạt đọng ở địa bàn cơ sở do khu vực tƣ nhân đứng ra đảm nhiệm nhƣ vệ sinh môi trƣờng, thu gom vận chuyển rác thải ở một số đô thị nhỏ, cung ứng nƣớc sạch ở một số vùng nông thôn… Dịch vụ cung cấp điện năng * Khái niệm Điện năng là nguồn năng lƣợng hết sức quan trọng phục vụ đời sống nhân dân và tạo tiền đề, động lực để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập và lộ trình thị trƣờng điện đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, đòi hỏi EVN phải đẩy mạnh công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh. * Đặc điểm Đặc điểm của Đặc điểm của Hàm ý đối với dịch vụ cung cấp điện dịch vụ hàng hóa Dịch vụ không lƣu kho đƣợc. Vô hình Hữu hình Dịch vụ không đƣợc trƣng bày sẵn. Chất lƣợng dịch vụ cung ứng và sự thỏa mãn của Không đồng Đƣợc tiêu khách hàng tuỳ thuộc vào hành động của nhân viên. nhất chuẩn hóa Chất lƣợng dịch vụ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố không kiểm soát trƣớc đƣợc. Không đảm bảo 100% dịch vụ cung ứng đến khách hàng khớp với những gì đã cam kết hoặc lên kế hoạch và quảng bá 346
  5. Tác động đến tiến trình giao tiếp giữa nhân viên với khách hàng dẫn đến ảnh hƣởng đến kết quả của dịch vụ. Đồng thời vừa Quá trình sản sản xuất vừa xuất tách rời quá Dễ tạo thành làn sóng khách hàng này gây ảnh tiêu thụ trình tiêu thụ hƣởng đến khách hàng khác. Rất khó để sản xuất đại trà. * Phân loại - Phân loại các dịch vụ cung cấp điện: Dịch vụ điện đƣợc thực hiện để cung cấp điện cho khách hàng. - Theo đối tượng phục vụ: khách hàng chƣa có điện có nhu cầu sử dụng cần lắp đặt nguồn điện mới hoặc các khách hàng cần tách hộ sử dụng điện chung và thay đổi công suất sử dụng điện theo nhu cầu thực tế. - Theo mục đích sử dụng điện: gồm việc sử dụng điện cho sinh hoạt gia đình, cho sản xuất kinh doanh, cho dịch vụ, thƣơng mại, cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, bệnh viện, trƣờng học, cho chiếu sáng công cộng, cho nông lâm ngƣ nghiệp. - Theo cấp điện áp sử dụng: Dƣới 6KV, Từ 6 KV đến dƣới 22 KV, Từ 22 KV đến dƣới 110 KV. - Theo đối tượng giá sử dụng điện: Tuỳ thuộc vào mục đích, nhu cầu sử dụng điện để áp dụng các loại giá điện khác nhau cụ thể nhƣ giá: bán điện cho các ngành sản xuất bình thƣờng, giá bán điện sản xuất đặc thù (nhƣ hệ thống chiếu sang công cộng, thủy nông, tƣới tiêu), giá bán điện cơ quan hành chính sự nghiệp, giá bán điện sinh hoạt, giá bán buôn, kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn theo mã giờ: giờ bình thƣờng, giờ cao điểm, giờ thấp điểm, không theo thời gian. Dịch vụ trong quá trình sử dụng điện: là các hoạt động sử dụngđiện nhƣ việc hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả, hƣớng dẫn xử lý trong các trƣờng hợp mất điện do sự cố, ... 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết kết hợp đồng thời phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơnng pháp nghiên cứu định lƣợng để tìm hiểu và thu thập dữ liệu, số liệu liên quan. Cụ thể nhƣ sau: Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Công cụ và kỹ thuật nghiên cứu đƣợc sử dụng là kỹ thuật quan sát. Thông qua quá trình tìm hiểu và quan sát không tham dự, các dữ liệu và hình ảnh về quá trình tiếp cận và sử dụng nguồn cung ứng điện năng của các khách thể nghiên cứu sẽ đƣợc xác định và làm rõ. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng 347
  6. Đối với phƣơng pháp này, công cụ đƣợc sử dụng chủ yếu là bảng hỏi định lƣợng với phƣơng pháp chon mẫu ngẫu nhiên thuận tiện để làm rõ các vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng điện, chất lƣợng cung ứng, giá thành cung ứng đối với các đối tƣợng là ngƣời lao động nhập cƣ đang sinh sống tại các khu nhà trọ trên địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để làm rõ các vấn đề liên quan đến hệ thống lý luận và thông tin tổng quan về các vấn đề nghiên cứu. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tổng quan về Công ty Điện lực Bình Dương (PC Bình Dương) Công ty Điện lực Bình Dƣơng (PCBD) là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có chức năng, nhiệm vụ chính là quản lý, phân phối và kinh doanh điện năng; xây dựng và phát triển lƣới điện trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Từ những buổi đầu đầy gian nan, thử thách, chỉ với vài chục cán bộ công nhân viên, công suất vài ngàn kVA, sản lƣợng điện nhận chỉ gần 9 triệu kWh, điện thƣơng phẩm chỉ hơn 6 triệu kWh; Trãi qua hơn 38 năm thành lập và phát triển, cùng với sự chuyển mình, đổi mới toàn diện của đất nƣớc, PCBD đã không ngừng phát triển với lực lƣợng lao động sáng tạo, vƣợt qua mọi khó khăn, không ngừng vƣơn lên, trƣởng thành về mọi mặt và thực hiện đạt hàng tỷ kWh điện thƣơng phẩm mỗi năm. Sau ngày đất nƣớc thống nhất, tiền thân có tên là Sở quản lý và phân phối Điện Sông Bé trực thuộc Công ty Điện lực miền Nam. Đến tháng 10/1979 đổi thành Sở Điện lực Sông Bé. Ngày 08/03/1996, Sở Điện lực Sông Bé đƣợc đổi tên thành Điện lực Sông Bé theo quyết định số 239 ĐVN/TCCB-LĐ. Năm 1997, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Sông Bé đƣợc tách ra thành 2 tỉnh Bình Dƣơng và Bình Phƣớc. Theo đó ngày 01/04/1997, Điện lực Bình Dƣơng đƣợc thành lập sau khi tách ra từ Điện lực Sông Bé theo quyết định số 258 ĐVN/TCCB-LB ngày 14/03/1997. Từ sau năm 1997, Điện lực Bình Dƣơng đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Đến năm 2010, Điện lực Bình Dƣơng chính thức đƣợc đổi tên thành Công ty Điện lực Bình Dƣơng trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam theo quyết định số 235/QĐ-EVN ngày 14/4/2010 trên cơ sở tổ chức lại Điện lực Bình Dƣơng. 3.2. Thực trạng cung ứng dịch vụ điện cho người lao động nhập cư Để thực hiện việc mô tả thực trạng của dịch vụ cung ứng điện cho ngƣời lao động nhập cƣ, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trƣờng hợp của dãy nhà trọ thuộc tổ 7 khu phố 2, phƣờng Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một với tổng cộng 18 phòng trọ. Theo ghi 348
  7. nhận của nhóm thì đơn vị Điện lực Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm trong quản lý cung cấp điện cho khu vực này. BẢNG 1: THỐNG KÊ HẠ TẦNG THIẾT BỊ CUNG CẤP ĐIỆN STT Tên thiết bị Số lƣợng Công suất 1 Trạm biến áp 0 - 2 Công tơ điện 19 - 3 Trụ điện 2 - Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu vào năm 2017 Theo quan sát trong khu vực nhà trọ có 2 trụ điện, 19 công tơ điện gồm: 1 công tơ điện tổng và 18 công tơ điện con. Công tơ điện tổng nằm trong khu vực nhà của bà chủ trọ có chức năng ghi điện tổng cho cả khu nhà trọ, công tơ điện con nằm trƣớc cửa mỗi phòng chức năng ghi điện riêng cho mỗi phòng. 349
  8. BẢNG 2: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN Số điện tiêu thụ Giáđiện Tổng số tiền chi trả STT Ph ng trọ Số ngƣời hàng tháng (kWh) (VNĐ) hàng tháng (VNĐ) 1 1 4 25 3.000 75.000 2 2 3 21,8 3.000 65.000 3 3 3 20 3.000 60.000 4 4 4 23,3 3.000 70.000 5 5 3 21 3.000 63.000 6 6 4 25 3.000 75.000 7 7 4 26 3.000 78.000 8 8 4 22 3.000 66.000 9 9 4 56 3.000 168.000 10 10 4 51 3.000 153.000 Tổng cộng 291 3.000 873.000 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2017 Theo kết quả thống kê từ 10 phòng trọ ở trên ta nhận thấy: - Mỗi phòng có khoảng từ 3-4 ngƣời ở trọ. - Giá điện sinh hoạt ở khu nhà trọ này là 3.000 VNĐ. - Trung bình trong một tháng tiền điện sử dụng ở dãy nhà trọ này dao động từ 60.000 VNĐ đến 80.000 VNĐ, ngoại trừ những phòng trọ có sử dụng máy lạnh khoảng từ 150.000 VNĐ trở lên. 350
  9. BẢNG 3: ĐIỀU TRA CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN STT Chỉ tiêu Số ph ng Tỷ lệ 1 Cƣờng độ dòng điện không ổn định 1 10% 2 Cúp điện không báo trƣớc 5 50% 3 Dịch vụ chăm sóc khách hàng kém 3 30% 4 Không đƣa ra ý kiến 1 10% Tổng 10 100% Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2017 Kết quả khảo sát thực tế khi điều tra 10 hộ dân về những Chất lƣợng dịch vụ cung cấp điện ở dãy nhà trọ: - Đa số ngƣời dân ở trọ cho rằng việc cúp điện không báo trƣớc gây ảnh hƣởng nhiều đến cuộc sống của họ (50%); - Những ngƣời dân ở trọ còn lại cho rằng (30%) dịch vụ chăm sóc, giải quyết thắc mắc liên quan đến những sự cố về điện là vấn đề cần quan tâm nhất; - Có 10% nghĩ rằng điện áp phòng trọ của họ hay chậm chờn; - 10% không đƣa ra ý kiến. KHẢO SÁT VỀ GIÁ ĐIỆN STT Đánh giá Số ph ng Tỷ lệ 1 Cao 5 50% 2 Bình thƣờng 3 30% 3 Thấp 0 0% 4 Không đƣa ra ý kiến 2 20% Tổng 10 100% Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2017 351
  10. Từ số liệu thống kê ở bảng trên, giá điện sinh hoạt ở dãy phòng trọ này là cao so với những khu vực khác (50%), chỉ có 30% ngƣời ở trọ cho rằng giá điện là bình thƣờng, còn lại 20% không đƣa ra ý kiến. Lý giải cho vấn đề này, có thể đƣa ra một số nguyên nhân nhƣ sau: - Thứ nhất, vì phải chuyển chỗ ở mới cho phù hợp với công việc, học tập cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời dân. Nên khi di chuyển đến chỗ trọ mới, ngƣời dân nhận thấy tiền điện ở khu vực này cao hơn so với chỗ trọ cũ (mặc dù không nhiều khoảng 500- 1.000). - Thứ hai, vì một số ngƣời dân họ cho rằng đã quá quen với giá điện ở các khu nhà trọ (dạng nhƣ thích thì ở không thì thôi) nên đối với họ điều này là việc hoàn toàn bình thƣờng. - Thứ ba, giá điện là chủ nhà trọ đƣa ra nên ngƣời lao động không biết phải ý kiến nhƣ thế nào. 3.3. Vai trò của công tác quản lý Nhà nƣớc quản lý công tác cung ứng các loại hình dịch vụ công chủ yếu thông qua các văn bản chính sách, luật, thông tƣ, quy định. Theo đó, chúng ta có thể thống kê về quy định đối với giá điện nhƣ sau: BẢNG 4: KHẢO SÁT VỀ QUY ĐỊNH GIÁ ĐIỆN TRONG THÔNG TƢ 16/2014/TT-BCT STT Lý do Số ph ng Tỷ lệ 1 Không quan tâm 1 10% 2 Chủ nhà trọ không cho biết 6 60% 3 Dịch vụ cung cấp điện không phổ biến 3 30% Tổng 10 100% Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2017 Tại khoản điểm c, khoản 4, điều 10 trong Thông tƣ 16/2014/TT-BCT có quy định đối với giá bán lẻ điện sinh hoạt, nếu bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của ngƣời thuê nhà để ở, có quy định cụ thể đối với trƣờng hợp cho sinh viên và ngƣời lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình) thì: bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Cứ 4 ngƣời đƣợc tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 1 ngƣời đƣợc tính là 1/4 định mức, 2 ngƣời đƣợc tính là 1/2 định mức, 3 ngƣời đƣợc tính là 3/4 định mức, 4 ngƣời đƣợc tính là 1 định mức. 352
  11. Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi về quy định giá điện trong Thông tƣ 16/2014/TT-BCT thì nhiều ngƣời tỏ ra ngạc nhiên. Họ không biết nhiều về Thông tƣ này, cũng nhƣ không đƣợc chủ nhà trọ thông báo (60%), ngay cả dịch vụ cung cấp điện (cụ thể ở đây là đơn vị Điện lực Thủ Dầu Một) cũng không phổ biến về vấn đề này. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng công tác quản lý dịch vụ cung cấp điện còn gặp phải bất cập, Chủ nhà trọ có thể không biết về Thông tƣ này nhƣng trách nhiệm của cơ quan quản lý dịch vụ cung cấp điện ở đâu trong việc thông tin đến chủ nhà trọ, ngƣời ở trọ về những quy định, quy chế, thông tƣ liên quan đến quá trình sử dụng điện. Trên cơ sở Thông tƣ 16/2014/TT-BCT đã ban hành, nhóm có thống kê tình hình sử dụng điện theo Thông tƣ này. BẢNG 5: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN ÁP DỤNG THEO THÔNG TƢ 16/2014/TT-BCT Số điện Giá điện tính theo tiêu thụ định mức hộ gia đình Phòng Số Tổng số tiền chi trả STT hàng trọ ngƣời Định hàng tháng (VNĐ) tháng Bậc Giá (kWh) mức 1 1 4 25 100% 1 1.484 40.810 2 2 3 21,75 75% 1 1.484 26.628,525 3 3 3 20 75% 1 1.484 24.486 4 4 4 23,25 100% 1 1.484 37.953,3 5 5 3 21 75% 1 1.484 25.710,3 6 6 4 25 100% 1 1.484 40.810 7 7 4 26 100% 1 1.484 42.442,4 8 8 4 22 100% 1 1.484 35.912,8 9 9 4 56 100% 2 1.533 91.737,8 10 10 4 51 100% 2 1.533 83.306,3 Tổng cộng 291 - - - 449.797,43 Nguồn: Số liệu tính toán năm 2017 353
  12. Có thể đƣa ra nhận xét sau:  Khi tính toán giá điện theo Thông tƣ này, tức là 4 ngƣời ở trọ đƣợc tính là một định mức, 3 ngƣời đƣợc tính là 3/4 định mức, 2 ngƣời đƣợc tính là 1/2 định mức, 1 ngƣời đƣợc tính là 1/4 định mức. Do định mức đƣợc tính theo hộ nên cứ bốn ngƣời ở trọ tính một hộ, đƣợc cấp 100% định mức điện (theo bảng giá hiện hành: sử dụng đến 50kWh giá 1.484 đồng/kWh, từ 51 - 100kWh giá 1.533 đồng/kWh, từ 101 - 200kWh giá 1.786 đồng/kWh, từ 201 - 300kWh giá 2.242 đồng/kWh, từ 301 - 400kWh giá 2.503 đồng/kWh và từ 401kWh trở lên giá 2.587 đồng/kWh). Nên giá điện có sự thay đổi rõ rệt.  Quyền lợi cũng nhƣ ƣu đãi này đã không đƣợc thực hiện theo đúng nội dung mà Thông tƣ đã quy định. Quyền lợi mà đáng lý ra ngƣời dân phải đƣợc hƣởng. 3.4. Giải pháp * Nâng cao độ tin cậy và chất lượng dịch vụ cung cấp điện Để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng thì việc quan trọng nhất là phải đảm bảo nguồn cung cấp điện tin cậy cho khách hàng. Mặc dù, khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn điện thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, nhƣ cắt điện luân phiên hoặc sự cố về nguồn vẫn xảy ra gây ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của khách hàng, do đó EVNSPC – PC Bình Dƣơngcần tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tƣ lƣới điện theo hƣớng dự báo chính xác nhu cầu sử dụng theo từng quận/huyện, cụ thể: - Cải tạo nâng cấp và phát triển hệ thống lƣới phân phối để vận hành an toàn, giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố điện. Phải tự động hóa mạng lƣới điện phân phối để cô lập vùng bị sự cố, sẽ tự động truyền tải nguồn điện để hạn chế vùng bị mất điện giảm thiểu thời gian mất điện của khách hàng. - Xây dựng và đƣa vào vận hành các trạm biến áp đúng tiến độ, hệ thống lƣới điện phải có sự kết nối dự phòng với các vùng lân cận, có khả năng truyền tải công suất lớn, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục cho khách hàng. - Chủ động kiểm tra, rà soát lại đƣờng dây lƣới điện và cải tiến kỹ thuật để đảm bảo điện năng theotiêu chuẩn quy định trong các hợp đồng mua bán điện. - Xây dựng phƣơng án nguồn cấp điện dự phòng cho Tỉnh trên cơ sở tiêu dùng điện hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm phƣơng án huy động kịp thời cấp điện đầy đủ trong chế độ vận hành đáp ứng mức tải cao nhất kể cả trƣờng hợp sự cố và duy tu bảo dƣỡng. - Hệ thống sơ đồ lƣới điện phải có tính dự trữ và tính linh hoạt cao để cung cấp điện an toàn ổn định, bảo đảm chất lƣợng điện năng (điện áp và tần số) cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đặc biệt là khu vực nội thành, các khu công nghiệp, các khu đô thị. - Ƣu tiên cải tạo hệ thống lƣới điện (trung thế, hạ thế) ở những khu vực đã cũ nát và quá tải hoặc tỷ lệ tổn thất điện năng kỹ thuật cao hơn mức cho phép. 354
  13. - Chủ động xây dựng kế hoạch, quy trình kiểm tra và có chế độ thƣởng phạt đối với các đơn vị không đạt tiêu chuẩn quy định về an toàn, chất lƣợng điện năng theo nhƣ cam kết trong hợp đồng mua bán điện, khi đó sẽ làm tăng uy tín, hình ảnh của ngành điện với đông đảo khách hàng. - Thành lập các tổ/đội phản ứng nhanh trên từng địa bàn để kịp thời xử lý các sự cố điện khi có yêu cầu của khách hàng. * Xây dựng hành lang pháp lý để quản lý chất lượng dịch vụ cung cấp điện Để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ cung cấp điện, EVNSPC – PC Bình Dƣơng cần rà soát để ban hành các quy chế, quy định, cụ thể gồm: - Quy chế về tiêu chuẩn độ tin cậy lƣới điện, chỉ tiêu chất lƣợng dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng và quy trình kiểm tra giám sát. - Xây dựng Quy chế báo cáo thống kê sự số lƣới điện và các chế tài xử lý để quy định rõ trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo, cán bộ nhân viên tham gia vận hành hệ thống lƣới điện và thực hiện công tác dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng. Trong đó cần quy định chi tiết về thời gian sử lý các ý kiến, kiến nghị của khách hàng, gắn kết trách nhiệm cá nhân với chất lƣợng công việc đƣợc giao. - Xây dựng bộ chỉ tiêu về dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng, cần quy định rõ, ví dụ: Thời gian nắp đặt công tơ mới < 2 ngày; Việc phục hồi cấp điện trở lại < 2 giờ; Thông báo ngừng cấp điện, giảm cung cấp điện khẩn cấp trong vòng 12 giờ.... * Nâng cao năng lực quản lý và phục vụ của nhân viên Thƣờng xuyên tổ chức khóa đào tạo nâng cao cho đội ngũ nhân viên thƣờng xuyên giao tiếp với khách hàng, phải xác định mỗi nhân viên điện lực đƣợc ví nhƣ một ―đại xứ‖, một ―tuyên truyền viên‖ của ngành điện để nâng cao hình ảnh và thƣơng hiệu EVNSPC – PC Bình Dƣơng, để khắc phục những tác động tiêu cực từ cơ chế mang tính độc quyền trƣớc đây trong phục vụ khách hàng, cụ thể: - Luôn lắng nghe và thực hiện đúng cam kết với khách hàng theo nguyên tắc, trình tự thủ tục mà Nhà nƣớc và ngành điện đã quy định. - Giải quyết đúng hẹn, đúng nội dung, đầy đủ, rõ ràng những vấn đề mà khách hàng yêu cầu, nếu không thực hiện đƣợc phải có lịch hẹn cụ thể để giải quyết. Phục vụ khách hàng với thái độ nhiệt tình, tận tâm, luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp với khách hàng. - Quan tâm đến các chính sách khen thƣởng, đãi ngộ, quyền lợi của nhân viên để họ luôn tận tâm, hài lòng và yêu thích với công việc, từ đó sẽ tạo động lực, ý thức trách nhiệm với việc tiếp xúc, giải quyết các yêu cầu của khách hàng. * Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cung ứng dịch vụ điện 355
  14. - Hoàn thiện hệ thống tự động đọc dữ liệu công tơ từ xa để giám sát mức tiêu thu điện của khách hàng nhằm tổng hợp nhanh về số liệu đo đếm phục vụ công tác lập báo cáo, phân tích phụ tải, tiết giảm nhân công ghi chỉ số công tơ và in hóa đơn tiền điện, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng xuất lao động. - Nghiên cứu ứng dụng phần mềm in mã vạch để quản lý thông tin khách hàng, triển khai nhân rộng việc áp dụng hóa đơn điện tử để giúp cho quá trình thanh toán tiền điện của khách hàng đƣợc nhanh chóng thuận tiện, giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lƣu trữ hóa đơn, giảm thanh toán tiền mặt... - Tích hợp hệ thống chăm sóc khách hàng qua tin nhắn SMS với hệ thống CMIS, OMS nhằm cung cấp chính xác, kịp thời cho khách hàng các thông tin nhƣ: Thông báo thanh toán tiền điện; thông báo nợ tiền điện; thông báo ngừng giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch hoặc giảm công suất do bất khả kháng; thông báo về tiết kiệm điện; thông báo các nguyên nhân chƣa khắc phục đƣợc sự cố sau 2 giờ. 4. Kết luận Dich vụ công có vai trò rất quan trọng trong đời sống của ngƣời dân đặc biệt là thành phần lao động nhập cƣ. Thông qua bài viết phân tích kinh nghiệm quản lý và cung ứng điện tại Công ty Điện lực Bình Dƣơng. Qua đó, nhóm tác giả khái quá mô hình cung cấp dịch vụ và đƣa ra các giải pháp mang tính tƣơng đồng để góp phần vận dụng các giải pháp này vào thực tế. Việc xác định và đƣa ra các giải pháp cho loại hình dịch vụ nàygóp phần giúp cho các cấp chính quyền với vai trò quản lý cải tổ lại hệ thống cung ứng dịch vụ công làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho ngƣời lao dộng nhập cƣ sinh sống là làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Tài liệu tham khảo 1. Lê Chi Mai (2008), Dịch vụ công, Tạp chí bảo hiểm xã hội số 4. 2. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2006), Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Thống kê. 3. Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 4. Élie Cohen, Claude Henry (2000), Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh, Diễn đàn kinh tế-tài chính Việt Pháp, NXB Chính trị quốc gia. 356
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1