VAI TRÒ CỦA ĐỒNG NAI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC <br />
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA<br />
<br />
TS. Huỳnh Văn Tới <br />
UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh <br />
ủy<br />
<br />
<br />
Tỉnh Đồng Nai thuộc khu vực trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía <br />
Nam, cửa ngõ phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, khá thuận lợi về khí hậu, <br />
đất đai, giao thông, lại đang xây dựng sân bay quốc tế Long Thành… Hiện nay, <br />
Đồng Nai là nơi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, có nhiều khu công <br />
nghiệp phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 03 năm qua đạt ở <br />
mức cao (bình quân trên 11%), đời sống của người dân từng bước được cải <br />
thiện về mọi mặt, tình hình an ninh chính trị được ổn định. Đồng Nai với vị <br />
thế địa lý kinh tế quan trọng cùng với những yếu tố về lịch sử đã giúp Đồng <br />
Nai trở thành vùng kinh tế mở cửa năng động, đóng vai trò là cửa ngõ kinh tế và <br />
cầu nối Việt Nam với thế giới.<br />
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh đã chuyển hẳn từ chỗ dựa chủ <br />
yếu vào nông nghiệp và một số ít ngành công nghiệp sang nền kinh tế phát <br />
triển đa ngành, đa lĩnh vực với cơ cấu chủ lực là ngành công nghiệp, xây dựng <br />
và dịch vụ. Để có được sự chuyển biến mạnh mẽ ấy, có rất nhiều nguyên nhân <br />
khác nhau tạo nên, trong đó, phải kể đến sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng của <br />
cách mạng khoa học và công nghệ.<br />
● Hoạt động quản lý, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ<br />
Có thể khẳng định, khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan <br />
trọng để nâng cao sức mạnh tổng hợp của tỉnh Đồng Nai trên các lĩnh vực kinh <br />
tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc <br />
đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó <br />
với tác động của biến đổi khí hậu… Đến nay, hoạt động trên lĩnh vực này ngày <br />
càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, với mạng lưới cán bộ khoa học và <br />
công nghệ được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, tạo <br />
nên sự thay đổi căn bản về kinh tế xã hội của tỉnh. Hiện tại, nguồn nhân lực <br />
khoa học và công nghệ có bước đột phá, với chương trình đào tạo sau đại học <br />
đã có 01 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 138 học viên hoàn <br />
thành luận văn thạc sĩ, 53 bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa I, 38 bác sĩ tốt nghiệp <br />
chuyên khoa II. Hiện có 39 nghiên cứu sinh đang theo theo học tiến sĩ, 683 học <br />
1<br />
viên đang theo học thạc sĩ, 125 bác sĩ đang theo học chuyên khoa I và 14 bác sĩ <br />
đang theo học chuyên khoa II. <br />
Bên cạnh đó, việc đổi mới quản lý các đề tài, dự án khoa học và công <br />
nghệ một cách minh bạch, công khai đã góp phần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng <br />
dụng và phát triển khoa học và công nghệ. Giai đoạn 2003 – 2012 là giai đoạn <br />
hoạt động quản lý, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ của tỉnh phát <br />
triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đã triển khai trên 10 dự án cấp bộ, <br />
185 đề tài, dự án cấp tỉnh theo 6 chương trình mục tiêu tổng hợp, 76 đề tài cấp <br />
huyện, cấp ngành ngày càng đáp ứng có hiệu quả trong nhiệm vụ sản xuất và <br />
đời sống, phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, cung cấp ngày càng <br />
nhiều luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế <br />
hoạch phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh, mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, <br />
hiện đại hóa của tỉnh.<br />
● Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp<br />
Với tiềm năng trí tuệ, tinh thần sáng tạo và đặc biệt là nguồn lực khoa <br />
học công nghệ đang được tăng cường, góp phần đưa trình độ dân trí, chất <br />
lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. <br />
Việc xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ từng bước được thực <br />
hiện và nâng cao, qua đó, việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực <br />
nông nghiệp đã có nhiều khởi sắc, với tốc độ, số lượng ngày càng gia tăng, tạo <br />
ra được nhiều mô hình, giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ các loài động vật, <br />
thực vật có giá trị kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản xuất theo <br />
hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân <br />
và thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Trong các năn qua, <br />
tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư xây dựng, phát triển các khu công nghệ cao <br />
trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động có hiệu quả như: Trung tâm Ứng <br />
dụng Công nghệ sinh học ứng dụng Công nghệ sinh học hiện đại vào nông <br />
nghiệp, y tế và môi trường (đặt tại huyện Cẩm Mỹ) với diện tích 200ha. Xây <br />
dựng quy hoạch Dự án liên hợp Công nông nghiệp Dofico (Agropark) với diện <br />
tích 2.182 ha…<br />
Cùng với đó, lĩnh vực công nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực; <br />
nhiều đề tài, dự án đã được triển khai phục vụ cho công tác chọn lọc công <br />
nghệ, cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện tỉnh nhà. Nhất là, công nghệ <br />
chế biến đã tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao; các dự án công nghiệp <br />
phục vụ thiết thực cho phát triển ngành sản xuất công nghiệp, cũng như phục <br />
vụ sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.<br />
2<br />
● Lĩnh vực công nghệ thông tin<br />
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin phát triển với việc đẩy mạnh áp dụng <br />
công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, đưa công nghệ thông tin về vùng <br />
sâu, vùng xa. Cũng như ở lĩnh vực an ninh quốc phòng được thực hiện theo chế <br />
độ mật, góp phần nâng cao công tác nghiệp vụ của ngành. Ngoài ra, công nghệ <br />
thông tin đã trở thành một trong những động lực không thể thiếu đối với sự <br />
phát triển của giáo dục – đào tạo tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt là trong công cuộc <br />
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, <br />
xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Có thể nói, công nghệ thông tin <br />
tác động mạnh mẽ và làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học, <br />
công tác quản lý giáo dục cũng như chất lượng giảng dạy, học tập thông qua <br />
các phần mềm hỗ trợ như PowerPoint, Photoshop, Emindmap, Chemistry, Netop <br />
School…<br />
Chất lượng học tập của học sinh, sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào năng <br />
lực của người thầy, vào trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm…, đặc biệt là <br />
việc soạn bài giảng trong sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Soạn bài giảng <br />
điện tử góp phần tạo ra hiệu quả rất cao trong giảng dạy. Từ năm 2003, Sở <br />
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã triển khai rộng khắp trên địa bàn về việc <br />
thực hiện bài giảng điện tử theo chuẩn Elearning. Cho đến nay, phần lớn giáo <br />
viên trong tỉnh thành thạo việc soạn giáo án ứng dụng công nghệ thông tin. Sở <br />
Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ đã tổ chức Hội <br />
giảng ứng dụng công nghệ thông tin cho khối THPT và THCS, tạo được một <br />
hiệu ứng tích cực trong hoạt động giảng dạy của toàn ngành. Điển hình là <br />
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, đơn vị được coi là rất thành công trong việc <br />
thực hiện mô hình bài giảng điện tử và phòng học trực tuyến Elearning để các <br />
đơn vị giáo dục trong tỉnh học tập và nhân rộng mô hình này.<br />
Đối với công tác quản lý giáo dục, công nghệ thông tin tham gia vào việc <br />
xử lý các dữ liệu; công tác hoạch định chính sách, tài chính, quản lý đào tạo và <br />
quản lý sinh viên…, Đồng Nai nhiều trường đã làm rất tốt, điển hình như <br />
Trường Đại học Đồng Nai, trong các năm qua đã sử dụng phần mềm do Vụ Tổ <br />
chức Cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp để thống nhất quản lý cán bộ, <br />
giáo viên trong trường. Ngoài ra, trong công tác quản lý đào tạo và quản lý sinh <br />
viên, trường đã sử dụng phần mềm Edusoft chạy trên nền web để quản lý hồ <br />
sơ của sinh viên, các đề tài nghiên cứu khoa học, kết quả học tập của sinh <br />
viên… Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục là yêu cầu <br />
cấp thiết và là xu thế của thời đại. Ngày nay, “giáo án điện tử”, “bài giảng điện <br />
3<br />
tử” được phổ biến rộng ở hầu hết các trường học trong tỉnh. Qua đó, hoạt <br />
động dạy và học đã có nhiều chuyển biến tích cực; việc thực hiện bài giảng <br />
bằng “bài giảng điện tử” tạo sự hứng thú, hấp dẫn và phong phú, phát huy tính <br />
tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập ở người học. Có thể nói, phương <br />
pháp dạy học bằng công nghệ thông tin đã tạo ra được môi trường đa phương <br />
tiện trong ngành Giáo dục – Đào tạo của tỉnh.<br />
Sự phát triển của công nghệ thông tin không chỉ cần thiết trong việc <br />
quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh, trong việc dạy và học… mà còn giúp <br />
người dân Đồng Nai khắc phục dần tình trạng lạc hậu trong nhận thức về các <br />
vấn đề kinh tế xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng như Internet, các <br />
trang Web của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai, Báo Đồng Nai, Sở Khoa học <br />
và Công nghệ Đồng Nai… trong các năm qua đã cung cấp liên tục và kịp thời <br />
đến nhân dân trong tỉnh những thông tin mới về các lĩnh vực của đời sống xã <br />
hội, về chính trị hay các kiến thức phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. <br />
Internet trở thành phương tiện hết sức tiện lợi, hiệu quả trong việc tiếp cận <br />
kho kiến thức khổng lồ và toàn diện trên mọi phương diện của đời sống xã hội.<br />
● Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường<br />
Cùng với kết quả đạt được qua việc nghiên cứu ứng dụng các đề tài, dự <br />
án trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, an ninh và tin học thì việc nghiên <br />
cứu, ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh với sự hỗ trợ <br />
đắc lực của công cụ khoa học và công nghệ như: công nghệ xử lý chất thải lò <br />
đốt, hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, hệ thống xử lý chất <br />
thải của các danh nghiệp... đã thu được nhiều kết quả tốt.<br />
Hiện tại, công tác xử lý nước thải của 27/31 khu công nghiệp đang hoạt <br />
động trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động với tổng lượng nước thải phát sinh <br />
khoảng 69.118 m3/ngày.đêm. Trong đó, có 25/27 khu công nghiệp (đạt 92,6%) <br />
đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung, lượng nước thải xử lý <br />
khoảng 47.656 m3/ngày.đêm. Lượng nước thải còn lại được xử lý cục bộ tại <br />
hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp. Số lượng nước thải y tế khoảng <br />
5.076 m3/ngày.đêm. Với lượng nước thải này các Bệnh viện, Trung tâm y tế và <br />
Phòng khám đa khoa khu vực đa số đều có hệ thống công nghệ xử lý nước thải. <br />
Ngoài ra, công tác thu gom và xử lý rác thải. Đối với chất thải rắn thông <br />
thường và chất thải nguy hại, hiện tại khối lượng rác thải khoảng trên 934.860 <br />
tấn/năm (tương đương trên 2.561 tấn/ngày), xử lý chất thải qua hệ thống <br />
khoảng trên 850.647 tấn/năm (tương đương trên 2.331 tấn/ngày), đạt 91%.<br />
<br />
4<br />
Bên cạnh đó, công tác quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh cũng được <br />
tiến hành thường xuyên. Hàng năm, tỉnh tổ chức thực hiện quan trắc môi <br />
trường định kỳ bao gồm quan trắc tài nguyên nước mặt, chất lượng môi trường <br />
không khí, chất lượng môi trường đất, động thái nước dưới đất và quan trắc <br />
chất độc hóa học Dioxin khu vực xung quanh sân bay Biên Hòa nhằm kịp thời <br />
giám sát diễn biến chất lượng môi trường, cảnh báo và đề xuất các giải pháp <br />
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài việc quan trắc định kỳ nêu trên, để tăng <br />
cường giám sát, theo dõi, diễn biến chất lượng môi trường phục vụ yêu cầu <br />
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được kịp thời, tỉnh đã chỉ đạo đầu tư, lắp <br />
đặt các hệ thống quan trắc tự động liên tục tại các khu công nghiệp, các cơ sở <br />
sản xuất… Các hệ thống công nghệ xử lý nước thải tập trung được xây dựng <br />
và từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo đúng quy trình, quy định đã góp phần giảm <br />
đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như ô nhiễm không khí trên địa bàn <br />
tỉnh.<br />
Khoa học và công nghệ đã và đang đóng góp thiết thực cho sự phát triển <br />
kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Điều đó phần nào khẳng định vai <br />
trò của Đồng Nai trong việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa <br />
học và công nghệ quốc gia, khẳng định việc đầu tư cho Khoa học và công nghệ <br />
là hướng đi đúng đắn của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Để thực hiện thắng <br />
lợi định hướng phát triển Khoa học và công nghệ theo Nghị quyết Hội nghị lần <br />
thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và <br />
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện <br />
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế rất cần sự <br />
quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, <br />
sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và sự đồng thuận <br />
của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Phối hợp tốt với các tỉnh bạn để trao đổi <br />
kinh nghiệm, nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý Nhà nước về khoa học <br />
và công nghệ. Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và đẩy mạnh hợp tác Quốc <br />
tế nhằm phục vụ cho các hoạt động khoa học và công nghệ trọng điểm của <br />
tỉnh; nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công <br />
nghệ… Có như vậy, việc nghiên cứu ứng dụng Khoa học và công nghệ mới <br />
thực sự đóng vai trò và là động lực, nền tảng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. <br />
Đồng thời, khẳng định vai trò của Đồng Nai trong việc thực hiện có hiệu quả <br />
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia./.<br />
<br />
<br />
5<br />