intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người, sự phát triển của kinh tế xã hội

Chia sẻ: Nguyen Tuan Hiep | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

259
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người, sự phát triển của kinh tế xã hội', khoa học tự nhiên, công nghệ môi trường phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người, sự phát triển của kinh tế xã hội

  1. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người, sự phát triển của kinh tế xã hội Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, nh ững thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ… Môi trường đang kêu cứu! Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu th ống kê mới v ề tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là nh ững con số gây thất vọng… Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi tr ường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành ph ố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát tri ển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các ch ỉ s ố môi 1
  2. trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đ ứng th ứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á. {-Ô nhiễm môi trường nước} Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đ ề x ử lý ch ất th ải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghi ệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong c ả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước th ải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất th ải rắn được thu gom, c ơ s ở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví d ụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy c ủa công ti b ột ng ọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông b ị ô nhi ễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc. 2
  3. Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô th ị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhi ễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, quá chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần. Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho th ấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong nh ững năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long (Bình Ph ước) hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao h ơn tiêu chuẩn 1,3 lần. (Cr,Cd,As: các chất hoá học độc hại) Thuốc bảo vệ th ực v ật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu? 3
  4. {-Sự thiếu ý thức của người dân} Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều. {- Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp hậu quả} 4
  5. {- Sự quản lý của nhà nước còn chưa chặt chẽ} Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhu ận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp ph ần đáng k ể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá ho ại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu t ư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nh ận nhi ều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên nh ư đ ất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Điều này đã để lại hậu quả gì? {-Làng ung thư}. 5
  6. {-Thiếu nước sinh hoạt.} Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm th ải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có kho ảng 16.000 ng ười ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhi ễm không khí. D ự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. C ạn ki ệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không th ể tránh được của ô nhi ễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển t ừ Cà Ná đ ến Long H ương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác ch ết c ủa sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều… Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ? Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi tr ường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Th ứ nh ất, ph ải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, t ổ ch ức, c ơ 6
  7. quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu h ọc, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát đ ộng th ường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân c ư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển... Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có th ể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo v ệ môi tr ường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhi ễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! 7
  8. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2