VAI TRÒ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
lượt xem 16
download
Sức mạnh và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được đánh giá qua ba trụ cột chính là tiềm lực tài chính (khả năng có đủ nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh); năng lực quản trị điều hành (quản trị công ty, văn hoá doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự) và trình độ công nghệ1. Ba trụ cột này có quan hệ hữu cơ với nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VAI TRÒ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết VAI TRÒ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Huỳnh Thế Du Sức mạnh và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được đánh giá qua ba trụ cột chính là tiềm lực tài chính (khả năng có đủ nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh); năng lực quản trị điều hành (quản trị công ty, văn hoá doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự) và trình độ công nghệ1. Ba trụ cột này có quan hệ hữu cơ với nhau. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn (biểu hiện qua hiệu quả kinh doanh thấp, doanh thu và thị phần bị giảm sút) thường do các trụ cột nêu trên gặp trục trặc. Khi gặp vấn đề nào ở trụ cột nào thì doanh nghiệp phải tập trung xử lý vấn đề đó. Dưới đây là những cách thức xử lý khi doanh nghiệp gặp khó khăn đối với "từng" trụ cột. Xử lý vấn đề thiếu vốn: Khi thiếu vốn, doanh nghiệp có thể huy động thêm bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng ... Trong trường hợp này, để có thể huy động thêm vốn, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh, dự án đầu tư có tính khả thi cao nhằm chứng minh cho các nhà đầu tư thấy được khả năng thu hồi vốn khi họ bỏ vốn vào doanh nghiệp. Việc huy động thêm vốn sẽ tương đối dễ dàng nếu doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Ngược lại, nếu không chứng minh được hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại và tính khả thi của dự án thì việc huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Xử lý vấn đề yếu kém về năng lực quản trị điều hành: Khả năng quản trị điều hành của một doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố chính là các mối quan hệ nội tại (văn hoá doanh nghiệp, trình độ đội ngũ nhân sự) và công nghệ, kỹ thuật quản lý đang được áp dụng. Công nghệ và kỹ thuật quản lý là thứ có sẵn. Chúng được mô tả rất kỹ trong các giáo trình và được dạy rất nhiều ở các trường kinh doanh. Vấn đề đặt ra là công nghệ quản lý nào phù hợp và có thể áp dụng vào doanh nghiệp? Điều này do những mối quan hệ nội tại của doanh nghiệp quyết định. Một doanh nghiệp có thể nhận biết được những trục trặc trong cung cách quản lý, nhưng nếu không có những đột biến (một hội đồng quản trị, một tổng giám đốc mới năng động có tầm nhìn tốt và có quyền quyết định) thì khả năng thay đổi những cách ứng xử, cách quản lý cản trở sự phát triển của doanh nghiệp là điều rất khó. Trong trường hợp này, dù biết trì trệ là không tốt, nhưng rất nhiều người không muốn thậm chí cản trở việc thay đổi do bị đụng chạm lợi ích cá nhân, đôi khi chỉ là do đã quen với cái cũ mà người ta không muốn áp dụng cái mới phải mất công học lại từ đầu. Khác với việc huy động thêm vốn, việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Điều kiện để việc thay đổi cung cách quản trị có khả năng thành công là doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính tốt, trình độ công nghệ phù hợp. Một cách thay đổi cung cách quản lý mà các chủ doanh nghiệp thường làm là thay toàn bộ hay phần lớn đội ngũ quản lý hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không đơn giản chút nào nếu doanh nghiệp không thể hoặc không có quyền thay đổi những người điều hành kém năng lực. 1 Có ý kiến cho rằng sức mạnh của một doanh nghiệp còn được thể hiện qua thương hiệu và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Thực ra thương hiệu và khả năng chiếm lĩnh thị trường có được là do doanh nghiệp được quản trị tốt và họ ý thức được việc xây dựng giá trị dài hạn của mình. Huỳnh Thế Du 1
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Xử lý vấn đề yếu kém về trình độ công nghệ: Công nghệ được bán rất nhiều trên thị trường. Nếu có tiền là có thể mua để áp dụng vào doanh nghiệp được ngay. Tuy nhiên, dù công nghệ tiên tiến có sẵn và biết rằng công nghệ hiện tại không phù hợp, lạc hậu, nhưng khó khăn cho doanh nghiệp là làm thế nào có thể lựa chọn được công nghệ phù hợp. Đơn cử như trường hợp các ngân hàng Việt Nam, mặc dù biết rằng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hết sức cần thiết, nhưng họ vẫn loay hoay trong việc tìm kiến, lựa chọn công nghệ để phát triển dịch vụ này. Như vậy, cũng giống như trường hợp về khả năng quản lý, để tìm được công nghệ phù hợp cho doanh nghiệp, cần phải có người đủ khả năng tìm ra nó và đương nhiên điều kiện kèm theo là phải đủ tiền để mua công nghệ mới. Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc cải cách một doanh nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả (chỉ gặp trục trặc ở một trong ba trụ cột) đã là một việc làm hết sức khó khăn. Tuy nhiên, cuộc đời không đơn giản như vậy, do ba trụ cột có quan hệ hữu cơ với nhau, khi đã gặp trục trặc, thì doanh nghiệp không chỉ yếu về tiềm lực tài chính mà còn hạn chế về năng lực quản lý, lạc hậu về công nghệ. Vấn đề lúc này đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều và việc cải cách doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn do các lý do sau: 1. Việc huy động thêm vốn khi doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, cung cách quản lý trì trệ, trình độ công nghệ lạc hậu, thị trường bị giảm sút là điều cực kỳ khó khăn, vì ít có nhà đầu tư nào dám bỏ vốn vào một doanh nghiệp như vậy mà họ không có quyền hoặc không có có khả năng quản lý, kiểm soát. 2. Việc thay đổi cách thức quản lý, văn hoá, tập quán kinh doanh khi đang gặp khó khăn là điều không thể xảy ra. Các mối quan hệ trong bản thân doanh nghiệp lúc này rất phức tạp và khó gỡ, nhất là các quan hệ và xung đột lợi ích cục bộ. Doanh nghiệp chỉ loay hoay đối phó những khó khăn trước mắt mà quên đi việc phân tích nguyên nhân sâu xa và đề ra các giải pháp xử lý triệt để. 3. Việc đưa vào áp dụng công nghệ tiên tiến khi mà hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, cung cách quản lý trì trệ là điều bất khả thi. Muốn áp dụng công nghệ mới thì cần phải có tiền để mua. Khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng gặp vấn đề ở tất cả các mặt, nhưng có tiềm năng phát triển và khả năng sinh lợi trong tương lai thì cần phải cải cách triệt để. Để có thể cải cách triệt để, cần phải một người (tổ chức) có các khả năng sau: 1. Nhìn thấy tiềm năng phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời có thể "giúp" doanh nghiệp xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn này. 2. Có tiềm lực tài chính mạnh hoặc có khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại, và đảm bảo đủ vốn thực hiện chiến lược phát triển dài hạn. 3. Có khả năng quản lý hoặc đưa ra cách thức quản lý phù hợp với doanh nhiệp nhằm khắc phục những yếu kém hiện tại, đảm bảo chiến lược phát triển dài hạn. 4. Am hiểu về công nghệ, có khả năng tìm ra công nghệ phù hợp với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và chiến lược phát triển dài hạn. 5. Có khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường của doanh nghiệp trong tương lai Huỳnh Thế Du 2
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Nói cách khác, để cải cách thành công, doanh nghiệp cần một người có khả năng đánh giá đúng thực trạng, đưa ra được những giải pháp đồng thời có thể hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Người có khả năng và có thể giúp doanh nghiệp như vậy chính là các nhà đầu tư chiến lược. Thường có hai loại nhà đầu tư chiến lược chính. Loại thứ nhất là các quỹ đầu tư. Loại còn lại là các doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh đó đang thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động, tăng cường sức mạnh trên thị trường. Các quỹ đầu tư: Các quỹ đầ tư (nhà đầu tư có tổ chức) là những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Các quỹ đầu tư có sự am hiểu và khả năng phân tích, đánh giá thị trường rất tốt. Với chiến lược đầu tư dài hạn, họ luôn tìm kiếm những doanh nghiệp có nhiều tiềm năng (có thể đang gặp khó khăn) để đầu tư. Một doanh nghiệp sẽ có được lợi thế rất lớn khi có các quỹ đầu tư tham gia, vì với tiềm lực tài chính và uy tín của họ có thể tạo ra đủ độ tin cậy cần thiết cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ sẵn sàng bỏ vốn vào doanh nghiệp. Đối với các quỹ đầu tư, có thể kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh của họ không tốt bằng những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đó. Nhưng kỹ năng quản lý, nhất là quản lý tài chính luôn là thế mạnh tuyệt đối của họ và với những lợi thế của mình, họ hoàn toàn có thể tìm được một nhà tư vấn, một nhà quản lý (tổng giám đốc) giỏi biết cách quản lý, lựa chọn đúng công nghệ làm cho doanh nghiệp phát triển. Việc có được các nhà đầu tư chiến lược là các quỹ đầu tư sẽ đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp và rủi ro bị thâu tóm cũng rất thấp. Các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực, có uy tín và thương hiệu tốt: Các doanh nghiệp có quyền lực thị trường hoặc đang muốn có quyền lực thị trường luôn tìm mọi cách mở rộng hoạt động, gia tăng thị phần. Đối với các doanh nghiệp này, họ luôn có những lợi thế rất lớn so với những doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Nhìn chung, các doanh nghiệp này thường có tiềm lực tài chính mạnh, khả năng quản lý tốt, trình độ công nghệ tiên tiến và họ thường mở rộng thị trường bằng cách liên kết hoặc tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực sẵn có trên thị trường mà họ muốn mở rộng hoạt động. Nếu một doanh nghiệp nào đó đang hoạt động kém hiệu quả cần có một sự cải cách triệt để được những nhà đầu tư loại này tham gia thì sẽ là một điều kiện và lợi thế rất lớn. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, doanh nghiệp cần phải có đủ độ sáng suốt và tạo ra sự độc lập cần thiết, nếu không, khả năng bị thâu tóm, bị mua bán thù địch rất có thể xảy ra. Khi một doanh nghiệp đang gặp trục trặc về tiềm lực tài chính, cung cách quản lý và trình độ công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng phát triển dài hạn, thì cách tốt nhất là tìm các nhà đầu tư chiến lược. Việc có được các nhà đầu tư chiến lược nằm trong hội đồng quản trị sẽ là một đảm bảo rất lớn đối với công chúng về uy tín và tính tin cậy của doanh nghiệp. Những bằng chứng rất rõ ràng về vai trò của các nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam là trường hợp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank). Từ khi có Công ty tài chính quốc tế (IFC) ngồi trong hội đồng quản trị thì hình ảnh và chiến lược kinh doanh của hai ngân hàng này đã có một thay đổi rất rõ rệt. Trở lại trường hợp cụ thể của Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước nói riêng, doanh nghiệp Việt Nam nói chung hầu hết bị đánh giá là yếu cả về tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường, khả năng xây dựng chiến lược và định hướng phát triển dài hạn. Để có thể hội nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp Huỳnh Thế Du 3
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam phải khắc phục ngay nhược điểm này. Mỗi loại hình doanh nghiệp đang có những nỗ lực và cách hành xử riêng của mình. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, để khắc phục những điểm yếu nêu trên, nhiều doanh nhiệp đang thực hiện kế hoạch cổ phần hoá. Tuy nhiên, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đang gặp những khó khăn và vấn đề của nó. Nhiều trường hợp doanh nghiệp bán cổ phần không có người mua hoặc nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá cũng chẳng có gì thay đổi, hoạt động kinh doanh vẫn không hiệu quả do bản chất của việc cổ phần hoá vẫn là "bình mới rượu cũ". Tại sao lại việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước gặp phải tình trạng như vậy? Theo tôi nguyên nhân có thể là do có những quan điểm, cách nghĩ, cách hiểu chưa thực sự hợp lý về cổ phần hoá doanh nghiệp hiện nay như sau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước đơn thuần chỉ là không đủ vốn, cổ phần hoá đơn giản là kêu gọi thêm nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài trong điều kiện ngân sách nhà nước bị hạn chế, khi có đủ vốn, doanh nghiệp sẽ mặc nhiên hoạt động hiệu quả. Quan điểm này không được hợp lý lắm vì, thực tế, khi cổ phần hoá, nếu doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận cao thì cổ phần thường rất ít khi đến được tay công chúng. Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì rất khó để nhà đầu tư bỏ tiền vào. Rõ ràng vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước không đơn thuần chỉ là thiếu vốn mà còn có những vấn đề khác nữa. - Quan điểm thứ hai cho rằng doanh nghiệp nhà nước đang gặp phải cả ba vấn đề nêu trên, nhưng vấn đề sẽ được giải quyết ngay sau khi cổ phần hoá và doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả. Đối với quan điểm này, giả sử khi cổ phần hoá bán ra công chúng được một phần cổ phiếu, nhưng không có nhà đầu tư mới nào là cổ đông lớn, có đủ lượng cổ phiếu để có chân trong hội đồng quản trị, đội ngũ điều hành doanh nghiệp vẫn như cũ thì việc thay đổi sau khi cổ phần hoá liệu có khả năng xảy ra không. Không thể hiểu đơn giản hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ do vấn đề sở hữu quyết định mà nó phụ thuộc rất nhiều vào "người" trực tiếp quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi mà người trực tiếp quyết định đến doanh nghiệp không thay đổi hoặc không bị áp lực phải thay đổi thì chẳng có gì xảy ra cả. Chính những trục trặc ngay từ quan điểm đã dẫn đến những lệch lạc trong quá trình triển khai thực tế làm cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước chưa đạt được những mục tiêu như mong muốn. Trục trặc của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là do năng lực quản trị công ty kém, trình độ công nghệ lạc hậu song song với tiềm lực tài chính yếu chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề về tiềm lực tài chính. Do đó, khi thực hiện cổ phần hoá, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm một nhà đầu tư chiến lược phù hợp2. Có như vậy, mục tiêu nâng cao tiềm lực tài 2 Vấn đề ở đây là tìm một nhà đầu tư chiến lược thực sự chứ không phải một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá sẽ tìm một doanh nghiệp nhà nước khác làm nhà đầu tư chiến lược. Nếu làm như vậy thì chủ trương cổ phần hoá sẽ mất phần lớn ý nghĩa của nó. Huỳnh Thế Du 4
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết chính, năng lực quản lý, trình độ công nghệ, mở rộng thị trường nhằm phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá mới có thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên, hiện đang có một rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư chiến lược, vì không phải doanh nghiệp nào (nhất là đội ngũ điều hành hiện tại) cũng muốn có nhà đầu tư chiến lược tham gia. Một khi có nhà đầu tư chiến lược tham gia và có tiếng nói trong các quyết định của doanh nghiệp thì quyền lực của những người điều hành hiện tại bị giảm đi rất nhiều và khả năng bị sa thải vì năng lực không đáp ứng được yêu cầu công việc là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế tác động tiêu cực này, Nhà nước cần có những cơ chế phù hợp tạo điều kiện để các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư, tránh tình trạng "đóng cửa" khi cổ phần hoá doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiềm lực tài chính thấp, kỹ năng quản lý, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng xây dựng chiến lược phát triển dài hạn là những trở lực chính trong quá trình phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, việc tìm cho mình một nhà đầu tư chiến lược phù hợp là điều hết sức cần thiết. Việc có nhà đầu tư chiến lược là điều cần thiết, tuy nhiên, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên chọn đối tượng nào làm nhà đầu tư chiến lược? Mỗi loại nhà đầu tư chiến lược đều có những lợi thế và vấn đề riêng. Nhiệm vụ đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là phải tìm được nhà đầu tư chiến lược hợp lý, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giảm thiểu nguy cơ bị thâu tóm. Theo ý kiến chủ quan của người viết, các doanh nghiệp nên lựa chọn nhà đầu tư chiến lược dựa vào chiến lược và khả năng phát triển của doanh nghiệp mình như sau: - Đối với doanh nghiệp cần khẳng định thương hiệu và giữ vững thị phần không bị "đồng hoá" với các sản phẩm dịch vụ của nhà đầu tư chiến lược thì tốt nhất nên chọn nhà đầu tư chiến lược là các quỹ đầu tư. Trong trường hợp này, các quỹ đầu tư sẽ có những hỗ trợ cần thiết nhưng họ sẽ không tham gia quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối với các doanh nghiệp không nhất thiết phải khẳng định thương hiệu, giữ vững thị phần vì doanh nghiệp đang có một "quyền lực" thị trường nào đó thì nên chọn nhà đầu tư là các doanh nghiệp cùng ngành. Trong trường hợp này, nên để các nhà đầu tư chiến lược tham gia nhiều vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có như vậy sẽ huy rất tốt thế mạnh và kinh nghiệm của họ. Mặt khác, để giảm thiểu khả năng bị chi phối, thâu tóm bởi nhà đầu tư chiến lược, doanh nghiệp nên chọn hai nhà đầu tư chiến lược trở lên (tốt nhất là các đối thủ cạnh tranh của nhau). Nếu không, có thể chọn một nhà đầu tư chiến lược là các quỹ đầu tư, một là doanh nghiệp cùng ngành. Trong trường hợp này, vì lợi ích của mình, quỹ đầu tư sẽ cùng với những chủ sở hữu khác sẽ có những giải pháp phòng ngừa việc thâu tóm của nhà đầu tư chiến lược kia. Một cách lựa chọn khác là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có thể chọn nhà đầu tư chiến lược là doanh nghiệp cùng ngành. Trong trường hợp này, việc bị đồng hoá các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp với nhà đầu tư chiến lược sẽ khó khăn hơn vì nó đòi hỏi một cơ sở hạ tầng, nền tảng nhất định. Ngược lại, đối với Huỳnh Thế Du 5
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực nên chọn nhà đầu tư chiến lược là các quỹ đầu tư vì nếu chọn nhà đầu tư cùng ngành thì khả năng bị mất bí quyết công nghệ, bị thâu tóm hay bị đồng hoá sản phẩm, thương hiệu sẽ rất lớn. Khi có các nhà đầu tư chiến lược tham gia, tương lai phát triển dài hạn của doanh nghiệp sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Uy tín của doanh nghiệp được khẳng định, khả năng niêm yết, kêu gọi vốn đầu tư của công chúng sẽ dễ dàng hơn. Lúc này, vô hình chung, các nhà đầu tư tổ chức sẽ trở thành những người dẫn dắt thị trường. Đây chính là vai trò rất lớn của các nhà đầu tư chiến lược (nhất là các quỹ đầu tư) trong việc phát triển của thị trường chứng khoán. Một thị trường chứng khoán mạnh được dựa trên những doanh nghiệp niêm yết mạnh. Đến đây, có thể kết luận rằng, các nhà đầu tư chiến lược đóng một vai trò rất lớn trong tiến trình cải cách doanh nghiệp và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đẩy nhanh tiến trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển theo đúng quỹ đạo của nó, dưới góc độ vĩ mô, Nhà nước cần phải quan tâm hơn và tạo điều kiện để các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp. Dưới góc độ vi mô, mỗi doanh nghiệp nên tìm cho mình một nhà đầu tư chiến lược phù hợp nhằm đảm bảo cho một chiến lược phát triển dài hạn và vững chắc. Huỳnh Thế Du 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò của nhà môi giới, nhà kinh doanh chứng khoán
6 p | 500 | 229
-
Vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường trên TTCK
3 p | 170 | 39
-
7 lưu ý về sử dụng vốn đầu tư
4 p | 178 | 38
-
Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Chương 1 - ThS. Nguyễn Kim Nam
40 p | 152 | 25
-
Vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường
10 p | 112 | 18
-
Vai trò của nhà đầu tư tổ chức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
13 p | 147 | 12
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 10: Phát hành cổ phiếu và giám sát của nhà đầu tư
23 p | 109 | 10
-
Nhà đầu tư bắt đầu vay cầm cố
5 p | 123 | 8
-
Bài giảng Tổng quan đầu tư - ThS. Nguyễn Kim Nam
17 p | 77 | 8
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
53 p | 17 | 8
-
Vai trò của quỹ ETF trong sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
12 p | 53 | 8
-
Nâng cao vai trò của SCIC trong tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
2 p | 84 | 7
-
Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 10 - ĐH Ngoại thương
23 p | 80 | 7
-
Vai trò của minh bạch công bố thông tin đối với giá trị và rủi ro của cổ phiếu nhìn từ chính sách cổ tức
18 p | 96 | 6
-
Vai trò của nhà đầu tư tổ chức đối với hiệu ứng đảo ngược dồn tích: Bằng chứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
10 p | 12 | 5
-
Vai trò của báo chí, truyền thông đối với tình trạng hưởng BHXH một lần ở Việt Nam - tiếp cận từ truyền thông chính sách
6 p | 52 | 4
-
Vai trò quản lý thị trường tài chính của chính phủ: Bài học từ khủng hoảng tài chính
11 p | 37 | 1
-
Các thông tin tài chính và sự khác biệt về mức độ sử dụng chúng của các nhà đầu tư
9 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn