Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN POLYP <br />
ĐẠI TRỰC TRÀNG VÀ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG UNG THƯ HÓA <br />
Võ Hồng Minh Công*, Trịnh Tuấn Dũng**, Vũ Văn Khiên** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ, hình ảnh nội soi và mô bệnh học polyp đại trực tràng ở các bệnh nhân được <br />
nội soi đại tràng và (2) xác định mối liên quan giữa kích thước polyp với nguy cơ ung thư hóa. <br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 5,596 bệnh nhân được nội soi đại <br />
tràng ống mềm ở bệnh viện TƯQĐ 108 và bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian 24 tháng (06/2009‐<br />
06/2011). Các dữ kiện về lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của các bệnh nhân được chẩn đoán polyp đại trực <br />
tràng được ghi nhận theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. <br />
Kết quả: Tần suất polyp đại trực tràng là 10,15% (568/5596). Tuổi trung bình của bệnh nhân bị polyp đại <br />
trực tràng là 49,3 ± 13,7 với tỷ lệ nam/nữ là 2,45. Lý do chính đi khám bệnh là đi ngoài phân có máu (68,1%). <br />
Polyp gặp nhiều ở trực tràng (47,7%) và đại tràng sigma (27,7%). Tỷ lệ bệnh nhân có polyp kích thước trên 2 <br />
cm là 5,8% (51/872). Polyp bán cuống chiếm tỷ lệ cao nhất (59,3%). Trên mô bệnh học, polyp u tuyến chiếm tỷ <br />
lệ 69,5%. Tỷ lệ ung thư hóa trên các polyp phát hiện được là 4,9% (29/593). Mức độ nguy cơ tăng dần theo kích <br />
thước polyp: so với các polyp kích thước ≤ 2cm, nguy cơ ung thư hóa ở các polyp có kích thước > 2cm cao rõ rệt <br />
với p 2cm. <br />
Từ khóa: Polyp đại trực tràng; polyp đại trực tràng ung thư hóa. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE ROLE OF COLONOSCOPY AND HISTOLOGICAL EXAMINATION <br />
IN THE DIAGNOSIS OF COLORECTAL POLYPS AND COLORECTAL CANCER POLYPS <br />
Vo Hong Minh Cong, Trinh Tuan Dung, Vu Van Khien <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 32 ‐ 38 <br />
Aims: (1) To determine the prevalence, the endoscopic and pathologic characteristics of colorectal polyps <br />
(CRP) in patients who underwent colonoscopy, and (2) to assess the association between the diameter of <br />
colorectal polyps with theirs cancer risk. <br />
Subjects and methods: A cross‐sectional study was conducted on 5.596 patients who underwent <br />
colonoscopy from June 2009 to June 2011 in hospital 108 and Gia Dinh people’s hospital. Clinical, endoscopic <br />
and pathologic information of patients with CRP were recorded according to a predetermined protocol. <br />
Results: The prevalence of colorectal polyp was 10.15% (568/5596). The mean age of patients with CRP <br />
was 49.3 ± 13.7 with the male‐to‐female ratio of 2.45. The most common chief complaint was bloody stools <br />
(68.1%). Polyps were found most common in rectum (47.7%) and sigmoid colon (27.7%). The number of <br />
patients with CRP which were more than 2cm in diameter was 5.8% (51/872). The rate of semi‐pedunculated <br />
polyp was 59.3%. The rate of adenomatous polyp was 69.5% and that of cancerous polyp was 4.9% (29/593). <br />
* Khoa Nội Tiêu hóa ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, <br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS.Võ Hồng Minh Công ĐT: 0903.682.290 Email: bsminhcong@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
31<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
The risk of cancer correlated with the diameter of the polyp: compared with polyps less or equal to 2cm in <br />
diameter, polyps more than 2cm in diameter had a significantly higher risk of obtaining cancerous areas (OR = <br />
22.08 (CI 95%, 9.1 – 54.1)), p 2 cm, chiếm tỷ lệ 33,3% <br />
(bảng 6). <br />
<br />
Kích thước polyp (mm)<br />
< 10 mm<br />
11-20 mm<br />
> 20 mm<br />
Tổng<br />
<br />
n (%)<br />
354/872 (40,6%)<br />
467/872 (53,6%)<br />
51/872 (5,8%)<br />
872/872 (100%)<br />
<br />
<br />
Bảng 5: Kết quả mô bệnh học polyp đại tràng <br />
MBH polyp<br />
Polyp u tuyến<br />
Polyp tăng sản<br />
Polyp thanh thiếu niên<br />
Polyp viêm<br />
Polyp ung thư hóa<br />
Tổng<br />
Đặc điểm MBH về polyp u<br />
tuyến<br />
U tuyến ống<br />
U tuyến ống – nhung mao<br />
U tuyến nhung mao<br />
Tổng số<br />
<br />
N (%)<br />
412/593 (69,5%)<br />
81/593(13,7%)<br />
21/593 (3,5%)<br />
50/593 (8,4%)<br />
29/593 (4,9%)<br />
593/593 (100%)<br />
n (%)<br />
311/412 (75,4%)<br />
61/412 (14,8%)<br />
40/412 (9,8%)<br />
412/412 (100%)<br />
<br />
Bảng 6: Mối liên quan giữa kích thước polyp với tỷ <br />
lệ polyp ung thư hóa. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
33<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Kích thước polyp < 1 cm 1-2 cm > 2 cm<br />
Tỷ lệ polyp ung thư 0/75 12/467<br />
17/51<br />
hóa<br />
(0%) (2,56%) (33,3%)<br />
<br />
Tổng<br />
29/593<br />
(4,9%)<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm lâm sàng chung về polyp ĐTT <br />
Tỷ lệ phát hiện polyp ĐTT qua nội soi đại <br />
tràng <br />
Trong nghiên cứu của chúng đã tiến hành <br />
thu thập bệnh nhân trong 2 năm tại 2 Bệnh viện: <br />
bệnh viện TƯQĐ 108 và bệnh viện Nhân Dân <br />
Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh). Kết quả <br />
trình bày trong bảng 1 cho biết: Tỷ lệ polyp đại <br />
trực tràng đã được phát hiện là: 568/5596 <br />
(10,15%). Trong các thập kỷ 80‐90 của thế kỷ <br />
trước, do phương tiện nội soi đại tràng chưa <br />
nhiều, do vậy tỷ lệ polyp ĐTT phát hiện được <br />
qua nội soi đại tràng chưa nhiều. Tuy nhiên, <br />
ngày nay nhờ có nhiều phương tiện, nên tỷ lệ <br />
polyp phát hiện ngày càng tăng. Bảng 8 cho biết <br />
về tỷ lệ polyp ĐTT phát hiện qua nội soi đại trực <br />
tràng ở bệnh nhân có chỉ định nội soi đại tràng. <br />
Kết quả cho biết tỷ lệ polyp ĐTT phát hiện qua <br />
nội soi giao động từ 14‐33,1%. Như vậy, nếu đối <br />
chiếu kết quả nghiên cứu của chúng tôi (10,15%) <br />
thì có thấp hơn so với các nghiên cứu này. Tuy <br />
nhiên, đây là các nghiên cứu ở châu Âu và châu <br />
Mỹ, nơi được coi là những vùng có nguy cơ cao <br />
mắc UTĐTT và trên 90% các UTĐTT được hình <br />
thành từ các polyp đại trực tràng. <br />
Bảng 7: Tỷ lệ polyp ĐTT phát hiện qua nội soi đại <br />
tràng ống mếm <br />
Tác giả<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Waye JD và cs<br />
Tadesco FJ và cs<br />
Brand EJ và cs<br />
Swarbrick ET và cs<br />
Gilbert DA và cs<br />
<br />
1976<br />
1978<br />
1980<br />
1978<br />
1984<br />
<br />
Số BN Tỷ lệ polyp phát hiện<br />
nội soi<br />
qua nội soi<br />
93<br />
14/93 (15%)<br />
258<br />
39/258 (15,1%)<br />
306<br />
43/306 (14,0%)<br />
239<br />
39/239 (16,2%)<br />
2797<br />
926/2797 (33,1%)<br />
<br />
Tuổi và giới <br />
Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về tỷ lệ giới <br />
ở bệnh nhân mắc polyp ĐTT. Trong bảng 1 <br />
cho biết tỷ lệ: Nam/nữ là 2,45. Kết quả nghiên <br />
cứu này khá phù nghiên cứu trong nước và <br />
quốc tế. Nghiên cứu của Tống Văn Lược(11), <br />
<br />
34<br />
<br />
Trần Văn Huy(12) và Joel S.Levine(5) cho biết tỷ <br />
lệ nam/nữ tương ứng là: 2,09; 1,29; 1,67. Các <br />
nghiên cứu trong nước và Quốc tế đều thừa <br />
nhận rằng: nam giới mắc bệnh nhiều hơn so <br />
với nữ. Bảng 1 cũng cho biết tuổi trung bình là: <br />
49,3, 13,7 và kết quả này cũng phù hợp với <br />
nghiên cứu trong và ngoài nước. <br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng <br />
Thực tế lâm sàng của bệnh nhân có polyp <br />
ĐTT biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy <br />
nhiên, phần lớn các triệu chứng thường không <br />
điển hình, dễ nhầm lẫn sang các triệu chứng <br />
khác. Chúng tôi đã tập hợp các triệu chứng hay <br />
gặp nhất ở 568 bệnh nhân này trước khi được <br />
nội soi đại tràng. Trong bảng 2 đã cho thấy: <br />
Triệu chứng mà bệnh nhân than phiền nhất là <br />
dấu hiệu đi ngoài phân có máu (68,1%). Ngoài <br />
ra có một số dấu hiệu khác cần chú ý như: phân <br />
lỏng (8,9%), đau bụng (7,5%), gầy sút cân (2,1%) <br />
và số bệnh nhân không có triệu chứng chiếm <br />
11,9%. Triệu chứng đi ngoài phân có máu cũng <br />
là triệu chứng hay gặp trong các nghiên cứu <br />
trong và ngoài nước: Trần Văn Huy là 96,36%(17), <br />
Tống Văn Lược là 91,17%(11), S. Sonwalkar là <br />
22,69%(10), Jose Tony là 50%(6). Các tác giả đều <br />
đưa ra khuyến cáo rằng với những bệnh nhân có <br />
đi ngoài phân có máu cần được nội soi đại trực <br />
tràng để phát hiện tổn thương. Hiêp hội nghiên <br />
cứu về ung thư đại tràng tại Mỹ đã đưa ra <br />
khuyến cáo: Với những người trên 50 tuổi, cần <br />
phải xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân và phải <br />
nội soi đại tràng (10 năm/lần), nhằm phát hiện <br />
sớm UTĐTT và polyp đại trực tràng. <br />
Chúng tôi đã gặp 7/568 (1,23%) có dấu hiệu <br />
bán tắc ruột và tất cả các bệnh nhân này đều <br />
phải vào khoa ngoại tiêu hóa để phẫu thuật. Kết <br />
quả nội soi đã phát hiện ở tất cả các bệnh nhân <br />
này có polyp với kích thước lớn, gây chèn ép và <br />
làm bán tắc ruột. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ ở 7 <br />
bệnh nhân này trong phần sau. Số bệnh nhân đi <br />
có gầy sút cân đều là những bệnh nhân có polyp <br />
kích thước lớn và đã được xác định polyp ung <br />
thư hóa thông qua xét nghiệm mô bệnh học. <br />
<br />
Đặc điểm polyp trên nội soi. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
Vị trí của polyp <br />
Số polyp ĐTT đã được thu thập trong <br />
nghiên cứu ở 568 bệnh nhân. Kết quả nghiên <br />
cứu (bảng 3) cho thấy tỷ lệ polyp ở trực tràng và <br />
đại tràng sigma chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng <br />
là: 47,7% và 27,7%. Tỷ lệ này theo nghiên cứu ở <br />
Việt Nam như: Đinh Đức Anh (2000) là 70,1 % <br />
và 12,5%(2); Trần Văn Huy (2007) là 68% và <br />
18%(2). Theo các nghiên cứu khác, tại Mỹ (2006) <br />
của Eberl và cộng sự là 34% và 30%(4); tại Thái <br />
Lan (2004) theo Waitayankul và cộng sự là <br />
50,6% và 1 1 ,8%; tại Ấn Độ (2007) theo Jose <br />
Tony và cộng sự là 60,66% và 23,77%(6). Như <br />
vậy, so sánh giữa các tỷ lệ trên có thể thấy dù tỷ <br />
lệ khác nhau nhưng kết quả nghiên cứu phù <br />
hợp với cả nghiên cứu ở trong và ngoài nước, <br />
phần lớn polyp gặp ở trực tràng và đại tràng <br />
sigma. Chính vì vậy, trong quá trình nội soi đại <br />
tràng, các tổn thương đoạn thấp của đại tràng <br />
như hậu môn, trực tràng và đại tràng Sigma cần <br />
quan sát thật kỹ, đặc biệt có thể có các polyp nhỏ <br />
nằm nấp sau các van của đại tràng, đặc biệt ở <br />
góc gấp của đại tràng Sigma. <br />
Số lượng polyp <br />
Trong quá trình nội soi, số lượng polyp cũng <br />
đã được thống kê tỷ mỷ và phải được xử trí (cắt <br />
polyp qua nội soi, hoặc phẫu thuật khi polyp to). <br />
Kết quả nghiên cứu (bảng 3) trong 872 polyp <br />
ĐTT đã cho thấy: Số bệnh nhân có 1 polyp <br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (76%), số bệnh nhân có 2 <br />
polyp chiếm 12,9%. Chúng tôi không đưa vào <br />
nghiên cứu những bệnh nhân có đa polyp hoặc <br />
bệnh polyp tuyến gia đình. <br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng <br />
phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác <br />
trong và ngoài nước. Nghiên cứu của <br />
Waitayankul và cộng sự số bệnh nhân có 1 <br />
polyp chiếm tỷ lệ 78,3%. <br />
<br />
Hình dạng polyp <br />
Đánh giá đúng hình dạng polyp sẽ giúp <br />
định hướng cho điều trị, đặc biệt khi thực hiện <br />
cắt polyp qua nội soi. Nghiên cứu bảng 4 cho <br />
thấy: Tỷ lệ polyp có cuống (32,7%), polyp bán <br />
cuống (59,3%), polyp không cuống chiếm tỷ lệ <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
(8%). Như vậy, số bệnh nhân polyp bán cuống <br />
chiếm tỷ lệ cao nhất. Chúng tôi thấy rằng đối với <br />
bệnh nhân có polyp có cuống thường rất thuận <br />
lợi cho quá trình thủ thuật khi cắt polyp qua nội <br />
soi. Đối với polyp bán cuống, việc xác định vị trí <br />
cắt và thủ thuật cắt cần phải thận trọng, tránh <br />
cắt sâu quá, dễ gây thủng thứ phát sau khi thực <br />
hiện thủ thuật điều trị này. <br />
<br />
Kích thước polyp <br />
Bảng 4 cho thấy polyp có kích thước 20mm thì có 76% là loạn sản nặng, <br />
không có polyp nào loạn sản nhẹ, với polyp kích <br />
thước