intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò và xu hướng của lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật trong kỷ nguyên số - Kỷ yếu Hội thảo khoa học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:505

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Vai trò và xu hướng của lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật trong kỷ nguyên số" gồm 46 bài viết đến từ của các nhà khoa học, các tác giả trong toàn quốc. Nội dung các bài viết tập trung vào các chủ đề chính sau đây: Sư phạm Kỹ thuật với xu hướng và đổi mới giáo dục; Sư phạm Kỹ thuật với giáo dục nghề nghiệp; Sư phạm Kỹ thuật với giáo dục STEM; Sư phạm Kỹ thuật với phát triển nguồn nhân lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò và xu hướng của lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật trong kỷ nguyên số - Kỷ yếu Hội thảo khoa học

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG CỦA LĨNH VỰC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TRONG KỶ NGUYÊN SỐ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  2. 2
  3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Sư phạm kỹ thuật lần thứ 2, với chủ đề “Vai trò và xu hướng của lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật trong kỷ nguyên số” đã nhận được sự ủng hộ nhiều trường, khoa/viện thuộc lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nước, cùng sự quan tâm chỉ đạo nhiệt tình của lãnh đạo nhà trường và sự đồng hành của các phòng/khoa/ban trong trường, đặc biệt là phối hợp đồng tổ chức của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Hội thảo đã nhận được 46 bài viết đến từ của các nhà khoa học, các tác giả trong toàn quốc. Nội dung các bài viết tập trung vào các chủ đề chính sau đây: 1. Sư phạm Kỹ thuật với xu hướng và đổi mới giáo dục 2. Sư phạm Kỹ thuật với giáo dục nghề nghiệp 3. Sư phạm Kỹ thuật với giáo dục STEM 4. Sư phạm Kỹ thuật với phát triển nguồn nhân lực Thông qua nội dung các bài viết tham gia hội thảo cho thấy, lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật có vai trò quan trọng trong việc phát triển giáo dục nghề nghiệp, giáo dục kỹ thuật, công nghệ và giáo dục STEM. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số như hiện nay, lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật có vai trò thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Công nghiệp 4.0. Chúng tôi hy vọng, Kỷ yếu Hội thảo cấp quốc gia về Sư phạm kỹ thuật lần thứ 2 với chủ đề “Vai trò và xu hướng của lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật trong kỷ nguyên số” là một tài liệu hữu ích và sẽ được quan tâm bởi các nhà khoa học, giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các bạn sinh viên. Trân trọng giới thiệu cuốn Kỷ yếu này với quý bạn đọc. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3
  4. 4
  5. LỜI NÓI ĐẦU Sư phạm kỹ thuật, một lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, công nghệ và giáo viên rất lớn cho cả nước. Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật có những đóng góp đáng cho cả hệ thống giáo dục và giáo dục nghề nghiệp. Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đến giáo dục, cùng với nhiệm vụ đào tạo giáo viên và CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, sách giáo khoa đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số, vai trò của lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật càng được nâng cao. Trong bối cảnh đó, nhân dịp 60 năm thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà trường tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Sư phạm kỹ thuật lần thứ 2 với chủ đề “Vai trò và xu hướng của lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật trong kỷ nguyên số”. Hội thảo đã nhận được 46 bài viết đến từ của các nhà khoa học, các tác giả trong toàn quốc. Từ nội dung các bài viết, cùng với những chia sẻ và thảo luận trực tiếp tại hội thảo cho thấy, lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật gắn liền với nội dung chuyên môn kỹ thuật – công nghệ, khoa học sư phạm và ứng dụng công nghệ trong dạy học. Với tính chất đó, trong bối cảnh đổi mới giáo dục như hiện nay, lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật càng có vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp, giáo dục kỹ thuật, công nghệ và giáo dục STEM, đặc biệt là vai trò thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó cho thấy, lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật cần phải mở rộng nội hàm, đồng thời tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, giáo viên dạy kỹ thuật, công nghệ và giáo dục STEM; nghiên cứu, chia sẻ kết quả nghiên cứu về sư phạm số, dạy học trực tuyến, giáo dục STEM; đổi mới chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá; chính sách và quản lý giáo dục. Kết quả đạt được của hội thảo này là cơ sở khoa học, có ý nghĩa tham khảo về vai trò và xu hướng phát triển của lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật trong hệ thống giáo dục nước ta, qua đó thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật trong thời gian tới. Trân trọng cảm ơn! 5
  6. 6
  7. MỤC LỤC LỜI NHÀ XUẤT BẢN 3 LỜI NÓI ĐẦU 5 I SƯ PHẠM KỸ THUẬT VỚI XU HƯỚNG VÀ ĐỔI MỚI 15 GIÁO DỤC 1 TỔ CHỨC HỌC TẬP VÀ XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI 17 GIÁO DỤC SỐ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM Đỗ Văn Dũng1, Ngô Anh Tuấn3, Mai Anh Thơ3 (1,2,3) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 2 CÔNG NGHỆ DẠY HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 32 SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG DẠY Trần Khánh Đức Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 3 NĂNG LỰC DẠY HỌC QUA MẠNG TRONG HỆ THỐNG 42 NĂNG LỰC DẠY HỌC SỐ CỦA GIẢNG VIÊN – CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG KHUNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC QUA MẠNG Nguyễn Văn Tuấn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 4 CẤU TRÚC VIDEO BÀI GIẢNG TRONG DẠY HỌC TRỰC 56 TUYẾN KHÔNG ĐỒNG BỘ Hoàng Anh1, Nguyễn Thanh Thủy2, Võ Đình Dương3 (1,2,3) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 7
  8. 5 HỆ SINH THÁI GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN 71 Nguyễn Ngọc Phương1, Trần Văn Sỹ2, Phan Kim Thành3 Trần Công Sang4 (1,2,3) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (4) Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh 6 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC QUA MẠNG 81 TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG 4.0 Nguyễn Hữu Năng1, Nguyễn Thanh Thủy2 (1) Trường Đại học Văn Lang (2) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 7 TỔNG HỢP VÀ PHÂN LOẠI CÁC DẠNG HỌC LIỆU SỐ SỬ 90 DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Nguyễn Minh Khánh1, Võ Đình Dương2 (1,2) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 8 TỔNG QUAN MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ 105 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Nguyễn Văn Tứ1, Nguyễn Thanh Thủy2, Bùi Văn Hồng3, Nguyễn Ngọc Phương4 (1,2,3,4) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 9 DẠY HỌC MÔ ĐUN THIẾT KẾ DẠY HỌC THEO ĐỊNH 123 HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KỸ THUẬT DỰA TRÊN MÔ HÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA DAVID A. KOLB Lê Trọng Phong Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 10 DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỰ ĐỊNH 133 HƯỚNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT Bùi Văn Hồng1, Võ Thị Xuân2, Trương Minh Trí3 (1,2,3) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 8
  9. 11 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT 144 TRIỂN KỸ NĂNG CỐT LÕI CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT Nguyễn Thanh Thủy1, Nguyễn Văn Tuấn2, Bùi Thị Bích3 (1,2,3) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 12 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN 159 ĐỔI CỦA CHẤT” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 Nguyễn Đức Huân NCS Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 13 TỔNG QUAN VỀ HỌC TẬP HỢP TÁC 176 Đặng Ngọc Trung 14 QUY TRÌNH TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 191 DỰA TRÊN CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Lưu Khánh Linh Trường Đại học Tài chính – Marketing 15 TRÒ CHƠI HOÁ TRONG GIÁO DỤC 201 Nguyễn Lê Bảo Bảo , Đoàn Như Hùng , Nguyễn Lê Bảo Xuyên 1 2 3 (1,2) Trường Đại học Đồng Nai (3) Trường Đại học Quốc gia Hà Nội 16 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY 213 HỌC THEO DỰ ÁN CHO MÔN THỰC TẬP ĐIỆN TỬ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM Vũ Thị Ngọc Thu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 17 THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ MẠCH IN SỬ DỤNG 222 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ẢNH Bùi Xuân Lực Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 9
  10. II SƯ PHẠM KỸ THUẬT VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 231 18 ĐỀ XUẤT KHUNG NĂNG LỰC SỐ CHO NHÀ GIÁO GIÁO 233 DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Nguyễn Hữu Hợp1, Nguyễn Thị Cúc2, Đoàn Thanh Hòa3 (1,2,3) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 19 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN 245 CHO NHÀ GIÁO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 20 DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC 260 TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Phạm Ngọc Diễm Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 21 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN 275 DẠY HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ – KỸ THUẬT QUẬN 12 THEO TIẾP CẬN ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Trần Văn Mừng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 22 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TÁC CHUYỂN 284 ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY Nguyễn Trần Nghĩa1, Đặng Thị Loan2 (1,2) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 23 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ 293 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẬN 12 Cao Văn Tấn Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 10
  11. 24 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 303 TRONG QUẢN TRỊ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Đỗ Quang Trung Trường Cao đẳng nghề TP Hồ Chí Minh 25 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG MÔI TRƯỜNG 312 SỐ TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Phan Vũ Nguyên Khương Trường Cao đẳng nghề TP Hồ Chí Minh 26 NHỮNG LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH LIÊN KẾT 321 ĐÀO TẠO GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Đào Thị Thanh Thủy Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 27 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG BẢO ĐẢM 330 CHẤT LƯỢNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Nguyễn Ngọc Phương1, Nguyễn Thị Kim Bắc2 (1) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (2) Trường Trung cấp Đông Sài Gòn, TP Thủ Đức 28 ĐỔI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ 341 NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II Bùi Văn Hưng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II 29 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI 350 LAO ĐỘNG ĐÁNH BẮT HẢI SẢN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Nguyễn Trí1, Võ Thị Ngọc Lan2 (1,2) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 11
  12. III SƯ PHẠM KỸ THUẬT VỚI GIÁO DỤC STEM 363 30 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC STEM CHO GIÁO 365 VIÊN TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC Lê Thị Xinh1, Bùi Văn Hồng2 (1) Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh (2) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. 31 NHU CẦU TẬP HUẤN GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN 379 PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Huỳnh Ngọc Thanh Trường Đại học Bình Dương 32 DẠY HỌC THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ THEO TIẾP 394 CẬN GIÁO DỤC STEM Nguyễn Thị Lưỡng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 33 DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ THEO TIẾP 403 CẬN GIÁO DỤC STEM Nguyễn Thị Vân Trường Đại học Đồng Nai 34 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 413 CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM CHO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ngô Văn Tới Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 35 GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 424 Bùi Văn Hồng1, Phan Nguyễn Trúc Phương2, Nguyễn Quốc Tiệp3 (1,2,3) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 36 ĐỘNG CƠ PHẢN LỰC: MỘT BỐI CẢNH GIÁO DỤC 435 STEM TÍCH HỢP Nguyễn Thị Kim Chung1, Huỳnh Thị Phương Thúy2, Đinh Thị Bích Lại3, Nguyễn Phương Duy Anh4, Đào Xuân Hường5 (1,2,3,4) Trường Đại học Thủ Dầu Một (5) Trường THPT Tân Phước Khánh 12
  13. 37 THIẾT KẾ QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI KHOA HỌC 445 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Bùi Thị Giáng Hương Trường Đại học Sài Gòn 38 VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT 456 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC STEM TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Đặng Khánh Linh1, Nguyễn Huy Vị2 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh IV SƯ PHẠM KỸ THUẬT VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN 465 NHÂN LỰC 39 XU THẾ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG THẾ 467 KỶ 21 Nguyễn Lộc1, Lâm Thị Hoàng Linh2 (1) Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2) Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 40 CHUẨN HÓA NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN ĐỂ HƯỚNG 480 DẪN ĐỒ ÁN, DỰ ÁN CHO GIẢNG VIÊN NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG Lê Thùy Trang Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 41 ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT TẠI 490 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THỜI KỲ MỚI Đặng Văn Thành Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 42 GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA MÔN THỰC TẬP ĐIỆN TỬ 496 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Ngọc Thu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 13
  14. 14
  15. SƯ PHẠM KỸ THUẬT VỚI XU HƯỚNG VÀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 15
  16. 16
  17. TỔ CHỨC HỌC TẬP VÀ XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI GIÁO DỤC SỐ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM Đỗ Văn Dũng1, Ngô Anh Tuấn2, Mai Anh Thơ3 (1, 2, 3) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Email: (1)dodzung@hcmute.edu.vn TÓM TẮT Bài báo giới thiệu về khái niệm và đặc điểm của Tổ chức học tập. Từ đó, kết hợp với lý thuyết về tổ chức học tập của Peter Senge, bài viết đề xuất xây dựng đại học thành tổ chức học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vận dụng kết quả đề xuất này, bài viết giới thiệu mô hình cải cách giáo dục đại học theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc xây dựng hệ sinh thái giáo dục số tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Từ khóa: tổ chức học tập; hệ sinh thái; giáo dục số; chất lượng giáo dục đại học I. GIỚI THIỆU Khái niệm “tổ chức học tập (learning organization)” xuất hiện vào năm 1990 khi Peter Senge cho ra đời quyển sách The Fifth Discipline lúc ông đang nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT- Massachusetts Institute of Technology) nói về cách làm thế nào để các trường học, công ty, xí nghiệp phát triển khả năng thích ứng với thị trường. Từ lúc xuất bản đến nay, hơn hai triệu bản đã được bán ra. Nó là sách gối đầu giường của nhiều doanh nhân và nhà nghiên cứu giáo dục, được coi là một trong những quyển sách nền tảng về quản lý và giáo dục trong vòng 75 năm qua (Harvard Business Review, 1997). Theo Peter Senge, tổ chức học tập là một tập thể liên tục tăng cường kiến thức và khả năng để sáng tạo ra những gì họ muốn sáng tạo [1]. Muốn làm được điều đó, lý thuyết học tập diễn ra ở các phương thức khác nhau trong tổ chức được đưa lên hàng đầu. Lý thuyết về tổ chức học tập của Senge kể từ đó đã mang lại một luồng gió mới, ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc quản lý và tổ chức việc học của các tổ chức, xí nghiệp nhằm duy trì khả năng tồn tại và cạnh tranh cao trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hoá. Peter Senge, sinh năm 1947, được tạp chí Chiến lược kinh doanh số 9/1999 gọi là “nhà chiến lược của thế kỷ”, là một trong 24 người tạo 17
  18. ảnh hưởng sâu rộng nhất trong chính sách quản lý và kinh doanh toàn cầu thời gian qua. Senge tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật ở ĐH Stanford, ông chuyển sang MIT lấy bằng Thạc sĩ về mô hình các hệ thống xã hội, sau đó bảo vệ Tiến sĩ tại đây về đề tài quản lý. Ông từng là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Học tập ở tổ chức (Center for Organizational Learning) thuộc Sloan School of Management, Massachusetts Institute of Technology. Ngoài The Fifth Discipline: The Art and Practice of The Learning Organization (1990), Peter Senge còn xuất rất nhiều đầu sách xoay quanh đề tài tổ chức học tập như: The Fifth Discipline Fieldbook: Strategies and Tools for Building a Learning Organization (1994); The Dance of Change: The Challenges to Sustaining Momentum in Learning Organizations (1999) và Schools That Learn (2000). Peter Senge tự mô tả mình là một nhà “thực dụng mộng mơ” (idealistic pragmatist). Chính khuynh hướng này giúp ông đề ra các ý tưởng có vẻ trừu tượng và không tưởng, đặc biệt là trong lý thuyết hệ thống và sự cần thiết để mang các giá trị nhân bản vào nơi làm việc. Đồng thời, cũng nhờ tư tưởng thực dụng, ông đã biến các ý tưởng mà mình đưa ra để chúng có thể ứng dụng ở bất kỳ tổ chức nào. Ông đã thành lập Society for Organizational Learning (SOL) đặt tại Đại học Cambridge - là tổ chức phi lợi nhuận. Một trong những mục tiêu của tổ chức này là vận động tài trợ cho các chương trình thử nghiệm thành lập các tổ chức học tập. Việc áp dụng lý thuyết tổ chức học tập của Peter Senge vào môi trường giáo dục đại học thông qua hệ sinh thái giáo dục số sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng các thay đổi nhanh chóng trong kỷ nguyên số. 2. KHÁI NIỆM TỔ CHỨC HỌC TẬP Theo Peter Senge (1990) tổ chức học tập là một tổ chức mà ở đó mọi người liên tục mở rộng khả năng để sáng tạo ra những gì mà họ thật sự mong muốn, nơi mà các suy nghĩ và ý tưởng mới được nuôi dưỡng, nơi mà các mong muốn của tập thể được để tự do phát triển, và nơi mà mọi người liên tục học hỏi và học cách học tập chung với nhau. Lý do căn bản cho sự cần thiết phải chuyển đổi tổ chức của mình thành các tổ chức học tập là trong các tình huống biến đổi liên tục hiện nay chỉ những tổ chức nào thật sự linh hoạt, dễ thích nghi và làm việc hiệu quả mới có thể vượt lên phía trước. Để thực hiện sự chuyển biến nêu trên, các 18
  19. tổ chức cần phải có giải pháp về mọi mặt để mọi người có thể học ở mọi cấp. Tuy nhiên, ở mọi tổ chức, cần phải thay đổi nhận thức cơ bản của tất cả mọi thành viên. Theo Peter Senge, việc học thật sự đi vào con tim của nhân loại và chính nhờ việc học chúng ta đã tự tái tạo lại chúng ta. Điều đó đúng cho cả cá nhân và tổ chức. Từng cá nhân và cả tổ chức đều phải học. Học để tồn tại – survival learning (trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt) hay học để thích ứng (adaptive learning) – thích ứng với những điều kiện luôn thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức. Tuy nhiên, đối với một tổ chức học tập, “học thích ứng” cần phải gắn liền với học để phát triển (generative learning), một dạng học tập giúp tăng cường khả năng sáng tạo [2]. Peter Senge cho rằng tổ chức học tập đòi hỏi thay đổi quan điểm, tư duy của bộ phận lãnh đạo. Trong tổ chức học tập, lãnh đạo phải vừa là người thiết kế vừa là người phục vụ và đồng thời cũng là người thầy nhưng không phải dạy mọi người học mà còn giúp mọi thành viên nắm bắt tầm nhìn của lãnh đạo và chịu trách nhiệm tổ chức việc học trong tổ chức của mình. 3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC HỌC TẬP Senge [1] lý luận rằng: sự khác biệt cơ bản giữa các tổ chức học tập với các tổ chức kiểm soát độc đoán theo kiểu truyền thống chính là sự tinh thông một số nguyên tắc cơ bản nào đó. Đây là lý do tại sao các nguyên tắc về tổ chức học tập mang tính sống còn. Senge đặt tên sáu nguyên tắc quan trọng khác nhau, như một hình thái của tổ chức học tập. Đó là: 3.1. Tư duy hệ thống liên quan đến một hệ thống khung nhận thức, là bộ xương cho kiến thức và là công cụ đã được phát triển hơn 50 năm qua, nhằm làm cho các hệ thống trở nên rõ ràng hơn và giúp chúng ta thấy được bằng cách nào có thể thay đổi chúng khi cần. Một ưu điểm lớn trong công trình của Peter Senge là ông đã thành công trong việc đưa lý thuyết hệ thống vào việc xây dựng mô hình quản lý tổ chức. Tư duy hệ thống là nền tảng trong lý thuyết của Senge. Việc hiểu toàn cục và xác định mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ quan được đặt lên hàng đầu. Chúng ta thường chỉ chú trọng đến từng bộ phận mà không có cái nhìn tổng thể, do vậy, ít người nhìn tổ chức trong một quá trình động. Khi đụng phải một vấn đề nào đó, giải pháp được đưa ra chỉ tập trung quanh vấn đề này và thường 19
  20. là các giải pháp nhất thời. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm tổ chức (tổ chức) phải trả giá đắt trong thời gian dài kế tiếp. Ví dụ, việc cắt xén kinh phí nghiên cứu và thiết kế ở một tổ chức có thể làm giảm giá thành và tiết kiệm nhanh ngân sách trong một vài năm đầu nhưng sẽ ảnh hưởng mạnh đến khả năng tồn tại của tổ chức sau này. Như vậy, chúng ta phải có cái nhìn toàn cục và lâu dài. Quan điểm hệ thống thường hướng về tầm nhìn dài hạn. Vì vậy, việc phản hồi rất quan trọng. Senge cũng khuyên chúng ta nên lập “bản đồ hệ thống” của tổ chức với các bộ phận liên kết với nhau và áp dụng lý thuyết hệ thống khi giải quyết vấn đề ở tổ chức. 3.2. Làm chủ cá nhân là nguyên tắc luôn làm sáng tỏ và sâu sắc các quan điểm của cá nhân, tập trung năng lượng, nhẫn nại và nhìn nhận thực tế một cách khách quan. Điều này áp dụng cho từng hoạt động của cả tổ chức. Với ý nghĩa đó, nó là viên đá móng cần thiết cho một tổ chức không ngừng học tập – nền tảng tinh thần cho tổ chức học tập. Tổ chức học chỉ thông qua việc học của từng cá nhân trong tổ chức. Nhưng việc học của từng cá nhân không đảm bảo việc học tập của tổ chức, nhưng nếu không có nó thì việc học ở tổ chức sẽ không thể xảy ra [1]. Con người với mức hoàn thiện cá nhân cao sẽ sống trong bối cảnh học liên tục (continuous learning). Họ không bao giờ đạt đến điểm dừng của việc học. 3.3. Các mô hình trí tuệ là những suy nghĩ, giả định hoặc những bức tranh, hình ảnh sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta hiểu thế giới và hành động. Thường thì chúng ta không nhận biết được các mô hình tinh thần của mình và không biết chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lối ứng xử của chúng ta. 3.4. Xây dựng tầm nhìn được chia sẻ là chìa khóa để đạt được sự cam kết của tất cả mọi thành viên của tổ chức, khiến họ có thể phát huy tốt và tự mình học tập. 3.5. Học theo nhóm là nguyên tắc cơ bản của Tổ chức học tập. Điều này không chỉ hàm nghĩa là giao tiếp trong công việc mà còn là việc cùng nhau suy nghĩ. Sự hợp tác theo nhóm là nền tảng để thành đạt trên mọi lĩnh vực điều hành. Một nhóm thực chất là một lực lượng sinh động, luôn biến đổi, ở đó một số người tập hợp lại để làm việc. Các hoạt động của nhóm bàn thảo các mục tiêu, đánh giá những ý tưởng, đi đến những quyết định, và cùng nhau hành động để đạt mục tiêu đã đề ra. Con người sẽ có động lực làm việc hăng hái hơn khi họ cảm thấy có hướng cộng tác với người khác. Khi đó, con người có cơ hội để giúp đỡ nhau thành công. Và như 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2