Văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm lớp 7
lượt xem 10
download
Tài liệu cung cấp các nội dung: khái niệm văn biểu cảm, cách làm văn biểu cảm, cách lập ý trong văn biểu cảm, hướng dẫn làm những dạng văn biểu cảm, một số dàn bài cụ thể về văn biểu cảm. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm lớp 7
- VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Khái niệm văn biểu cảm Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm, những cảm xúc trong lòng người. Khi viết văn biểu cảm (dù ở dạng thơ hay văn xuôi), người ta vẫn thường hay kết hợp sử dụng những phương thức khác như miêu tả, tự sự để bộc lộ thái độ, tình cảm gián tiếp thông qua những đối tượng, những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ. Khi vận dụng phương thức miêu tả và tự sự vào văn biểu cảm thì cũng cần lưu ý: có tả thì cũng không tả một cách cụ thể, hoàn chỉnh; có kể thì cũng không kể một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng. Người viết văn biểu cảm chỉ chọn những đặc điểm, những sự việc, những thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình. II. Cách làm: Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?) Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài). Bố cục của văn biểu cảm bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào. Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình. Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc. Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng. Bước 3: Hoàn thành văn bản. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh. Lưu ý trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác
- (miêu tả, tự sự, nghị luận); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…). Câu văn có sự biến hoá linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa. III. Cách lập ý trong văn biểu cảm Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm trong hiện tại. Cách biểu cảm này tạo nên mối liên hệ và tương lai. Vd: Vào đêm trước ngày khai trường của con. Mẹ đã chuẩn bị nhiều tâm trạng và tưởng tượng một số tình huống sẽ xảy ra, nhưng mẹ đã không hề nghĩ rằng đêm nay mẹ không ngủ được. Một ngày kia, sẽ còn xa lắm ngày đó, con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại : là hình thức liên tưởng tới những kí ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỉ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại. vd: Mẹ còn nhớ hồi con đi học Mẫu giáo lần đầu tiên , mẹ chọn trường gần chỗ mẹ làm, để cứ một hai tiếng đồng hồ mẹ lại chạy qua trường ngó chừng con một cái. Mẹ sợ con lần đầu xa mẹ sẽ khóc nhiều rồi sinh bệnh. Nhưng cô giáo con có nhiều kinh nghiệm, bảo mẹ đừng để cho con thấy mặt. Con chỉ khóc mấy bữa đầu, mà cũng chỉ khóc đầu giờ sáng khi vừa xa mẹ và đầu giờ chiều khi ngủ trưa dậy không thấy mẹ . Rồi con quen với cô giáo và bạn bè, đến ngày nghỉ mà cũng đòi đi học , làm mẹ có lúc đâm ghen với cô giáo. Nhưng mẹ tin là cô nhận xét đúng: con có tính hướng ngoại ,dễ hòa đồng, thích nghi môi trường tốt, năng động và độc lập. Với những tính cách như vậy, mẹ hy vọng con sẽ sớm coi trường cấp một như nhà mình. Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con người trở nên sâu lắng hơn. Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ gắn kết rất tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa hiện tại và quá khứ. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên tưởng phong phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào đó những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước mơ hi vọng. vd: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy
- can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình ảnh đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm . Cách lập ý thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc. vd: Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. IV. Hướng Dẫn Làm Những Dạng Văn Biểu Cảm 4.1. Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa trong năm... Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây, hoa, quả, cảnh thiên nhiên...) Thân bài: Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả) VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả... Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người + Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào? + Gắn bó với những lứa tuổi nào? Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết. + Tình cảm, cảm xúc như thế nào? + Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào? Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình? Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật. VD: Biểu cảm về cây phượng
- 1. Tìm hiểu đề: Thể loại: văn biểu cảm Đối tượng: cây phượng Tình cảm: yêu thích 2. Tìm ý và lập dàn ý a. Tìm ý: Tuổi của hàng phượng vĩ Tình cảm của mọi người Tình cảm của em và các bạn Hàng phượng vĩ khi vào hè, mưa đến, xuân sang, thu về.... Hoa phượng vĩ vào giờ ra chơi, giờ học Hoa phượng vĩ với mọi người trong trường b. Lập dàn ý Mở bài: Giới thiệu hàng phượng vĩ trường em Lí do em yêu thích ( đẹp, nhiều bóng mát, gắn với kỉ niệm) Thân bài: Cảm xúc chung Hàng phượng vĩ đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh của mái trường này Người còn ở lại và người đã đi xa ai cũng nhớ về mái trường thân yêu với hàng phượng vĩ trải bóng mát dọc sân trường Đặc điểm nổi bật: Vào những ngày hè phượng vĩ như những chiếu lửa thắp sáng cả góc trời Ngày thu phượng rụng lá trơ cành, mưa đến cây đâm chồi nảy lộc để hè đến tỏa báng mát Tác dụng: Vào những giờ giải lao phượng vui vẻ cười đùa, vào giờ học lặng lẽ xòa bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của thầy cô giáo _ Hàng phượng vĩ trầm tư như người bạn lớn, đáng yêu như đứa trẻ. Kết bài: Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ, em ao ước hàng phượng vĩ ấy mái mãi tươi xanh gắn bó với ngôi trường này
- 4.2. Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân... Biểu cảm về sự vật: Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm. Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng. Thân bài: 1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...) 2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật: Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ phận.... Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó. 3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó: Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn.... Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè... Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng. 4.3. Biểu cảm về con người Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm ( Trực tiếp hoặc gián tiếp) Cảm nghĩ ban đầu. Thân bài: 1. Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc : hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc ( nếu người đó đang ở xa, đi xa ) 2. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết. 3. Sự gắn bó của người ấy với bản thân em: Trong cuộc sống hàng ngày.
- Hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó. > Bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn... 4. Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai > bộc lộ cảm xúc. Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng. Có thể hứa hẹn, mong ước. Vd: Biểu cảm về tình bạn Gợi ý làm bài: 1. Tìm hiểu đề: Thể loại: Văn biểu cảm Đối tượng: Tình bạn Yêu cầu của đề: Phát biểu cảm nghĩ 2. Lập dàn bài: Mở bài: Nêu ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình cảm gắn bó của mình Dẫn chứng ca dao dân ca nói về tình bạn Thân bài: Thế nào là một tình bạn đẹp? Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng Bạn bè phải hiểu biết, sẵn sàng cảm thông chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình Không bao che dung túng trước thói xấu của bạn Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy Cảm xúc suy nghĩ đối với bạn của mình Không có bạn bè đó là điều bất hạnh Kết bài: Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp 4.4. Biểu cảm về tác phẩm văn học: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
- 1. Các bước làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học như sau: Phần chuẩn bị: Đọc bài văn, bài thơ …một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật… mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng. Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất. Làm dàn bài, dựng đoạn. Viết bài và chỉnh sửa. 2. Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất được hai yêu cầu: Tính khái quát và tính định hướng. Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm. Phải đi từ “a” qua “b,c”…. nhớ liên kết đoạn. Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng, trùng lặp và đơn điệu. 3. Thao tác cơ bản: Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn. Vì vậy, phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất lúc phát biểu cảm nghĩ. Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê trên cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện. Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ, mà nhớ đến hiện tượng văn học khác. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, sử dụng từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật… trong cùng một tác giả hoặc giữa các tác giả có mối liên hệ với nhau. Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
- Thân bài: * Với tác phẩm tự sự: Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật. Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả. * Với tác phẩm trữ tình: Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả. Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm. ( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân) * Lưu ý: Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung. Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề. Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành. Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn vd: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Lí Bạch, hoàn cảnh tiếp xúc của người viết. b) Thân bải: cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên: gợi lên trong ta tình yêu quê hương, nỗi niềm của người xa quê, aia cũng có 1 cố hương, đi thật xa để trở về... – Hoàn cảnh nhìn trăng của tác giả.
- – Cảm giác mơ hồ của người viết: nhìn ánh trăng ngỡ sương phủ. – Việc ngẩng đầu nhìn trăng. – Việc cúi đầu nhớ cố hương. Cố hương, không chỉ là quê, không chỉ là cảnh, không chỉ là người thân. Nét độc đáo thể hiện trong bài thơ: tác giả viết theo chủ đề nhìn trăng nhớ quê. c) Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết với quê hương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các bước làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người
8 p | 1807 | 310
-
Giáo án bài 13: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Ngữ văn 8
9 p | 500 | 32
-
Bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 493 | 21
-
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
6 p | 594 | 16
-
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
4 p | 1299 | 14
-
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LẬP Ý CHO BÀI VĂN BIỂU CẢM
6 p | 546 | 8
-
LUYỆN TẬP VIẾT VÀ CHỮA BÀI VĂN BIỂU CẢM
7 p | 174 | 8
-
LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT CON NGƯỜI
3 p | 682 | 7
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - GV: Nguyễn Kim Loan
3 p | 393 | 7
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 19: Luyện tập cách làm văn biểu cảm
6 p | 26 | 6
-
Bài 10: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
4 p | 438 | 6
-
Giáo án bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
5 p | 216 | 6
-
Giáo án bài 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 249 | 6
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 19: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
6 p | 20 | 2
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 20: Cách lập ý của văn bản biểu cảm
8 p | 32 | 2
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 28: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
7 p | 30 | 2
-
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 26: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
9 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn