Vấn đề chế độ dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ góc nhìn triết học
lượt xem 29
download
Nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ta thấy rất rõ quan điểm của Người về ba giai đoạn trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, chế độ dân chủ nhân dân là bước phủ định triệt để những tàn tích của chế độ cũ - chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời đó cũng là bước khẳng định - xác lập những cơ sở, nền tảng cho chế độ xã hội mới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề chế độ dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ góc nhìn triết học
- Vấn đề chế độ dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ góc nhìn triết học Nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ta thấy rất rõ quan điểm của Người về ba giai đoạn trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, chế độ dân chủ nhân dân là bước phủ định triệt để những tàn tích của chế độ cũ - chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời đó cũng là bước khẳng định - xác lập những cơ sở, nền tảng cho chế độ xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn là chủ nghĩa xã hội. Chế độ dân chủ nhân dân là một giai đoạn tất yếu trên con đường phát triển của xã hội Việt Nam. I - Chế độ dân chủ nhân dân là sự phủ định triệt để chế độ thực dân, phong kiến Trong bài nói tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới (ngày 03-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nhiệm vụ cấp bách cần phải tiến hành: Thứ nhất, dưới chế độ thực dân, để phục vụ mục đích chính trị và quân sự, thực dân, đế quốc Pháp - Nhật đã “gây nạn đói” cho nhân dân ta nhằm làm cho dân ta chết, còn dưới chế độ mới, chúng ta “phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất” và mở “cuộc lạc quyên” để “làm thế nào cho họ sống”; thứ hai, dưới chế độ thực dân, nạn dốt là “một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta”, nhằm làm cho dân tộc ta yếu, còn dưới chế độ mới, chúng ta “mở một chiến dịch chống nạn mù chữ” vì chúng ta muốn dân tộc ta mạnh; thứ ba, dưới chế độ thực dân và chế độ quân chủ phong kiến, “nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ”, còn dưới chế độ mới, nhân dân ta được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, trước hết là tham gia cuộc “TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu” và thông qua Quốc hội được lập nên bằng tổng tuyển cử mà xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ; thứ tư, chế độ thực dân “dùng
- mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác”, còn chế độ mới “phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”, vì vậy, chúng ta “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM. LIÊM, CHÍNH”; thứ năm, chế độ thực dân thực hiện “một lối bóc lột vô nhân đạo” bằng thuế thân, thuế chợ, thuế đò, còn chế độ ta “bỏ ngay ba thứ thuế ấy” vì chế độ ta là chế độ nhân đạo; thứ sáu, chế độ thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương, còn chế độ ta thì thực hiện “tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”. Trong bài nói quan trọng trên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến sự đối lập giữa cái mới và cái cũ. Đó là sự đối lập giữa “sống” và “chết”, giữa “phát triển” và “phản phát triển”, giữa “quyền” và “vô quyền”, giữa “lành mạnh” và “hủ hóa”, giữa “nhân đạo” và “vô nhân đạo”, giữa “đoàn kết” và “chia rẽ”. Có thể nói, đó là những sự đối lập triệt để và toàn diện. Trong nhiều bài nói, bài viết khác sau đó, khi đề cập đến những đặc điểm của chế độ xã hội mới, Hồ Chí Minh cũng sử dụng phương pháp đối lập như trên. Chẳng hạn, trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (tháng 10-1945), Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”(1). Ở đây, đặc điểm “công bộc của dân” của chế độ dân chủ nhân dân là sự đối lập với bản chất “đè đầu dân” của chế độ xã hội cũ. Những đặc điểm của chế độ xã hội mới được xác lập trong tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết thông qua
- Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sau phương pháp tư duy chuyển hóa khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chế những đặc điểm của chế độ xã hội độ dân chủ nhân dân được tuyên bố ra đời, cũ thành mặt đối lập của nó. Đây trở thành một tồn tại hiện thực. Song, đó chính là phương pháp tư duy biện chưa phải là một hiện thực hoàn toàn, đầy chứng. Với phương pháp tư duy đủ. Đầu năm 1946, Hồ Chí Minh nói: “Bộ như thế, quá trình xây dựng (quy máy thống trị cũ đã hủy bỏ, nhưng nền nếp định) chế độ dân chủ nhân dân dân chủ mới chưa hoàn toàn”(2). Sự tồn tại trong hiện thực được tư duy trước của chế độ xã hội mới là một quá trình. Đó hết là quá trình vượt bỏ (phủ định) là một quá trình mà trong đó một số phương một cách triệt để và toàn diện diện của chế độ xã hội cũ vẫn còn tồn tại những đặc trưng bản chất của chế (chẳng hạn như ban đầu là sự tồn tại của giai độ thực dân, phong kiến. cấp địa chủ và quan hệ địa chủ - nông dân) và vì thế cuộc đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ vẫn còn tồn tại diễn ra quyết liệt. Chính trong cuộc đấu tranh ấy, cái mới nếu có đủ sức mạnh sẽ chiến thắng cái cũ và vì thế tự khẳng định mình thực sự là cái mới. Chiến thắng của những nội dung mới làm cho sự tồn tại của chế độ xã hội mới trở thành tồn tại hoàn toàn, đầy đủ. Ba giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của sự vật mới như trên đã được nhà biện chứng lỗi lạc của nhân loại là G.V.F. Hê-ghen khái quát bằng bộ ba khái niệm: thực tại, tồn tại - cho - cái khác và tồn tại - cho - bản thân. V.I. Lê-nin đặc biệt đánh giá cao bộ ba khái niệm nói trên, coi đó là sự thể hiện biện chứng của tư tưởng phản ánh được biện chứng khách quan của hiện thực. Và rõ ràng, Hồ Chí Minh đã tư duy về chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam theo phương pháp tư duy biện chứng như thế cho dù Người không sử dụng các khái niệm của Hê-ghen. Có thể thấy, với Hồ Chí Minh, những đặc điểm của chế độ xã hội mới được xác lập trong tư tưởng trước hết thông qua phương pháp tư duy chuyển hóa những đặc điểm của chế độ xã hội cũ thành mặt đối lập của nó. Đây chính là phương pháp tư
- duy biện chứng. Lê-nin đã đánh giá rất cao tư duy biện chứng của Xpi-nô-da khi ông này nêu lên mệnh đề: “Omnis determinatio est negatio” (mọi sự quy định l à sự phủ định). Với phương pháp tư duy như thế, quá trình xây dựng (quy định) chế độ dân chủ nhân dân trong hiện thực được tư duy trước hết là quá trình vượt bỏ (phủ định) một cách triệt để và toàn diện những đặc trưng bản chất của chế độ thực dân, phong kiến. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ dân chủ nhân dân trước hết là bước phủ định triệt để những tàn tích của chế độ cũ - bước phủ định đã được khởi đầu và hoàn thành một phần trong Cách mạng Tháng Tám. II - Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ/trong chế độ dân chủ nhân dân Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan hệ giữa chế độ dân chủ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa thể hiện trên hai phương diện. Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh: chế độ dân chủ nhân dân chưa phải là chế độ xã hội chủ nghĩa. Điểm khác căn bản chính là ở vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. Trong chế độ dân chủ nhân dân, chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất của thiểu số người bị phủ định để xác lập chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất của đa số người. Quan điểm trên của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ, chẳng hạn trong luận điểm về so sánh chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong chế độ dân chủ nhân dân với chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong chế độ xã hội chủ nghĩa: “Canh giả hữu kỳ điền” nghĩa là dân cày có ruộng. “Phải chăng đó là một chủ nghĩa cộng sản, hoặc chủ nghĩa xã hội? Không phải. Chủ nghĩa xã hội hoặc cộng sản là không có chế độ tư hữu. Trái lại “canh giả hữu kỳ điền” là làm cho hàng chục triệu dân cày thành tư hữu, đều có ruộng, đều có quyền sở hữu ruộng đất... Dân cày có ruộng chỉ là một chính sách dân chủ”(3). Tất nhiên, còn có những sự khác biệt khác nữa, nhưng đây là sự khác biệt về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và đi liền với nó là các loại hình kinh tế là sự khác biệt
- chủ yếu. Trong tác phẩm Thường thức chính trị (năm 1953), khi đề cập tới đặc điểm kinh tế trong các “đặc điểm của dân chủ mới”, Hồ Chí Minh đã chỉ ra “năm loại kinh tế”: A- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân). B- Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội). C- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội). D- Tư bản của tư nhân. E- Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh). Năm loại kinh tế này dựa trên nhiều loại hình sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau, và vì thế nó vẫn khác với kinh tế xã hội chủ nghĩa, dù rằng những mầm mống xã hội chủ nghĩa về kinh tế đã xuất hiện. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì kinh tế dân chủ nhân dân là kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói như vậy bởi chính Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa chứ không phải theo hướng chủ nghĩa tư bản”(4). Quan điểm về sự khác biệt giữa chế độ dân chủ nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa cũng được Đảng ta khẳng định. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam tại Đại hội II (năm 1951) nói rõ: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân “không phải là cách mạng dân chủ tư sản lối cũ cũng không phải là cách mạng xã hội chủ nghĩa mà là một thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, không phải trải qua một cuộc nội chiến cách mạng”(5). Sự khác biệt giữa chế độ dân chủ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng như quá trình tiến triển từ chế độ dân chủ nhân dân lên chế độ xã hội chủ nghĩa còn được luận chứng rõ hơn trong Luận cương cách mạng Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trình bày tại Đại hội II của Đảng. Thứ hai, chế độ dân chủ nhân dân không phải là chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lại ra đời từ/trong chế độ dân chủ nhân dân. Đây là quan điểm rất cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta đều biết rõ,
- quan điểm chính thức của Đảng ta là từ năm 1954, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cũng nhất trí với quan điểm như vậy. Bước vào thời kỳ quá độ, tức là bắt tay “xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội”. Tuy nhiên, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ/trong chế độ dân chủ nhân dân. Từ năm 1945 cho đến lúc Hồ Chí Minh qua đời, Người luôn khẳng định chế độ ta là chế độ dân chủ nhân dân, đặc biệt là về phương diện chính trị. Trong những năm 1954 - 1955, Hồ Chí Minh nhiều lần nói rõ: “chế độ ta là chế độ dân chủ”, hay “nước ta là nước dân chủ”. Đến những năm 1964 - 1965, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục khẳng định “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”. Rõ ràng là, chế độ xã hội chủ nghĩa là giai đoạn phát triển cao hơn chỉ có thể ra đời từ cái khác nó - từ chế độ dân chủ nhân dân. Hay nói cách khác, chế độ dân chủ nhân dân là giai đoạn phát triển thấp hơn nhất định sẽ chuyển hóa thành cái khác nó - chế độ xã hội chủ nghĩa trong quá trình vận động khách quan của mình. Đây là một quan hệ biện chứng và quan hệ này thể hiện “lôgic đặc thù” trong sự vận động, phát triển của xã hội Việt Nam. Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa từ cái khác của nó chính là một bước chuyển về chất trong quá trình vận động và phát triển của xã hội Việt Nam. Chúng ta thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã phản ánh xã hội Việt Nam hiện đại trong trạng thái vận động qua hai bước chuyển. Bước chuyển thứ nhất gắn liền với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của chế độ dân chủ nhân dân. Bước chuyển thứ hai chính là sự chuyển hóa từ chế độ dân chủ nhân dân sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ quá trình vận động của xã hội trải qua những bước chuyển về chất như thế nhằm hướng tới một trình độ phát triển cao hơn - chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Đi sâu hơn nữa vào tư tưởng Hồ Chí Minh về quá trình chuyển hóa từ chế độ dân chủ nhân dân sang chế độ xã hội chủ nghĩa, ta thấy nổi lên mấy quan điểm sau:
- Một là, Việt Nam tiến dần lên chủ nghĩa xã hội từ/trong chế độ dân chủ nhân dân - chế độ dân chủ nhân dân ở trình độ phát triển cao. Trình độ phát triển cao của chế độ dân chủ nhân dân thể hiện trước hết ở sự tiến bộ trong năng lực làm chủ của người dân, ở việc hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật với tư cách là những công cụ quyền lực của nhân dân và cùng với những bước phát triển về phương diện chính trị, sự phát triển của chế độ dân chủ nhân dân c òn thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Và đặc biệt là sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế. Hai là, bước chuyển từ chế độ dân chủ nhân dân lên chế độ xã hội chủ nghĩa là bước chuyển về chất, vì thế không thể làm mau, không thể một sớm một chiều, mà là cả một quá trình với nhiều bước đi. Quá trình đó dài hay ngắn, điều đó tùy thuộc vào sự nỗ lực của toàn thể nhân dân. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định quan điểm này, chẳng hạn: “Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”(6); “Nói tóm lại, tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều”(7)... Chế độ dân chủ nhân dân không phải là chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lại ra đời từ/trong chế độ dân chủ nhân dân. Đây là quan điểm rất cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Rõ ràng là, chế độ xã hội chủ nghĩa là giai đoạn phát triển cao hơn chỉ có thể ra đời từ cái khác nó - từ chế độ dân chủ nhân dân. Đây là một quan hệ biện
- Ba là, tiến lên chủ nghĩa xã hội từ chế độ chứng và quan hệ này thể hiện dân chủ nhân dân là một công trình cải tạo “lôgic đặc thù” trong sự vận động, và xây dựng khổng lồ, diễn ra trên tất cả các phát triển của xã hội Việt Nam. Sự lĩnh vực, các quan hệ của đời sống xã hội. ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa Khi nhấn mạnh một đặc trưng cơ bản của từ cái khác của nó chính là một chế độ xã hội chủ nghĩa là “mọi tư liệu sản bước chuyển về chất trong quá xuất là của chung”, thì sự cải tạo đầu tiên trình vận động và phát triển của xã chính là nhằm vào quan hệ sản xuất. Việc hội Việt Nam. Hồ Chí Minh đặt vấn đề cải tạo quan hệ sản xuất theo hướng xóa bỏ các hình thức tư hữu, làm cho hình thức công hữu chiếm địa vị độc tôn trong quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất khi bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự thật. Tuy nhiên, cần lưu ý là, đồng thời với quan điểm trên, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh, thậm chí nhấn mạnh nhiều hơn, đến một vấn đề kinh tế có liên quan, đó là vấn đề mục đích của cải tạo quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất - vấn đề tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, hay nói cách khác là vấn đề phát triển sản xuất. Cải tạo quan hệ sản xuất không phải là mục tiêu, mà chỉ là phương thức để phát triển sản xuất, qua đó thực hiện mục tiêu “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần” cho nhân dân. Thực vậy, trong toàn bộ quá trình tư duy về chế độ dân chủ nhân dân, Hồ Chí Minh đã luôn coi phát triển sản xuất là động lực trong phát triển xã hội. Hồ Chí Minh viết: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là hai việc then chốt để khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, để cải thiện dần đời sống của nhân dân, để củng cố miền Bắc, tranh thủ miền Nam, để tăng c ường lực lượng đấu tranh thống nhất nước nhà. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là hai việc cần thiết nhất để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần l ên chủ nghĩa xã hội”(8). Lôgic của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở đây rất rõ ràng. Mục tiêu là cái quyết định, còn phương thức là cái bị quyết định. Phương thức nào phù hợp, giúp đạt được mục tiêu thì lựa chọn, còn phương thức nào không phù hợp, cản trở quá trình đến mục tiêu thì ta không lựa chọn hoặc từ bỏ. Chính quan điểm về mối quan hệ giữa đặc trưng mục tiêu và đặc trưng phương thức của Hồ Chí
- Minh đã cung cấp cơ sở phương pháp luận quan trọng để Đảng ta có những điều chỉnh kịp thời về phương thức thực hiện mục tiêu, mở ra thời kỳ đổi mới. Bốn là, để bảo đảm cho sản xuất phát triển và quá trình chuyển biến từ chế độ dân chủ nhân dân lên chế độ xã hội chủ nghĩa được diễn ra ổn định, vấn đề củng cố chính quyền là rất quan trọng. Hồ Chí Minh viết: “nhiệm vụ chúng ta phải ra sức củng cố chính quyền nhân dân và củng cố những tổ chức của nhân dân ở các địa phương. Bởi vì nếu chính quyền nhân dân và tổ chức nhân dân ở các địa phương lỏng lẻo thì những chính sách của Đảng và của Chính phủ đưa ra thi hành không đến nơi đến chốn. Cho nên phải củng cố chính quyền nhân dân, củng cố các tổ chức của nhân dân, trong đó phải đặc biệt chú ý tổ chức công an và dân quân du kích, vì công an, dân quân du kích có nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương. Có giữ gìn trật tự trị an, nhân dân mới an cư lạc nghiệp, tăng gia sản xuất”(9). Củng cố chính quyền nhân dân trước hết là củng cố và tăng cường địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản - “đội tiên phong của nhân dân lao động”. Củng cố chính quyền nhân dân, sử dụng chính quyền nhân dân nh ư là công cụ quyền lực của nhân dân để bảo đảm sự ổn định cho phát triển kinh tế, xã hội là quan điểm thể hiện tính biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế. Năm là, quá trình chuyển biến từ chế độ dân chủ nhân dân lên chế độ xã hội chủ nghĩa diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống x ã hội. Tuy nhiên, những biến chuyển của các lĩnh vực khác đều phải xoay quanh kinh tế mà cụ thể là phải góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Về văn hóa, Hồ Chí Minh chỉ r õ: “Văn hóa phải phục vụ sản xuất tiết kiệm, phục vụ nhân dân, phục vụ đoàn kết, phục vụ Tổ quốc. Cần xây dựng và phát triển thuần phong mỹ tục... Thuần phong mỹ tục là đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau sản xuất, tiết kiệm, vì vậy nên cần phát triển thuần phong mỹ tục”(10). Về giáo dục: “Thanh toán nạn mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn
- hóa. Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạn h công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao tr ình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”(11). Trong giáo dục, cần đặc biệt chú ý đến giáo dục thế hệ trẻ. Giáo dục thế hệ trẻ chính là một phương thức xây dựng xã hội tương lai ngay từ hiện tại. Đây là quan điểm thường trực trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tất cả đều do và vì phát triển sản xuất. Quan điểm coi sản xuất là nền tảng, là động lực cho sự vận động và phát triển của xã hội của Hồ Chí Minh chính là quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Bản thân Hồ Chí Minh cũng ý thức rất rõ về điều này. Người thấy rõ sự gặp gỡ của chủ nghĩa Mác - Lê- nin với quan điểm đề cao lao động trong truyền thống Việt Nam: Bác chỉ nói một điểm rất đơn giản “có thực mới vực được đạo” đó là duy vật, đó là gốc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Muốn ăn là phải sản xuất... Đảng ta không phải là đảng làm quan mà Đảng phải lo đời sống cho nhân dân, trước mắt là sản xuất. Rõ ràng là trong hiện thực, sản xuất là nền tảng của đời sống xã hội, và khi hiện thực ấy được khái quát thành lý luận, thì nó trở thành quan điểm “gốc” của chủ nghĩa Mác - Lê- nin, của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không xuất phát từ quan điểm “gốc” này để nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh thì rất dễ chệch hướng. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ dân chủ nhân dân không chỉ l à bước phủ định triệt để những tàn tích của chế độ thực dân, phong kiến, mà còn là môi trường, điều kiện để chủ nghĩa xã hội có thể ra đời từ đó, trong đó./. --------------------------------------------------------- (1), (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t 4, tr 56, 165 (3), (4) Hồ Chí Minh: Sđd, t 7, tr 210, 248(5) Văn kiện Đảng: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t 12, tr 434
- (6), (7) Hồ Chí Minh: Sđd, t 8, tr 226, 228 (8), (9), (10), (11) Hồ Chí Minh: Sđd, t 8, tr 349 412 - 413, 405, 281 – 282
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn thi Luật hình sự Việt Nam
5 p | 1461 | 722
-
Đề cương chi tiết môn học kinh tế đại cương
3 p | 354 | 76
-
Đảng chính trị và điều kiện cầm quyền
7 p | 235 | 52
-
Chuyên đề 4: Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương
14 p | 189 | 28
-
Bài giảng Bài 6: Hình thức nhà nước
0 p | 565 | 25
-
Tìm hiểu về LUẬT CÔNG ĐOÀN
7 p | 133 | 19
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT KINH TẾ
67 p | 135 | 14
-
Hệ thống pháp luật và chế độ pháp quyền
9 p | 100 | 13
-
Bài giảng Luật đất đai: Bài 2 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
23 p | 68 | 12
-
Bài giảng Luật hiến pháp Việt Nam: Chương 2 - Nguyễn Minh Nhật
18 p | 42 | 11
-
Ba thách thức của Quốc hội
6 p | 69 | 10
-
Tìm hiểu Luật báo chí
8 p | 121 | 9
-
Bài giảng Luật Hiến pháp: Bài 2 – ThS. Trần Ngọc Định
26 p | 59 | 8
-
SẮC LỆNH QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI
5 p | 88 | 5
-
Đề cương ôn tập học phần: Lý luận và pháp luật về quyền con người
454 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn