Vấn đề phân công lao động xã hội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vấn đề phân công lao động<br />
xã hội<br />
Bởi:<br />
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân<br />
<br />
<br />
Khái niệm phân công lao động xã hội<br />
<br />
Phân công lao động xã hội là việc chuyên môn hoá người sản xuất, mỗi người chỉ sản<br />
xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định, hay nói cách khác: Sự phân công lao động<br />
xã hội là cách điều chỉnh hạn chế một cách thích ứng những cá nhân vào những lĩnh vực<br />
nghề nghiệp đặc thù.<br />
<br />
Đặc điểm và tác dụng của việc phân công lao động xã hội<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tiền đề vật chất của sự phân công lao động trong xã hội là số lượng dân cư và mật độ<br />
dân số.phải có một mật độ dân số nào đó để có thể phát triển nột cách thuận lợi cho<br />
những giao dịch xã hội, cũng như để phối hợp các lực lượng nhờ thế mà năng xuất lao<br />
động tăng lên, khi số lượng công nhân tăng lên( do dân số tăng lên ) thì sức sản xuất của<br />
xã hội càng tăng lên theo tỷ lệ kép của sự tăng lên đó, nhân với hiệu quả của sự phân<br />
công lao động.<br />
<br />
Sự phân công lao động được hình thành khi có sự phân tán tư liệu sản xuất vào tay nhiều<br />
người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau. Sự phân công lao động xã hội xâm nhập vào<br />
tất cả các lĩnh vực của xã hội và đạt những người sản xuất hàng hoá độc lập " đối diện "<br />
với nhau, những người này chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh.<br />
<br />
Cơ sở của mọi sự phân công ao động phát triển là lấy trao đổi hàng hoá làm mỗt giá và<br />
có sự tách rời giữa thành thị và nông thôn.<br />
<br />
Đối với sự phân công lao động có một quy tắc chung là :puyền lực càng ít chi phối sự<br />
phân công lao động trong xã hội bao nhiêu, thì sự phân sự phân công lao động trong<br />
xí nghiệp sản xuất ngày càng phát triển bấy nhiêu, và ở đấy nó lại càng phụ thuộc vào<br />
quyền lực của một cá nhân.<br />
<br />
<br />
<br />
1/4<br />
Vấn đề phân công lao động xã hội<br />
<br />
<br />
Tác dụng<br />
<br />
Sự phân công lao động trong xã hội làm cơ sở chung cho mọi nền sản xuất hàng hoá,<br />
chính sự phân công lao động trong xã hội làm cho sức lao động trở thành hàng hoá.<br />
<br />
Sự phân công lao động đặt cơ sở cho việc hình thành những nghề nghiệp chuyên môn,<br />
những ngành chuyên môn nhằm nâng cao sức sản xuất.<br />
<br />
Sự phân công lao động theo vùng với ngành sản xuất chuyên môm hoá đặc trưng sẽ là<br />
yếu tố quyết định sự khai thác có hiệu quả và phát huy thế mạnh của vùng. Sự phân công<br />
lao động trong xã hội khi đã phát triển đến một trình độ nào đó thì sẽ dẫn đến sự phân<br />
công lao động ở tầm vi mô- các xí nghiệp, các hãng sản xuất - điều này làm cho các giai<br />
đoạn sản xuất ra sản phẩm bị chia nhỏ,sản phẩm được hoàn thiẹn về chất lượng, dễ dàng<br />
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật .Sự phân công lao động áp dụng tiến bộ khoa học<br />
kỹ thuật làm việc sản xuất đi vào chuyên môn hoá, nâng cao tay ngề của người sản xuất,<br />
tăng năng suất lao động xã hội.<br />
<br />
Hướng phân công và việc thực hiện ở nước ta<br />
<br />
Khi sản xuất hàng hoá ra đời, phát triển đến mức cao điển hình là ở xã hội tư bản thì đòi<br />
hỏi sự phân công lao động sâu sắc để đi vào chuyên môn hoá cao, đáp ứng nhu cầu, yêu<br />
cầu của nền kinh tế thị trường, từ trước tới nay trong xã hội đã xuất hiện ba lần phân<br />
công lao đọng xã họi lớn :<br />
<br />
Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt<br />
<br />
Xuất hiên nhiều ngành thủ công nghiệp<br />
<br />
Xuất hiện thương nghiệp<br />
<br />
ở nước ta muốn phát triển kinh tế hàng hoá phải phân công lại lao động xã hội cả trên<br />
mối quan hệ kinh tế quốc tế và trong nước.<br />
<br />
Đối với trong nước : tất yếu phải tiến hành phân công lao động xã hội trên phạm vi cả<br />
nước cũng như từng ngành, từng cơ sở. Sự phân công lao động xã hội trong quá trình<br />
chuyển sang cơ chế thị trường cần chú trọng các quy luật:<br />
<br />
Tỷ lệ và số tuyệt đối của lao động trong nông nghiệp giảm xuống, tỷ lệ và số tuyệt đối<br />
của lao động trong công nghiệp tăng lên .<br />
<br />
Tỷ lệ lao động trí óc ngày càng tăng lên và chiếm phần lớn trong tổng lao động xã hội .<br />
<br />
Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất ( dịch vụ, thương nghiệp ....)<br />
tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất .<br />
<br />
2/4<br />
Vấn đề phân công lao động xã hội<br />
<br />
<br />
Trong những năm trước mắt, ở nước ta hiện nay việc phân công lao động xã hội cần phải<br />
tiến hành trên tất cả các địa bàn. Tiến hành sắp xếp, phân bố lại chỗ hoặc chuyển một bộ<br />
phận từ nơi này sang nơi khác để xây dựng các vùng kinh tế mới. Tuy nhiên, chúng ta<br />
cần đặc biệt chú trọng ưu tiên cho việc sắp xếp, điều chỉnh lại chỗ vì điều đó cho phép<br />
từng địa phương, từng đơn vị cơ sở tự khai thác hết tiềm năng ,những thế mạnh sẵn có<br />
của đơn vị mình, đồng thời từng bước hình thành các cụm kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ<br />
nông thôn cũng như ở thành thị.<br />
<br />
Đối với quốc tế : Để tham gia và phân công lại lao động xã hội cả trên mối quan hệ kinh<br />
tế quốc tế chúng ta cần hiểu rõ những đặc điểm và xu hướng hiện đại của nền kinh tế thế<br />
giới, đó là những đặc điểm sau:<br />
<br />
Nền kinh tế thế giới là một thể thồng nhất , bao gồm các nền kinh tế khu vực và quốc<br />
gia rất đa dạng , phát triển không đồng đều, chứa đựng nhiều mâu thuẫn.<br />
<br />
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại , đang diễn ra quá trình<br />
quốc tế hoá kinh tế , cụ thể là :<br />
<br />
Đẩy mạnh sự phân công lao động giữa các khu vực trên thế giới và giữa các quốc gia<br />
trong từng khu vực .<br />
<br />
Tăng cường hợp tác và nhất thể hoá kinh tế thế giới, đặc biệt là phạm vi từng khu vực<br />
<br />
Là một quốc gia phát triển , Việt Nam có những lợi thế can bản để có thể tham gia tích<br />
cực vào phân công lao động khu vực và quốc tế. Những lợi thế đó trước hết là :<br />
<br />
Vị trí địa lý thuận lợi : Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa , tự nhiên Việt Nam rất<br />
phong phú và đa dạng , khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây á , Đông phi , Tây<br />
phi. Đặc điểm này có tác động sâu sắc đến cơ cấu, quy mô và hướng phát triển kinh tế -<br />
xã hội của Việt Nam . Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương , gần trung tâm<br />
Đông Nam á có vùng biển chủ quyền rộng lớn và giàu tiềm năng, dễ dàng phát triển<br />
kinh tế - thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên<br />
thế giới. Việt Nam nằm trong khu vực diễn ra các hoạt động sôi động nhất thế giới trước<br />
thế kỷ 21, các nước ASEAN mà Việt Nam là thành viên chính thức kể từ tháng 7/95<br />
đang ngày càng chiếm địa vị cao trong nền kinh tế thế giới/<br />
<br />
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng.<br />
<br />
Nguồn tài nguyên nhân văn phong phú bao gồm bản thân con người và hệ thống giá trị<br />
do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử dân tộc . Đường lối đổi mới<br />
và chính sách mở cửa do Đảng ta đề ra từ đại hội thứ sáu đã mang lại kết quả rất uan<br />
trọng , tạo ra môi trường thuận lợi để Việt Nam tham gia ngày càng tích cực vào phân<br />
công lao động trong khu vực và quốc tế , nhanh chóng hoà nhập vào thị trường quốc tế.<br />
<br />
<br />
<br />
3/4<br />
Vấn đề phân công lao động xã hội<br />
<br />
<br />
Để nâng cao vai trò và vị trí của Việt Nam trong hệ thống phân công lao động khu vực<br />
quốc tế , đòi hỏi phát huy tinh thần tự lục tự cường và những lợi thế nói trên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4/4<br />