intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề quản trị chi phí để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Vấn đề quản trị chi phí để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay" tiếp cận phân tích vấn đề từ góc độ quản trị chi phí để đưa ra các hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp thủy sản thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề quản trị chi phí để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Mai Thị Diệu Hằng Khoa Quản lý Kinh doanh - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Email: maithidieuhang@haui.edu.vn Tóm tắt: Tăng trưởng “nóng” của nuôi trồng và chế biến thủy sản đã kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là gây áp lực lên môi trường và đa dạng sinh học. Đứng trước xu thế phát triển mới, ngành thủy sản buộc phải nỗ lực chuyển đổi sang mô tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững. Nghiên cứu tiếp cận phân tích vấn đề từ góc độ quản trị chi phí để đưa ra các hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp (DN) thủy sản thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Từ khóa: tăng trưởng xanh, doanh nghiệp thủy sản, quản trị chi phí 1. Đặt vấn đề Hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Ngành thủy sản có quá trình hội nhập sớm và trên 90% các sản phẩm thủy sản được xuất khẩu, đi khoảng 164 quốc gia trên thế giới. Với vị thế là quốc gia ven biển có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á, ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đạt tốc độ tăng trưởng cao, quy mô và giá trị sản xuất lớn, có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tăng trưởng “nóng” của nuôi trồng và chế biến thủy sản đã kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là gây áp lực lên môi trường và đa dạng sinh học. Trong 5 năm trở lại đây, từ năm 2017 đến năm 2022, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình lớn nhằm hỗ trợ, cũng như định hướng cho ngành thủy sản trong tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững. Trong số đó có thể kể đến: Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030; Quyết định số 79/QĐ- TTg, ngày 18/01/2018 ban hành Kế hoạch hành đồng Quốc gia phát triển bền vững ngành Tôm đến năm 2025; Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 11/3/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt cho thấy, mục tiêu đến năm 2045 là 410 Kinh tế và Dự báo
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học - công nghệ tiên tiến, có vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển. Đây vừa là cơ hội mới, vừa là thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam thực hiện phát triển bền vững trong giai đoạn sắp tới. Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế mà ngành thủy sản Việt Nam có thể tận dụng, tạo bước đà để phát triển thì cũng đối mặt với không ít khó khăn. Theo Trung tâm Hợp tác Quốc tế và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) nhận định, 3 thách thức lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam khi phát triển bền vững là: môi trường, kinh tế và các vấn đề xã hội. Theo đó, (i) Ngành thủy sản cần có nhiều hơn nữa các biện pháp làm sao để giảm thiểu đến mức tối đa các cái tác động xấu của vấn đề nuôi đến môi trường xung quanh liên quan đến nguồn đất, nguồn nước, hệ sinh thái; (ii) Ngành thủy sản phải đảm bảo vấn đề về trách nhiệm xã hội đối với người lao động làm việc trong các trại nuôi, giảm thiểu các tác động xấu, cũng như các mâu thuẫn với cộng đồng xung quanh; (iii) Ngành thủy sản cần phải chọn các mô hình canh tác bền vững (như mô hình sinh thái, hữu cơ, mô hình nuôi sử dụng vi sinh… hay các mô hình tương ứng với biến đổi khí hậu, mô hình sử dụng thân thiện với môi trường trong khai thác) để giảm thiểu các tác động đối với môi trường và đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững mà bên mua hàng, cũng như các nước nhập khẩu đưa ra. Theo thống kê cả nước hiện có 825 DN chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu và 3.280 DN, tổ hợp tác chế biến quy mô nhỏ phục vụ tiêu thụ nội địa [1]. Đa phần các cơ sở này đều là các DN nhỏ và vừa, có tiềm lực kinh tế hạn chế, kỹ thuật lạc hậu nên trong sản xuất thường phát sinh nước thải với hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ rất cao, lưu lượng xả thải lớn, vị trí sản xuất thường nằm ở khu vực ven sông, ven biển và nơi có nhiều cư dân sinh sống làm ảnh hưởng đến môi trường và các hệ sinh thái ven sông, ven biển... Tuy nhiên, do yêu cầu của sự phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, các DN thủy sản buộc phải thay đổi phương thức sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững để lưu thông hàng hóa. Nhưng, để đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn thì chi phí của quá trình sản xuất - kinh doanh không hề giảm mà có xu hướng tăng. Vì vậy, quản trị chi phí có hiệu quả để hội tụ nguồn lực cho tăng trưởng xanh, đạt mục tiêu hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh hiện nay là một trong những giải pháp quan trọng để các DN thủy sản tồn tại và phát triển trong thời gian sắp tới. 2. Nhận dạng chi phí môi trường trong các DN thủy sản Việt Nam Chi phí môi trường có thể hiểu là các chi phí gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường của DN. Chi phí này bao gồm các chi phí để ngăn ngừa, tiêu hủy, lập kế hoạch, kiểm soát, thay đổi hành động và khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra ở công ty và ảnh hưởng tới chính phủ và mọi người (UNDSD, 2001). Như vậy, khi thực hiện sản xuất kinh - doanh, DN phải chấp nhận và chi trả chi phí môi trường. Chi phí môi trường được vốn hóa hoặc tính vào chi phí thời kỳ hoạt động của DN. Các chi phí liên quan đến môi trường được phân thành 4 loại, cụ thể: Economy and Forecast Review 411
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP (i) Nhóm chi phí xử lý chất thải, bao gồm: Chi phí khấu hao các thiết bị, tài sản liên quan đến xử lý chất thải; Chi phí vật liệu trong các hợp đồng vận hành, bảo dưỡng, chi phí kiểm tra và các chi phí khác để vận hành những thiết bị, phương tiện xử lý môi trường; Chi phí nhân công trực tiếp trong thời gian xử lý rác thải, khí thải của các hoạt động đầu tư và lương của bộ phận quản lý, giám sát các hoạt động này; Các khoản phí và thuế đối với chi phí về chôn lấp, tiêu hủy chất thải, đổ rác, vệ sinh cống rãnh, chi phí cấp phép và thuế môi trường, thuế tài nguyên (nếu có)...; Các khoản nộp phạt do không tuân thủ quy định về môi trường, bồi thường thiệt hại tài nguyên thiên nhiên...; Số tiền đóng bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến môi trường; Các khoản dự phòng cho các chi phí dọn vệ sinh và sửa chữa, đền bù: Mục đích của các khoản dự phòng là tính toán và dự trù trước những chi phí phát sinh trong các hoạt động của công ty có liên quan đến môi trường (ví dụ: tràn dầu, rò rỉ hóa chất…). (ii) Nhóm chi phí quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường. Nội dung chủ yếu của chi phí này là các khoản chi hàng năm cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất tránh gây ô nhiễm môi trường và những chi phí nguyên vật liệu, sử dụng các kỹ thuật làm sạch theo tiêu chuẩn môi trường. Loại chi phí này bao gồm: Chi phí cho các khoản đầu tư bổ sung để lắp đặt công nghệ làm sạch, làm giảm hoặc là ngăn ngừa chất thải, khí thải vào môi trường; Chi phí trả cho các dịch vụ thuê ngoài để quản lý môi trường, như: dịch vụ tư vấn môi trường, chi bồi dưỡng cho người lao động làm việc trong các chương trình môi trường, như: các hoạt động đào tạo, kiểm toán, thực hiện và tuyên truyền; Chi phí nghiên cứu và phát triển là những chi phí liên quan đến các hoạt động nghiên cứu hướng đến phát triển và nhằm cải thiện môi trường; Chi phí quản lý môi trường khác, như: chi phí cho hoạt động tài trợ môi trường và phát hành các báo cáo về môi trường. (iii) Nhóm chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải. Những chi phí liên quan đến nội dung này gồm: Nguyên vật liệu thô - các loại nguyên vật liệu thô đưa vào quá trình sản xuất, nhưng nằm ở dạng phế phẩm và được tiêu hủy như chất thải rắn, nước thải hoặc khí thải; Bao bì - giá trị thu mua của các vật liệu bao bì phế thải; Nguyên vật liệu phụ - các nguyên vật liệu phụ được thải ra trong quá trình sản xuất; Nguyên liệu hoạt động - các vật liệu sử dụng trong hoạt động của DN như rác thải văn phòng, hóa chất, dung môi, chất tẩy rửa (không phải là thành phần của sản phẩm) và các loại khác đi cùng với phế thải; Nước - loại chi phí này tổng hợp tất cả các nguyên vật liệu khác, chuyển đến thiết bị xử lý nước thải bao gồm cả chi phí mua nguồn nước; Năng lượng - tỷ lệ chi phí của quá trình chuyển đổi năng lượng không có ích trong hoạt động sản xuất; Chi phí xử lý phế thải - những chi phí thuộc về giờ công lao động, khấu hao và các nguyên vật liệu hoạt động tiêu hao trong số lượng nguyên vật liệu có dùng trong sản xuất, nhưng không tạo ra thành phẩm và trở thành phế thải. (iv) Nhóm chi phí tái chế cũng được ước tính và ghi nhận. Loại chi phí này bao gồm: Giờ công lao động, khấu hao và các nguyên vật liệu hoạt động tiêu 412 Kinh tế và Dự báo
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP hao trong số lượng nguyên vật liệu có dùng trong sản xuất nhưng không tạo ra thành phẩm và trở thành phế thải. Như vậy, đứng ở góc độ quản trị chi phí môi trường của DN, có thể tổng hợp thành 5 dạng chi phí môi trường cơ bản sau: - Dạng 1: Các chi phí trực tiếp cho sản xuất, như: vốn đầu tư, thiết bị, lao động, khấu hao, nguyên vật liệu và xả thải. - Dạng 2: Các chi phí ẩn tiềm năng và các chi phí gián tiếp cho sản xuất không được phân bổ vào sản phẩm hay quá trình sản xuất. - Dạng 3: Các chi phí không lường trước, như: các khoản tiền phạt do vi phạm, không tuân thủ các quy định môi trường, các chi phí trách nhiệm làm sạch trong tương lai, chi phí kiện cáo, tố tụng do làm hư hại tài sản và sức khoẻ cá nhân, chi phí bồi thường thiệt hại tài nguyên thiên nhiên và chi phí đền bù các tai nạn, sự cố công nghiệp. - Dạng 4: Chi phí liên quan đến việc xây dựng uy tín doanh nghiệp và chi phí quan hệ được công ty chi trả, thuộc về các loại chi phí khó định lượng được, như: sự chấp thuận của người tiêu dùng, sự trung thành, tín nhiệm của khách hàng, uy tín thương hiệu sản phẩm, tinh thần làm việc và kinh nghiệm quý báu của công nhân, các quan hệ đoàn thể, hình ảnh DN và các quan hệ cộng đồng. Các chi phí này khó xác định và ít khi được nhận diện một cách tách biệt trong một hệ thống hạch toán. - Dạng 5: Các chi phí ngoại ứng (hay còn gọi là các chi phí xã hội) thường được nhắc đến như các chi phí bên ngoài, đó là các chi phí cho những gì mà DN không phải chi trả một cách trực tiếp. Theo đó, chi phí môi trường đối với DN chế biến thủy sản ở Việt Nam được xác định theo các tiêu chí: (i) Chi phí phát sinh trong quá trình trực tiếp chế biến sản phẩm, kể cả chi phí để sàn lọc, tuyển chọn nguyên liệu đầu vào; (ii) Chi phí tổn thất nguyên liệu, năng lượng, nước trong quá trình chế biến; (iii) Các chi phí phục hồi sức khỏe, trang bị bảo hộ cho nhân công trong môi trường độc hại; (iv) Chi phí xử lý môi trường, lệ phí môi trường; (v) Các chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó, các chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm: Các chi phí cho việc ngăn ngừa ô nhiễm và quản lý môi trường (như: chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí cho các đầu tư bổ sung công nghệ để làm sạch môi trường, chi phí nhân sự quản lý môi trường); Chi phí xử lý chất thải và khí thải (như: chi phí khấu hao các thiết bị liên quan đến việc xử lý chất thải, chi phí nhân công liên quan, chi phí vật liệu cho hoạt động của thiết bị) và các khoản phạt do vi phạm pháp luật về môi trường, thuế, phí môi trường. Ngoài ra, chi phí môi trường trong các DN/cơ sở chế biến thủy sản, còn có thêm chi phí vật liệu của phế thải là giá trị của các vật liệu nằm trong các đầu ra phi sản phẩm (như: chất thải rắn, nước thải...) và các chi phí chế biến phát sinh không tạo ra thành phẩm, như: chi phí lao động và chi phí khấu hao thiết bị để chế biến các đầu ra phi sản phẩm. Nhận dạng và hiểu rõ các khoản chi phí môi trường sẽ giúp DN thủy sản Việt Nam đo lường, xử lý chính xác các chi phí, phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định quản lý DN. Economy and Forecast Review 413
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 3. Những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng xanh của các DN thủy sản Việt Nam - Nhìn từ 2 DN điển hình Nghiên cứu lựa chọn 2 DN thủy sản điển hình niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, mã chứng khoán MPC và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, mã chứng khoán VHC, đều có thực hiện cam kết tăng trưởng xanh trong hoạt động kinh doanh, để tiến hành phân tích, từ đó đưa ra khuyến nghị hàm ý quản trị giúp DN thủy sản giảm thiểu chi phí không hợp lý, tăng tích lỹ thúc đẩy đầu tư xanh, phát triển bền vững. 3.1. Kết quả tăng trưởng của 2 DN trong nghiên cứu điển hình Đối với các DN thủy sản, để đạt được những kết quả tốt trong bối cảnh khó khăn sau đại dịch Covid-19 và tăng năng lực xuất khẩu vào các thị trường “khó tính” (như: Mỹ, Anh, Nhật bản, Cannada, Hà Lan, Thụy Sĩ), thì các DN không chỉ tập trung cho sản suất mà còn tập trung vào đáp ứng các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản, như: ASC, GlobalGAP và BAP. Bên cạnh đó, các DN còn không ngừng thực hiện tốt các quy tắc tiêu chuẩn về chất lượng sản xuất sản phẩm, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, về môi trường sinh thái. Cụ thể, 2 DN nghiên cứu điển hình là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) đều đạt 10/12 chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (Bảng1). Bảng 1: Thống kê số lượng giấy chứng nhận chất lượng của một số DN thủy sản Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Mã Global UKAS ISO 9001 EU US. BSCI HACCP ASC GMP BAP HALAL IFS CK GAP intertek ISO 22000 CODE FDA BRC MPC x x x x x x x x x x SJ1 x x x x x x x TS4 x x x x x x x VHC x x x x x x x x x x Nguồn: Tác giả tổng hợp từ công bố của các DN Nhờ nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa, 2 DN là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) đã nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng nhanh với các biến động của môi trường kinh doanh để nhận về kết quả kinh doanh khả quan, cho dù dịch Covid-19 có những tác động nặng nề đến nền kinh tế trong nước và thế giới. Theo đó, năm 2021, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã vượt qua 800 DN xuất khẩu thủy sản để giành “ngôi vương” xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước với doanh số trên 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản; còn Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn với doanh số trên 276 triệu USD, chiếm 3,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đã đứng thứ 3 trong bảng xếp 414 Kinh tế và Dự báo
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP hạng những DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất [7]. Quy mô tài sản của 2 DN này đều đang tăng trưởng (Bảng 2), cho dù 3 năm qua các DN nói chung đã gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy, mô hình tăng trưởng xanh hóa đã giúp 2 DN thủy sản lớn đang có bước đi vững chắc hướng đến phát triển bền vững. Bảng 2: Tăng trưởng của 2 DN thủy sản điển hình giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: Tỷ đồng MPC MPC MPC VHC VHC VHC TT Chỉ tiêu 2021 2020 2019 2021 2020 2019 1 Tổng tài sản 9.559 8.935 8.064 8.737 7.201 6.612 2 Nợ phải trả 4.067 3.613 3.042 2.853 2.026 1.735 3 Tỷ lệ nợ (%) 42,5 40,4 37,7 32,6 28 26,2 4 Doanh thu thuần 13.577 14.329 16.998 9.054 7.037 7.867 5 Lợi nhuận sau thuế 656 673 444 1.106 719 1.179 6 ROS - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 4,8 4,7 2,6 12,2 10,2 14,9 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất - đã kiểm toán Nhìn vào tương quan lợi nhuận sau thuế của 2 DN cho thấy có điểm chung là sự tăng trưởng lợi nhuận khá độc lập với quy mô tài sản (Bảng 2). Nghĩa là quy mô tài sản có xu hướng tăng dần đều, nhưng lợi nhuận thì không như vậy. Quy mô tài sản năm 2019 của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn tuy nhỏ hơn hơn nhiều năm 2021, nhưng mức lợi nhuận lại tương đương. Hay, tốc độ tăng lợi nhuận của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thấp hơn tốc độ tăng quy mô tài sản khá nhiều. Ở khía cạnh so sánh với doanh thu, năm 2019 Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có doanh thu cao hơn năm 2021, nhưng lợi nhuận sau thuế lại nhỏ hơn khá nhiều. Tương tự, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn dù doanh thu năm 2021 cao hơn nhiều so với năm 2019, nhưng lợi nhuận lại chưa bằng năm 2019. Như vậy, cả 2 DN trong quan sát đều xảy ra tình huống doanh thu cao mà lợi nhuận lại không tăng cao tương ứng. Điều này chỉ ra rằng, vấn đề quản trị chi phí 3 năm qua có ảnh hưởng lớn đến kết quả sau cùng của mỗi DN. 3.2. Hiệu quả quản trị chi phí của 2 DN trong nghiên cứu điển hình Nguồn vốn tham gia vào quá trình sản xuất, nuôi trồng thủy sản không đơn thuần là nguồn tài chính, nhân lực hay công nghệ như các DN sản xuất - kinh doanh ở lĩnh vực khác, mà còn có một nguồn vốn đặc biệt đó là “vốn tự nhiên”. Vì thế có thể nói, tăng trưởng xanh là tất yếu đối với các DN thủy sản. Vấn đề là làm sao để quản trị chi phí sản xuất, kinh doanh hiệu quả góp phần giúp DN thủy sản hội tụ nguồn lực cho tăng trưởng xanh và hiệu quả kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Economy and Forecast Review 415
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Bảng 3: Tổng hợp chi phí của 2 DN thủy sản điển hình giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: Tỷ đồng MPC MPC MPC VHC VHC VHC TT Chỉ tiêu 2021 2020 2019 2021 2020 2019 1 Doanh thu thuần 13.577 14.329 16.998 9.054 7.037 7.867 2 Giá vốn hàng bán 11.636 12.800 15.313 7.298 6.022 6.334 3 Giá vốn hàng bán/Doanh thu (%) 85 89 90 80 85 80 4 Chi phí tài chính 86 121 266 106 101 89 5 Chi phí bán hàng 903 670 874 343 171 251 6 Chi phí quản lý DN 322 205 197 213 148 148 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất - đã kiểm toán Từ tổng hợp chi phí của 2 DN thủy sản điển hình giai đoạn 2019-2021 cho thấy, doanh thu thuần của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có sự sụt giảm do ảnh hưởng của việc giảm xuất khẩu (Bảng 3). Đây là yếu tố khách quan mà Tập đoàn thủy sản Minh Phú khó kiểm soát. Tuy nhiên, tỷ lệ Giá vốn hàng bán/Doanh thu lại giảm, điều này chứng tỏ DN đã có những giải pháp tốt hơn trong quản trị chi phí sản xuất sản phẩm. Việc giảm được chi phí dẫn đến Giá vốn hàng bán giảm phần nào khẳng định được mô hình sản xuất của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đang dần được cải thiện trở nên phù hợp với xu hướng tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, từ Bảng 3 cũng có thể thấy, chi phí tài chính của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đang giảm dần, trong đó một phần do chi phí lãi vay giảm, phải chăng DN này đã tiếp cận được với nguồn tài chính xanh với những ưu đãi có lợi về lãi suất. Thành công của mô hình sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn thủy sản Minh Phú biểu hiện ở chỉ số ROS năm 2021 là 4,8% tăng cao so với 2,6 % trong năm 2019 (Bảng 2). Tuy vậy, nếu so sánh 2 DN nghiên cứu điển hình với nhau thì sẽ thấy, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thấp hơn nhiều so với Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Điều này phản ánh Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đang quản trị chi phí tốt hơn Tập đoàn thủy sản Minh Phú. Trong khi, việc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn có mức chi phí sản xuất thấp là do đã có những đổi mới công nghệ theo chiều sâu một cách toàn diện hơn những năm qua. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn thấp hơn, như vậy dù rằng, không tận dụng được đòn bẩy tài chính, nhưng lại tiết kiệm được chi phí tài chính. Nhờ vậy, mặc dù tốc độ tăng lợi nhuận không được cùng tốc độ với tăng doanh thu, nhưng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn khá ổn định (Bảng 2). Với bối cảnh khôi phục sản xuất - kinh doanh sau đại dịch Covid-19, lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đạt 656 tỷ đồng là kết quả rất tích cực. 416 Kinh tế và Dự báo
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Nhưng, những năm tiếp theo cần chú ý tới kiểm soát chi phí bán hàng, chi phí cho marketing xanh và chi phí quản lý doanh nghiệp hướng tới nguồn nhân lực nhiều hơn, thì lợi nhuận sẽ tăng trưởng bền vững. Chỉ số ROS của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đang ở mức khá thấp, đã thể hiện ra hiệu quả kinh doanh chưa cao. Theo quan sát mặc dù hoạt động quản trị chi phí của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đang tốt dần lên, nhưng chưa có những điểm bứt phá và DN cần tiếp tục chú trọng vào các biện pháp giảm chi phí bền vững. Đồng thời, nếu muốn gia tăng hiệu quả tăng trưởng xanh, thì cần chú ý tới công tác quản trị nội bộ, theo hướng cần đồng bộ hóa các hoạt động chuẩn mực của công ty mẹ tới từng công ty con. Đặc biệt là trong vấn đề khai thác đúng đắn nguồn vốn tự nhiên mà các đơn vị có để gia tăng giá trị cho quá trình sản xuất - kinh doanh. Điều này đỏi hỏi nâng tầm nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn của các đơn vị nhằm gia tăng sáng tiến cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, thực hiện mạnh mẽ trách nhiệm xã hội. 4. Một số hàm ý quản trị đối với DN thủy sản Việt Nam Đối với các DN thủy sản, nhất là các DN có hoạt động xuất khẩu, thì tăng trưởng xanh là “sống còn” vì nhiều nước không chấp nhận nhập khẩu những hàng hóa không được sản xuất theo quy trình thân thiện môi trường. Như vậy, không hề có sự mâu thuẫn giữa vấn đề hiệu quả kinh tế với vấn đề chi phí nhiều hơn cho tăng trưởng xanh. Các DN thủy sản trên cơ sở này cần chú trọng thay đổi cơ cấu chi phí, cơ cấu đầu tư cho những hoạt động sản xuất đem lại tăng trưởng xanh và bền vững hơn cho thời gian tới, với các hành động cụ thể: Một là, cần chủ động áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn để giảm thiểu các tổn thất về nguyên vật liệu và năng lượng sử dụng, nhất là trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả nguyên vật liệu leo thang không ngừng như hiện nay. Hai là, cần lập kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn, đem lại hình ảnh về một môi trường xanh sẽ là điều kiện để DN tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính. Ba là, thực hiện hoạt động sản xuất sạch hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó tăng doanh thu bán hàng, đồng thời gián tiếp giảm chi phí. Bốn là, chủ động trong các hoạt động cộng đồng, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về các vấn đề môi trường góp phần tạo nên làn sóng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xanh. 5. Kết luận Đối với các DN thủy sản, nhất là các DN có hoạt động xuất khẩu, thì tăng trưởng xanh là “sống còn” vì nhiều nước không chấp nhận nhập khẩu những hàng hóa không được sản xuất theo quy trình thân thiện môi trường. Do đó, các DN thủy sản cần nhận thức sâu sắc hơn về “vốn tự nhiên”, bởi phát triển làm giàu nguồn vốn này chính là hội tụ được các nguồn lực tối ưu, tiết kiệm chi phí cho sản xuất. Vốn tự nhiên có thể được cải thiện hoặc xuống cấp do những hành Economy and Forecast Review 417
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP động của con người theo thời gian. Các DN thủy sản sẽ chính là những tổ chức có thể cải thiện được vốn tự nhiên dùng trong ngành hoặc ngược lại. Như vậy, không hề có sự mâu thuẫn giữa vấn đề hiệu quả kinh tế với vấn đề chi phí nhiều hơn cho tăng trưởng xanh. Các DN thủy sản trên cơ sở này cần chú trọng thay đổi cơ cấu chi phí, cơ cấu đầu tư cho những hoạt động sản xuất đem lại sự tăng trưởng bền vững hơn trong thời gian tới. Các DN thủy sản hoàn toàn có thể kết hợp hiệu quả: sản xuất bền vững và cải tiến sinh thái. Đây chính là tiêu chuẩn của tăng trưởng xanh do tổ chức OECD và Eurostat khuyến cáo.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2022). Báo cáo thống kê về phát triển hệ thống công nghiệp chế biến thủy sản 2. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (2019-2021). Báo cáo thường niên, các năm từ năm 2019 đến năm 2021 3. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (2022). Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021 4. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2019-2021). Báo cáo xuất khẩu thủy sản, các năm từ năm 2019 đến năm 2021 5. UNDSD (2001). Báo cáo tổng quát về chi phí môi trường của Uỷ ban Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc 6. Vũ Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013). Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính 7. Tập đoàn thủy sản Minh Phú (2021). Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 - đã kiểm toán 8. Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) (2021). Báo cáo đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam 418 Kinh tế và Dự báo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2