Vấn đề sử dụng đồng tiền trong quá trình lập và trình bày BCTC
lượt xem 55
download
Vấn đề sử dụng đồng tiền trong quá trình lập và trình bày BCTC tại các DN có các hoạt động ở nước ngoài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa đang là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam. Hiện nay đã có một số các công ty trong nước đang mở rộng hoạt động của mình vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và tham gia hoạt động thương mại quốc tế....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề sử dụng đồng tiền trong quá trình lập và trình bày BCTC
- Vấn đề sử dụng đồng tiền trong quá trình lập và trình bày BCTC tại các DN có các hoạt động ở nước ngoài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa đang là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam. Hiện nay đã có một số các công ty trong nước đang mở rộng hoạt động của mình vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Thực tế này đòi hỏi cần có những quy định về nguyên tắc và phương pháp kế toán cụ thể đối với các giao dịch bằng ngoại tệ cũng như việc chuyển đổi các báo cáo tài chính (BCTC) bằng ngoại tệ của những công ty con sang đơn vị tiền tệ lập BCTC hợp nhất của công ty mẹ. Nhằm giải quyết vấn đề trên, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standars Committee- IASC) đã nghiên cứu và công bố các quy định và hướng dẫn liên quan trong Chuẩn mực quốc tế về kế toán (International Accounting Standard- IAS) số 21. Ở Việt Nam, từ năm 1989 cùng với việc chính thức áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, vấn đề tỷ giá hối đoái thực sự được đặt ra và Bộ Tài chính cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể theo từng giai đoạn. Hiện tại chúng ta đã ban hành Chuẩn mực kế toán số 10 “Ảnh hưởng của các thay đổi tỷ giá hối đoái” để hướng dẫn các DN hạch toán, lập và trình bày báo cáo tài chính. Nhằm góp phần làm rõ các nội dung có liên quan đến Chuẩn mực kế toán từ đó nâng cao mức độ thực hiện chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn, nội dung bài viết này hướng trọng tâm vào vấn đề sử dụng đồng tiền khi lập và trình bày Báo cáo tài chính của DN. Xác định đồng tiền chính thức. Khi DN lập BCTC, cho dù là một DN độc lập, một DN có các hoạt động ở nước ngoài (công ty mẹ) hay một hoạt động nước ngoài (công ty con hoặc chi nhánh), yêu cầu đặt ra là mỗi cơ sở riêng rẽ kể cả nằm trong DN báo cáo xác định đồng tiền chính thức của họ và phải dùng đồng tiền chính thức để đo lường kết quả và tình hình tài chính bằng đồng tiền đó. Đồng tiền chính thức là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi DN đang hoạt động. Môi trường kinh tế chủ yếu mà cơ sở đang hoạt động là một môi trường tạo ra và sử dụng tiền một cách chủ yếu. DN xác định đồng tiền chính thức cần xem xét những nhân tố sau: - Là đồng tiền ảnh hưởng chủ yếu đến giá bán của hàng hóa và dịch vụ (thường là đồng tiền trong giá bán hàng hóa và dịch vụ được xác định và thanh toán) - Là đồng tiền ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí nhân công, chi phí vật liệu và chi phí khác để sản xuất hàng hóa và dịch vụ (thường là đồng tiền mà chi phí được xác định và thanh toán)
- Ngoài những nhân tố trên còn có thể sử dụng thêm một số điều kiện khác khi xác định đồng tiền chính thức: - Đồng tiền mà nguồn tài chính thu được từ các hoạt động tài chính páht sinh (nghĩa là phát sinh nợ và công cụ vốn) - Đồng tiền mà các khoản thu từ hoạt động kinh doanh luôn được giữ lại Riêng hoạt động ở nước ngoài việc xác định đồng tiền chính thức có tương tự như đồng tiền chính thức của DN báo cáo hay không tùy thuộc vào những nhân tố thêm sau: - Hoạt động của cơ sở nước ngòai tiến hành như là một phần mở rộng của DN báo cáo (ví dụ hoạt động nước ngoài chỉ bán hàng hóa nhập khẩu từ DN báo cáo và chuyển tiền bán hàng về DN báo cáo) - Các giao dịch của hoạt động ở nước ngoài với DN báo cáo chiếm tỷ lệ cao - Lưu chuyển tiền của hoạt động ở nước ngoài ảnh hưởng một cách trực tiếp đến lưu chuyển tiền của DN báo cáo và có thể sẵn sàng chuyển đến DN báo cáo. Khi những chỉ dẫn trên bị lẫn lộn và đồng tiền chính thức không rõ ràng, thì ban quản lý sử dụng sự xét đoán của mình để xác định đồng tiền chính thức, sao cho nó bộc lộ một cách trung thực nhất tác động kinh tế của các giao dịch, sự kiện và điều kiện cơ bản. Và như vậy, một khi được xác định thì đồng tiền chính thức không thay đổi, trừ khi có sự thay đổi về các giao dịch, sự kiện và điều kiện cơ bản. Nếu đồng tiền chính thức là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát, thì BCTC của DN phải được trình bày lại để phù hợp với sự biến động của đồng tiền trong nền kinh tế siêu lạm phát. Xác định đồng tiền trình bày BCTC Theo chúng tôi, nên cho phép một DN trình bày BCTC bằng một loại tiền (hoặc nhiều loại tiền) có thể khác với đồng tiền chính thức. Điều này thích hợp trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà đa số các tập đoàn lớn gồm nhiều hoạt động nước ngoài có nhiều loại đồng tiền chính thức khác nhau. Đối với các tập đoàn này, họ không chắc chắn đồng tiền nào là đồng tiền trình bày BCTC, hay tại sao loại tiền này thích hợp hơn loại tiền khác. Họ cũng chỉ ra rằng ban quản lý có thể không sử dụng một loại đồng tiền khi kiểm soát và giám sát tình hình hoạt động và tài chính của tập đoàn. Hơn nữa, họ lưu ý trong một số phạm vi pháp lý, các DN được yêu cầu trình bày BCTC bằng đồng tiền địa phương, thậm chí khác với đồng tiền chính thức. Do đó, nếu Chuẩn mực về BCTC yêu cầu trình bày BCTC bằng đồng tiền chính thức, thì một số DN
- phải trình bày 2 bộ BCTC: BCTC tuân theo chuẩn mực được trình bày bằng đồng tiền chính thức và BCTC tuân theo quy định của nước sở tại được trình bày bằng một loại đồng tiền khác. Phương pháp chuyển đổi sang đồng tiền trình bày BCTC Nếu đồng tiền trình bày BCTC khác với đồng tiền chính thức của DN, thì kết quả và tình hình tài chính của DN được chuyển sang đồng tiền trình bày BCTC theo phương pháp sau: Khi đồng tiền chính thức không phải là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát: - Tài sản và nợ phải trả (bao gồm số tiền khoản mục so sánh) được chuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ tại ngày lập Bảng cân đối kế toán đó; - Thu nhập và chi phí (bao gồm số tiền khoản mục so sánh) được chuyển đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày phát sinh giao dịch; - Mọi kết quả của chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận như là thành phần độc lập của vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý thêm khi một cơ sở ở nước ngoài được hợp nhất nhưng không phải là sở hữu toàn bộ thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế phát sinh từ việc chuyển đổi và gắn liền với phần đầu tư vào cơ sở ở nước ngoài của cổ đông thiểu số phải được phân bổ và được báo cáo như là một phần sở hữu của cổ đông thiểu số tại cơ sở ở nước ngoài trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Khi đồng tiền chính thức là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát: Mọi khoản (khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, kể cả các khoản so sánh) sẽ được chuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ của Bảng cân đối kế toán mới nhất, ngoại trừ các khoản mục so sánh (được trình bày liên quan đến BCTC năm trước) đã được chuyển đổi sang đồng tiền của nền kinh tế không phải siêu lạm phát. Tóm tắt phương pháp chuyển đổi qua Bảng điều chỉnh tỷ giá của đồng tiền ghi sổ sang đồng tiền được dùng để lập BCTC như sau: Phương pháp chuyển đổi sang đồng tiền trình bày BCTC (đồng tiền chính thức khác đồng tiền trình bày BCTC): xem bảng. TCK nn: chuyển đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ tại ngày lập BCĐKT năm nay. TCK nt: chuyển đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ tại ngày lập BCĐKT năm trước. TP/S nn: chuyển đổi theo tỷ giá thực tế ngày phát sinh hay tỷ giá trung bình của năm nay. TP/S nt: chuyển đổi theo tỷ giá thực tế ngày phát sinh hay tỷ giá trung bình của năm trước.
- Chỉ tiêu Đồng tiền chính thức là đồng tiền của nền kinh tế (năm nay) Không có siêu Siêu lạm phát lạm phát Số liệu khoản mục Số liệu khoản mục Năm Năm Năm Năm trước (so nay trước nay sánh) (so Có Không sánh) siêu lạm siêu lạm phát phát BCĐKT TCK Không TCK TCK Không (Tài sản nn đổi (theo nn nn đổi (theo và Nợ phải trả) TCK nt) TCK nt) BC Lãi, TP/S Không Không lỗ nn đổi (theo đổi (theo TP/S nt) TP/S nt) (Thu nhập và chi phí) Xử lý Ghi nhận như là thành phần độc lập của vốn chủ sở hữu CLTGHĐ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập môn tài chính tiền tệ
7 p | 1839 | 730
-
Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá ở Việt Nam
13 p | 1281 | 473
-
Xây dựng quy chế tiền lương trong doanh nghiệp
5 p | 864 | 417
-
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
8 p | 896 | 406
-
Một số vấn đề về vai trò của chính sách tiền tệ trong ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế
11 p | 649 | 322
-
Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về chất lợng tín dụng trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại
20 p | 354 | 127
-
Vấn đề sử dụng đồng tiền trong quá trình lập và trình bày BCTC tại các DN có các hoạt động ở nước ngoài
4 p | 456 | 87
-
Tài chính tiền tệ_ Chương 2: Tài chính DN
3 p | 228 | 62
-
Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận
14 p | 172 | 48
-
Những thắc mắc thường gặp đối với vấn đề giá
6 p | 136 | 23
-
Giáo trình TÀI CHÍNH TIỀN TẾ - Chương 3
19 p | 73 | 13
-
Quá trình hình thành và phương pháp sử dụng nghệ thuật tiêu thụ XBP ở doanh nghiệp p2
7 p | 92 | 11
-
Tìm vốn để xây dựng chuỗi nhượng quyền
3 p | 69 | 8
-
Quá trình hình thành giáo trình mô hình hóa hoạt động xuất nhập kho p1
5 p | 71 | 8
-
Vấn đề sử dụng đồng tiền trong quá trình lập và trình bày
12 p | 122 | 7
-
Vấn đề sử dụng đồng tiền trong quá trình lập và trình bày BCTC tại các DN c
5 p | 88 | 7
-
Đồng tiền qua các thời đại
2 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn