intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa dân gian Chăm

Chia sẻ: Đinh Thị Kiều Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

302
lượt xem
111
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Chăm ở Việt Nam hiện có khoảng trên 80 ngàn người, sống tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận (60 ngàn người), số còn lại sống rải rác ở các tỉnh An Giang, Bình Thuận, Phú Yên và TP. Hồ Chí Minh. Ninh Thuận hiện còn bảo tồn được 3 cụm tháp Chàm lớn và đẹp nhất. Những ngày lễ hội, người Chăm vẫn lên tháp cúng vua – thần. Có người gọi vùng Phan Rang - Ninh thuận là: “Nơi tháp Chàm còn sống”....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa dân gian Chăm

  1. Văn hóa dân gian Chăm Những viên ngọc lấp lánh Người Chăm ở Việt Nam hiện có khoảng trên 80 ngàn người, sống tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận (60 ngàn người), số còn lại sống rải rác ở các tỉnh An Giang, Bình Thuận, Phú Yên và TP. Hồ Chí Minh. Ninh Thuận hiện còn bảo tồn được 3 cụm tháp Chàm lớn và đẹp nhất. Những ngày lễ hội, người Chăm vẫn lên tháp cúng vua – thần. Có người gọi vùng Phan Rang - Ninh thuận là: “Nơi tháp Chàm còn sống”. Sau khi đất nước thống nhất (1975), hệ thống các di tích đền đài, tháp cổ được Nhà nước quan tâm nghiên cứu, trùng tu. Các đội văn nghệ quần chúng được thành lập như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Hải Đăng (Khánh Hòa), Sao Biển (Phú Yên), Chim Yến (Quảng Ngãi). Người Chăm có một làng nghề cổ Những nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa thường rất quan tâm đến đồ gốm. Họ đi khai quật khắp nơi, bởi lẽ gốm là một nghề rất cổ của loài người. Thông qua những hiện vật, di chỉ gốm, người ta có thể nghiên cứu được con người và xã hội trong quá khứ. Dọc theo quốc lộ I, cách thị xã Phan rang khoảng 7 km về phía nam có làng Chăm Bầu trúc. Đây là một làng nghề cổ, những người Chăm ở đây đang sản xuất ra những sản phẩm gốm cổ bằng phương pháp tối cổ. Trong lịch sử, những người của nền văn hóa Đông sơn cách đây hơn 2000 năm đã biết sử dụng bàn xoay để làm gốm. Còn ở làng Chăm Bầu trúc, bước vào thế kỷ 21, những người Chăm ở đây vẫn hàng ngày làm gốm không có bàn xoay. Người thợ làm gốm vẫn phải đi vòng quanh, xoay theo đồ gốm đang làm. Đó là một phương pháp thủ công tối cổ vào thời tiền Đông sơn ở Đại Việt.
  2. Những sản phẩm gốm Chăm Bầu Trúc thì sao? Anh em ở Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh thuận thường nói vui, bây giờ chỉ cần lấy vài mảnh gốm Bầu trúc đem ra chôn ơ ûBắc Ninh hay Hà tây, ở Nghệ an hay Quảng namv.v.. Sau đó lại đào lên và làm thông báo khoa học, đưa tin về việc phát hiện một nền văn hóa cổ. Trung tâm sẽ lại tha hồ mà tổ chức hội thảo, các nhà khảo cổ tha hồ công việc nghiên cứu. Đó là nói vui, nhưng trên thực tế, trong lịch sử, sản phẩm gốm Chăm của dân làng Bầu trúc đã từng được các thương gia buôn bán thông thương với các nước trên thế giới bằng nhiều con đường khác nhau. Gốm cổ Chăm đã được tìm thấy khắp nhiều nơi trong và ngoài nước. Sản phẩm gốm Chăm sản xuất ra hiện nay ở Làng Bầu trúc vẫn không khác gì mấy so với hàng vài nghìn năm trước đây. Có đồ gốm thô và có cả đồ gốm mịn Ngoài việc không có bàn xoay, lò nung gốm của người Chăm hiện nay cũng rất cổ. Đó là kiểu nung bán lộ thiên. Độ nung của gốm Chăm hiện nay cũng vẫn chỉ dưới 1000 0 C. Việc tiêu thụ sản phẩm thì sao? Hiện nay ở Ninh thuận có 22 làng Chăm với khoảng trên 60 nghìn dân và chỉ có một làng làm gốm là làng Bầu Trúc. Người Chăm vẫn sử dụng những sản phẩm gốm do mình sản xuất ra. Khi được hỏi tại sao không dùng đồ dùng bằng nhôm, bằng nhựa cho thuận tiện? Bà con Chăm trả lời rằng đồ gốm nấu cơm cũng như thức ăn ngon hơn, đựng nước và nấu nước uống ngon hơn, giá cả lại rẻ hơn. Đồ gốm Chăm hiện nay vẫn được chở đi bán ở khắp nơi. Ngoài những đồ dùng như chum, vại, nồi niêu, ché, chậu v.v…những sản phẩm khác như bếp lò nấu than, lò làm bánh Căn, bánh Xèo vẫn dễ tiêu thụ ở cả thị trường trong và ngoài tỉnh.
  3. Tuy nhiên, làng gốm Chăm vẫn chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa làng nghề thủ công. Chính phương pháp thủ công của lịch sử để lại đã không đáp ứng nhu cầu kinh tế thị trường hiện nay. Do phương pháp thủ công nên tốn rất nhiều công lao động dẫn đến giá thành cao. Mẫu mã sản phẩm không được đổi mới. Việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do hàng tiêu dùng bằng những nguyên liệu khác như nhôm, nhựa ngày càng phong phú, một phần lại bị tư thương ép giáv.v..Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến những lo ngại về sự tồn vong của một làng nghề đã có hàng nghìn năm tuổi. Trước đây, làng Bầu trúc có hơn 300 hộ làm nghề gốm, nay chỉ còn được gần 70 hộ. Những hộ này hiện nay cũng chỉ sản xuất cầm chừng do hàng gốm ngày càng khó tiêu thụ, giá cả ngày càng rẻ. Nhiều hộ đầu tư sản xuất càng nhiều càng lỗ. Các hộ dân chuyển sang trồng lúa, trồng nho có lãi hơn. Nghề gốm ngày càng bị coi nhẹ. Nguy cơ biến mất của một làng nghề có hàng nghìn năm tuổi đang hiển hiện.
  4. Nguyên nhân từ đâu? Họa sĩ Đàng năng Thọ, người trở nên nổi tiếng nhờ những tác phẩm nghệ thuật làm từ đất gốm nung, cũng là người dân làng Bầu trúc, tâm sự:” Báo chí, các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà văn hóa ai cũng ca ngợi làng gốm bầu trúc, coi Bầu trúc là một làng nghề truyền thống nổi tiếng của nền văn hóa Chăm chúng tôi.Thế nhưng chẳng ai quan tâm đến sự sống còn của nó, nhà nước không đầu tư, cũng không hề có một chính sách nào để bảo tồn làng nghề. Các cụ già trong làng rất lo lắng, nghề làm gốm đang bị thất truyền từng ngày. Bà con làng nghề Bầu trúc chúng tôi chỉ mong được sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của nhà nước để làm sao duy trì được làng nghề”. Việc duy trì làng nghề truyền thống gốm Chăm không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn về mặt bảo lưu văn hóa dân tộc. Người Chăm có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, trong đó gốm Chăm đã góp phần rất lớn trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt nam nói riêng và lịch sử văn hóa Đông Nam Á nói chung./. Lễ Hội Làng Chăm Lễ hội truyền thống là một loại tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Tỉnh Ninh Thuận có rất nhiều lễ hội khác nhau, song đậm nét nhất vẫn là các lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm: lễ hội Rija Nưga, lễ hội Katê (lễ tưởng niệm đấng Cha)... là nơi hội tụ, phô diễn sắc thái văn hóa, trang phục truyền thống và các giá trị văn hoá dân gian khác của đồng bào Chăm.
  5. Lễ hội Katê (lễ tưởng niệm Đấng Cha) Là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của người Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt của cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hoá của cả dân tộc. Do đó, lễ hội không những gắn với đền tháp cổ kính mà còn gắn với một phần khác của văn hoá dân gian như: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca ca ngợi các vị vua hiền có công với dân, với nước và kể về công việc mùa màng, vườn ruộng. Lễ hội Katê diễn ra từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng 7 âm lịch hằng năm bao gồm: Lễ đón rước y phục của nữ thần Pô Nưgar (ngày thứ nhất) Địa điểm tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về hướng Tây Nam. Lễ hội Ramưwan Là một lễ hội có giá trị văn hóa độc đáo của người Chăm Bình Thuận. Lễ hội Ramưwan của người Chăm có nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại gắn với một nghi lễ riêng. Chính thức lễ hội này gồm có những giai đoạn: thứ nhất là lễ Kinh Hội đầu năm (người Chăm còn gọi là Sút Amư Răm); thứ hai là Kinh Hội xoay vòng (Sút Yâng); thứ ba là nghi lễ tảo mộ; thứ tư là tháng ăn chay Ramưwan (không gọi là Ramadan như người Chăm Hồi giáo mới) và cuối cùng là Tết ra (VàHar). Lễ hội cầu ngư Là lễ hội mang đậm các yếu tố văn hóa dân gian chủ yếu của ngư dân người Việt. Một loại hình lễ hội đặc trưng, kết hợp nhiều hoạt động lễ nghi đa dạng và các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc. Một lễ cầu ngư gồm nhiều lễ hội nhỏ: lễ Nghệ sắc (Ban lâm tế cúng vái thần, đưa sắc phong xuống các hương án, báo cáo lễ tế chính thức bắt đầu và mời các thần về chứng giám).
  6. Lễ cúng nghinh Ông Sanh Thủy lục: đoàn chèo Bá trạo trình diễn lễ cung nghinh Thần Nam Hải từ biển khơi xa về. Lễ phóng sanh, lễ phóng đăng, lễ thả thuyền trên biển... và còn một chuỗi lễ nghi liên quan cho đến khi kết thúc lễ hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2