intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN HOÁ MẶC CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG VIỆT CỐ TRUYỀN

Chia sẻ: Phuong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

386
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sẽ không hợp lý và cả hợp tình nữa, nếu không đề cập đến cách ăn mặc của người đàn ông Việt cổ truyền ở vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, một vùng văn hóa gốc và là cái nôi sinh thành dân tộc Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN HOÁ MẶC CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG VIỆT CỐ TRUYỀN

  1. VĂN HOÁ MẶC CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG VIỆT CỐ TRUYỀN Sẽ không hợp lý và cả hợp tình nữa, nếu không đề cập đến cách ăn mặc của người đàn ông Việt cổ truyền ở vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, một vùng văn hóa gốc và là cái nôi sinh thành dân tộc Việt. Cách ăn mặc của cư dân đàn ông trồng lúa ở đây, trước hết cũng vẫn là một ứng xử văn hóa trong việc thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ Bắc Bộ, vốn là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc, bao gồm lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở đây có cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, với nhịp đi "hải hà", như câu thơ hay của một nhà thơ tiêu biểu trong trường phái thơ Xuân Thu Nhã Tập, có vẻ như muốn nói về sự luân chuyển của trời đất bốn mùa : Đây đĩa mùa đi nhịp hải hà. Tuy nhiên, hai mùa nổi bật nhất ở Bắc Bộ vẫn là mùa đông và mùa hạ, thể hiện nét đặc thù khí hậu thất thường của vùng này: gió mùa Hè nóng ẩm, hầm hập. Gió mùa Đông giá buốt, làm rét run cầm cập, cắt ruột cắt gan. Vì vậy, cả đàn ông đàn bà đều ưa màu sẫm, nhất là màu nâu đất, với các loại biến tấu, từ nâu non đến nâu già... Đàn bà đi làm bận váy thâm, áo nâu yếm nâu đã đành, đàn ông đi làm, trong lúc ứng phó với cái nắng nóng ghê gớm của châu thổ Bắc Bộ vào mùa hạ, khi lao động "hai sương một nắng" trên cánh đồng, thường để lưng trần cho "lộ thiên" hoàn toàn phần trên còn phía thân người dưới, thì đóng khố. Ngày nay, vào thời giao lưu với phương Tây, dân gian có câu giễu cợt thời bao cấp phân phối vải thật là hạn chế, đến mức "một yêu anh có may ô" vẫn cứ là... quá sang trọng, so với thời xửa thời xưa, đàn ông Việt thì "cởi trần đóng khố", còn đàn bà Việt thì "váy vận yếm nang", là những đồ mặc phổ biến nhất trong mùa nóng bức, khi cả đàn ông, đàn bà phải làm lụng "chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". Thế nhưng, sau đó, cách mặc này lại được nâng cấp lên thành cái đẹp trong văn hóa mặc của người Việt cổ truyền. Đàn ông đóng khố đuôi lươn được coi là đẹp nhất trong cách mặc, ngang với đàn bà yếm thắm hở lườn... và nhất định như thế... mới xinh. Sau này, nam giới ít để lưng trần hơn, họ cũng mặc áo ngắn có hai túi phía dưới, lúc xẻ tà, lúc bít tà, với cách gọi của châu thổ sông Hồng là áo cánh, còn ở châu thổ sông Cửu Long, người Nam Bộ kêu là áo bà ba. Tuy nhiên đồ mặc phía dưới của nam giới với ban đầu là chiếc khố và đóng khố, sau đã phát triển thành chiếc quần (một phần cơ bản là do cuối thế kỷ XVII, để tạo nên sự đối lập với Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đã lệnh cho trai gái Đàng Trong "dùng quần áo Bắc Quốc" (Trung Hoa) để tỏ sự biến đổi. Còn xa hơn nữa, ngay từ thời Bắc thuộc, phong kiến Trung Hoa đã muốn thay thế hoàn toàn đồ mặc phía dưới của người Việt bằng chiếc quần, cho cả nam lẫn nữ). Theo sách Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm thì nam giới người Việt là bộ phận dương tính tiếp thu chiếc quần vào văn hóa mặc sớm nhất và cũng nhờ thế mà chiếc quần thâm nhập ngày càng mạnh vào văn hóa mặc truyền thống của Việt Nam. Dĩ nhiên, người Việt vốn là một dân tộc thiết thực trong cách mặc, họ (nam giới) không bê nguyên bằng cách "sao y bản chính" chiếc quần "ngoại lai" mà họ đã "nội hóa", đúng hơn là đã "Việt hóa" nó thành chiếc quần lá tọa. Cũng theo mô tả của sách Cơ sở văn hóa Việt Nam ở trên, quần lá tọa của nam giới người Việt là một thứ quần ống rộng và thẳng, đũng sâu, cạp quần (lưng quần) to bản. Khi mặc, người đàn ông buộc dây thắt lưng ra ngoài, rồi thả phần cạp thừa phía trên rũ xuống lòe xòe ra ngoài thắt lưng (vì thế, gọi là lá tọa). Quần lá tọa, do đó tuyệt đối thích hợp với khí hậu nắng nôi nóng bức của Việt Nam, bởi ống rộng nên đàn ông mặc nó mát mẻ không kém gì đàn bà Việt mặc váy. Sáng kiến này còn làm cho đàn ông Việt khi mặc loại quần thoáng mát này, đã "đa dạng hóa" được loại hình lao
  2. động, bởi nhờ có cái quần đũng sâu mà các ông có thể điều chỉnh dễ dàng cho ống quần cao thấp bằng cách kéo cạp quần lên cao hoặc tiện thoải mái trên các loại ruộng cạn, đồng sâu, ruộng khô, ruộng nước... Xem ra nếu quần lá tọa đã tuyệt nhiên thích hợp với nam giới trên cánh đồng thì trong khi đi trảy hội, hoặc tham dự lễ lạt, người đàn ông Việt đã phải chế ra một loại quần khác. Đó là quần ống sớ: màu trắng, ống hẹp, đũng cao gọn ghẽ hơn, mà cũng dễ coi hơn là quần lá tọa. Cũng phải vậy thôi, vì nam giới người Việt cũng thực thi những nguyên tắc cổ truyền của dân tộc trong cái khéo ăn khéo mặc : khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Đó còn là cái cốt lõi của văn hóa ứng xử với đồ mặc, của người Việt trong sự ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên. Và trong sự phát triển về văn hóa mặc của đàn ông Việt cổ truyền, về sau này, đàn ông Việt vào dịp hội hè đình đám, đã tiến tới mặc áo dài, thường là áo the thâm. Nam giới ở tầng lớp thượng lưu còn mặc cả áo dài trong sinh hoạt hàng ngày nữa... (theo báoThể thao- Văn hóa số ra ngày 06-07-1999)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2