PHẦN B. VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ<br />
<br />
<br />
<br />
I. Chính trị và Cấu trúc đời sống Chính trị<br />
<br />
<br />
<br />
1.Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn<br />
Vì văn hoá bao trùm tất cả các mặt của đời sống, nên rất tự nhiên, chúng<br />
ta có thể nói về văn hoá của các mặt riêng biệt của cuộc sống. Tuy nhiên,<br />
tầm quan trọng của các mặt riêng biệt của đời sống không giống nhau. Lĩnh<br />
vực chính trị, chẳng hạn, đóng vai trò đặc biệt lớn, nếu như không muốn nói<br />
là lớn nhất, trong đời sống xã hội. Chính vì lẽ đó, những học thuyết có nhiều<br />
ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại, như học thuyết của Không Tử hay<br />
của Marx đều thực chất là những học thuyết chính trị. Và đó cũng chính là lý<br />
do khiến tôi muốn dành toàn bộ phần hai của cuốn sách này cho văn hoá<br />
chính trị.<br />
Nhưng trước khi bàn về văn hoá chính trị, phải bàn về chính trị. Việc sử<br />
dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị<br />
tầm thường hoá. Nhiều khi người ta nhầm nó với triết học. Nhiều khi lại<br />
được hiểu là những chính sách của chính phủ. Thậm chí có lúc người ta<br />
đồng nhất nó với những thủ đoạn, thường là không chính đáng, để tranh<br />
giành quyền lực. Nhưng một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn<br />
bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà<br />
quản lý.<br />
Chính trị, theo chúng tôi, là một loại nghề nghiệp đặc biệt, một loại hoạt<br />
động đặc biệt để tập hợp nhân dân hay cộng đồng, nhằm giải quyết các vấn<br />
đề xuất hiện trong quá trình sống và phát triển của nhân dân hay cộng đồng<br />
ấy. Trong một cộng đồng, mỗi cá nhân, tầng lớp hay giai cấp đều có những<br />
xu hướng hoặc đòi hỏi chính trị của mình với sự khác nhau nhất định. Nguồn<br />
gốc của chính trị chính là tính khuynh hướng về nhận thức của các thành<br />
viên và lực lượng trong xã hội - tính khuynh hướng phong phú và tự nhiên<br />
như tính phong phú và tự nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng<br />
các khuynh hướng nhận thức chỉ trở thành chính trị khi nó phát triển đến một<br />
trình độ nhất, khi tư duy mang tính định hướng đã trở nên chuyên nghiệp ở<br />
mức độ nhất định.<br />
Quản lý, nói một cách khái lược, là hoạt động cua một cá nhân hay một<br />
tổ chức tác động lên một cộng đồng nhằm hướng hoạt động hoặc phối hợp<br />
các hoạt động của cộng đồng đó tới việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định.<br />
Hoạt động quản lý xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người, nhưng với<br />
sự ra đời của tư hữu và những tác nhân kích thích mang tính xã hội đối với<br />
sự phát triển, hoạt động quản lý cũng có một sự thay đổi vượt bậc. Trong<br />
một xã hội cào bằng một cách ngây thơ và đơn giản như xã hội công xã<br />
nguyên thuỷ, hoạt động quản lý chỉ có thể là tự phát và sơ khai. Kể từ khi xã<br />
hội bị phân chia thành các giai cấp, quản lý trở thành hoạt động quyết định<br />
sự phát triển của xã hội.<br />
<br />
Như vậy, chính trị là hoạt động có tính xã hội, còn quản lý là trạng thái<br />
hoạt động nhà nước của nhà chính trị. Khi là nhà chính trị thì anh phải tuân<br />
thủ hai hệ điều chỉnh, thứ nhất anh phải tuân thủ nền văn hoá nói chung, nền<br />
văn hoá chính trị nói riêng, của cộng đồng ấy; thứ hai, anh phải phấn đấu để<br />
được lựa chọn. Còn khi nhà chính trị được lựa chọn làm nhà quản lý xã hội,<br />
anh ta còn phải tuân thủ những bộ luật điều chỉnh hành vi của công chức và<br />
những nguyên tắc của văn hoá công chức.<br />
Dĩ nhiên, trong khi anh hoạt động và tuân thủ các tiêu chuẩn văn hoá<br />
công chức, anh ta không được đánh mất những phẩm chất văn hoá chính trị.<br />
Việc nhà quản lý nhà nước nghỉ hưu cũng không làm họ mất đi phẩm chất<br />
của nhà chính trị. Nhà chính trị tồn tại giống như một quá trình liên tục, ở đó<br />
anh tạo ra nền tảng chính trị của đời sống xã hội. Tiêu chuẩn xem xét và<br />
đánh giá công chức là kết quả hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể của nhà<br />
nước và chính phủ. Trong một số xã hội không chuyên nghiệp người ta<br />
thường nhầm lẫn việc làm chính trị với làm quan. Trong xã hội Việt Nam<br />
chẳng hạn; người ta thường gặp cách gọi lẫn lộn "công chức" với "cán bộ"<br />
hoặc sự đồng nhất hai khái niệm "cán bộ” và "đảng viên". Đó là một sự<br />
nhầm lẫn phổ biến. Chúng ta quên mất rằng đảng viên là nhà chính trị, còn<br />
cán bộ là người hoạt động quản lý nhà nước, rằng cán bộ và đảng viên là hai<br />
khái niệm buộc phải tách bạch: khi là đảng viên anh đại diện cho xu thế<br />
chính trị riêng của đảng, nhưng khi trở thành cán bộ anh đại diện cho các<br />
tiêu chuẩn hoạt động nhà nước nói chung. Sự đồng nhất hai khái niệm nhà<br />
quản lý và nhà chính trị có thể gây ra rất nhiều phiền phức cho xã hội và là<br />
một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi dụng chức quyền trong bộ máy nhà<br />
nước để bảo vệ các quyền lợi chính trị của đảng mình. Nó vô hại khi quyền<br />
lợi của Đảng phù hợp với quyền lợi của quốc gia, nhưng sẽ vô cùng có hại<br />
nếu như hai quyền lợi này không đồng nhất.<br />
Trong mỗi quốc gia, hoạt động quản lý thể hiện tập trung nhất và là<br />
nhiệm vụ quan trọng nhất của các cơ quan quản lý, như Chính phủ và các cơ<br />
quan Chính phủ. Với tư cách là người quản lý xã hội nói chung, Chính phủ<br />
không phải và không được phép thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung<br />
chung, mà chỉ thực hiện những nhiệm vụ chính trị đã được pháp chế hoá.<br />
Tất nhiên, với tư cách là đảng viên của một đảng cầm quyền, khi tham<br />
gia bộ máy nhà nước, nhà chính trị luôn luôn có xu hướng cố gắng sao cho<br />
đảng của anh ta có ảnh hưởng quyết định đến đường lối chính trị của đất<br />
nước. Nhưng đó là nhiệm vụ thường xuyên, còn nhiệm vụ trong giai đoạn<br />
công chức mà anh ta thực thi phải tuân theo các tiêu chuẩn độ xã hội quy<br />
định thông qua pháp luật. Các công chức, kể cả công chức cấp cao như bộ<br />
trưởng hay thủ tướng, đều là người làm thuê cho đất nước và nhận tiền công<br />
thông qua lương bổng mà nhân dân trả thông qua việc đóng thuế. Trong khi<br />
đó, với tư cách nhà chính trị, anh ta có thể thuyết trình, thuyết phục nhân dân<br />
<br />
chấp thuận tư tưởng của mình hay tư tưởng của đảng mình, phái mình.<br />
Nhà chính trị có nhiều quan hệ tương tác, trong đó đặc biệt quan trọng là<br />
hai mối liên hệ, hay tương tác sau đây. Thứ nhất là tương tác với chính cộng<br />
đồng mà anh ta đại diện. Dù thuộc hệ thống nào, cộng đồng nào và đại diện<br />
cho ai, nhà chính trị đều không có quyền nói tiếng nói của riêng mình; thể<br />
hiện ý chí và nguyện vọng của riêng mình, mà là người tập hợp ý chí,<br />
nguyện vọng, tình cảm của một cộng đồng cụ thể. Và chính cộng đồng đó<br />
thiết lập nên kỷ luật đại diện. Nếu không có tính đại điện, người ta không<br />
phải và không thể là nhà chính trị, cho dù có thể có kiến thức sâu rộng về<br />
chính trị. Đại diện cho một cộng đồng cũng có nghĩa là đại điện cho xu<br />
hướng, lý tưởng và quyền lợi của cộng đồng đó.<br />
Nhà chính trị luôn luôn không tự do, vĩnh viễn không tự do. Anh ta bị<br />
ràng buộc bởi địa vị của người đại điện - đó là bản chất và cũng là khía cạnh<br />
văn hoá số một của nhà chính trị. Nếu anh quên cộng đồng mà anh làm đại<br />
diện, nếu anh quên mất lý tưởng và quyền lợi của cộng đồng, anh đã không<br />
còn là nhà chính trị nữa.<br />
Thứ hai là mối liên hệ của nhà chính trị với các cộng đồng mà anh đối<br />
thoại. Khi đại diện cho một cộng đồng, nhà chính trị phải giải quyết mối<br />
quan hệ với các cộng đồng khác trong những vấn đề liên quan đến quyền lợi<br />
hoặc chính in cụ thể. Nhà chính trị chuyên nghiệp là nhà chính trị có khả<br />
năng đối thoại với nhiều cộng đồng. Trong thời đại toàn cầu hoá, tất cả các<br />
quan hệ song phương đều chứa đựng các yếu tố đa phương, vì thế, hiểu biết<br />
về các cộng đồng khác hay cũng như về cộng đồng toàn nhân loại là một<br />
trong những tố chất quan trọng nhất của nhà chính trị. Những đối thoại của<br />
nhà chính trị khác hẳn đối thoại của các chuyên gia, của nhà tài chính chẳng<br />
hạn. Các chuyên gia đàm phán về các vấn đề và lĩnh vực chuyên biệt của<br />
hoạt động chuyên môn. Nhà chính ta phải biết phối hợp tất cả các chuyên gia<br />
trong bộ áo khoác chính trị, biến các yếu tố chuyên môn thành nội dung và<br />
lợi thế của các đối thoại chính trị. Vì thế, đàm phán chuyên môn hoàn toàn<br />
khác đàm phán chính trị. Mục tiêu của đàm phán chuyên môn là giành được<br />
những thoả thuận có lợi cho những lợi ích cụ thể, còn mục đích của đối thoại<br />
chính trị xa, rộng và khó nhìn thấy hơn. Đàm phán chính trị là thể hiện ý chí<br />
chính trị của cộng đồng mình nhằm tạo ra sự êm thuận lâu đài trong sự quan<br />
hệ với các cộng đồng khác để thực hiện những chiến lược và mục tiêu phát<br />
triển của đời sống chính trị. Vì thế, nhà chính trị phải hiểu biết và có thể mô<br />
tả một cách tổng hợp ý chí cộng đồng trong toàn bộ cuộc đối thoại. Khả năng<br />
đó chính là sở hữu riêng, là đóng góp của nhà chính trị. Và cái đảm bảo cho<br />
thành công của đàm phán chính trị chính là nền tảng văn hoá chính trị của<br />
anh ta.<br />
Mặc dù mọi cá nhân, mọi tầng lớp xã hội đều có xu hướng chính trị của<br />
mình, nhưng không phải ai cũng là hoặc cũng có thể là nhà chính trị. Chúng<br />
<br />