VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 7. KHÁI QUÁT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ẤN ĐỘ
lượt xem 62
download
Sau khi thực dân Anh tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị trên đất nước Ấn Độ , khoảng từ đầu thế kỉ XIX trở đi nền văn học hiện đại Ấn Độ có những chuyển biến sâu sắc . Cùng với các mặt chính trị , kinh tế , văn hoá Ấn Độ có những biến đổi quan trọng . Thực dân Anh lập ra những trường trung học và một số đại học dạy theo chương trình Châu Âu , lấy tiếng Anh làm chuyên ngữ , nhằm mục đích đào tạo lớp người bản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 7. KHÁI QUÁT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ẤN ĐỘ
- CHƯƠNG VII – KHÁI QUÁT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ẤN ĐỘ
- Sau khi thực dân Anh tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị trên đất nước Ấn Độ , khoảng từ đầu thế kỉ XIX trở đi nền văn học hiện đại Ấn Độ có những chuyển biến sâu sắc . Cùng với các mặt chính trị , kinh tế , văn hoá Ấn Độ có những biến đổi quan trọng . Thực dân Anh lập ra những trường trung học và một số đại học dạy theo chương trình Châu Âu , lấy tiếng Anh làm chuyên ngữ , nhằm mục đích đào tạo lớp người bản xứ làm tay sai cho họ . Nền văn hoá Phương Tây và văn hoá Anh đã có điều kiện thâm nhập vào nền văn hoá cổ truyền phức tạp Ấn Độ . Tầng lớp thượng lưu và trí thức trẻ Ấn Độ tiếp thu những trào lưu tư tưởng và văn học Phương Tây và Anh . Công nghiệp in ấn phát triển ở Ấn Độ , lúc đầu in chữ Anh , sau đó in chữ Phạn ( Sanskrit) và các chữ dân tộc Ấn khác. Một số báo chí đã hoạt động là phương tiện ngôn luận đại chúng tạo đà và triển khai một nền văn học mới . Sự chuyển biến đầu tiên của nên văn học hiện đại Ấn Độ bắt đầu từ một phong trào cải cách đạo Hindu mà thủ lĩnh là Ram Mohan Ray (1772-1833) - người cha đẻ về tinh thần của đất nước Ấn Độ mới . Ông là một trí thức uyên bác , hiểu sâu sắc cả nền văn hoá truyền thống Ấn Độ và cả văn hoá Phương Tây , thông thạo tiếng phạn , Ba Tư, Arập và tiếng Anh . Mohan Ray đã bảo vệ và cách tân đạo Hindu , gạn lọc các giá trị truyền thống của tôn giáo này , loại trừ các hủ tục tệ lậu , tiếp thu và hỗn dung nó với những tinh hoa văn hoá Phương Tây đậm tính duy lý . Về văn học và ngôn ngữ , ông dịch các bộ kinh Vedanta và Upanisad ra tiếng Bengali , chủ trương phổ viến văn xuôi vốn đang bị hạn chế . Mohan Ray chính là người đặt nền móng cho nền văn học mới Ấn Độ về mặt tư tưởng. Sau giai đoạn chuyển tiếp khoảng nửa thế kỷ , nền văn học Ấn Độ mới có những bước tiến lớn lao vào cuối thế kỷ XIX . Văn xuôi ngày càng phát triển . Các tiếng dân tộc địa phương cũng góp mặt vào văn học. Xứ Bengal trở thành trung tâm lớn và tiếng Bengali đi đầu trong các phong trào văn học . Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng văn hoá Phương Tây sớm nhất và sâu sắc nhất . Sau tiếng Bengali là tiếng Hindi và Uordu (trung gian
- của tiếng Hindi và Arập) là kết quả giao lưu Ấn-Hồi . Một số tác giả người Ấn Độ bắt đầu viết văn bằng tiếng Anh . Bước sang thế kỉ XX, nền văn học Ấn Độ được tiếp thêm hơi thở của tính dân tộc và thời đại biến chuyển . Phong trào dân tộc Ấn Độ trước hết là những hoạt động của Đảng Quốc đại và vai trò của Gandhi đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình văn học . Nhiều nhà văn Ấn Độ cũng là những chiến sĩ đấu tranh chính trị do Gandhi khởi xướng. Mặt khác , ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga , phong trào cộng sản và công nhân Ấn Độ , nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã là những nhân tố tác động đến tư tưởng và nội dung tác phẩm của nhiều nhà văn Ấn Độ . VAllahton (1978-1958) là nhà thơ Ấn Độ đầu tiên chào mừng cách mạng vô sản Nga với bài thơ Ngày 7 tháng 11 . Chatopadya ( sinh 1898) nhiệt tình ca ngợi Liên Xô và phong trào cách mạng công nông thế giới bằng các bài thơ Lê Nin, Hồng quân và tập thơ Búa liềm . Một số tác giả đã đi sâu vào vấn đề quan hệ giữa truyền thống và Đổi Mới , giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế , phân tích những vấn đề đó dưới những góc độ mới. Nét đáng chú ý trong nền văn học cận hiện đại Ấn Độ là sự tồn tại song song nhiều dòng văn học có những khuynh hướng tư tưởng khác nhau . Chất liệu nền tảng tạo nên nguồn cảm hứng cho các tác phẩm văn học vẫn là những cảm xúc và suy tư tôn giáo mang tính truyền thống , rút ra từ những cuốn sách kinh và kho tàng truyền thuyết và thần thoại Ấn Độ . Tuy nhiên đạo Hindu giờ đây không còn giữ được những dáng vẻ nguyên sơ ngày xưa , mà đã được cách tân, phần nào dung hợp với các trào lưu tư tưởng tôn giáo khác của Phương Tây như các học thuyết triết học tư biện , các khuynh hướng tư tưởng dân chủ tư sản , tình yêu con người Cơ đốc giáo . . . Bên cạnh dòng văn học mang tính tôn giáo truyền thống, thời kì này ở Ấn Độ còn xuất hiện một số dòng văn học mới. Chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn Tây Âu thế kỷ XIX , trước hết là chủ nghĩa lãng mạn Anh, một dòng văn học lãng mạn nhân đạo cũng xuất hiện ở Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX , với các gương mặt tiêu biêủ như
- Madusudan Datta và Bankim Sandra . Tình yêu thiên nhiên và con người , tình yêu đất nước, chủ nghĩa anh hùng mã thượng . . . là những đề tài ưa thích của các nhà văn này . Một dòng văn học khác ngày một lớn mạnh là dòng văn học hiện thực phê phán . Các tác giả này một mặt đề cập và phân tích những vấn đề xã hội truyền thống Ấn Độ như vấn đề đẳng cấp, vấn đề tự do , hôn nhân và quyền sống của người phụ nữ . Mặt khác họ đã miêu tả đời sống cực khổ về cật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân lao động như nông dân công nhân lao động nghèo . . . Đại biểu xuất sắc của trào lưu văn học này là Prem Chand . Một số tác giả trong dòng văn học này ngày càng đi đến lập trường của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa . Một dòng văn học mới có tính chất chủ đạo và ảnh hưởng quan trọng đến các dòng khác là dòng văn học yêu nước- dân tộc. Qua văn thơ , tác giả khơi dậy tâm hồn Ấn Độ , những giá trị văn hoá truyền thống, lòng yêu nước , sức mạnh tiềm tàng của nền văn hoá cổ kính và niềm tin vào tương lai . Ông Mahatma Gandhi lãnh tụ chính trị vĩ đại của Ấn Độ người suốt đời đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của nhân dân Ấn Độ đồng thời cũng là một người viết văn . Nữ thi sĩ Sarojini Naidu được mệnh danh là “ con chim hoạ mi Ấn Độ “đã viết những vần thơ yêu nước cháy bỏng để phục vụ cho các hoạt động chính trị xã hội của bà. Tất cả những tinh hoa của các dòng văn học nói trên đã được tổng hợp lại trong một hiện tượng văn học độc đáo mang tầm cỡ quốc tế ở Ấn Độ vào đầu thế kỉ XX . Đó là Rabindranath Tagor . Ở Tagore có sự kết hợp nhuần nhuyễn gữa chủ nghĩa tâm linh, chủ nghĩa lãng mạn , chủ nghĩa hiện thực xã hội , chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế . Với Tagore, văn học hiện đại Ấn Độ đã chiếm được vị trí xứng đáng trong nền văn học thế giới. SUMITRA NANDAN PANT (sinh năm 1900) Pant là nhà thơ lớn hiện đại Ấn Độ , viết bằng tiếng Hindi , có khuynh hướng lãng mạn , dân tộc, pha màu sắc tượng trưng . Ông sinh tại một vùng hoành sơn thuộc dãy HimAllahya, từ nhỏ ông đã say mê một tình yêu thiên nhiên Ấn Độ . Thời sinh viên, Pant tham gia phong trào đấu tranh bất hợp tác do M. Gandhi đề
- xướng . Năm 1921 ông bỏ học đại học , để sau đó chuyên làm thơ , nghiên cứu văn học và triết học . Pant cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thơ Tagore và trường phái lãng mạn Anh. Tập thơ Bản năng trẻ của Pant được coi như bản tuyên ngôn của trường phái thơ trữ tình lãng mạn Ấn Độ . Lời thơ của Pant giàu hình ảnh đồng thời mang tính chất triết lý , bộc lộ khát vọng tâm linh và nhân đạo của con người . Có một thời gian khoảng giữa những năm , thơ Pant đã đề cập đến những vấn đề xã hội và tư tưởng chống đế quốc . Ông đã được tặng giải thưởng của Viện hàn lâm văn học Ấn Độ . MU LK R AJ ANAND (sinh 1905) Anand là nhà văn hiện thực nổi tiếng của văn học Ấn Độ. Sinh ra ở vùng Penjab ,tây bắc Ấn Độ , theo học lịnh sử triết học, nghệ thuật và văn học ở Anh . Trở về Ấn Độ , ông viết báo và dạy đại học ở Bombay , viết văn bằng tiếng Anh và có nhiều ảnh hưởng ra nước ngoài. Trong các tác phẩm , Anand đề cập những vấn đề tâm lý xã hội của tầng lớp hạ lưu sống ngoài lề xã hội , lên tiếng bênh vực quyền lợi của những con người đáng thương ấy . Ông còn là nhà hoạt động chính trị chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác , ông còn là một chiến sĩ quốc tế chống phát xít và bảo vệ hoà bình , được nhận giải thưởng Hoà bình quốc tế năm 1954. của Mulk Anand là Kẻ cùng đinh (1935) , Cu li Những tác phẩm quen thuộc (1936) , Hai lá một chồi (1937) , tiểu thuyết bộ ba: Làng ; Ngoài vũng bùn ; Kiếm và liềm 46
- (1939) , Trái tim vĩ đại và nhiều truyện ngắn khác. Trong đó tác phẩm chính của Anand là tiểu thuyết Cu li (1936) đã dịch ra tiếng Việt . Tác phẩm miêu tả cuộc đời của một thiếu niên nông thôn Ấn Độ bị đẩy ra thành phố làm đủ mọi nghề kiếm sống vất vưởng , lầm than , bị bọn nhà giàu bóc lột và khinh rẻ , cuối cùng anhđi làm cu li kéo xe và kết thúc cuộc đời bằng một cái chết bi thảm . Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài . PR EM CHAND nhà văn hiện thực lớn của Ấn Độ (1880-1936) Sinh ngày 31 tháng 7 năm 1880 tại làng Lamnhi gần thành phố Benares , trong một gia đình nông dân nghèo . Lên bảy tuổi mồ côi mẹ , đến 15 tuổi theo tục lệ tảo hôn Prem lấy vợ , một năm sau cha mất . Từ đó ông sống cuộc đời tự lập , lao động nặng nhọc kiếm sống, kiếm tiền đi học và nuôi gia đình . Rồi ông bỏ dở việc học lên tỉnh làm gia sư trong một gia đình luật sư . Lão chủ keo kiệt , đối xử tồi tệ , cho ông ở một góc xép tối tăm trên chuồng ngựa , Prem phải tự nấu ăn . Ngoài giờ dạy thêm ông còn đi chép bài thuê cho những sinh viên con nhà giàu . Sống ở gác xép , Prem tìm được cái thú đọc sách , kiến thức mở rộng , đặc biệt tiếp thu được tư tưởng tiến bộ của nhà văn Ấn Độ và thế giới. Sách vở khiến ông rung cảm sâu sắc với số phận những con người đau khổ và nghĩ về đời mình. Ông muốn hoà nỗi khổ bản thân với nỗi đau chung của mọi người . Chỉ có cách là viết văn ! Prem Chand hạ quyết tâm bắt đầu viết văn từ đó . Ông nhờ một người bạn thân xin cho làm giáo viên tiểu học . Gần gũi trẻ em , ông bắt đầu sáng tác cho thiếu nhi những đứa bé đáng yêu của mình . Ông viết lại những mẩu chuyện rút từ cuốn sử thi Ramayana , Mahabharatha . . . để giáo dục lòng yêu nước, yêu truyền thồng văn hoá dân tộc cho các em .Từ năm 1911 trổ đi ông viết rất nhiều , từ việc dịch truyện của Tagore tiếng Bengan sang tiếng Hindi , đến 1907 ông viết truyện ngắn và các bài phê bình văn học đăng trên tạp chí Thời Đại.
- Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ , Prem Chand cho ra đời tập truyện ngắn Đất nước bỏng lửa . Đây là bản cáo trạng hùng hồn đối với bọn đế quốc Anh , qua đó kêu gọi nhân dân vùng dậy đấu tranh giải phóng đất nước . Sáu tháng sau khi sách phát hành, sách bị kết án là « cuốn sách phản quốc » . Ông bị Sở mật thám gọi đến cảnh cáo , sách bị tịch thu , 500 cuốn bị đốt . Kế tiếp ông lại viết các tiểu thuyết Việc nhà , Tổ ấm của tình yêu phản ánh cuộc sống cơ cực ở nông thôn . Sau hai mươi năm sống cuộc đời nhà giáo nhạt nhẽo , cơ cực ông chuyển hẳn đi làm báo . Năm 1929 ông làm chủ bút tờ báo Đẹp, tuyên truyền phát triển tiếng Hindi , giáo dục tinh thần yêu nước và giải phóng dân tộc . Trong phong trào « bất hợp tác” của Mahatma Gandhi , ông xuất bản tở tạp chí văn nghệ hàng tháng đặt tên là Cười , phục vụ phong trào và đặt nền tảng cho việc thống nhất phong trào văn học nghệ thuật toàn quốc . Mặc dù bọn thống trị tìm mọi cách xoá bỏ tờ báo nhưng do tinh thần đấu tranh bền bỉ của ông mà tạp chí Cười keró dài tới năm 1936 . Trước kia ông chịu ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của Gandhi nhưng về sau chứng kiến cảnh đàn áp dã man của đế quốc Anh và giai cấp thống trị tay sai , ông nhận rõ được bản chất thoả hiệp đầu hàng của giai cấp tư sản Ấn Độ, hiểu rõ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân , nông dân, trí thức ngày càng sôi nổi , Prem Chand giác ngộ , tích cực ủng hộ đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Ấn Độ . Trong phong trào đó , ông đã hoàn thành kiệt tác Godan , được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ. Về học thuật, ông chịu ảnh hưởng của các các nhà văn hiện thực Anh như Thaccerey, Charles Dickens, các nhà văn Nga Liev Tolstoi, Turguenev, Gorky . . . 47
- Nhà văn Prem Chand mất ngày 3 tháng 10 năm 1936 , để lại 12 cuốn tiểu thuyết, 2 vở kịch , 200 truyện ngắn, nhiều tiểu luận tạp văn bút ký và những bài phê bình văn học . . . Xuất thân là người nghèo khổ bị áp bức, từ khi cầm bút cho đến lúc tắt thở , nhà văn Prem Chand luôn luôn trung thành với phương châm viết văn của mình là : « Bảo vệ những người bị áp bức là nhiệm vụ tất yếu của các nhà văn », « văn nghệ phản ánh hiện thực là văn nghệ chân chính ». Danh hiệu « ông hoàng tiểu thuyết Hindi » thật xứng đáng với tài năng của Prem Chand . Ông đã có công làm cho hai ngôn ngữ miến Bắc Ấn Độ là Urdu và Hindi đạt đến một ngữ pháp chính xác, thoát ly sự cầu kỳ bí hiểm , bóng bảy của ngôn ngữ quí tộc Sanskrit , đặc biệt thoát khỏi ảnh hưởng của văn học tư sản Anh . Ông đã đưa tiếng Hindi lên địa vị lấn át sự độc tôn của tiếng Anh . Nhà văn quan niệm « tiếng mẹ đẻ có được tôn trọng thì mới thật sự độc lập » . Đánh giá Prem Chand, nhà phê bình văn học xuất sắc Ấn Độ Ram Vila Sacma đã viết : « Những nhà văn như Prem Chand đã giác ngộ cho nhân dân nhiều hơn những hoạt động chính trị đương thời . Những nhà văn như Prem Chand là những nhà yêu nước lớn có cảm tình với chủ nghĩa xã hội vì họ nhân thức được rằng tổ quốc không phải của bọn thiểu số giàu có bóc lột mà là của quảng đại quần chúng nhân dân nghèo khổ bị áp bức . Với khả năng tiên tri của nhà văn , họ đã cảm nhận được thắng lợi của nhân dân Ấn Độ trong một tương lai gần đây » . TIỂU THUYẾT GODAN Đây là một trong những tiểu thuyết hay nhất của Prem Chand và văn học hiện đại Ấn Độ . Câu chuyện xoay quanh ước mơ có mơ con bò cái của một bác nông dân nghèo, nhưng cả tiểu thuyết Godan là một bức tranh vô cùng sinh động về cái làng quê Ấn Độ mà người ta gọi là” xương sống của tổ quốc” với đủ mọi thành phần giai cấp, mọi loại tâm lý, các thứ tập tục hủ lậu, các thứ thành kiến cổ truyền, các sự kiện phức tạp và tàn nhẫn , đủ mọi loại quan hệ xã hội điển hình của đất nước Ấn Độ từ những năm hai mươi của thế kỷ
- XX này . Hori chính là một hình ảnh điển hình của người nông dân Ấn Độ trong cái xã hội thuộc địa phong kiến nặng thói mê tín và sùng đạo . Bác Hori chỉ muốn có được một con bò sữa trong nhà cho con cái có sữa uống mà đủ lớn, cho gia đình khỏi khổ cực . Ông cha bác từ ngàn xưa đã sống vì sữa và theo tập tục thương mến bò cái , đời bác không có bò thì còn là một nỗi nhực nhã nữa . Do vậy bác Hori chạy vạy mọi cách để mua cho được một con bò cái . Khi có bò rồi thì bao nhiêu tai hoạ rơi xuống gia đình bác . Nhà tan cửa nát , cha con anh em chia lìa , ruộng đất cũng chẳng còn , nợ nần chồng chất . Cuối cùng bò cái để lấy sữa cũng mất , bò đực để cày cũng mất nốt . Cuối cùng bác Hori chỉ còn hai bàn tay trắng đi làm thuê . Bác phải bỏ quê nhà đi làm phu đập đá , rồi một trận cảm gió bác ngã xuống chết sau những ngày làm lụng cực nhọc . Bọn thầy tu Bà la môn còn bắt vợ bác theo tục lệ nộp một con bò cái để cúng thần Brahma. Vợ bác không thể mua được bò đành chịu quì dưới chân thần tu xin chịu phạt . . . Con bò thần ấy vẫn tiếp tục hành hạ linh hồn bác Hori và những người thân . Prem Chand đã đặt tên truyện là Godan ( nghĩa là con bò lễ vật hiến cho thần Brahma ) . Bác Hori mang nhiều đức tính tốt đẹp truyền thống của người dân lao động Ấn Độ : cần cù chất phác, hiền hậu, biết yêu thương vợ con , đoàn kết với bạn bè xóm giềng và sẵn lòng giúp đỡ người cùng khổ . Nhưng dù bác có cố gắng làm lụng cực nhọc đến đâu cũng không sao cứu nổi ghia đình , hi sinh đến mức nào cũng không sao yên ổn . Con bò cái là 48
- ước mơ bình thường của người nông dân như bác nhưng để thực hiện được ước mơ đó phải kéo theo biết bao hệ luỵ đau đớn . Số phận bác Hori khiến người đọc không khỏi xót xa căm phẫn cái xã hội khủng khiếp trên đất nước Ấn Độ trước ngày độc lập và cải cách Bên cạnh nhân vật Hori còn những nhnâ vật tiêu biểu khác :Danya vợ bác Hori, Goba con trai , Xelia một cô gái hạ đẳng làm thuê làm mướn . . . Bác gái Danya tuy không vượt khỏi những người cùng đẳng cấp nhưng luôn luôn có ý thức đấu tranh trực tiếp, kiên quyết phản kháng bọn thống trị và bóc lột ở làng khiến chúng nhiều khi phải e ngại . Bác gái Danya có tình thương yêu vô bờ với chồng con , với những người cùng cảnh ngộ , sẵn lòng chia sẻ khó khăn với những chị em phụ nữ và trẻ em . Bác đã dám vượt khỏi lễ giáo phong kiến hủ lậu nhận Julia về làm dâu , nhận Xelia về ở chung , bảo vệ tình yêu trong sáng thu ỷ chung của họ , chăm sóc con caí họ mặc kệ làng nước chê cười hay ngăn cản . Hiểu tính cách của vợ , bác Hori bảo “ miệng thì sắc như dao như kéo ,nhưng lòng thì dịu dàng như đường như mật “ . Julia, Xelia là những cô gái cùng đinh có tình cảm mãnh liệt , không chịu đựng được lễ giáo đã chống lại bọn tăng lữ Bàlamôn dâm ô, đạo đức giả nên họ chịu nhận bao đau khổ . . . Nhà văn Prem Chand đã miêu tả lớp người phụ nữ cùng đinh này với tất cả tấm lòng trìu mến thương xót của mình . Goba, con trai bác Hori là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên và sau này một công nhnâ thành thị biết đấu tranh phản kháng , có chí tiến thủ , giác ngộ biết rõ bản chất và thủ đoạn bóc lột của kẻ thống trị . Anh chống lại bọn địa chủ , những tên cho vay nặng lãi , rồi tham gia đình công ở thành thị . Anh nhận thức rằng :” Phải can đảm thông minh định đoạt số phận của mình. Nếu con người
- không đấu tranh tự bảo vệ thì không có sức mạnh huyền bí thần linh nào có thể giúp mình được “. Nhưng đấu tranh như thế nào ? – Đó là điều mà Goba chưa biết rõ . Chỉ biết rằng con đường anh không phải là kiểu tranh đấu “ bất bạo động” theo kiểu đình công bãi thị chẳng đưa lại kết quả là bao, đặc biệt khi những người lãnh đạo lại hèn nhát thoả hiệp vì sợ đổ máu . Theo con đường đó cũng chẳng khác nào theo cái cái luân lý chịu đựng nhẫn nhục mà bác Hory đã từng nói với Goba :” Trời đã bắt ta sống kiếp nô lệ thì phải cam chịu chứ còn biết tính sao” , …: không đi hầu hạ bọn địa chủ thì đời con ta càng ngày càng khổ hơn “ … “ chúng ta không nên vứt bỏ đạo lý , gieo nhân thì hái quả “. Godan còn phản ánh chân thực bộ mặt giai cấp thống trị và những giai cấp khác trong xã hội Ấn Độ thuộc địa Anh. Cuộc sống ti tiện , giả dối, trục lợi, bất nhân của tầng lớp con buôn , hạng tai to mặt lớn đều phơi bày dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo của Prem Chand . còn phản ánh bản chất của tầng lớp tiểu tư sản trí thức Ấn Độ Godan như Metta giáo sư triết học , như Manti nữ bác sĩ - những người có tư tưởng tiến bộ luôn đi tìm lí tưởng , đã từng cảm thông cảnh sống đau khổ của nhân dân lao động , cũng đã từng tham gia đấu tranh cải thiện sinh hoạt đời sống nhnâ dân lao động . Nhưng khuynh hướng đấu tranh của họ cũng chỉ dừng lại ở con đường cải tạo xã hội theo kiểu ôn hoà và không tưởng mà thôi. Tình hình xã hội Ấn Độ vào năm 1936 khi ông viết Godan chưa cho ông một nhận thức cụ thể về cách mạng Ấn Độ mặc dầu ông có thiện cảm với chủ nghĩa xã hội và Cách mạng tháng Mười Nga , vì thế không thể đòi hỏi ngòi bút của ông vạch chính xác con đường đấu tranh cho nhân dân Ấn Độ .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 4. SỬ THI ẤN ĐỘ
16 p | 411 | 102
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 14. VĂN HỌC DÂN GIAN LÀO
12 p | 702 | 94
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 8. THI HÀO RABINDRANATH TAGORE (1861-1941)
73 p | 334 | 86
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 2. PHÂN KÌ VĂN HỌC ẤN ĐỘ
5 p | 402 | 73
-
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8- NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
15 p | 607 | 70
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 10. NỮ SĨ MURASAKI và TIỂU THUYẾT GENJI
16 p | 211 | 67
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 13. KAWABATA YASUNARI
15 p | 234 | 66
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 11. THƠ HAIKU VÀ THI SĨ THIỀN SƯ BASHO
16 p | 239 | 64
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 9. VĂN HỌC NHẬT
6 p | 200 | 62
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 6. KỊCH THƠ SAKUNTALLAH
13 p | 194 | 48
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 12. GIỚI THIỆU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
7 p | 174 | 43
-
Bài 15: Thuyết minh về một thể loại văn học - Giáo án Ngữ văn 8
8 p | 619 | 27
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Thủy An (Phần Văn học)
2 p | 455 | 15
-
Bộ 7 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 có đáp án
29 p | 94 | 6
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 192 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHXH)
3 p | 6 | 3
-
Giáo án dạy bồi dưỡng Ngữ văn 12
316 p | 52 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn