intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHXH)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHXH)" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Ban KHXH)

  1. SỞ GD&ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 -------------------- MÔN: LỊCH SỬ 10 - KHXH (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 201 PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM) Câu 1: Công trình kiến trúc nào sau đây chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 4. D. Hình 3. Câu 2: Nền văn minh Phù Nam được phát triển dựa trên nền văn hóa A. Đồng Nai. B. Đông Sơn. C. Óc Eo. D. Sa Huỳnh. Câu 3: Những biểu hiện vào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang? A. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn và quân đội chính quy. B. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng nỏ bắn được nhiều mũi tên một lần, chế tạo được thuyền buồm lớn để đi biển dài ngày. C. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nỏ bắn được nhiều mũi tên một lần, có thành luỹ vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc. D. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kĩ thuật quân sự ngày càng hiện đại. Câu 4: “Người Chăm sáng tạo ra chữ Chăm cổ và đầu thế kỷ IV, tiếp đó người Khơme tiếp thu chữ Phạn để tạo ra chữ Khơme cổ vào thế kỷ VII, người Mã Lai tạo ra chữ Mã Lai cổ vào khoảng thế kỷ IX, chữ Thái cổ được ghi lại đầu tiên trên tấm bia đá của vua Ram Khăm hèng vào cuối thế kỷ XIII”. Đoạn thông tin cho thấy, cư dân Đông Nam Á A. đã sáng tạo chữ viết từ rất sớm. B. đi mượn chữ viết của người Ấn Độ. C. tất cả các quốc gia ở đây đều có chữ viết. D. chỉ có một số ít dân tộc có chữ viết. Câu 5: Nhà nước Chăm-pa và Phù Nam đều được tổ chức theo thể chế A. dân chủ chủ nô. B. quân chủ lập hiến. C. cộng hòa quý tộc. D. quân chủ chuyên chế. Câu 6: Thời Văn Lang – Âu Lạc, cai quản các chiềng, chạ là A. Lạc tướng. B. Bồ chính. C. Vua. D. Lạc hầu. Câu 7: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam đều A. trồng lúa nước trên các vùng đồng bằng châu thổ. B. ở trong các ngôi nhà trệt, xây bằng gạch nung. C. có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,… D. xây dựng các đền, tháp để thờ thần Shiva. Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau. B. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp. Mã đề 201 Trang Seq/3
  2. C. Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. D. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân. Câu 9: Một trong những yếu tố tác động đến sự khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là A. sự du nhập của Thiên Chúa giáo. B. quá trình xâm nhập của các nước phương Tây. C. sự bành trướng và xâm lược của Trung Hoa. D. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo. Câu 10: Đặc điểm nổi bật của Văn minh Chăm-pa là A. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Ấn Độ. B. hình thành trên nền tảng thủ công nghiệp và thương mại. C. khép kín, không có sự giao lưu với bên ngoài. D. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Tây Á và Bắc Phi. Câu 11: Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào? A. Xin-ga-po. B. In-đô-nê-xi-a. C. Ma-lai-xi-a. D. Phi-líp-pin. Câu 12: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của văn minh Văn Lang - Âu Lạc? A. Hình thành trên nền tảng thủ công nghiệp và thương mại. B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Tây Á và Bắc Phi. C. Là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh phương Tây. Câu 13: Một trong những yếu tố góp phần hình thành nền Văn minh Văn Lang - Âu Lạc, đã trở thành truyền thống tự hào của dân tộc Việt là A. đoàn kết chống ngoại xâm. B. như cầu truyền bá tôn giáo ra bên ngoài. C. nhu cầu giao lưu văn hoá. D. nhu cầu xâm lược thuộc địa. Câu 14: Văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhiều nền văn học, ngoại trừ A. Ấn Độ. B. Trung Hoa. C. Tây Phi. D. Ả Rập. Câu 15: Sự hoàn thiện của các nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt và xã hội ổn định đã đưa văn minh Đông Nam Á bước vào thời kỳ A. bước đầu định hình. B. phát triển rực rỡ. C. khủng hoảng, suy yếu D. có nhiều yếu tố văn hoá mới. Câu 16: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? A. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia. B. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,... C. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao. D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Câu 17: Nhận xét nào dưới đây không đúng về văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại? A. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa bên ngoài để làm phong phú văn hóa bản địa. B. Mang tính khép kín, không có sự giao lưu, tiếp xúc với văn minh bên ngoài. C. Hình thành và phát triển trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. D. Tính thống nhất trong đa dạng là một đặc trưng của văn minh Đông Nam Á. Câu 18: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là: A. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bộ chính. B. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng. C. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Lạc dân. D. Vua – Vương công, quý tộc – Bồ chính. Câu 19: Thăng Long (Việt Nam), A-giút-thay-a (Thái Lan), Luông-pha-băng (Lào)... là những công trình kiến trúc tiêu biểu cho loại hình nghệ thuật nào của văn minh Đông Nam Á? A. Kiến trúc cung đình. B. Kiến trúc dân gian. C. Điêu khắc cung đình. D. Kiến trúc tôn giáo. Câu 20: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là A. săn bắn, hái lượm. B. nông nghiệp lúa nước. C. phát triển thương nghiệp. D. trồng trọt, chăn nuôi. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM) Câu 1 (2.5 điểm): Thể hiện trên trục thời gian các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á từ những thế kỉ trước Công nguyên đến thế kỉ XIX. Kể tên những tôn giáo phổ biến ở Đông Nam Á thời cổ trung đại. Câu 2 (2.5 điểm): Phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Ý nghĩa của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc? Mã đề 201 Trang Seq/3
  3. ------ HẾT ------ Mã đề 201 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0