Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Giai đoạn trước 1945-1995): Phần 1
lượt xem 1
download
Tài liệu "Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Giai đoạn trước 1945-1995)" giới thiệu các tác phẩm văn học của các nhà thơ, nhà văn hiện đại đại diện cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Phần 1 sẽ trình bày: Thơ, giới thiệu các bài thơ tiêu biểu của các nhà thơ: Triều Ân, Cầm Biêu, Nông Minh Châu, Bàn Tài Đoàn, Cầm Giang, Cầm Hùng, Vương Trung. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Giai đoạn trước 1945-1995): Phần 1
- TUYẺN TẬP VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU sổ VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TRƯ0C 1945 -1995)
- Tuyển chọn: - Nông Quốc Chẩn - Mạc Phi - Trần Lê Văn
- LIÊN HIỆP CÁC HỘI VÃN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN T ộ c THIÊU SÔ VIỆT NAM NHIÈU TÁC GIẢ TUYỀN TẢP VĂN HOC • • CÁC DÂN TỘC THIỂU số VIỆT NAM ■ ■ (GIAI ĐOẠN TR Ớ 1945-1995) ƯC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
- ĐỀ ÁN BẢ O T Ò N , P H Á T H U Y G IÁ TR Ị TÁC PHẨM VĂN HỌ C, NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIẺU SÓ VIỆT NAM Cố vấn Ban Chí đạo: Nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam BA N C H Ỉ Đ Ạ O 1. Nhà văn Tùng Điển (Trần Quang Điển) Trưởng ban 2. Nhà nghiên cứu, TS. Đoàn Thanh Nô Phó Trưởng ban Thường trực 3. TS. Trịnh Thị Thủy Phó Trường ban 4. Nhạc sĩ Nông Quốc Bình ủy viên kiêm Giám đốc 5. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính ủy viên 6. PGS.TS. Lâm Bá Nam ủy viên 7. ThS. Vũ Công Hội ủy viên 8. ThS. Phạm Văn Trường ủy viên 9. ThS. Nguyễn Nguyên ủy viên 10. ThS. Nguyễn Ngọc Bích ủ y viên Giám đốc Nhạe sĩ Nông Quốc Bình
- LỜI GIỚI THIỆU 9 y ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mái nhà chung của các Hội Văn học nghệ thuật cả nước. Liên hiệp gồm 74 tổ chức thành viên với trên 45.000 hội viên là văn nghệ sĩ thuộc các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam đã có hơn một nghìn hội viên, trong đó gần 600 hội viên là người dân tộc thiểu sổ hoạt động tại 34 tổ chức cơ sở và các chi hội, tinh thành hội trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có hàng nghìn công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, sáng tạo. Bộ sách này là một phần của Đề án “Bảo tồn, phát huy 7
- giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”, với mục tiêu là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; quảng bá di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với bạn bè thế giới; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bổ sung nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi, giao lưu và phát triển văn hóa giữa các tộc người, nhân dân trong và ngoài nước, với cộng đồng quốc tế. Bộ sách là kết quả từ kho tài liệu hàng nghìn công trình, tác phẩm đã được nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch, sáng tạo qua nhiều thế hệ tác giả, nghệ nhân, hội viên của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong quá trình thực hiện bộ sách, Ban Chỉ đạo mong nhận được góp ý của quý bạn đọc gần xa. TM. BAN CHỈ ĐẠO TRƯỞNG BAN Nhà văn Tùng Điển Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam 8
- TUYỂN TẬP VÃN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM... PHẦN I THƠ 9
- TUYỂN TẬP VẢN HỌC CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM... 10
- TUYẾN TẬP VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM.. HOÀNG VĂN THỤ (Dân tộc Tày) CON TRÂU(,) Con trâu nằm trong bóng mát nhai trầu Cái tai phe phẩy, cái đuôi xua ruồi Lùn sùn chốc lát thở dài Hình như đang nghĩ sự đời chi đây! Một thân xe kéo ruộng cày Thóc đầy bịch họ, tiền đầy túi ai? Kiếp nào sạch nợ trúc mai Nghĩ mình làm lắm chẳng ai thương mình? Lại còn lo việc “Triều đình” Te giao cũng phải có mình mới xong Đã từng đạp nước đằm sông Mà quyền “vặt, dứt” lại không có mình Tiếc thay cái chạc vô hình (?) Ai hay mà xỏ mũi mình mới đau! 1939 n Bài thơ do chị Nguyễn Thị Thứ là con bà Hai Hảo ờ làng Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội), một cơ sờ Cách mạng của anh Thụ cung cấp. 11
- TUYÊN TẬP VĂN HỌC CÁC DÂN T ộ c THIÊU SỐ VIỆT NAM. NGUYỆT ẢNH'-» (Bài thơ ngẫu hứng cùa Hoàng Văn Thụ trong một đêm trăng trên đường đi công tác) PHIÊN ÂM Nguyệt ảnh rung rung chiếu cửu châu Kỷ gia hoan lạc, kỷ gia sầu Kỷ gia đồng khách đoàn viên dạ Kỷ cá phiêu linh tại nguyệt đầu. DỊCH Ý TRĂNG SOI Trăng soi vằng vặc xuống khắp chín châu Có bao nhà vui vẻ, bao nhà âu sầu Đêm nay bao gia đình vui sum họp Mấy kẻ lênh đênh bước dưới ánh tráng thâu. (,) Bài thơ do Mai Vy cung cấp. 12
- TUYỂN TẬP VĂN HỌC CÁC DÂN T ộ c THIÊU SỐ VIỆT NAM. DỊCH THƠ TRĂNG SOI Trăng sáng lung linh chiếu khắp nơi Những ai đau khổ, những ai cười Những ai đầm ấm đêm sum họp Bao kẻ lênh đênh ở cuối trời. Khoảng năm 1940 13
- TUYẾN TẬP VẢN HỌC CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM. NHẮN BẠN Việc nước xưa nay có bại thành Miễn sao giữ trọn được thanh danh Phục thù chí lớn không hề nản Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm Chí còn theo dõi buổi tung hoành Bạn hỡi gần xa hăng chiến đấu Trước sau xin giữ tấm lòng thành! 1944 14
- TUYỂN TẬP VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIẺƯ s ố VIỆT NAM. VƯƠNG A N H (Dân tộc Mường) NHẠC CỒNG TOENG QUENG “cồn g trẻ thì mè ông trảng” (Tục ngữ Mường) Đã biết xách cồng là biết cắn môi liếc bạn Điệu nhạc cồng Toeng queng lượn mòn cả trăng sao. Tan hội cồng, ngực nao nao, rừng rực... Lại ước xách cồng theo Hỡi bạn Rót nhạc sầu! Đe Toeng queng dằn vặt, Để người cồng tìm nhau... (,)Một làn điệu cồng trong “séc - bùa” của dàn cồng Mường. 15
- TUYỂN TẬP VẢN HỌC CẢC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM.. LỜI CỦA LÁ Nơi hò hẹn, nơi tâm tình của lá Em cúi đầu, tay dứt một nhành me Lá me thở phập phồng rơi nhỏ nhẹ Lá thì thầm đang mách bảo điều chi? Em không nói... Anh chỉ nghe lời lá Người lặng im, nhưng tiếng lá nồng nàn, Lá rơi nghiêng, ngón tay em như lụa Lá rơi chùm, ngọn vin nụ sang anh... Ngón tay có mắt, sao lạ vậy? Lá me nhìn lóng lánh vỗ vô tư... Em dứt lá, đàn ngân vang từ lá Tay em vò lá thiết tha m ơ... Nơi hò hẹn, nơi ban đầu nhờ lá Nói hộ lòng tím biếc hoa sim, Những chua me, cỏ may, cỏ gấu Tay em cầm, thành hơi thở trái tim... 16
- TUYỂN TẬP VÃN HỌC CẤC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM. NHẠC KHÈN (Tặng nghệ s ĩ Lò cắm Ping) Đầu ghếch ngang chiếc khèn bè dân tộc Nhạc sĩ nghèo ư? Giàn khèn bè vẫn đang sống đó Máng gồ, ống bương thổn thức đợi run sàn! Tươi nhoi nhói sạp luồng xiêu xác Âm vọng khèn Son láy0'loãng tan đâu? Và ngồn ngộn lừa cồng, chiêng vặn suối Dễ gì đâu Mày phải chết Nhạc khèn? Má áp lên chiếc khèn bè dân tộc Nghệ sĩ rừng đan dệt tuổi hoa ban Lời khèn chao nghiêng (l) Điệu khèn gọi bạn vào hội. 17
- TUYẾN TẬP VÄN HỌC CẤC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM. Núi trăng thảng thốt Thót ngực nhau hỡi vách núi khèn bè!... Kìa sông Mã rót mật vào ống nứa! Hãy xỏa mây cuồn cuộn giòng khèn. Đừng bao giờ cho khèn bè lỡ nhịp Vịn rừng cười, Be núi, Xốc khèn lên! 1994 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn hóa các dân tộc Tây Bắc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra - GS.TS. Trần Văn Bính
528 p | 364 | 94
-
Một số đặc điểm Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại: Phần 1
231 p | 184 | 37
-
Một số đặc điểm Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại: Phần 2
221 p | 161 | 29
-
Văn học các dân tộc thiểu số - Hợp tuyển thơ văn Việt Nam: Phần 1
297 p | 144 | 25
-
Văn học các dân tộc thiểu số - Hợp tuyển thơ văn Việt Nam: Phần 2
398 p | 174 | 25
-
Một số yếu tố tác động làm biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
11 p | 21 | 6
-
Biểu tượng chợ phiên, lễ hội trong tiểu thuyết dân tộc thiểu số miền núi phía bắc sau 1986
8 p | 13 | 5
-
Sự biến đổi văn hóa của học sinh dân tộc thiểu số ở Việt Nam
8 p | 70 | 4
-
Sinh viên người dân tộc thiểu số với vai trò trung tâm cố kết cộng đồng, kiến tạo và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số
10 p | 37 | 4
-
Cơ sở dữ liệu về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ bảo tàng học
9 p | 59 | 3
-
Cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách về văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
6 p | 93 | 2
-
Giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
7 p | 55 | 2
-
Xây dựng ngôn ngữ thành văn cho các dân tộc thiểu số: Trường hợp tiếng Bhnong (tỉnh Quảng Nam)
8 p | 28 | 2
-
Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Giai đoạn trước 1945-1995): Phần 2
671 p | 5 | 1
-
Một số đặc điểm về đội ngũ tác giả văn học Bắc Cạn từ 1945 đến nay
7 p | 46 | 1
-
Nhìn lại đội ngũ sáng tác và những thành tựu của văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
11 p | 58 | 1
-
Tìm hiểu văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam: Phần 1
646 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn