intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Giai đoạn trước 1945-1995): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:671

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Giai đoạn trước 1945-1995)" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Văn xuôi, giới thiệu các truyện ngắn, truyện vừa của các tác giả người dân tộc như: Sa Phong Ba, Vi Hồng, Mã A Lềnh, Cao Duy Sơn, Lù Dín Siềng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Giai đoạn trước 1945-1995): Phần 2

  1. TUYẺN TẬP VẢN HỌC CÁC DÂN TỘC THIÊU SÓ VIỆT NAM. PHẦN II VĂN XUÔI ( 187
  2. TƯYẺN TẬP VẢN HỌC CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM... 188
  3. TUYÊN TẬP VÀN HỌC CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM. TRIỀU Â N (Dân tộc Tày) CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI I - Chị tôi đi về nhà chồng, nước mắt ròng ròng ướt đằm lưng ngựa... Sau bữa cơm chiều, Cau tới ngồi bên tôi, kể nỗi đau buồn của người chị gái. Cả cơ quan này chỉ hai chúng tôi là xấp xỉ tuổi và cùng làm liên lạc, cho nên thân nhau. - Tại sao thế? Cậu nói cho mình nghe đi! Thế là Cau kể tiếp ngay. * * * Chị tôi chi ăn ngô đỏ, rau ngót, rau bí, ăn nhiều ớt thay muối, vậy mà lớn nhanh, nước da trắng nõn như chuối rừng. Chị thổi kèn lá rất hay. Có người khen thì chị đỏ mặt mỉm cười, lắc đầu: - “Không hay, đừng nói thế!” 189
  4. TUYÊN TẬP VẢN HỌC CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM. A Chau là ai? Gặp nó, tại sao chị tôi lại khóc? A Chau ở xa lắm; hắn là người giàu, nhưng độc ác, hung tợn. Mấy lần đến nói chuyện với mẹ tôi, nó đều diện quần áo mới. Những khi đó, mẹ tôi thường vui cười... Chị tôi òa khóc, kể rằng khi đi chợ về; chị gặp bọn người lạ nấp bên đường xô ra túm tay và lôi chị trở lại. Chị vùng chạy nhưng không thoát. Chị bị chúng kéo lùi xuống ven suối... - Nó là ai, hả mẹ? - Chị hỏi. - Nó là A Chau. Nhà nó giàu lắm. Mẹ bán mày cho nó lấy làm vợ rồi. Tủa Kềnh khóc càng to: - Con không lấy nó đâu! - Không được. Nhà nó giàu lắm, nhiều ngựa, nhiều bạc trắng... - Không! - Thằng A Chi nghèo, không nuôi nổi nhau đâu! - Nghèo cũng được. Anh ấy biết thương người, không biết lấy bạc trắng. Nghèo cũng sẽ làm lấy mà ăn, cũng no đủ. Mẹ tôi giận lắm, quát: 190
  5. TUYÊN TẬP VĂN HỌC CẢC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM. - Mày bị thằng A Chau kéo lùi ba bước xuống bờ suối, hồn vía mày người ta đã thu mất. sắm sửa chờ người ta đến đón là đi! Tao đã nhận bạc của người ta rồi! - Trời ơi! Mẹ ơi! Chị tôi mặt xanh như tàu lá, ngồi bệt dưới chân mẹ, run lật bật, ra sức van xin. Mẹ tôi hạ giọng, giảng giải: - Kêu trời à, ông trời đặt ra tục đó! Ông trời đặt ra lệ con gái bị người ta kéo lùi ba bước sẽ phải làm vợ người ta. Tục lệ bao đời rồi! Mẹ bảo, phải nghe! Đừng khóc nữa, sốt ruột! Chị tôi chi còn biết bỏ chạy ra sau nhà mà khóc... Tôi thương chị tôi quá. Tôi vội lên nương tìm A Chi. Tôi cùng A Chi chạy về. Từ bên kia đèo đã nghe tiếng hát ngập ngừng đầy nước mắt... ... Anh ơi Anh đừng lo nghèo không ai nấu cơm vá ảo ơ i đôi bồ câu Dù có chia đôi chúng lại tìm nhau... Chị em chúng tôi không còn gặp nhau được nữa. Chị đã ngồi trên lưng ngựa, bọn A Chau cưỡi ngựa 191
  6. TUYẺN TẬP VÃN HỌC CÁC DÂN TỘC THIẾU SỐ VIỆT NAM.. kèm theo xuống đèo. Dân bản ai cũng ra nhìn theo, có người cười, có người khóc... A Chi lặng người. Bỗng mắt anh vằn lên, anh giương khẩu súng hỏa mai. Anh châm ngòi, tay móc vào cò. Không được! Không liều như vậy được! Tôi vội gạt tay anh. “Đoàng”! Đầu nòng khói mù. Đám đạn mác xá bay lên trời. A Chi tức run lên. Tôi kéo A Chi trở lui. Hai anh em đều buồn ủ rũ, không sao nói được. II Câu chuyện trên đây, tôi được nghe tò lâu lắm. Lúc đó, tôi rất thắc mắc về tục “cướp vợ” của người Mèo. Mười năm sau, sau một thời gian dài xa quê hương, tôi trở về công tác ở tinh nhà... Bây giờ tôi mới biết mười năm đã có biết bao thay đổi. Bản quê tôi đã trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng, hiện đang sôi nổi xây dựng hợp tác xã cấp cao. Ngày đầu về thăm quê, lòng tôi náo nức. Tôi đến 192
  7. TUYẾN TẬP VÃN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM. thăm mọi gia đình quen thuộc. Đến khu nhà mới dựng, mái gianh chưa hết màu xanh, tôi gặp chú Phảng. Chú đã lập gia đình. Chú đã lập gia đình, câu chuyện bình thường đó lại không bình thường, vì chú nghèo nhất bản. Chú lấy được vợ là một việc quan trọng, đặc biệt vô cùng. Chú Phảng từ đâu đến? Có người biết, có người không. Nhưng ai cũng biết trước kia chú đi ở cho nhà giàu họ Đinh. Chú không được đẻ ở làng này, chẳng có bố mẹ gì hết. Có lẽ bố mẹ nghèo quá phải đẻ rơi nên chú mới có cái tên là “Phảng” (l). Một hôm, đi chăn bò, một con bò gầy sa hố gãy chân, chủ bắt đền và đánh đập Phảng rất tàn nhẫn. Phảng đành bỏ trốn đi biệt tích. Kháng chiến chống Pháp, một đêm máy bay địch đến ném bom xuống một khu rừng vì ở đấy có ánh lửa than chưa tắt do ai đó đốt nương từ chiều. Người ta gặp Phảng. Dân làng kéo nhau lên rừng Tém xem chỗ địch ném bom, người đốt nương chính là Phảng. Ngày về quê, tôi gặp chú Phảng, chú kể cho tôi nghe: ngày ấy, một bữa trong rừng sâu, chú đang nấu (1)Phảng: Tiếng Tày có nghĩa là bỏ rơi. 193
  8. TUYÊN TẬP VÃN HỌC CÁC DÂN T ộ c THIẾU SỐ VIỆT NAM... ăn trong lều nương thì có một cô gái đến. Cô xin ăn, thú rằng đã nhịn đói hai ngày. Cô gái mắt trong như nước suối, chân tóc cạo như gái Mèo, nhưng lại mặc quần áo người Nùng. Cô nói tiếng Tày, ngượng nghịu. Bữa ăn trưa chỉ là mấy củ khoai. Phảng chia cho cô một nửa, cùng ăn. Chiều, làm nương về, Phảng thấy cô gái vẫn ngồi sưởi bên bếp. Mắt đăm đăm nhìn đống than hồng. Phảng hỏi. Cô gái đáp: - Tôi nghèo, phải đi làm vợ nhà giàu. Tôi không muốn làm vợ thế. Nó trói, đánh định giết, tôi phải trốn đi. Mẹ tôi cũng không dám nhận tôi đâu. Tôi không có chồ nào về. Cô gái òa khóc, khóc rồi hỏi: - Anh cũng là người nghèo, anh có hay đánh người không? Có đánh đàn bà con gái không? Sau đó, còn nhiều chuyện, nhưng không cần kể. Chỉ biết Phảng và cô gái thành vợ chồng. Lầu nhò núi Tém có hai người ăn ở với nhau. Hai người lấy nhau bảy tám năm mà chưa được đứa con. Ngày hai buổi, quần quật với nương rẫy. Dinh chưa đến ba chục tuổi, có lẽ buồn nhiều nên 194
  9. TUYỂN TẬP VẢN HỌC CÁC DÂN TỘC THIẾU SỐ VIỆT NAM. tóc tuy dài mà chẳng thấy đen. Dinh ít cười, nhưng khi cười, mắt vẫn nhỏ tít như sợi chỉ, má lúm xuống. Con người ít nói hiền lành, thế mà vất vả. Bốn năm trước, Dinh đẻ một lần, nhưng sảy thai. Từ đấy, Dinh không thấy có mang nữa. Từ ngày lấy nhau, Phảng vẫn muốn may cho vợ một bộ váy áo mới. Nhưng Dinh bảo váy áo Mèo khó may, và tốn tiền, nên để lo liệu sau, giờ thì phải dành tiền sau này có con nuôi con. Ngày tháng chuyển chậm như bóng cây mận trước nhà. Bao giờ mới có con, bao giờ mới đủ ăn đủ mặc. Đất nương ngày càng thiếu màu, hạt ngô càng mùa càng nhỏ lại. Dinh bàn dọn nhà đi nơi khác làm nương mới. Nhưng Phảng không muốn, vì ở đây thỉnh thoảng túng thiếu còn xuống núi, tới bản Tin Đông quen biết mà vay mượn được. Cách hai phiên chợ, anh Phặn, chủ nhiệm hợp tác xã Tin Đông, có lên núi gặp Phảng, rủ Phảng xuống bản làm xã viên. Phảng thích, nhưng muốn chờ bàn với vợ. Một hôm đi bắt cá, Phảng cùng Dinh ngồi nghỉ trên mỏm đá bờ suối chưa xuống duốc cá vội. Nước suối trong veo, Dinh mênh mông nhìn trời. Đàn chim gảt bay từng đàn tò vách núi đá nọ sang 195
  10. TUYỂN TẶP VÃN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM. vách núi đá kia, kêu thánh thót... Phảng lựa lời hỏi vợ: - Dinh à, có thích xuống núi làm xã viên không? - Nghe nói làm xã viên tốt, nhưng không muốn đi đâu! Phảng hỏi “tại sao không đi”, Dinh không nói. Phảng cho là Dinh không muốn nói ở chỗ đông người nên mới nói: - Dinh à, con chim còn có đàn, con cá bơi lội kia còn có bạn bè, con người phải có nhiều người cùng ăn ở... Dinh không nói, Phảng cứ giải thích: - Dinh ơi, hay là Dinh sợ Dinh yếu? Nếu Dinh yếu đã có Phảng rồi. Dinh đừng lo, Dinh không biết cấy thì Dinh sẽ học cấy. Ở trên núi, đất hết màu rồi phải lang thang đi tìm nơi khác phát nương mới, buồn lắm. Dinh nói đi. Phảng sẽ làm cố lên, không để bụng đói, không để thân lạnh như mọi mùa đông đốt củi mà nằm quanh bếp nữa. Dinh nhấp nháy mắt: - Dinh chẳng đi đâu! Phảng không biết nói gì hơn. Phảng biết có Đảng, anh Phặn, người nghèo với nhau xưa kia, mới lo đến cuộc sống ngày nay và ngày mai của ta, mới lên rủ ta về làm xã viên. Đời Phảng từ nay không bị “phảng” 196
  11. TUYẾN TẬP VÃN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM. (bỏ rơi) nữa. Không biết Dinh nghĩ thế nào lại không xuống núi, mà cứ muốn ôm lấy cuộc đời nghèo khổ thế này đến bao giờ. Phảng cùng Dinh xuống suối duốc cá. Nước từ túm thuốc lá thàn mát rỉ ra ngầu đục. Đàn cá lật trắng bệch nổi lên mặt nước trôi xuôi. Phảng tiếp tục thọc bọc thuốc vào các hốc đá. Dinh cầm cái vợt vớt vội những chú cá trôi loang loáng. - A, Phảng à! Dinh kêu rú lên. Một con gì nhảy từ bờ suối ra giữa dòng. Phảng cười: - Con ếch mà cũng sợ à? Bắt, đem về nuôi. Ăn hết cá ta ăn con ếch này. Béo lắm! - Ản thịt ếch, sợ. Phảng à! Phảng cười. Mắt Dinh vẫn kinh ngạc, trong như nước suối. * * * Hợp tác xã Tin Đông chuẩn bị đại hội lần thứ hai. Với ruộng đất hiện có, hợp tác xã có thể thu nạp thêm xã viên. 197
  12. TUYỂN TẬP VẢN HỌC CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM. Đại hội năm nay vui hơn năm ngoái, vì số xã viên tăng hom: đặc biệt, có vài nhà đồng bào Mèo cũng xuống núi làm xã viên. Cả hai vợ chồng Phảng: Phảng rủ được Dinh xuống ở làng Tày. Sau hôm duốc cá về, Phảng gạn hỏi mãi mới biết Dinh cũng như người Mèo khác xưa nay đã bị bọn chúa đất nhồi vào đầu họ một điều u mê: người Mèo sống ở núi, xuống đồng ruộng nghe ếch kêu là sinh bệnh, ốm chết. Phảng nói mãi, rồi Dinh hiểu và tin theo. Khu nhà mới dựng của đồng bào còn thơm mùi lạt mới. Tiếng nói cười trong nhà ròn rã vui vẻ: - Bây giờ còn sợ ếch kêu nữa không? Hôm đi duốc cá về, con ếch đêm ấy nó kêu, hôm sau ta băm viên cá, cũng chẳng ốm đau gì. Dinh cười. Đôi mắt híp lại, má lúm sâu xuống: - Ngày xưa các người già truyền lại như thế cho nên người Mèo mới không dám xuống ở ruộng! - Đấy là lời chúa đất thôi. Chúa đất nói thế để người Mèo cứ nghèo đói trên núi, hàng năm đến xin nó và cúng thịt lợn rừng, thịt nai đấy. Tiếng kẻng lại vang lên. Nhà kho - nơi hội họp đêm nay - có lẽ đã đông người. Dinh vui lắm, vì Dinh thấy đã hết cuộc sống cô đơn, nay được ở giữa bà con 198
  13. TUYÊN TẬP VẢN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỔ VIỆT NAM. thương yêu thân thiết. Dinh bứt lá cây đưa lên môi thổi. Tiếng kèn lá khi vui khi buồn nghe tha thiết... Tiếng kèn lá đưa chân Dinh, Phảng và chúng tôi đến nhà kho lúc nào không biết... Bà con yêu cầu “văn nghệ” đã, họp Đại hội sau. Đồng chí cán bộ huyện cũng mim cười. Họ đòi Dinh thổi kèn lá lại cho nghe từ đầu. Dinh ngước đôi mắt trong nhìn mọi người và đứng lên: - Tôi thổi kèn lá rồi. Bây giờ tôi xin hát một bài! Đời tôi nay đã khác. Ngày xưa có nhiều cái buộc người tôi, nay Đảng đã cời ra hết, bà con thương yêu tôi. Tôi muốn sống lại những ngày còn trẻ. Xin hát một bài tôi thích hát từ ngày còn trẻ! Dinh bắt đầu hát: ... Anh ơi Anh đừng lo nghèo không ai nấu cơm vá áo ơ i đôi bồ câu Dù có chia đôi chúng lại tìm nhau... Tiếng hát vút lên cao, hạ xuống thấp, khi tha thiết như nắng ấm, khi vui tươi tựa lá reo trong gió... Mọi người im lặng lắng nghe, như hiểu được hết 199
  14. TUYỂN TẬP VẢN HỌC CẤC DÂN TỘC THIẺU SỐ VIỆT NAM. nỗi lòng của người xã viên mới ấy, hiểu những gì đã diễn ra trong lòng chị từ bấy lâu nay. Lời ca vừa dứt, tiếng vỗ tay nổ ran... Tôi bâng khuâng như đã được nghe tiếng hát đó ở đâu một lần, xa xôi lắm. Đôi mắt trong như nước suối của Dinh. 1958 200
  15. TUYẾN TẬP VÃN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SÓ VIỆT NAM. MÂY TAN Huy...ýt! Huy...ýt! Một tiếng kêu nhọn sắc từ phía rừng dẻ vọng tới. Piao giật mình thức giấc. Tay với lấy khẩu súng kíp treo ở cột đầu giường, anh mở cửa. Trăng thu bạc sáng lạnh cuối tháng treo trên đầu. Sương mù phủ nặng thung lũng dưới kia. Phía rừng dè vẫn vọng lại tiếng gọi huy...ýt... huy...ýt... “Con sơn dương này còn non tuổi lắm”. Piao nghĩ thế. Piao đi thoăn thoắt trong gió sớm lành lạnh. Anh theo lối mòn; có lúc anh đi tắt, cành cây quệt vào má vào tai. Nhưng anh cứ đi. Rừng dẻ này anh đã quen thuộc lắm. Từ ngày về “làm công” cho nhà Chẹ Tàn, hầu như ngày nào anh cũng đi qua rừng này: hái rau lợn, hái củi, đẽo cột nhà, tìm vai bò, kiếm măng, nhặt mộc nhĩ, tìm ngọn rau rồng, chặt vỏ, nhặt trám... thảy thảy anh đều đi qua đây. Từng gốc cây chừng cũng đã quen tiếng chân Piao bước. 201
  16. TUYÊN TẬP VẢN HỌC CÁC DÀN T ộc THIÊU SỐ VIỆT NAM. Con Sơn dương kia? Cái bóng đen lớn bằng con dê đang gặm cỏ. Một tiếng “rắc”. Piao giẫm phải một cành củi khô. Con vật này vùng chạy, như linh tính báo nó biết có người đến rình bắn nó. Piao rượt theo. Anh luồn rừng nhẹ như tên bay. vết sẹo ở trán anh là dấu tích của một lần anh đi săn, đuổi theo mồi, cuồng chân, húc phải cây. Cơn gió lạnh lùa qua, vết sẹo nhưng nhức. Nhớ lại lần đi săn ấy. Piao chạy thong thả hơn; mắt vẫn dán vào con mồi không rời. Con vật thoáng ẩn thoáng hiện, cách xa quá, liệu tầm đạn súng kíp bắn không tới. Piao chưa thể bắn được. Một đám mây mù quái ác, như trêu tức Piao, đang theo gió kéo từ thung lũng lên đầu rừng dẻ, rồi lan ra nhanh chóng. Chân trời đã hửng. Con mồi biến mất. Piao ngẩn ngơ đứng sững, chống súng xuống đất. Đầu anh cúi. Chiếc khăn mặt vắt vai rủ xuống lòng thòng. Anh để mặc cho sương mù bay qua xoa đầu anh. Và anh ngồi bệt xuống đất, gục đầu vào trong vòng tay. Anh khóc. Gió đưa nhẹ. Tai Piao nghe vè vè. Tia nắng ấm ban mai có lẽ đã dọi tới. Vai Piao cảm thấy âm ấm... 202
  17. TUYỂN TẬP VÃN HỌC CÁC DÀN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM. Piao bỗng nghe trong gió một tiếng hát xa: Con chim không cành đậu Con nai không cỏ ăn Con người ăn trầu không cối giã Em lên nương đi một mình... Nghe tiếng hát ấy, Piao ngẩng phắt đầu, trong người phấn chấn lạ thường. “Chẹ Tàn mình kiảm?”(,). Tiếng hát “tồ dung” nghe thương quá. Piao đang say mê con người có giọng hát hay ấy, Piao đã đến làm công, bỏ sức ra làm quần quật không kể năm tháng để thay cho ba mươi sáu lạng bạc trắng phải nộp cho gia đình người con gái. Piao đã ờ đây làm tôi tớ ba năm. Năm ấy Piao hăm nhăm tuổi, mặc một tấm áo rách đi chợ huyện Pác Nặm về, gặp hai chị em Mùi Quý và Chẹ Tàn cùng về. Nói chuyện, Piao mới biết nhà mình cách nhà Chẹ Tàn một buổi công, mỗi người ở một bên sườn núi Pu Dinh. Trên đường về, mắt Mùi Quý vẫn sắc sảo liếc đưa, nhưng chị đã mặc tấm áo bên trong tấm áo hở ngực, Piao biết rằng chị đã có chồng. Răng chị đen, tai đeo khuyên bạc, cổ có sáu vòng kiềng bạc, chạm trổ tinh vi. Nước da nơi gáy Chẹ (1 Mình kiảm (tiếng Dao): Đi đâu. ) 203
  18. TUYỂN TẬP VẢN HỌC CÁC DÀN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM. Tàn trắng mịn phớt hồng. Chẹ Tàn xúng xính trong bộ váy áo mới, đuôi váy in hoa vẫn rõ dấu sáp ong. Chẹ Tàn bước trước Piao. Mùi chàm phảng phất dịu thơm. Đến quãng đường rẽ, Piao chào chia tay. Đi một đoạn, Piao ngoái đầu nhìn, vừa lúc nghe giọng “tồ dung” của Mùi Quý: Cơn gió lạnh nào thổi Khiến chim lên rửng Gió hăy thổi ngược Cho chim thương bay về... Một giọng khác thanh hơn: Chim bay lẻ bạn Sao đành chim bay Gió lạnh từng com về đậu cành nào. Nghe giọng hát của Chẹ Tàn, Piao xao xuyến. Giọng hát của cô gái mười sáu tuổi thanh thanh. Piao như thấy có gì nhảy nhót trong lòng. Piao hát “hạo dung”: Chim lẻ bạn chim bay Lấy đâu cành đậu Gió ơi đừng thổi lạnh Cánh chim tê buốt từng com. 204
  19. TUYẾN TẬP VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM. Tiếng hát vẫn tiếp nối. Giọng hát vẫn ngân nga réo rắt, nhưng xa dần, xa dần. Piao muốn có người vợ, nhưng bố mẹ Piao không có nhiều trâu bò, không kiếm đâu được ba mươi sáu lạng bạc trang cho nhà người yêu làm đồ trang sức. Sáu vòng bạc đeo ở cổ, mười chiếc cúc bạc trạm trổ chạy hai hàng trước ngực, hai vòng khuyên bạc ở tai, đuôi khăn đội đầu gấn sáu hạt bạc, túi đựng trầu mỗi bên cũng đính năm cái. Ôi! Đời người phụ nữa Dao Tiền, bạc là bạc! Piao nói bố mẹ biểt, lòng của mình đã chia một nửa sang bèn kia ngọn Pu Dinh, hồn của mình đã vơi đi đâu một nửa. Bố mẹ nghe rồi, thở dài: - Đời tao ngày xưa còn nghèo gấp mấy đời mày bây giờ. Không có bạc ròng, tao cũng đã đi theo con đường những người nghèo đã đi trước. Con đường “làm công”, đi ở cho nhà gái. Con đường ấy mày thấy lối chưa? Piao không đáp. Anh ngồi cạnh bếp ấm thế mà tai lạnh buốt, ứa nước mắt. Và, anh đến xin ở “làm công” cho nhà Chẹ Tàn... Ba năm đã trôi qua, Piao lủi thủi làm công, nhưng bố mẹ Chẹ Tàn - ông bà Phin bảo vẫn chưa đủ tiền đi đổi bạc trắng làm đồ trang sức cho Chẹ Tàn; ông Phin 205
  20. TUYỂN TẬP VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ VIỆT NAM. chưa mổ lợn cúng ma “phi lổ” cho Piao và Chẹ Tàn thành vợ thành chồng... Tiếng hát “tồ dung” thanh thanh ấy mỗi lúc một gần và nghe rõ hơn. “Chẹ Tàn đi đâu sớm thế”. Chẹ Tàn vẫn hát: Người Dao Tiền như con nai Có đảm mây đen chở đi lang thang Hết núi này sang núi khác Đời người phải đi bao nhiêu ngọn, ai hay. Piao đứng dậy, đưa tay lên mồm gọi: - Chẹ Tàn à! Mình ki... ảm? Đừng ha... át ba... ài ấy, cán bộ Thông bảo bài ấy bu... uồn lă... ắm! - ừ , Piao ơi! Có được không? - Được gì? - Con sơn dương. - Sơn dương nào? Buồn lắm! Buồn lắm! Chẹ Tàn đã lên tới nơi. - Khi con sơn dương kêu. Tàn đã thức. Tàn theo bước chân Piao đi. Không được à? - Đám mây mù kia thù Piao rồi. 206
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0