intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX1. Văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX- 1930 1.1. Những tiền đề lịch sử, x ã hội và tư tưởng, thẩm mỹ của giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX đến năm 1930 a. Tình hình chính tr ị, kinh tế trong nước Ðầu thế kỉ XX, Pháp c ơ bản

Chia sẻ: Tran Quyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

202
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX- 1930 1.1. Những tiền đề lịch sử, x ã hội và tư tưởng, thẩm mỹ của giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX đến năm 1930 a. Tình hình chính tr ị, kinh tế trong nước Ðầu thế kỉ XX, Pháp c ơ bản đã thực hiện xong công cuộc b ình định trên đất nước ta và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX1. Văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX- 1930 1.1. Những tiền đề lịch sử, x ã hội và tư tưởng, thẩm mỹ của giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX đến năm 1930 a. Tình hình chính tr ị, kinh tế trong nước Ðầu thế kỉ XX, Pháp c ơ bản

  1. VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX- 1930 1.1. Những tiền đề lịch sử, x ã hội và tư tưởng, thẩm mỹ của giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX đến năm 1930 a. Tình hình chính tr ị, kinh tế trong nước Ðầu thế kỉ XX, Pháp c ơ bản đã thực hiện xong công cuộc b ình định trên đất nước ta và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới. Kể từ sau cái chết của Phan Ðình Phùng (1896), phong trào ch ống Pháp theo ngọn cờ Cần V ương xem như đ ã thất bại hoàn toàn. Cả bộ máy thống trị của nh à nước phong kiến từ triều đ ình đến tỉnh, huyện, l àng, xã đều trở thành tay sai cho b ọn xâm lược. Mọi quyền h ành đều nằm trong tay Pháp. Bộ máy cai trị của Pháp đ ược tổ chức lại theo lối hiện đại h ơn, chặt chẽ hơn, có quyền lực hơn và phá dần thế tự trị làng xã ngày trước. Trong bối cảnh chính trị phức tạp v à đen tối như thế, thanh niên Việt Nam cảm thấy bi quan tuyệt vọng vô cùng. Họ quyết định bỏ lối học từ ch ương, đi tìm đến những tri thức hiện đại mà họ biết được qua sách vở và báo chí nước ngoài được bí mật đưa vào Việt nam lúc này. Trong s ố đó tiêu biểu là tân thư, tân văn. C ũng từ sách vở n ước ngoài, họ được tiếp xúc với các luồng tư tưởng tiến bộ, hiểu đ ược tình hình cách m ạng trên thế giới từ đó chọn cho mình một con đường cứu nước khác trước. Về kinh tế, đầu thế kỉ XX nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân, kéo n ước ta vào quỹ đạo của chủ nghĩa t ư bản nhưng không đư ợc công nghiệp hoá m à lại biến thành thị trường tiêu thụ cho Pháp. b. Tình hình xã hội Trang 1
  2. Xã hội nước ta trước khi Pháp xâm l ược là một xã hội phong kiến ph ương Ðông. Khi có mặt thực dân Pháp tr ên đất nước thì mọi cái đã thay đổi. Kinh tế hàng hoá kích thích s ự phát triển của công th ương nghiệp làm cho thành th ị phát triển, l àm xuất hiện nhiều nhu cầu mới, phát triển nhiều nghề mới, tầng lớp thị dân phát triển. Giai cấp t ư sản Việt Nam hình thành trong hoàn c ảnh hết sức đặc biệt n ên có những đặc trưng riêng. Ðiều đó cũng ảnh hưởng đến ý thức của giai cấp này. Giai cấp tư sản Việt Nam nhiều tính chất mại bản, nặng thương nghiệp hơn công nghiệp, không lìa bỏ được lối bóc lột phong kiến. Tầng lớp t ư sản Việt Nam thời bấy giờ cũng không có một tinh thần dân tộc v ì họ không có một c ơ sở kinh tế hùng hậu, không có kinh nghi ệm đấu tranh v à không có ý th ức giai cấp rõ rệt. Sự phát triển các đô thị dẫn đến sự phá sản nông nghiệp, l àm cho nông thôn tiêu điều xơ xác. Nông dân kéo ra thành th ị ngày càng đông. M ột tầng lớp tiểu t ư sản nghèo ngày càng phát tri ển, sống bấp bênh ở thành thị. Đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân Việt Nam đ ã hình thành. Do quá trình b ần cùng hoá và phá sản của nông dân, thợ thủ công, giai cấp công nhân có điều kiện để hiểu đ ược nông dân, liên minh đư ợc chặt chẽ với nông dân. V à ngược lại, cũng trên điều kiện hiểu biết ấy, do vị trí lịch sử của giai cấp vô sản m à nông dân đi theo nó làm cách m ạng, bền bỉ v à lâu dài. Trong tình hình xã h ội đầy phức tạp v à có nhiều đổi mới nh ư thế thì giai cấp phong kiến, vốn đã hình thành lâu đời trong xã hội Việt Nam cũng lung lay đến tận gốc. Ðể bảo vệ quyền lợi ích kỉ cho giai cấp m ình, giai c ấp phong kiến đ ã quỳ gối đầu hàng giặc, làm tay sai cho giặc. Hơn thế nữa, họ còn cấu kết với giặc để quay trở lại đ àn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Tuy nhiên , trong s ố họ cũng còn có những người yêu nước, tự tách mình ra khỏi hàng ngũ đó để đi làm cách mạng theo xu h ướng dân chủ tư sản. Trang 2
  3. Nhìn chung, xã h ội Việt Nam đầu thế kỉ XX có nhiều biến động. C ơ cấu xã hội thay đổi hoàn toàn. c. Tình hình văn hoá Xã hội Việt Nam tr ước khi Pháp xâm l ược là một xã hội phong kiến chuy ên chế tập quyền cao độ. Nho giáo đ ược coi là quốc giáo, Nho giáo d ùng luân thường đạo lí để giáo dục xã hội. Mặc dù ý thức phong kiến đ ã tỏ ra thoái hoá, nh ưng trong thực tế, ở giai đoạn 1900 - 1930, nó vẫn còn cơ sở tồn tại. Ở nông thôn, gốc rễ của nó vẫn c òn rất sâu. Ở thành thị thì nó bắt đầu va chạm với ý thức t ư sản vừa mới xuất hiện. Tuy nhi ên, phạm vi còn nhỏ hẹp, chỉ giới hạn trong quan hệ đạo đức gia đình và tình c ảm cá nhân. Vào đầu thế kỉ XX, giai cấp t ư sản ra đời, tư tưởng tư sản cũng xuất hiện. X ã hội Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ ý thức hệ phong kiến sang ý thức hệ t ư sản. Ở giai đoạn 30 năm đầu thế kỉ, ý thức hệ t ư sản chưa đủ sức làm thay đổi nền văn hoá phong kiến Việt Nam nh ưng trong một mức độ nhất định nó đ ã góp phần tạo ra những nhân tố thúc đẩy cho sự đổi mới ho àn toàn ở giai đoạn sau, giai đoạn 1930 – 1945. Trong những năm 20, 30, ý thức vô sản đ ã bắt đầu xuất hiện. Nh ưng ảnh hưởng của ý thức hệ vô sản chủ yếu mới chỉ l à trên đời sống tư tưởng chính trị. Ðối với văn học, nhất là văn h ọc giai đoạn n ày, dĩ nhiên nó có ảnh hưởng, hơn nữa còn tạo ra những th ành tựu đáng kể nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Trước thế kỉ XX, nền văn hoá n ước ta là nền văn hoá phong kiến mang đậm bản sắc Ðông Nam Á. Nhìn chung, n ền văn hoá Việt Nam đ ược thai nghén và trưởng thành trong cái nôi văn hoá Ðông Nam Á. Tư tưởng phương Ðông đã ăn sâu vào phong t ục, tập quán và tâm khảm của con ng ười. Lối sống theo l àng xã, họ tộc đã tạo nên thế tự trị lâu đời cho người Việt Nam. Con ng ười Việt Nam có nếp sống chuẩn mực từ trong cách ăn mặc cho đến Trang 3
  4. việc ứng xử. Thế m à đến đầu thế kỉ XX , sự du nhập của văn hoá ph ương Tây vào Việt Nam đã làm thay đổi những giá trị cổ truyền của dân tộc. Văn hoá Việt Nam chuyển dần sang nền văn hoá hiện đại chịu ảnh h ưởng của văn hoá ph ương Tây. Trước kia ở Việt Nam tồn tại ba tôn giáo đ ược du nhập từ n ước ngoài. Ðó là Phật giáo, Nho giáo và Ð ạo giáo. Kitô giáo vốn đ ã xuất hiện ở Việt Nam từ các thế kỉ tr ước (XVI - XVII), đến giai đoạn 1900 - 1930 đã có nhiều ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của ng ười Việt Nam Chữ quốc ngữ: Chữ quốc ngữ ra đời từ thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước trong phong tr ào Duy Tân nh ận thấy những ưu điểm của chữ quốc ngữ đ ã cổ động sử dụng chữ quốc ngữ. Việc đổi mới chữ viết đ ã mang nhiều ý nghĩa lớn, nó không chỉ tạo điều kiện dễ dàng trong vi ệc học, viết, đọc m à còn cung cấp phương tiện hiện đại cho nền văn học mới. Về văn học: Việc phổ biến sử dụng chữ quốc ngữ cũng góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát triển nền văn xuôi Việt Nam. Sang đầu thế kỉ XX , văn xuôi Việt Nam mới thể hiện những tiến bộ rõ rệt. Bên cạnh đó, do có sự tiếp xúc với văn học ph ương Tây mà n ền văn học Việt Nam giai đoạn n ày đã xuất hiện thể loại mới: Thể loại tiểu thuyết hiện đại, vốn là đặc thù của văn hoá ph ương Tây. Kh ởi đầu là quyển tiểu thuyết in bằng chữ quốc ngữ, xuất hiện ở Nam k ì năm 1887 với tựa đề Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Nhưng đến giai đoạn 1900 -1930 thì thể loại tiểu thuyết hiện đại mới phát triển trong phạm vi cả nước. Những tên tuổi tiêu biểu là Hồ Biểu Chánh, Trần Thi ên Trung, Trươn g Duy Toản, Hoàng Ngọc Phách, Trọng Khi êm, Nguyễn Trọng Thuật... Chất văn xuôi, tính cách cá nhân phương Tây còn ảnh hưởng đến cả lĩnh vực sáng tác lâu đời trong văn học Việt Nam, đó l à thơ. Thơ T ản Ðà, thơ Trần Tuấn Khải trong giai đoạn n ày đã mang những giai điệu mới. Nghệ thuật sân khấu thời này cũng xuất hiện các h ình thức mới: Kịch, cải l ương. Kịch Trang 4
  5. nói ra đời do có sự tiếp xúc với văn hóa ph ương Tây. Lúc đầu xuất hiện những vở kịch dịch từ tiếng Pháp, dần dần về sau các nh à viết kịch đã tự sáng tác và hình thành nên m ột phong trào sáng tác k ịch.Văn học giai đoạn n ày nổi bật ba xu h ướng: Xu hướng yêu nước, xu hướng lãng mạn, xu hướng hiện thực . Xu hướng văn học yêu nước có sự thăng trầm theo diễn biến của các phong tr ào Cách mạng. Khi phong trào cách m ạng dân chủ tư sản lên cao, văn thơ yêu nư ớc thuộc các tổ chức này là những lời tố cáo tội ác kẻ th ù rất đanh thép. Nó l à bức tranh phản ánh thời sự của xã hội đương thời; là những lời động viên kêu gọi toàn dân chống giặc cứu n ước. Ðến lúc phong trào cách mạng theo xu h ướng tư sản bắt đầu thất bại th ì tiếng nói yêu nước lại bộc lộ bằng những h ình th ức khác nhau: Lối nói bóng gió, lối gởi gắm kín đáo, lối d ùng hình ảnh tượng trưng hoặc mượn lời nhân vật lịch sử để thổ lộ tâm t ình rất phổ biến. Xu hướng hiện thực mới được manh nha trong giai đoạn n ày qua một số tác phẩm của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Vũ Ðình Long,... Các tác gi ả đã phanh phui những xấu xa của x ã hội thực dân nửa phong kiến, ph ơi bày cảnh khổ của nhân dân. Xu hướng lãng mạn được khơi nguồn từ các tác phẩm của Ðông Hồ, Tương Phố, Tản Ðà, Hoàng Ngọc Phách. Ðấy là những sáng tác đ ã gợi lên tiếng lòng sâu kín, nh ững nỗi buồn đau và những mơ ước hảo huyền của lớp ng ười đang bi quan, chán nản tr ước cuộc sống. Sự xung đột giữa lễ giáo phong kiến cũ v à chủ nghĩa cá nhân bắt đầu xuất hiện. d. Vấn đề thẩm mĩ văn ch ương Giai đoạn 1900 - 1930, tình hình chính tr ị xã hội Việt Nam có nhiều biến động làm cho môi trường thẩm mĩ cũng thay đổi. Lối sống t ư sản đã tấn công quyết liệt vào xã hội phong kiến Việt Nam, c ùng với nó là sự du nhập ồ ạt của nền văn hoá ph ương Tây. Trạng thái tâm lí c ủa con người thay đổi trước những biến động xã hội, cho nên ý thức thẩm mĩ Trang 5
  6. của con người tất yếu cũng đổi thay. Quan niệm về cái đẹp của cuộc sống, của con ng ười, cũng như cái đẹp trong nghệ thuật đ ã có nhiều thay đổi. Ðối với sáng tác văn ch ương, trước đây, người ta quan niệm cái đẹp toát l ên từ sự hài hoà cân đ ối của một bài thơ Ðường luật, từ sự ho àn chỉnh của phép đối, của cách gieo vần... Giờ đây, những yếu tố đó đang chịu sự lấn át dần bởi chất phóng khoáng , tự do vừa tìm thấy được từ văn học ph ương Tây. 1.2. Vài nét chính v ề văn học giai đoạn này a. Nền văn học có sự phân hoá Phân hoá trong l ực lượng sáng tác: Lực lượng sáng tác của văn học viết thời trung đại chủ yếu là nhà nho, nh ững trí thức phong kiến. Ðầu thế kỷ XX, trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, lực l ượng sáng tác cũng phân hóa phân hoá sâu sắc: - Nhiều nhà nho vì yêu n ước thương dân, không cam tâm làm nô l ệ đã tiếp tục đứng lên chống Pháp như Phan Bội Châu, Ngô Ðức Kế, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng... Họ vừa họat động chính trị vừa sáng tác văn ch ương. Bằng những cách tân ngh ệ thuật họ nhiệt t ình th ể hiện những vấn đề mới của xã hội, cuộc sống v à con người, ý thức hệ phong kiến không c òn chi phối tư tưởng của họ một cách nặng nề nh ư trước nữa. Ðến giai đoạn thoái tr ào của phong trào cách mạng, các nhà nho cảm thấy buồn chán, bi quan. H ọ lại trở về với bản chấ t của nhà nho trước kia: sống h ướng nội, thích bộc bạch tâm sự, ho ài cổ, hay làm thơ thuật hoài. Văn chương c ủa họ lúc này trở về với đặc điểm văn chương ở thế kỷ trước. - Ðầu thế kỉ XX đã xuất hiện một lực l ượng sáng tác mới. Ðó là lớp trí thức Tây học, được đào tạo từ các trường Pháp - Việt, có cả những nh à cựu học. Phần lớn trong số họ bắt Trang 6
  7. đầu từ công việc l àm báo, rồi chuyển sang viết truyện ngắn, kịch. Nh ìn chung, h ọ là những người mạnh dạn đến với cái mới. Tuy nhi ên ở họ không tránh khỏi những dằn dặ t, trăn trở khi chọn cho mình m ột hướng đi để phù hợp với sự phát triển của thời đại. b. Quan niệm sáng tác Trong giai đoạn văn chương từ đầu thế kỷ XX- 1930 vẫn tồn tại quan niệm sáng tác phổ biến của các nh à nho thời trung đại. Nh à văn Phan B ội Châu cho rằng sáng tác văn chương là để "lập công" "lập chí", "lập ngôn". Tản Ðà là người đã mạnh dạn cách tân phương pháp sáng tác c ũ, tiến hành một cuộc cách mạng trong nghệ thuật th ơ ca nhưng vẫn có tư tưởng phân biệt loại văn "vị đời" v à "văn chơi". Giai đoạn này đã xuất hiện một số quan niệm sáng tác mới: - Quan niệm văn học phục vụ chính trị: nhà văn phải quan tâm đến đối t ượng công chúng là toàn th ể nhân dân, trong đó có cả quần chúng lao động. Cho n ên văn học không còn thu hẹp trong một nhóm nhỏ, m à được công bố rộng rãi bằng nhiều h ình th ức. Giờ đây người ta tìm cách in ấn để xuất bản tác phẩm văn học. - Quan niệm về thể loại cũng khác trước, tiểu thuyết và kịch được công nhận l à một thể loại văn học. Nho sĩ ng ày trước chuộng thơ, gởi gắm tâm hồn của m ình trong thơ, b ộc bạch tâm sự chí khí bằng th ơ. Lớp nghệ sĩ mới hôm nay lại say m ê văn xuôi, hướng về văn xuôi nhiều hơn. Họ nhận thấy văn xuôi có nhiều khả năng phản ánh chân thật, cụ thể đa dạng cuộc sống. Ðối với các nh à nho, vấn đề mô tả hiện thực cuộc s ống không phải l à điều mà họ quan tâm đến. Ng ược lại, nền văn học mới để hết tâm sức v ào phản ánh hiện thực, vai trò nhận thức của văn học đối với cuộc sống đ ược nâng cao. c. Phương thức sáng tác Văn chương th ời trung đại là sản phẩm của những cá nhân riêng lẽ nhưng vẫn mang Trang 7
  8. một đặc trưng chung, bởi nó được tạo nên bằng một ph ương pháp sáng tác ch ung, thể hiện qua một số yếu tố: ngôn ng ữ, thể loại, kết cấu, nhân vật... Ðầu thế kỉ XX, ng ười sáng tác không c òn tuân thủ theo một hệ thống ph ương pháp sáng tác duy nh ất ấy nữa. T ình hình đó đã tạo ra tình trạng phân hóa không thể tránh khỏi trong phương pháp sáng tác. - Một số nhà nho đã chọn con đường cách tân nghệ thuật sáng tác của nh à nho. Họ vẫn theo phương pháp sáng tác c ũ nhưng có những đổi mới đáng kể. - Một số người thuộc lực l ượng trí thức tân học th ì chọn con đường học theo phương Tây để sáng tác. Họ bắt đầu từ công việc dịch thuật, qua phỏng tác v à cuối cùng là sáng tác. Trong lịch sử văn học Việt Nam đây l à giai đoạn duy nhất có hiện t ượng đan xen hai yếu tố cũ và mới thể hiện trong sáng tác của một tác giả, có khi trong c ùng một tác phẩm. Hai yếu tố cũ và mới được kết hợp nhuần nhuyễn v à phổ biến trên khắp các thể loại tạo ra những giá trị đặc biệt, không thể xếp v ào kho tàng văn h ọc trung đại, mà cũng chưa thể công nhận đó là một tác phẩm của nền văn học hiện đại. d. Độc giả văn chương Có thể nói như sau về các thành phần trong nền văn học trung đại: lực l ượng sáng tác (chủ yếu là nhà nho) cũng chính là công chúng. Đ ầu thế kỷ XX, lớp công chúng cũ vẫn còn. Lớp công chúng mới, bao gồm nhiều loại ng ười khác nhau đang sống trong các đô thị chịu ảnh h ưởng của văn hóa ph ương Tây, của cuộc sống mới, có nhu cầu thị hiếu mới, đ òi hỏi sự đổi mới của văn học. Quá tr ình này đặt ra cho các nhà văn nhiệm vụ phải thay đổi quan niệm sáng tác, ph ương pháp sáng tác phù h ợp với thời đại mới. Hai loại công chúng này mang trạng thái tâm lý khác nhau, sống trong hai điều kiện khác nhau, c ùng tồn tại Trang 8
  9. song song trong xã h ội thực dân nửa phong kiến đầu thế kỷ XX, trong cái thế một b ên đã ít nhưng chưa m ất hẳn; một bên mới xuất hiện nhưng phát triển nhanh. 1.3. Văn học Việt Nam tr ên đường đổi mới Đổi mới được hiều là văn học giai đoạn n ày thoát kh ỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đây là một quá trình không h ề đơn giản bởi nó phải phá bỏ một hệ thống thi pháp đã tồn tại và đã được khẳng định qua nhiều kiệt tác bất hủ, đồng thời phải xây dựng một hệ thống thi pháp mới tr ên cơ sở tiếp nhận ảnh h ưởng của văn hoá nhân loại, v à kế thừa những tinh hoa của văn hoá truyền thống. Trong giai đoạn từ 1930-1945 lại khác, quá tr ình hiện đại hoá văn học diễn ra đặc biệt mạnh mẽ và sâu sắc ở hầu hết các thể loại: Về tiểu thuyết, sự xuất hiện của nhóm nh à văn Tự lực văn đoàn và nhiều nhà văn hiện thực phê phán. Các thể loại khác như: truyện ngắn, phóng s ư, bút ký, tuỳ bút, kịch cũng có nhiều thành tựu đáng chú ý. Về thơ, phong trào Thơ m ới khởi xướng từ năm 1932 đ ã đóng vai trò quyết định trong công cu ộc hiện đại hoá th ơ ca Việt Nam. Cá tính sáng tạo đ ược giải phón g, hàng loạt tiếng thơ trẻ trung và tài năng ra đ ời với nhiều màu sắc và giai điệu khác nhau. mảng th ơ ca cách mạng cũng có nhiều đóng góp v ào nền thư ca dân tộc. Vấn đề hiện đại hóa của văn học Việt Nam ở đầu thế kỉ XX đã diễn ra theo hai b ước: - Từ năm 1900 đến 1920 (bước 1): Trong giai đo ạn này văn học đã đổi mới về nội dung. Các vấn đề thuộc về ý thức hệ, lý t ưởng chính trị x ã hội, tình cảm cụ thể... là những vấn đề mà chúng ta có th ể nhận thấy dễ d àng. Ví dụ : về ý thức hệ, văn học ra đời trong giai đoạn này phần lớn chịu sự chi phối bởi ý thức hệ t ư sản, trong khi các sáng tác ở thời Trang 9
  10. trung đại chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến; về lý t ưởng chính trị x ã hội, chủ nghĩa yêu nước đã gắn với lý tưởng cách mạng dân chủ t ư sản, khác với văn học trung đại chủ nghĩa yêu nước không thể tách rời lý t ưởng tôn quân... Về mặt nghệ thuật, văn học giai đoạn 1900 - 1920, trong ph ạm vi cả nước, chưa có những đổi mới đáng kể. Các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ cách tân nghệ thuật sáng tác của nhà nho trước kia. Tiêu bi ểu nhất là thơ văn yêu nư ớc và cách mạng. Còn nhiều tác phẩm thể hiện những vấn đề mới của cách mạng bằng h ình th ức nghệ thuật cũ. - Từ năm 1920 - 1930 (bước 2): Văn học ở giai đoạn n ày không ch ỉ đổi mới về nội dung mà cả nghệ thuật cũng đ ã khác trước rất nhiều. Văn học đ ã mang tính hiện đại rõ rệt nhưng yếu tố trung đại vẫn c òn tồn tại xen kẽ, khá phổ biến từ nội dung đến h ình th ức. Ví dụ : "Tố Tâm" - Hoàng Ngọc Phách, các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, th ơ Tản Ðà đều có mang đặc điểm nói trên. Mặc dù đây chỉ là chặng đường đầu của tiến tr ình hiện đại hóa văn học Việt Nam nhưng nó cũng gặt hái được những kết quả đáng kể, tạo c ơ sở vững chắc cho chặng đ ường tiếp theo. Trước hết, nó đã đóng góp tích c ực vào công cu ộc hiện đại hóa văn học bằng sự thay đổi hệ ý thức trong văn học theo h ướng tiên tiến. Nó cũng có vai tr ò trong việc đổi mới thi pháp văn h ọc. Mặt khác, công cuộc hiện đại hóa văn ch ương ở giai đoạn này đã đưa nền văn học nước ta đi vào quỹ đạo của nền văn học thế giới. 1.4. Các xu hướng văn học a. Văn thơ yêu nước Lực lượng sáng tác chủ yếu của d òng văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn 1900 - 1930 là các nhà có tư tư ởng tiến bộ. Họ đ ược tiếp nhận các luồng t ư tưởng tiến bộ từ nước ngoài vào, thông qua sách báo, tiêu bi ểu là tân thư và tân văn. H ọ sáng tác văn Trang 10
  11. chương để phục vụ cho hoạt động chính trị: Phan Bội Châu, Nguyễn Th ượng Hiền, Nguyễn Quyền,..... Văn học yêu nước đã nêu lên quan ni ệm mới về đất n ước, về yêu nước. Nước không còn là của vua, vua và nước không còn là một, nói đến nước là nói đến non sông, n òi giống, nói đến dân tộc, đồng b ào. Xuất phát từ quan niệm mới về đất n ước, yêu nước các tác giả đã đi đến khẳng định quyền l àm chủ của người dân trong xã hội, đồng thời cũng khẳng định vai trò của người dân trong sự nghiệ p cứu nước. Trong thơ văn yêu nư ớc đầu thế kỷ XX, vấn đề y êu nước còn gắn liền với vấn đề cách mạng. Ở đây song song với nội dung k êu gọi chống Pháp, c òn có nội dung cải cách x ã hội nhằm làm cho nước giàu dân mạnh. b. Văn học hợp pháp Lực lượng sáng tác tiêu biểu của văn học hợp pháp l à nhà nho và các trí th ức tân học. Nhìn chung, h ọ là những người dám vứt bỏ cái cũ, lạc hậu. Họ đến với cái mới v ì momh muốn phát triển nền văn hoá dân tộc. Một số nội dung ti êu biểu của văn học hợp pháp l à: - Văn học hợp pháp phản ánh hiện thực x ã hội trên con đường tư sản hóa, xã hội được miêu tả trong văn học hợp pháp l à một xã hội náo nhiệt, xô bồ, đồng tiền t ư sản, lối sống tư sản, đạo đức tư sản đang dần dần chiếm địa vị ưu ở thành thị. Trong khi đó, ở nông thôn bọn cưòng hào, quan l ại, địa chủ cấu kết nhau h à hiếp dân lành. Cuộc sống của người dân nghèo vốn đã lam lũ, lại càng khốn khó hơn. - Cái tôi và chủ nghĩa cá nhân trong văn học hợp pháp: X ã hội Việt Nam v ào những năm đầu thế kỷ XX đang trên con đường tư sản hóa. Cái tôi của chủ nghĩa cá nhân đ ược coi trọng và khẳng định. Thơ văn hợp pháp giai đoạn đầu thế kỷ XX đ ã bắt đầu nói đến những Trang 11
  12. tình cảm riêng tư, sâu kín c ủa con người. Chủ nghĩa cá nhân đ ã xuất hiện nhưng mang m ột đặc điểm riêng biệt, nó khác với chủ nghĩa cá nhân trong văn học ở giai đoạn 30 -40 và cũng không giống với chủ nghĩa cá nhân trong văn học giai đoạn 40 -45. Nhìn chung, ở vào thời điểm này, cái tôi và ch ủ nghĩa cá nhân tuy đ ã xuất hiện nhưng chưa đủ sức chống đối những ràng buộc của lễ giáo phong kiến nh ư giai đoạn sau này. - Nội dung yêu nước của văn học hợp pháp: Các tác giả văn thơ hợp pháp phần lớn đứng ngo ài cuộc đấu tranh cứu n ước của dân tộc. Tuy nhiên, ở họ vẫn tiềm t àng một tinh thần dân tộc, vẫn phảng phất một tinh thần y êu nước. Chính những trang viết chất chứa t ình cảm đau xót, hay tiếc nuối về đất n ước đã cho ta thấy tình yêu quê h ương đất nước của họ. Nói chung, nội dung y êu nước trong văn học hợp pháp được thể hiện một cách mờ nhạt, bóng gió xa xô i. - Ðặc điểm nghệ thuật của văn học hợp pháp: Văn học hợp pháp vừa kế thừa nghệ thuật sáng tác của các nh à nho thời trung đại, vừa tiếp nhận nghệ thuật hiện đại của nền văn học ph ương Tây. Các tác gi ả đã tiến hành một cuộc cách tân trong nghệ thuật, lấy truyền thống làm cơ sở. Trong lịch sử văn học Việt Nam, đây là giai đo ạn đặc biệt có hiện t ượng đan xen giữa hai h ình thức nghệ thuật: nghệ thuật của văn học trung đại v à nghệ thuật của văn học hiện đại, nhiều tác phẩm mang tính chất trung gian, vừa có ch ất hiện đại vừa mang dáng dấp truyền thống. 1.5. Các tác gi ả lớn của Văn học Việt Nam giai đoạn đầu Tk XX - 1930 Hoàng Ngọc Phách Tiểu thuyết duy nhất của nh à văn là "Tố Tâm" đã thể hiện sự kết hợp hai yếu tố cũ và mới trên cả hai phương diện nội dung v à nghệ thuật. Ông đ ã để cho hai nhân vật chính Tố Tâm và Ðạm Thủy giằng co giữa hai con đ ường chạy theo t ình yêu t ự do hay chấp nhận Trang 12
  13. lễ giáo phong kiến. Với "Tố Tâm", ng ười tuân thủ đạo đức truyền thống đ ã không có h ạnh phúc trong ch ế độ đại gia đ ình phong ki ến, mà người muốn sống hết m ình cho tình yêu t ự do cũng không thể đón nhận hạnh phúc trong t ình yêu. . "T ố Tâm" là một tác phẩm ti êu biểu thể hiện tính giao th ời của văn học giai đoạn n ày. Văn chương Hồ Biểu Chánh Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh phản ánh nhiều mảng hiện thực khác nhau trong x ã hội Nam Bộ ở những năm đầu thế kỉ XX. Hiện thực cuộc sống đ ược đưa vào trong tác ph ẩm của ông thể hiện rõ tính chất chân thật, cụ thể v à đa dạng. Ông không chỉ viết về th ành thị mà còn đi sâu vào cu ộc sống ở nông thôn. Ở nông thôn: Hồ Biểu Chánh đ ã đề cập đến tầng lớp thống trị ở nông thôn : ông đ ã xây dựng hình ảnh những ông địa chủ độc ác, tham lam, t ìm m ọi cách để ức hiếp bóc lột dân lành Bên cạnh địa chủ, ở nông thôn Nam bộ thời đó còn có một lực lượng không nhỏ bao gồm hương chức, hội tề, những kẻ có quyền thế ở nông thôn... chuy ên cấu kết nhau để ức hiếp dân lành vô tội. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh c òn đề cập đến tầng lớp dân ngh èo ở nông thôn : Họ bị bóc lột về kinh tế, làm lụng vất vả quanh năm nh ưng vẫn phải sống trong cảnh đói ngh èo vì bị bọn địa chủ bóc lột nặng nề. Ở thành thị: Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đ ã khai thác hiện thực cuộc sống sôi động, bề bộn, với nhiều hạng ng ười khác nhau ở th ành thị. Ông nói đến những n gười thợ thuyền sống chui rúc trong các ng õ hẽm tăm tối, ngh èo nàn. Ông đ ề cập đến giới thông ngôn ký lục, những kẻ nịnh bợ Tây, sợ sệt quan tr ên, thích bắt nạt dân lành, ăn chơi trác táng, ư ớc vọng cao sang, trọng tiền t ài danh lợi xem nhẹ nhân nghĩa. Giớ i thượng lưu trí thức xuất Trang 13
  14. hiện trong tác phẩm của ông l à những kẻ sống phong l ưu, thiếu thực tế Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh phản ánh hiện thực tr ên lập trường đạo đức: Hồ Biểu Chánh đã tái hiện lại bộ mặt của x ã hội Nam Bộ vào những năm đầu thế kỉ XX. Ôn g đã phê phán những mặt trái của x ã hội trên lập trường đạo đức. Ông không đặt ra vấn đề phải đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến để giải thoát ng ười nông dân khỏi cảnh sống bị bóc lột. Ông chưa tập trung vào những vấn đề nóng bỏng nhất của thời đại - những biến động đổi thay nhanh chóng c ủa con người, và xã hội trong cuộc sống tr ên con đường tư sản hóa. Khuynh hướng đạo đức đ ã chi phối mạnh mẽ nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Ông thường xây dựng hệ thống nhân vật gồm hai loại ng ười khác nhau. Một b ên là đại diện cho cái thiện và một bên là đại diện cho cái ác. Cái thiện bao giờ cũng chiến thắng v à cái ác luôn b ị trừng trị nghi êm khắc. Ông có ý định d ùng quan niệm đạo lý của dân gian "Thiện ác đáo đầu chung hữu báo" để giáo dục con ng ười. Hồ Biểu Chánh l à một nhà văn lớn ở miền Nam. Ông l à người đi tiên phong trong việc đưa tiểu thuyết mới từ t ình trạng phôi thai đến giai đoạn tr ưởng thành. Tiểu thuyết Việt Nam từ Hồ Biểu Chánh mới bắt đầu những b ước đi vững chắc. Phan Bội Châu Thơ văn Phan B ội Châu thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ. Mặt tiến bộ trong t ư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu chính l à sự đổi mới trong quan niệm về y êu nước và đường lối cứu n ước. Tiến bộ hơn một số nho sĩ cùng thời như Phan Chu Trinh, Phan B ội Châu đã đặt ra nhiệm vụ giải phóng đất nước bằng con đ ường bạo động cách mạng. Ông từng nêu rõ "Thù dân t ộc không lấy máu rửa không sạch". Theo quan niệm của Phan Bội Châu nhiệm vụ cứu n ước là rất quan trọng v à cấp bách trong hoàn c ảnh hiện tại. Tuy nhi ên, vấn đề cải cách x ã hội, tiến lên xây dựng một chế Trang 14
  15. độ mới, chế độ dân chủ t ư sản, theo gương Nhật Bản cũng là rất cần thiết, phải thực hiện ngay trong thời điểm bấy giờ. Phan Bội Châu đ ã đưa ra quan niệm tiến bộ về ng ười dân trong xã h ội. Ông khẳng định đất n ước là của dân, đấu tranh ch ống giặc cứu n ước là để bảo vệ nòi giống, đồng bào Việt Nam. Ông đã nêu lên mẫu người lý tưởng trong xã hội, đó là người yêu nước, có lòng căm thù giặc, dám xả thân v ì đất nước. Người anh hùng xuất hiện trong sáng tác của Phan Bội Châu là những con người bình thường nhưng làm được việc phi th ường. Với ông không có sự phân biệt nam nữ, đẳng cấp, tôn giáo, gi àu nghèo... trong quan ni ệm về người anh hùng. Tản Đà Tư tưởng yêu nước trong thơ Tản Đà: Tản Ðà là một nhà nho đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước của dân tộc lúc bấy giờ. Tuy nhi ên, ở ông vẫn tiềm t àng một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Tản Ðà luôn có ý thức lo đời và mong muốn được giúp đời. Trước hoàn cảnh hiện tại của đất n ước, Tản Ðà nhận thấy cần phải có sức mạnh của đoàn kết mới có thể xoay trở được tình thế. Tuy ông không tham gia v ào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nh ưng trong ông vẫn thường trực một nỗi lo lắng muốn giúp ích cho đời. Nỗi lo lắng ấy thể hiện ở ý thức muốn đem t ài văn chương c ủa mình ra giúp đời, muốn làm cho văn chương của mình "Có bóng mây h ơi nước đến dân x ã" (Giấc mộng con I). Lãng mạn thoát ly là khuynh hướng chủ yếu trong th ơ văn Tản Ðà. Ông xuất thân từ tầng lớp phong kiến đang suy thoái. Bản thân sống ở th ành thị, gần gũi với tầng lớp tiểu t ư sản, đứng ngoài các cuộc đấu tranh của dân tộc, cuộc đời lại trải qua nhiều thất bại, n ên tư tưởng trở nên tiêu cực thoát ly. Cái tôi l ãng mạn Tản Ðà có tư tưởng thoát ly vẫn c òn bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến: T ư tưởng thoát ly của Tản Ðà gắn liền với ý t hức muốn đứng Trang 15
  16. ra ngoài cu ộc đời nhơ bẩn để giữ lấy thanh cao trong sạch cho m ình Ông coi đời là cõi tục, là nơi ở trọ. Nhưng Tản Ðà thoát ly mà không thoát t ục. Tản Ðà chủ trương trốn đời nhưng lại muốn nhập thế. Ở ông có sự giằng xé giữa chán đời v à gánh lãnh trách nhi ệm. Ông có ý định trốn đời để qu ên đời, mượn thú nhàn tản để tìm sự thanh thản cho tâm hồn nh ưng cuối cùng đã không quên được và luôn phiền não, lo lắng cho cuộc đời. 2. Tổng quát văn học Việt Nam từ năm 1930 - 1945 2.1. Tiền đề của văn học giai đoạn 1930 - 1945 Đây là giai đoạn chỉ kéo dài 15 năm, nhưng có nhi ều sự kiện quan trọng, tác động mạnh mẽ đến đời sống của con ng ười, đó là: Sự ra đời của Ðảng Cộng Sản Ðông Dương 03-02-1930: Sự ra đời của Ðảng cộng sản đã tạo ra một bước ngoặt quyết định cho lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, đ ã chấm dứt tấn bi kịch của những ng ười yêu nước mà không tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Do vai trò độc quyền cách mạng của Ðảng, do đường lối chiến l ược sách lược vững vàng sáng suốt của Ðảng đã đoàn kết và phát huy đư ợc mạnh mẽ tính tích cực, tính sáng tạo của quần chúng nhất là công nông. Cách mạng theo đường lối tư sản thất bại: T ư sản dân tộc Việt Nam phần lớn l à do địa chủ chuyển th ành, thái độ chống Pháp nói chung không dứt khoát. Giai cấp t ư sản Việt Nam làm cuộc bạo động Y ên Bái ngày 9 -2-1930 nhưng th ất bại. Tầng lớp tiểu t ư sản trí thức hoang mang t ới cao độ, họ cùng với giai cấp tư sản tìm đường thỏa hiệp với thực dân, t ìm quên lãng trong v ăn chương. Cách mạng theo đường lối vô sản khi cao tr ào lúc thoái trào: Cao trào cách m ạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất l à phong trào Xô Vi ết Nghệ Tĩnh. bị thất bại. Từ cuối năm 1931, cách mạng Việt Nam b ước vào thời kì thoái trào. Trang 16
  17. Từ cuối năm 1932, phong tr ào lại dần dần hồi phục. Tháng 9-1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng lên cao, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tháng 8 -1945 dưới sự lãnh đạo của Ðảng cách mạng Việt Nam d ành được thắng lợi, th ành lập nước Việt Nam dân chủ cộng h òa. 2.2. Các giai đo ạn phát triển a. Thời kỳ 1930- 1935 Mở đầu là sáng tác thơ văn g ắn liền với cao tr ào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Ngệ Tỉnh. Bộ phận văn học t ư sản, tiểu tư sản thời kỳ n ày là văn h ọc lãng mạn, bao gồm: tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và Thơ mới. Xu hướng văn học phê phán có t ừ trước 1930 đến thời kỳ n ày phát triển hơn và xác định rõ ràng hơn về phương pháp, thể tài. b. Thời kỳ 1936- 1939 Văn học vô sản, đặc biệt l à thơ cách mạng phát triển nhanh chóng. Một loạt nh à thơ xuất hiện: Sóng Hồng, L ê Ðức Thọ, Xuân Th ủy, Tố Hữu,.. Văn học cách mạng thời kỳ n ày đánh dấu một bước tiến triển mới mẻ của văn học vô sản theo h ướng hiện đại hóa. Văn học hiện thực ph ê phán phát tri ển mạnh mẽ v à đạt được nhiều thành tựu xuất sắc: - Vấn đề nông dân, nông thôn đ ược đặt ra trong nhiều tác phẩm nh ư: “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Vỡ đ ê” của Vũ Trọng Phụng, “Tắt đ èn” của Ngô Tất Tố,… - Vấn đề phong kiến, thực dân đ ược nêu lên một cách gay gắt trong một loạt các tác phẩm: “Số đỏ”, “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng, “Tắt đ èn” của Ngô Tất Tố,… Tác phẩm hiện thực ph ê phán không d ừng lại ở truyện ngắn, phóng sự m à phát triển Trang 17
  18. mạnh mẽ thể tài tiểu thuyết. Ðây chính là m ột thành công lớn của văn học hiện thực ph ê phán thời kì này Văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản vẫn tiếp tục phát triển, phân hóa theo các hướng khác nhau: Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến v à đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn v à cải thiện đời sống cho nông dân v ới các tác phẩm: “Gia đ ình” của Khái Hưng, “Con đư ờng sáng” của Ho àng Ðạo,...Thơ mới giai đoạn 1936 -39 phát triển đến đỉnh cao. Thời k ì này, tên tu ổi Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học. c. Thời kỳ 1939- 1945 Văn học vô sản rút v ào bí mật nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ. Nh à thơ Tố Hữu trưởng thành nhanh chóng v ới tập “Từ ấy”. Tập “Nhật kí trong t ù” của Hồ Chí Minh cũng ra đời trong thời kì này.Văn học hiện thực ph ê phán có sự phân hóa: Nhiều nhà văn chuyển sang lĩnh vực khác: Ngô Tất Tố quan tâm tới khảo cứu dịch thuật, Nguyễn Công Hoan viết các tiểu thuyết về đề t ài đạo lý Một thế hệ nhà văn hiện thực mới ra đời: Nam Cao, Mạnh Phú T ư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển… Các nhà văn đã nêu lên mâu thu ẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với các tầng lớp nhân dân lao động, cuộc sống tăm tối của người nông dân, cũng nh ư cuộc sống bế tắc, mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản thời đó. Văn học lãng mạn cũng phân hóa mạnh mẽ: + Văn xuôi, nhiều nhà văn chuyển hướng sáng tác: Thạch Lam đi vào miêu tả những sinh hoạt nâng l ên thành nghệ thuật như nghệ thuật ẩm thực trong “H à Nội 36 phố ph ường”. Trang 18
  19. Thế Lữ quan tâm đến mảng truyện trinh thám đ ường rừng, truyện ma quỷ Nguyễn Tuân là cây bút văn xuôi tiêu bi ểu cho trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này với chủ nghĩa xê dịch và cái ngông l ịch lãm tài hoa. + Thơ mới: Thơ mới thời kỳ này khủng hoảng nghi êm trọng: thơ điên, thơ loạn, thơ say phát triển mạnh.Nhóm “Xuân thu nh ã tập” xuất hiện, các thi sĩ l àm thơ bằng một thứ ngôn ngữ khó hiểu, cầu kỳ, xa lạ. 2.3. Những đặc điểm chủ yếu của văn học giai đoạn 1930 -1945 a. Nền văn học được hiện đại hoá Văn học giai đoạn n ày thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại. Đây l à một quá trình không h ề đơn giản bởi nó phải phá bỏ một hệ thống thi pháp đ ã tồn tại và đã được khẳng định qua nhiều kiệt tác bất hủ, đồng thời phải xây dựng một hệ thống thi pháp mới trên cơ sở tiếp nhận ảnh h ưởng của văn hoá nhân loại, v à kế thừa những tinh hoa của văn hoá truyền thống. Giai đoạn văn học Việt Nam 1930-1945, quá trình hi ện đại hoá văn học diễn ra đặc biệt mạnh mẽ và sâu sắc ở hầu hết các thể loại: - Về tiểu thuyết, có sự xuất hiện của nhóm nh à văn Tự lực văn đoàn và nhiều nhà văn hiện thực phê phán. - Các thể loại khác nh ư: truyện ngắn, phóng sự, bút ký, tuỳ bút, kịch cũng có nhiều thành tựu đáng chú ý. - Về thơ, phong trào Thơ m ới khởi xướng từ năm 1932 đ ã đóng vai trò quyết định trong công cu ộc hiện đại hoá th ơ ca Việt Nam. Cá tính sáng tạo đ ược giải phóng, h àng loạt tiếng thơ trẻ trung và tài năng ra đ ời với nhiều màu sắc và giai điệu khác nhau. Mảng th ơ ca Trang 19
  20. cách mạng cũng có nhiều đóng góp v ào nền thơ ca dân tộc. b. Sự phân hóa phức tạp th ành nhiều xu hướng trong quá tr ình phát tri ển Trong giai đoạn này, sự phân hoá của văn học Việt Nam dự a trên cơ sở thái độ chính trị của nh à văn và ở quan niệm về mối quan hệ giữa văn học v à chính trị. Từ đó, có thể thấy, văn học Việt Nam thời kỳ n ày có thể chia như sau: Văn học hợp pháp: Nét đặc trưng của bộ phận văn học n ày là chứa đựng những yếu tố tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, nh ưng không có tinh th ần chống đối trực tiếp chế độ thực dân. Do sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật v à khuynh hư ớng thẩm mỹ, bộ phận văn học này chia làm hai xu hướng chính: Văn học lãng mạn: Đặc điểm chính của văn học l ãng mạn là sự đào sâu vào cái tôi nội cảm, diễn tả ước mơ, khát vọng của cá nhân, đề cập đến những số phận cá nhân với thái độ bất hoà, bất lực trước hiện thực tầm th ường, tù túng. Văn học hiện thực: Xu hướng văn học n ày quan tâm đ ến viẹc diễn tả v à lý giải một cách chân th ực và chính xác quá trình phát tri ển khách quan của hiện thực khách quan thông qua vi ệc khắc học những h ình tượng điển hình. Văn học bất hợp pháp: Chủ yếu là tác phẩm của những n hà văn- chiến sĩ, những người coi văn chương là vũ khí chiến đấu, d ùng để tuyên truyền cách mạng. Những tác phẩm này không có nhi ều điều kiện gọt giũa về h ình th ức nghệ thuật nh ưng có nhiều đón góp về mặt tư tưỏng. 2.4. Xu hư ớng và các đại diện a. Thể hiện của văn chương lãng mạn Nhóm “Tự lực văn đoàn” Nhóm Tự lực văn đoàn chính th ức thành lập năm 1933, gồm có Nhất Linh, Khái Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2