intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vậy là bạn muốn thành lập một doanh nghiệp nhỏ?

Chia sẻ: Nguyen Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

112
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất cứ ai ấp ủ ý tưởng khởi đầu một doanh nghiệp nhỏ trước hết cũng cần tìm hiểu tính nết, kinh nghiệm và kiến thức của mình rồi mới đưa ra những quyết định quan trọng nhất về việc bán hay cung cấp sản phẩm hay dịch vụ chuyên biệt nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vậy là bạn muốn thành lập một doanh nghiệp nhỏ?

  1. Vậy là bạn muốn thành lập một doanh nghiệp nhỏ? Bất cứ ai ấp ủ ý tưởng khởi đầu một doanh nghiệp nhỏ trước hết cũng cần tìm hiểu tính nết, kinh nghiệm và kiến thức của mình rồi mới đưa ra những quyết định quan trọng nhất về việc bán hay cung cấp sản phẩm hay dịch vụ chuyên biệt nào. Sau khi xác định được thị trường, chủ doanh nghiệp cần lập kế hoạch kinh doanh, hoàn tất mọi trách nhiệm pháp lý trong kinh doanh và tìm nguồn vốn để bắt đầu khởi sự. Bắt đầu bằng chút vốn nhỏ cũng không phải là ý tưởng tồi. Phil Holland, người sáng lập chuỗi cửa hàng bán bánh rán Yum Yum, là Chủ tịch My Own Business Inc – công ty cung cấp các
  2. khóa học miễn phí trực tuyến dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ và những người muốn làm chủ doanh nghiệp qua địa chỉ Sở hữu và điều hành một doanh nghiệp thành công là một cách rất tốt để kiếm sống, đồng thời cũng là cách để tự chủ về tài chính. Nhưng trước khi bắt đầu, ta nên đánh giá kỹ lưỡng những nhân tố có thể đem lại thành công và giảm thiểu khả năng thất bại. Những người thành công trong điều hành doanh nghiệp của chính họ thường đạt điểm cao trước những yêu cầu sau:  thực sự mong muốn tự chủ;  đam mê trong công tác điều hành doanh nghiệp;  tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ chuyên biệt đáp ứng được yêu cầu khách hàng;  từng có kinh nghiệm kinh doanh;  có kiến thức cơ bản về kế toán và kiểm soát dòng tiền tệ.  Có một số lợi thế quan trọng trong việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới bán thời gian trước khi thôi công việc hiện tại. Trong những ngày đầu và còn bỡ ngỡ khi mới
  3. thành lập, công việc hiện có sẽ giúp có được nguồn thu nhập và trợ cấp. Có thể các thành viên trong gia đình cũng giúp điều hành doanh nghiệp khi bạn đang làm công việc hiện tại. Ngay cả con cái của bạn cũng có thể học hỏi được nhiều khó khăn và lợi ích của công việc kinh doanh. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Xác định thị trường là bước đầu tiên quan trọng nhất khi khởi nghiệp. Đa số các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là nhờ tập trung thỏa mãn một thị trường cụ thể. Ví dụ như ở Mỹ các công ty bán đồ ăn nhanh thành công nhất lại là các công ty chỉ có ít chủng loại sản phẩm như kem, bánh rán, thịt gà hay bánh nhân thịt, trong khi đó các nhà hàng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì lại không mấy thành công. Hãy xác định một thị trường cụ thể và nỗ lực đáp ứng tốt thị trường đó. Đồng thời tôi cũng cho rằng không nên đâm đầu vào thị trường có quá nhiều thách thứ. Tốt hơn hết là nên tận dụng một cơ hội kinh doanh không quá rủi ro và tập trung vào một thị trường vừa phải.
  4. Nên tránh thâm nhập vào các thị trường hàng hóa. Ở các thị trường này, bạn phải hoàn toàn cạnh tranh bằng giá cả và cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất thì mới có thể tồn tại. Nếu ở chỗ bạn, sản phẩm có chi phí lao động thấp thì bạn sẽ có cơ hội xuất khẩu chúng sang những thị trường có chi phí lao động cao hơn. Nhưng mặt khác, nếu sản phẩm của bạn có chi phí lao động cao thì bạn có nguy cơ bị đối thủ khác tước mất lợi thế chi phí và đe dọa nghiêm trọng tới công việc kinh doanh của bạn. Khi đó có thể bạn sẽ muốn chuyển nhượng dây chuyền sản xuất của mình cho một nơi khác có chi phí thấp hơn. Rất nhiều cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi với các cửa hàng khổng lồ, điển hình là chuỗi siêu thị của Wal- Mart cung cấp nhiều chủng loại hàng hóa với giá cả phải chăng hơn. Những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có xu hướng có được “Sức mạnh giá cả” hơn các doanh nghiệp sản xuất. Sức mạnh giá cả được hiểu là khả năng giảm thiểu rủi ro bị mất thị trường bởi bạn có thể chế ngự tốt hơn lòng trung thành của
  5. khách hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, dù là cho thuê công cụ hay sơn sửa nhà, khách hàng đều sẵn sàng trả giá cao cho một dịch vụ chuyên nghiệp và tin cậy hơn là chỉ chăm chăm tìm kiếm những dịch vụ có giá thấp hơn. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Lập kế hoạch kinh doanh là một bước cần thiết đối với bất kì một ông chủ không ngoan nào bất kể quy mô doanh nghiệp to hay nhỏ. Mục đích chính của việc lập kế hoạch là để đánh giá cụ thể mọi khía cạnh kinh tế của công việc kinh doanh. Kế hoạch không chỉ giúp doanh nghiệp xác định và tập trung vào các mục tiêu mà còn giúp doanh nghiệp trong việc vay vốn hay thu hút đầu tư. Đồng thời kế hoạch kinh doanh còn có thể giúp doanh nghiệp có được những lời khuyên quý báu từ mọi người. Hầu hết các doanh nhân mới khởi nghiệp đều bỏ qua bước quan trọng này vì họ thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng để có thể đưa ra một kế hoạch hiệu quả. Để khuyến khích các doanh
  6. nghiệp không bỏ qua bước này, có một website hỗ trợ đã được thành lập mà tại đó có các mẫu kế hoạch kinh doanh sẵn, doanh nghiệp chỉ cần điền thông tin vào và in ra là đã có một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ và hữu ích. TUÂN THỦ LUẬT PHÁP Có rất nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ. Bởi vì luật kinh doanh ở các nước rất khác nhau nên việc thuê luật sư tư vấn để xin giấy phép kinh doanh là rất cần thiết. Trong mọi trường hợp,ban đầu các luật sư đều tư vấn miễn phí cho bạn, can cứ vào đó bạn sẽ cân nhắc có nên thuê họ hay không. Ở nhiều quốc gia, các doanh nhân phải lựa chọn hình thức pháp lý cho doanh nghiệp của mình .Các hình thức phổ biến nhất là Doanh nghiệp Tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Trách nhiệm vô hạn, và các hình thức liên doanh. Mỗi hình thức
  7. đều có những qui định về trách nhiệm pháp lý cùng những quy định của trung ương và địa phương kèm theo. Vì vậy lại một lần nữa giải thích tại sao bạn phải cần đến tư vấn luật. TÌM KIẾM ĐỐI TÁC LÀM ĂN Có nhiều lý do lý giải tại sao bạn nên liên kết với người khác khi khởi nghiệp. Trước hết càng đông sẽ càng an toàn. Thay vì chỉ có một cái đầu để suy nghĩ, bạn sẽ có hai. Thay vì chỉ có một mình để xoay sở mọi việc bạn sẽ có một đồng nghiệp đầy năng lực và nhiệt huyết hỗ trợ. Nếu bạn đã giàu kinh nghiệm trong sản xuất thì bạn nên tìm một đối tác giỏi tìm đầu ra. Trong một số trường hợp, bạn lại cần tìm đối tác góp vốn và chia sẻ rủi ro tài chính trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty. Nhiều ý kiến phản biện lại cho rằng việc liên doanh cũng có nghĩa là lợi nhuận bị phân chia và việc đưa ra quyết định bị chi phối bởi nhiều người. Khả năng xấu nhất chính là khi có một đối tác năng lực thấp và quan niệm cũng như tập quán làm việc khác bạn.
  8. Những quy định về việc liên doanh nên được thỏa thuận bằng văn bản giống như thỏa thuận mua-bán để phòng những trường hợp có tranh chấp xảy ra hay khi một trong hai đối tác bị chết hoặc không còn năng lực kinh doanh. HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH Nhiều doanh nhân triển vọng rất thất vọng trước việc các ngân hàng không cho vay vốn nếu không có tài sản thế chấp. Nhiêù người cho rằng huy động vốn khởi nghiệp là khâu nan giải nhất. Tuy nhiên tôi không đồng ý với quan niệm chung chung đó bởi vì thực tế có rất nhiều doanh nghiệp mọc lên với xuất phát điểm thấp. Chỉ cần sử dụng tiền tiết kiệm, vay thêm bạn bè và gia đình, bạn cũng có thể kinh doanh được rồi. Và với kinh nghiệm gặt hái được ban đầu, bạn sẽ không dễ mắc sai lầm trong việc đưa ra các quyết định khi công việc làm ăn đã phát đạt. Với doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ tận dụng được sức mạnh của sự
  9. miệt mài với những tính toán. Nếu năm đầu tiên doanh thu là 10.000 đô-la và liên tục tăng gấp đôi vào 3 năm tiếp theo thì đến năm thứ 4, doanh thu sẽ là 80.000 đô-la. Và nếu doanh thu vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 25% trong mười năm nữa thì đến năm thứ 14, doanh thu sẽ đạt xấp xỉ 750.000 đô-la. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Hầu hết các doanh nghiệp đều đã xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing cụ thể và hiệu quả của mình. Bạn sẽ có lợi nếu biết tận dụng được kinh nghiệm của đối thủ bằng cách học hỏi chiến lược marketing của họ như nghệ thuật bán hàng , chiến lược giá cả, quảng cáo... Hãy chọn ra những đối thủ thành công nhất, tìm hiểu và học hỏi họ. Đồng thời hãy vạch ra những tiêu chí để đánh giá mức độ sẵn sàng của bạn. Các tiêu chí đó có thể bao gồm:  Có phải mục tiêu của khách hàng là sự thuận tiện, giá cả phải chăng, chất lượng và dịch vụ hay không?
  10.  Bạn đang tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ cụ thể hay các sản phẩm dịch vụ được cá biệt hóa?  Bạn đã có các công cụ thương mại điện tử cần thiết ví dụ như Website công ty hay các dịch vụ quảng bá sản phẩm trực tuyến chưa?  Nếu bán chịu, liệu chính sách đánh giá chỉ số tín dụng của bạn đã có hay chưa?  Bạn đã điều tra thị trường về sản phẩm của mình trước khi triển khai chiến lược marketing rầm rộ chưa?  Chu kì tiền mặt một năm của bạn có đảm bảo tiền luôn được dự trữ trong ngân hàng trong giai đoạn khởi nghiệp hay không?  Một khi chiến lược marketing của bạn được triển khai, thì bạn cũng đã bắt đầu cuộc hành trình kinh doanh vươn đến thành công của bạn. Thông tin thêm: Những lỗi lầm lớn nhất khi khởi sự doanh nghiệp
  11. Sai lầm lớn nhất mà người ta mắc phải là không lựa chọn đúng lĩnh vực kinh doanh. Hãy dành thời gian. Câu châm ngôn về bất động sản "Chẳng có nơi nào là địa điểm tốt cuối cùng" cũng đúng trong kinh doanh: không có cái gì là cơ hội tốt cuối cùng cả. Nếu có một lĩnh vực kinh doanh mà bạn có sở trường và giúp bạn có lợi thế cạnh tranh thì sẽ là một sai lầm nếu bạn không đưa thế mạnh ấy vào ưu tiên hàng đầu trong lựa chọn lĩnh vực kinh doanh để tự đánh giá chính bản thân mình. Đừng hoàn toàn dựa vào nguồn lực bên ngoài để huy động vốn khởi sự doanh nghiệp. Nguồn lực đầu tiên phải là nguồn tiết kiệm của chính bản thân bạn; nếu bạn chưa tiết kiệm thì hãy làm ngay từ ngày hôm nay. Khi hỏi vay ai đó, hãy chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh đầy đủ, có nêu nguồn thu nhập và lộ trình trả nợ. Nhiều người vội vàng lao vào kinh doanh quá sớm. Nếu bạn đang làm một công việc nào đó thì chỉ thôi việc khi nào bạn đã có đủ lực và chuẩn bị thấu đáo cho mọi chi tiết khi hoàn toàn tự bắt
  12. đầu kinh doanh. Hoặc có lẽ tốt hơn, hãy khởi sự doanh nghiệp bán thời gian mà không cần phải thôi công việc hiện nay. Nhiều người khởi sự doanh nghiệp đã mắc sai lầm không hỏi ý kiến tư vấn của người khác. Ai cũng thích nói về công việc kinh doanh của mình – đừng ngại hỏi. Hãy tận dụng cơ hội tìm hiểu những điều tồi tệ nhất dựa trên kinh nghiệm của những người đã từng trải qua. Cũng sẽ là một sai lầm nếu không thuê luật sư khi ký hợp đồng thuê hay cộng tác, một hợp đồng ủy quyền kinh doanh, hay bất kì văn bản quan trọng nào khác. Hãy nhớ rằng khi đồng ý một hợp đồng thuê kéo dài năm năm với số tiền thuê 1000 đô-la mỗi tháng, trách nhiệm hợp đồng của bạn sẽ lên tới 60.000 đô-la. Liệu bạn có dám chơi một môn thể thao khi không biết cách ghi điểm không? Hãy nghĩ xem liệu một sai lầm sẽ nghiêm trọng đến đâu khi đem cả tài sản của mình để dồn cho một công việc kinh doanh mà không biết gì về kế toán và dòng tiền. Công việc kinh
  13. doanh của bạn sẽ được những người hậu thuận cho bạn về tài chính đánh giá bằng những công cụ tài chính truyền thống – bảng cân đối, báo cáo kinh doanh và báo cáo dòng tiền. Khả năng dự đoán thanh khoản trong tương lai thông qua kiểm soát dòng tiền có ý nghĩa quan trọng. Đừng áp dụng những biện pháp kiểm soát tài chính nội bộ quá vụn vặt. Mục tiêu của bạn là đảm bảo công việc kinh doanh của mình nhận được toàn bộ thu nhập mà không hề lãng phí, thất thoát do bất cẩn hay gian lận thông qua những nhân viên thiếu trung thực. Trong khi cần tìm cách ủy quyền cho nhân viên, ban không nên ủy quyền cho ai đó ký séc hay thậm chí đặt hàng. Sẽ là sai lầm nếu bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh trước khi công việc kinh doanh ổn định và đem lại lợi nhuận. Hãy cẩn thận giải quyết những khó khăn, bao gồm cả mô hình kiếm lời để tạo điều kiện mở rộng quy mô. Nên thử tung ra thị trường sản phẩm hoặc dịch vụ ở quy mô nhỏ trước. Khi mở rộng, cần tạo động lực về tài chính cho những người quản lý của bạn càng dựa theo
  14. mức đóng góp tạo ra lợi nhuận của họ càng tốt. Không nên thưởng theo mức hoạt động của công ty nói chung. Rất nhiều người không ra tay kịp thời khi những khó khăn lớn hoặc thời kỳ suy thoái xuất hiện. Khi phải trải qua thời kỳ suy thoái trong kinh doanh (và có thể như thế lắm), hãy xác định và thừa nhận những khó khăn của bạn. Đừng ngần ngại cắt giảm chi phí ngay để duy trì dòng tiền dương. Đồng thời nên tìm kiếm cơ hội trong cạnh tranh: khi công việc kinh doanh của bạn lâm vào thoái trào thì những đối thủ cạnh tranh của bạn chắc cũng đang phải vật lộn với khó khăn. Một số có thể sẽ được bán với giá phải chăng. Hãy nhớ rằng các doanh nghiệp đều có chu kỳ. Hãy bám trụ với công việc kinh doanh mà bạn thông thạo nhất để rồi thoát ra khỏi những thời kỳ khó khăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2