Về công tác lý luận nhiếp ảnh
lượt xem 12
download
Ảnh - Tạ Hoàng Nguyên Nhiếp ảnh xuất hiện ở nước ta từ năm 1869. Bắt đầu là các hoạt động nhiếp ảnh cửa hiệu. Hoạt động này phát triển, mở rộng vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, chủ yếu ở các thành phố, thị trấn. Dần dà xuất hiện những nhà "nhiếp ảnh tài tử", chụp phong cảnh thiên nhiên, chân dung các lớp người trong xã hội. Từ những năm 30 của thế kỷ XX xuất hiện dòng ảnh báo chí, rồi manh .nha dòng ảnh nghệ thuật....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Về công tác lý luận nhiếp ảnh
- Về công tác lý luận nhiếp ảnh Ảnh - Tạ Hoàng Nguyên Nhiếp ảnh xuất hiện ở nước ta từ năm 1869. Bắt đầu là các hoạt động nhiếp ảnh cửa hiệu. Hoạt động này phát triển, mở rộng vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, chủ yếu ở các thành phố, thị trấn. Dần dà xuất hiện những nhà "nhiếp ảnh tài tử", chụp phong cảnh thiên nhiên, chân dung các lớp người trong xã hội. Từ những năm 30 của thế kỷ XX xuất hiện dòng ảnh báo chí, rồi manh
- nha dòng ảnh nghệ thuật. Một số năm sau đó xuất hiện cuộc tranh luận trên báo chí với chủ đề "Nhiếp ảnh có phải là một bộ môn nghệ thuật không". Họa sĩ Tô Ngọc Vân cùng các nhà nhiếp ảnh Hồng Nghi, Vũ Năng An, Võ An Ninh,... đã bảo vệ tính nghệ thuật của nhiếp ảnh trong khi một số người khác cho rằng nhiếp ảnh không phải là một nghệ thuật. Từ Cách mạng tháng Tám 1945, nền nhiếp ảnh cách mạ ng mới thực sự ra đời, phát triển rực rỡ cho đến ngày nay. Đáng chú ý là lĩnh vực nhiếp ảnh báo chí thời kỳ hai cuộc chiến tranh và nhiếp ảnh nghệ thuật thời kỳ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Phải nói ngay rằng nhiếp ảnh mặc dầu có sự phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu nhưng công tác lý luận nhiếp ảnh hầu như chưa bao giờ được đặt ra một cách nghiêm túc. Cũng chưa có một đội ngũ hoạt động chuyên sâu về lý luận nhiếp ảnh. Có thể nói nhiếp ảnh phát triển bằng con đường tự học, truyền nghề, sử dụng các tài liệu dịch của nước ngoài là chính. Cho mãi tới những năm cuối thế kỷ XX, ở nước ta vẫn chưa có trường lớp đào tạo nhiếp ảnh chính quy. Trước đó do nhu cầu của hai cuộc kháng chiến, nhu cầu thông tin tuyên truyền, dịch vụ, có một số lớp đào tạo ngắn ngày về nhiếp ảnh. Bên cạnh đó, Nhà nước có cử một số ít lưu học sinh đi học nhiếp ảnh ở nước ngoài nhưng không phải chuyên ngành lý luận. Khi về nước những người này hoạt động trong lĩnh vực báo chí, điện ảnh hoặc phục vụ hoạt động của các cơ quan văn hóa là chính. Từ khi thống nhất đất nước, đội ngũ những người hoạt động nhiếp ảnh
- được tập hợp lại đông hơn. Do nhu cầu tự thân của ngành, đã có một số người tự mày mò nghiên cứu, thể nghiệm, hình thành một nhóm làm công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh, chủ yếu bám sát các lý luận văn học và các văn bản của Đảng, Nhà nước để phát triển quan điểm. Việc "đi hai chân" có ưu điểm là ít nhiều có thực tiễn, nhưng nhược điểm là "vừa đá bóng, vừa thổi còi", bị bó hẹp trong kinh nghiệm chủ nghĩa, chưa đề ra được những "lý luận" gì đặc biệt cho hoạt động nhiếp ảnh một cách sâu sắc. Thực trạng công tác lý luận nhiếp ảnh hiện nay Như trên đã nói, mặc dù nền nghệ thuật nhiếp ảnh cách mạng nước ta đã có một số thành tựu đáng khích lệ nhưng công tác lý luận nhiếp an hr chưa được đặt ra một cách thật sự nghiêm túc. Một số hoạt động mang tính lý luận thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của bộ môn. Có thể điểm qua một số lĩnh vực liên quan đến công tác lý luận nhiếp ảnh để thấy thực trạng của nó. 1. Một số cơ quan xuất bản báo chí có bộ phận nghiên cứu về nhiếp ảnh như Thông tấn xã Việt Nam, Báo ảnh Việt Nam, Báo Nhân dân, Nhà xuất bản Văn hóa... Tại các cơ quan này thỉnh thoảng có biên soạn một số tài liệu nghiệp vụ về lý luận nhiếp ảnh. Tuy nhiên các tài liệu lý luận này chỉ mang tính tham khảo hoặc lưu hành nội bộ. 2. Có lẽ Hội NSNAVN và Hội Nhà báo Việt Nam là hai tổ chức quan tâm đến công tác lý luận nhiếp ảnh nhiều hơn. Tuy nhiên lực bất tòng
- tâm. Hội NSNAVN có tổ chức Ban Lý luận phê bình của Hội nhưng hoạt động chưa có hiệu quả bao nhiêu. Ban này thỉnh thoảng tổ chức hội thảo trao đổi nghiệp vụ, biên soạn một số kỷ yếu, xuất bản một số tài liệu, sách dịch hoặc sách viết,... nhưng nói chung chất lượng chưa cao. Diễn đàn thường xuyên đăng tải các công trình lý luận nhiếp ảnh là các tạp chí của Hội và các bài báo chí khác. Tuy nhiên các bài viết không có hệ thống, gặp sự kiện gì thì viết về cái đó, ít có tính nghiên cứu lý luận phê bình thường xuyên. Hiện nay Ban Lý luận phê bình của Hội có khoảng 15 người, vừa làm công tác sáng tác, vừa làm công tác lý luận, phê bình đào tạo bồi dưỡng... nhưng tất cả đều là "tay ngang", chưa qua một trường lớp nào về lý luận phê bình văn học nghệ thuật. Các hội nhiếp ảnh địa phương, chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thỉnh thoảng cũng có một số hoạt động mang tính lý luận nhưng không đều. Một vài ấn phẩm đã xuất bản đều do nhiệt tình của tác giả thực hiện và cũng chưa bao giờ được thẩm định đúng sai. 3. Từ năm 1985 lại đây các nhà xuất bản đã cho ra mắt một số cuốn sách lý luận nhiếp ảnh cũng như các tập sách ảnh. Đó là các cuốn sach dịch từ tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Hoa hoặc tiếng Anh, một số cuốn do tác giả biên soạn nhưng cũng tham khảo, tổng hợp từ các tài liệu nước ngoài. Với chính sách tài trợ sáng tác của Nhà nước, những tài liệu này ít nhiều đã giúp cho những người hoạt động nhiếp ảnh học tập,
- nâng cao trình độ sáng tác. Cũng giống thực trạng trên, các công trình ít ỏi về lý luận nhiếp ảnh được các nhà xuất bản ấn hành đều ít được xuất bản dưới hình thức tự bỏ tiền chi phí và xuất bản theo cơ chế thị trường. 4. Những năm gần đây Nhà nước đã chú ý đến khâu đào tạo lực lượng nhiếp ảnh theo hệ chính quy. Đã có một số tài liệu giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại hoc về lĩnh vực báo chí, ảnh nghệ thuật. Cũng phải nói rằng không phải tất cả giáo trình đều đủ chuẩn mực. Không ít tài liệu giảng dạy đại học mang tính dạy nghề, ít tính giáo khoa chính thống bậc đại học hay cao đẳng. Lại có một số giáo trình thiếu nhất quán ngay trong một bộ môn. 5. Theo chính sách hội nhập, mở cửa, thời gian gần đây có sự giao lưu thường xuyên giữa các nhà nhiếp ảnh trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức. Trao đổi tài liệu nhiếp ảnh cũng phổ biến hơn. Tuy nhiên trình độ ngoại ngữ của giới nhiếp ảnh nói chung còn hạn chế, vì vậy các tài liệu loại này ít được phổ biến đến đông đảo các nhà nhiếp ảnh nước ta. Việc giao lưu về nhiếp ảnh trước đây chỉ bó hẹp trong khuôn khổ khối các nước xã hội chủ nghĩa, về sau mở rộng ra các nước khác. Qua đó đã có một số tài liệu lý luận nhiếp ảnh được đưa vào nước ta của các trường nhiếp ảnh Mỹ, Pháp, Đức. Tuy nhiên các tài liệu này rất ít được khai thác vì không có điều kiện dịch ra tiếng Việt. Một số tài liệu mang tính lý luận nhiếp ảnh đã xuất bản những năm gần
- đây Tài liệu tham khảo về nhiếp ảnh của Thông tấn xã Việt Nam; Nhiếp ảnh báo chí, 1985; Nhiếp ảnh và báo chí hiện đại, 1987; Cấu trúc các thể loại ảnh báo chí và phương pháp tạo hình trong nhiếp ảnh của tác giả Phạm Hoạt, 1988; Một số tài liệu dịch của Liên Xô (trước đây), CHDC Đức; Nội san Thông tấn nhiều số bàn về nhiếp ảnh. Tài liệu do Hội NSNAVN xuất bản và phát hành gồm: Kỷ yếu hội thảo: Nghệ thuật nhiếp ảnh - cuộc sống, con người, thời đại 1983; Nhiếp ảnh về chiến tranh và cách mạng, 1996; Nhiếp ảnh Việt Nam trên đường hội nhập 1997; Tổ chức các cuộc thi và thẩm định ảnh nghệ thuật, 1998. Sách xuất bản: Nhiếp ảnh và hiện thực, NXB Văn hóa, 1987; Còn mãi những khoảng khắc do Trần Đương sưu tầm, biên soạn và giới thiệu, NXB Văn hóa - Thông tin, 1998; Những bài viết về nhiếp ảnh của Vũ Huyến, 2001; Các bài viết vè lý luận và học thuật nhiếp ảnh trên 2 tạp chí Nhiếp ảnh và Thế giới ảnh của Hội. Sách của các nhà xuất bản: Mỹ học và ảnh nghệ thuật của M.X.Kagan (Liên Xô) do Nguyễn Huy Hoàng dịch, NXB Văn hóa, 1980; Suy nghĩ về nhiếp ảnh của Berthol Beiler, Lê Phức dịch, NXB Vănh hóa, 1986; Nhiếp ảnh màu của Lê Nguyên Hà, NXB Văn hóa, 1986; Sự cố nhiếp ảnh và cách xử lý của Phạm Thái Tri, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
- 1988; Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam (sơ thảo), NXB Văn hóa, 1983; Nhiếp ảnh màu hiện đại của Lê Thanh Đức, NXB Văn hóa - Thông tin, 1997;Nghệ thuật nhiếp ảnh màu của Trần Mạnh Thường, NXB Văn hóa - Thông tin, 1998; Lịch sử nhiếp ảnh thế giới của Trần Mạnh Thường, NXB Văn hóa - Thông tin, 1999; Những lần chụp ảnh Bác Hồ của Trần Đương, NXB Quân đội Nhân dân, 2000; Nhiếp ảnh nghệ thuật của Nguyễn Nhưng (5 tập), NXB Văn hóa - Thông tin (1995 - 2000); Thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số của Trần Đức Tài, NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Nhiếp ảnh - Phê bình và Tiểu luận của Lê Phức, NXB Thông tấn, 2002; Nhiếp ảnh Hoa Kỳ của Lê Thanh Đức, NXB Thế giới, 2002; Nhiếp ảnh nghệ thuật từ góc nhìn mỹ học, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Ảnh báo chí của Nguyễn Đức Chính, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Nhiếp ảnh và cuộc sống của Mạnh Thường, NXB Văn hóa - Thông tin, 2003; Nhiếp ảnh - mấy vấn đề tiếp cận và tiếp nhận của Trần Đương, NXB Thông tấn, 2004. Tài liệu của các Hội Nhiếp ảnh địa phương. Kỹ thuật đặc biệt trong nhiếp ảnh nghệ thuật của Phạm Văn Mùi, Hội Nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh, 1998; Nhiếp ảnh Hà Nội, NXB Công an Nhân dân, 2000; Các bài viết về lý luận và học thuật nhiếp ảnh trên tạp chí Ánh sáng đẹp của Hội Nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh. 5. Tài liệu, giáo trình đào tạo về nhiếp ảnh của các trường đại học: Tài liệu, giáo trình giảng dạy, đào tạo về nhiếp ảnh báo chí của Phân viện Báo chí tuyên truyền thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Tài liệu, gaío trình giảng dạy đào tạo về nhiếp ảnh báo chí của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội; Tài liệu, giáo trình giảng dạy nhiếp ảnh của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. 6. Tài liệu tham khảo của Hội Nhà báo Việt Nam: Một số tài liệu nghiệp vụ về nhiếp ảnh báo chí; Các bài viết lý luận nhiếp ảnh đăng tải trên các báo của Hội và các báo chí khác. Nguyên nhân về sự yếu kém của công tác lý luận nhiếp ảnh Như trên đã nói, ở nước ta lực lượng nhiếp ảnh nói chung, lực lượng làm công tác lý luận nhiếp ảnh nói riêng đều không hoặc rất ít được đào tạo cơ bản. Họ trưởng thành nhờ yêu nghề, tự học, trao đổi kinh nghiệm là chính. Những người hoạt động nhiếp ảnh đều thích đi "săn ảnh" (sáng tác) trong khi những kiến thức cơ bản về nghề chưa được trang bị đầy đủ. Không ít tác phẩm do "may mắn" mà hình thành. Còn khi cần phải xử lý các tình huống xẩy ra trong sáng tác thì tác giả bế tắc. Yếu kém này thật sự bất khả kháng vì hoàn toàn thiếu lực lượng lý luận phê bình có trình độ chuyên môn cao. Nhà nước, cụ thể là các cơ quan, tổ chức sử dụng nhiếp ảnh chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động nhiếp ảnh. Chưa có kế hoạch đào tạo nhiếp ảnh đồng bộ. Bởi vậy phong trào nhiếp ảnh nước ta hiện nay khá mạnh nhưng chất lượng nghệ thuật nhiếp ảnh đỉnh cao lại là vấn đề bất
- cập, đặc biệt trong lĩnh vực nhiếp ảnh báo chí. Nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật, trang thiết bị. Những nghệ sĩ nghèo, dẫu được đào tạo bài bản, có tài năng vẫn khó phát huy vì không đủ điều kiện để tự trang bị cho mình những thiết bị kỹ thuật, máy móc cần thiết. Lý luận nhiếp ảnh một thời hiểu không đầy đủ về thuyết "chụp ảnh chủ yếu bằng cái đầu chứ không phải bằng máy ảnh" là duy ý chí. Thật ra muốn có ảnh tốt ngoài cái đầu thông minh, tài năng ra, rất cần có những điều kiện thiết bị máy móc tốt, hiện đại, nhất là chúng ta đang ở thời kỳ công nghệ tin học và kỹ thuật số phát triển với tốc độ cao. Điều đó giải thích vì sao những tác phẩm ảnh báo chí xuất sứac thế giới ngày nay thường rơi vào các phóng viên nhiếp ảnh được trang bị tốt thuộc khối các nước phương Tây. Giải pháp Nhằm nâng cao công tác lý luận nhiếp ảnh đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập bình đẳng với khu vực và thế giới, trước mắt chúng ta cần tập trung vào hai giải pháp chủ yếu sau: 1. Nhìn nhận đúng thực trạng nhiếp ảnh nước ta trong làng ảnh thế giới. Đổi mới tư duy về nhiếp ảnh, coi nhiếp ảnh như một thể loại quan trọng của báo chí hiện đại cũng như một bộ phận của nghệ thuật tạo hình. Đưa nhiếp ảnh về đúng vị trí của nó như một nhu cầu thiết yếu
- của đời sống xã hội. Coi trọng và đối xử bình đẳng đối với tác phẩm nhiếp ảnh trong đời sống báo chí cũng như nghệ thuật. 2. Với sự tư vấn đầy đủ các bộ, ngành, hội, Nhà nước cần mạnh dạn đầu tư vào khâu giáo dục đào tạo nhiếp ảnh một cách chính quy. Trước hết cần đào tạo một đội ngũ làm công tác lý luận nhiếp ảnh có chất lượng để làm nòng cốt cho những năm tiếp theo. Đầu tư cho nhiếp ảnh một cách đồng bộ từ khâu dạy nghề, đến chuyên viên kỹ thuật, lực lượng lý luận phê bình, sáng tác nhiếp ảnh ảnh theo nguyên tắc "xã hội hóa" nhiếp ảnh ngày càng sâu rộng. Đi đội với việc sống và làm việc theo pháp luật, cần có các chủ trương chính sách khuyến khích mọi sự khám phá, sáng tạo trong hoạt động của các nhà nhiếp ảnh. Bản thân giới nhiếp ảnh phải tự hoàn chỉnh kiến thức cho kịp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Về lâu dài không thể chấp nhận trình độ văn hóa thấp ở các nhà nhiếp ảnh như hiện nay. Họ phải được đào tạo một cách có bài bản, giống như ở các bộ môn nghệ thuật chuyên ngành khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tính chất cơ bản của nhiếp ảnh nghệ thuật
5 p | 102 | 22
-
Nghĩ về ảnh báo chí
6 p | 108 | 19
-
Đề tài "Khỏa thân" trong sáng tạo nghệ thuật: Cái nhìn của người trong cuộc
9 p | 92 | 18
-
Ảnh báo chí – nhìn lại để tiến bước
17 p | 75 | 17
-
Về lý luận phê bình nhiếp ảnh
3 p | 139 | 14
-
Đừng tầm thường hóa Nghệ thuật Nhiếp ảnh bằng những bức ảnh… cởi truồng
3 p | 96 | 14
-
Hiểu về sự chỉ trích - Phần 3: Đối phó với chỉ trích (III)
6 p | 67 | 11
-
Hiểu về sự chỉ trích - Phần 3: Đối phó với chỉ trích (II)
7 p | 86 | 11
-
Những hiểu biết mới về ảnh báo chí Việt Nam
7 p | 94 | 11
-
Vài suy nghĩ về triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 “Nhịp sống mới”
6 p | 70 | 9
-
Khen chê chuẩn cũng là tác phẩm
5 p | 65 | 9
-
Làm công tác phê bình nhiếp ảnh: ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’
4 p | 65 | 9
-
Về thể loại ảnh B
7 p | 68 | 8
-
Hội thảo về Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc: Nghệ thuật hay cổ động?
7 p | 90 | 8
-
Công việc của lương tri
4 p | 75 | 7
-
Công tác nghiên cứu lý luận phê bình Nhiếp ảnh hiện nay
7 p | 69 | 6
-
Xung quanh bức ảnh được xét duyệt giải thưởng Hồ Chí Minh
5 p | 74 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn