Vì sao mô hình kinh tế thị trường lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
lượt xem 13
download
Mô hình này không chỉ được áp dụng ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn được áp dụng ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nó được vận dụng ở các nước phát triển và cả ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng mới sử dụng mô hình kinh tế này được khoảng hơn 15 năm nay. Và có những thành tựu mà chúng ta đã đạt được cũng như có những khó khăn, những vấn đề gặp phải cần được giải quyết trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vì sao mô hình kinh tế thị trường lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
- Đề án kinh tế chính trị PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, mô hình kinh tế thị trườ ng là một mô hình kinh tế phổ biến và có hiệu quả nhất trong việc phát triển kinh tế c ủa hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Mô hình này không chỉ được áp dụng ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn được áp dụng ở các nước đi theo con đườ ng xã hội chủ nghĩa. Nó được vận dụng ở các nước phát triển và cả ở các nướ c đang phát triển. Việt Nam c ũng mớ i sử dụng mô hình kinh tế này được khoảng hơn 15 năm nay. Và có những thành tựu mà chúng ta đã đạt được cũng như có những khó khăn, những vấn đề gặp phải cần được giải quyết trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới. Điều này rất đáng được quan tâm. Chúng ta cần hiểu rõ về tình hình kinh tế nước ta và tình hình kinh tế của thế giới. Nhất là đối với sinh viên khi nghiên c ứu về kinh tế thì đề tài này giúp cho chúng ta trả lời được những câu hỏi: "Phải chăng mỗi một quốc gia muốn có được tăng trưở ng kinh tế và năng suất lao động cao, muốn sản xuất ra nhiều sản phẩ m vật chất cho xã hội thì nhất thiết phải sử dụng mô hình kinh tế thị trườ ng ?", "Vì sao mô hình kinh tế thị trườ ng lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế c ủa mỗi quốc gia?", "Kinh tế thị trườ ng hình thành và phát triển như thế nào?", "Kinh tế thị trườ ng bao gồm những nhân tố nào cấu thành nên và hoạt động c ủa nó ra sao?", "Bối cảnh nền kinh tế thị trườ ng Việt Nam ra đờ i và quá trình hoạt động c ủa nó diễn ra như thế nào?", "Nền kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm gì giống và khác so với nền kinh tế thị trườ ng c ủa các nước khác trên thế giới?"… Đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu được thê m về bản chất, tính chất cũng như nguồn gốc hình thành c ủa nền kinh tế . Ngoài ra còn giúp cho chúng ta biết thê m được về thực tế, những nhân tố, những quy luật nào tác động đế n kinh tế thị trườ ng. Điều đó thực sự bổ ích và nó sẽ luôn hỗ trợ cho chúng ta trong quá trình học tập, nghiên c ứu và nâng cao kiến thức, tích luỹ được của bản thân. Từ đó giúp cho chúng ta có được cái nhìn tổng quát hơn, thực tế hơn và nó dần hình thành cho chúng ta một tư duy phân tích lôgic về những hiện tượ ng kinh tế xã hội xẩy ra hiện nay. Đó chính là lý do mà em chọn đề tài này, đề tài: "Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường đ ịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" PHẦN B: NỘI DUNG Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm kinh tế thị trường là gì? Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đề u biểu hiện qua mua - bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trườ ng( ngườ i bán cần tiền, ngườ i mua cần hàng và họ phải gặp nhau trên thị trườ ng) thì nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trườ ng. Kinh tế thị trườ ng là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội trong đó, các quan hệ kinh tế c ủa các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trườ ng và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là hướ ng vào việc kiếm lợi ích c ủa chính mình theo sự dẫn dắt c ủa thị trườ ng. Kinh tế thị trườ ng là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình phát triển sản xuất xuất hiện đề u được tiền tệ hoá, các yếu tố của sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra, chất xám đề u là đối tượ ng mua bán, là hàng hóa. Ngoài ra khi nói về khái niệm về kinh tế thị trườ ng thì chúng ta còn có thê m hai quan điể m khác nhau nữa được đưa ra trong hội thảo về "kinh tế thị trườ ng và định hướ ng xã hội chủ nghĩa" do hội đồng lý luận trung ưng tổ chức: Một là, xem "Kinh tế thị trườ ng là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trườ ng hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hóa làm ngườ i phân phối các nguồn lực chủ yếu; lấy lợi ích vật chất, cung cầu thị trườ ng và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là phương thức tổ chức vận hành kinh tế - xã hội, không tốt mà c ũng không xấu. Tốt hay xấu là do ngườ i sử dụng nó". Theo quan điể m này, kinh tế thị trườ ng là vật "trung tính", là "công nghệ sản xuất" ai sử dụng c ũng được. Hai là, xem "Kinh tế thị trườ ng " là một loại kinh tế - xã hội - chính trị, nó in đậ m dấu ấn của lực lượ ng xã hội làm chủ thị trườ ng. Kinh tế thị trườ ng là một phạ m trù hoạt động, có chủ thể c ủa quá trình hoạt động đó, có sự tác động lẫn nhau c ủa các chủ thể hoạt động. Trong xã hội có giai cấp, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trườ ng không chỉ phải cá nhân riêng lẻ, đó còn là những tập đoàn xã hội, những giai cấp. Sự tác động qua lại c ủa các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho ngườ i này, tầng lớp hay giai cấp này; có hại cho tầng lớp, giai cấp khác. Tóm lại: Kinh tế thị trườ ng là một trong những phương thức tồn tại c ủa nền kinh tế mà trong đó các quan hệ kinh tế đều được biểu hiện thông qua quan hệ hàng hoá - thị trườ ng. Kinh tế thị trườ ng là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá và vì thế nó hoàn toàn khác với kinh tế tự nhiên - là nền kinh tế quan hệ dướ i dạng hiện vật, chưa có trao đổi. 2. Tính quy luật và sự hình thành kinh tế thị trường Quá trình hình thành và phát triển c ủa kinh tế thị trườ ng gắn liền với quá trình xã hội hoá sản xuất thông qua các quá trình sau: Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị a) Tổ chức phân công và phân công lại lao đ ộng xã hội Phân công lao động xã hội là s ự phân chia lao động xã hội ra các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá lao động và theo đó là chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau Do có phân công lao động xã hội, mỗi ngườ i chỉ sản xuất một thứ hoặc một vài thứ sản phẩm. Song nhu cầu c ủa họ lại bao hà m nhiều thứ khác nhau, để thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi cần có sự trao đổi sản phẩm giữa họ với nhau Tổ chức xã hội hoá của sản xuất thể hiện ở chỗ do phân công lao động xã hội, nên sản phẩm của người này trở nên cần thiết cho người khác, cầu cho xã hội Sự phân công lao động diễn ra trong nội bộ ngành; trong các ngành với nhau Do sự phát triển như vũ bão c ủa khoa học - công nghệ, mối liên hệ giữa các phân xưở ng, giữa các công đoạn trong nội bộ xí nghiệp ngày càng mật thiết, tinh vi hơn. Điều đó cho thấy tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng xã hội hoá Cách mạng khoa học - công nghệ sau chiến tranh đã đẩ y quá trình phân công xã hội tư bản và chuyên môn hoá lên đến trình độ sâu rộng chưa từng thấy. Hình thành sự phân công giữa các bộ phận lấy thành quả khoa học làm cơ sở, làm cho chuyên môn hoá sản phẩm ngày càng sâu sắc, hình thành chuyên mô n hoá linh kiện, chuyên môn hoá công nghệ, chuyên môn hoá kỹ thuật, bảo dưỡ ng thiết bị và hậu cần sản xuất. Liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp ngày càng mật thiết, làm tăng cườ ng tính phụ thuộc lẫn nhau, quá trình sản xuất c ủa xí nghiệp cá biệt hoàn toàn dung hợp thành một quá trình sản xuất thống nhất Chuyên môn hoá ngày càng phát triển thì quan hệ hợp tác giữa các xí nghiệp, các khu vực ngày càng mật thiết, hiệp tác trao đổi thương phẩ m trên thị trườ ng phát triển thành quan hệ hiệp tác ngày càng bền vững Phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất trên thế giớ i cũng mở rộng nhanh. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, các nước ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau, lệ thuộc vào nhau, sự giao lưu tư bản, trao đổi mậ u dịch ngày càng phong phú b) Đa dạng hoá các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất Sở hữu là hình thức xã hội lịch sử nhất định của sự chiếm hữu Các hình thức sở hữu: Hình thức đầ u tiên là công hữu, sau đó do sự phát triển c ủa lực lượ ng sản xuất, có sản phẩ m dư thừa, có kẻ chiếm là m c ủa riêng, xuất hiện tư hữu. Đó là hai hình thức sở hữu cơ bản thể hiện ở mức độ, quy mô và phạm vi sở hữu khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển c ủa lực lượ ng sản xuất và lợi ích c ủa chủ sở hữu chi phối. Chẳng hạn, công hữu thể hiện thông qua sở hữu c ủa nhà nước, sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân thể hiện ở tư bản tư hữu lớn, tư hữu nhỏ. Ngoài ra còn có hình thức sở hữu hỗn hợp. Nó phát sinh tất yếu do yêu cầu phát triển c ủa lực lượ ng sản xuất c ũng như quá trình xã hội hoá nói chung đòi hỏi. Đồng thời, nhằm thoả mãn nhu cầu, lợi ích ngày càng tăng và khắc phục sự bất lực, yếu kém c ủa chủ thể kinh tế trong quá trình sản xuất kinh Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị doanh. Sở hữu hỗn hợp hình thành thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết tự nguyện, phát hành mua bán cổ phiếu Sở hữu nhà nước: là hình thức sở hữu mà nhà nước là đạ i diện cho nhâ n dân sở hữu những tài nguyên, tài sản, những tư liệu sản xuất chủ yếu và những của cải c ủa đấ t nước. Sở hữu nhà nước nghĩa là nhà nước là chủ sở hữu, còn quyền s ử dụng giao cho các tổ chức, đơn vị kinh tế và các cá nhân để phát triể n một cách hiệu quả nhất Sở hữu tập thể: là sở hữu c ủa những chủ thể kinh tế (cá nhân ngườ i lao động) tự nguyện tham gia. Sở hữu tập thể biểu hiện ở sở hữu tập thể các hợp tác xã trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải,…. ở các nhó m, tổ, đội và các công ty cổ phần Sở hữu hỗn hợp: là hình thức phù hợp, linh hoạt và hiệu quả trong thời kì quá độ. Mỗi chủ thể có thể tham gia một hoặc nhiều đơn vị tổ chức kinh tế, khi thấy có lợi Sở hữu tư nhân c ủa sản xuất nhỏ: là sở hữu về tư liệu sản xuất c ủa bản thân ngườ i lao động. Chủ thể c ủa sở hữu này là nông dân, cá thể, thợ thủ công, tiểu thương. Họ vừa là chủ sở hữu đồng thời là ngườ i lao động. ở quy mô và phạ m vi rộng hơn là tư hữu c ủa tiểu chủ, chủ trang trại có lao động Sở hữu tư nhân tư bản: là hình thức sở hữu c ủa các nhà tư bản vào các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh c ủa nền kinh tế c) Quá trình tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ làm xuất hiện các thị trường mới Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thúc đẩy sự xã hội hàng loạt ngành nghề mới và làm cho những ngành nghề c ũ được cải tạo. Cuộc cách mạng làm cho cơ cấu ngành nghề của các nước có sự thay đổi lớn. Trong thời kì kinh tế tăng trưở ng nhanh sau chiến tranh, công nghiệp hoá dầu là tổ hợp ngành nghề mới, có tác dụng quan trọng. Ngày nay những ngành nghề mới xuất hiện nhờ có sự phát triển sâu sắc c ủa cách mạng khoa học - công nghệ đã không chỉ có một hai ngành mà xuất hiện hàng loạt ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp quang học, công nghiệp nguyên tử, công nghiệp sinh vật, công nghiệp chế biến, công nghiệp tầu vũ trụ….. phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện các tổ hợp ngành nghề mới, các ngành nghề cũ không bị xoá bỏ, mà được cải tạo một cách triệt để. Việc sử dụng rộng rãi máy dệt không có thoi, đầ u máy hơ i nước, sự phát triển rộng rãi c ủa lò luyện thép điện và đúc gang thép liên hoàn, sự tăng vọt của hệ thống máy công c ụ điều khiển và ngườ i máy công nghiệp… Mặt khác cách mạng khoa học - công nghệ còn tạo ra một loạt thị trườ ng mới như: thị trườ ng công nghệ, thị trườ ng vốn, thị trườ ng lao động, thị trườ ng tài chính tiền tệ…Tất cả những thị trườ ng này đề u có mối quan hệ mật thiết với nhau, và sự phát triển c ủa chúng đề u phụ thuộc vào sự phát triển c ủa khoa học - công nghệ d) Sự phát triển phân công và trao đ ổi ở phạm vi quốc tế. Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị Do phân công lao động nên mỗi ngườ i chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩ m nhất định. Song nhu cầu sản xuất và tiêu dùng c ủa mỗi ngườ i cần có nhiều loại sản phẩm. Vì vậy, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau. Khi lực lượ ng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hoá. Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ ngườ i sản xuất, làm cho họ tách biệt với nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện đó, ngườ i sản xuất này muốn sử dụng sản phẩ m c ủa ngườ i sản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩ m lao động cho nhau Khi cách mạng công c ụ sản xuất và lực lượ ng sản xuất phát triển thì sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp mới ra đờ i thúc đẩ y các ngành, lĩnh vực kinh tế và hệ thống giao thông vận tải phát triển đồng bộ. Sự phát triển đó phá vỡ tính tự cấp,tự túc, mở rộng thị trườ ng giao lưu, trao đổi hàng hoá không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên thị trườ ng khu vực và thế giới. Lúc này nhu cầu tiêu dùng c ủa dân cư không chỉ được đáp ứng bằng năng lực sản xuất c ủa từng quốc gia riêng lẻ, mà còn được cung cấp từ các nước khác trên thế giới và khu vực Mặt khác con ngườ i phải tìm các biện pháp khắc phục tình trạng khan hiế m tài nguyên bằng cách giao thương, trao đổi, mua bán hàng hoá tiêu dùng và các loại tài nguyên khoáng sản nhằ m khai thác nguồn lực dư thừa c ủa các nước để khắc phục tình trạng khan hiế m, thiếu hụt nguồn lực c ủa nước mình. Những yếu tố này tạo nên xu thế tất yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển c ủa tất cả các quốc gia trên thế giới. Bởi vì trên thế giới không có một quốc gia nào có đầ y đủ các yếu tố nguồn lực để tự mình xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững Như vậy toàn cầu hoá kinh tế nhằ m khắc phục tình trạng khan hiếm và phân bố tài nguyên không đề u, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng c ủa con ngườ i ngày càng cao và số lượ ng dân cư ngày một nhiều. Nhưng nhiệ m vụ đó chỉ được diễn ra khi mà khoa học - công nghệ và lực lượ ng sản xuất phát triển ở trình độ cao 3. Các bước phát triển c ủa kinh tế thị tr ường a) Từ nền kinh tế tự nhiên chuyển sang nền kinh tế hàng hoá giản đơn. Bước đi tất yếu c ủa sản xuất tự cung, tự cấp là tiến lên sản xuất hàng giả n đơn. điều kiện cho quá trình chuyển hoá này là sự phát triển c ủa phân công xã hội. Phân công xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hoá. Xu hướ ng phát triển c ủa phân công xã hội là biến việc sản xuất không những từng sản phẩ m riêng biệt, mà việc sản xuất từng bộ phận c ủa sản phẩm, từng thao tác trong chế biến sản phẩ m thành những ngành công nghiệp riêng biệt. Công nghiệp chế biến tách khỏi công nghiệp khai thác và mỗi ngành công nghiệp đó lại chia thành nhiề u loại và phân loại nhỏ. Chúng sản xuất ra dướ i hình thức hàng hoá - những sản phẩ m riêng biệt và đem trao đổi với những sản phẩm c ủa các ngành sản xuất khác. Chính s ự phát triển ngày càng sâu rộng đó c ủa phân công xã hội là nhân tố chủ yếu dẫn đế n hình thành thị trườ ng trong nước. Hình thành nên những khu Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị vực nhà nước chuyên môn hoá và dẫn đế n sự trao đổi không những giữa sản phẩ m với sản phẩm công nghệ, mà cả giữa các sản phẩm nhà nước với nhau Sự phát triển c ủa công nghiệp và nông nghiệp, sự hình thành trung tâ m công nghiệp, sức hút c ủa chúng đối với dân cư ảnh hưở ng sâu sắc đế n đờ i sống nông thôn, thúc đẩ y nông nghiệp hàng hoá phát triển Những ngườ i sản xuất ở những vùng khác nhau có những điều kiện tự nhiên khác nhau, có khả năng và ưu thế trong sản xuất những sản phẩ m khác nhau có hiệu quả hơn. ngay trong một vùng, một địa phương, những ngườ i sản xuất c ũng có những khả năng, điều kiện và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Mỗi ngườ i sản xuất chỉ tập trung sản xuất s ản phẩm nào mà mình có ưu thế, đem sản phẩm c ủa mình trao đổi (mua và bán) lấy những sản phẩm cần thiết cho sản xuất và đờ i sống của mình. Họ trở thành những ngườ i sản xuất hàng hoá. Trao đổi, mua bán, thị trườ ng, tiền tệ ra đờ i và phát triển Sản xuất hàng hoá ra đờ i, lúc đầ u dướ i hình thức sản xuất hàng hoá nhỏ, giản đơn, nhưng là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại b) Từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn chuyển sang nền kinh tế tự do cổ điển. Quá trình chuyển từ nền kinh tế giản đơn sang nền kinh tế tự do cổ điển được thực hiện qua ba giai đoạn phát triển cả về lực lượ ng sản xuất, cả về quan hệ sản xuất mới thích ứng với từng bước phát triển của lực lượ ng sản xuất Kỹ thuật thủ công dựa trên lao động hiệp tác giản đơn: Trong giai đoạn hiệp tác giản đơn, công nhân phụ thuộc vào nhà tư bả n về kinh tế nhưng vẫn còn độc lập về mặt kỹ thuật. Để tổ chức hiệp tác lao động, bước đầ u tiên phải tập trung tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó tập trung sức lao động. Với sản xuất quy mô lớn, trong hiệp tác giản đơn, phải mua cả đống nguyên liệu và buôn bán hàng hoá, do đó đã làm xuất hiện một mạng lướ i mua gom nguyên liệu và bán lẻ hàng hoá, từ đó thúc đẩ y việc sản xuất và trao đổi sâu rộng trong xã hội. Hiệp tác giản đơn đã bước đầu làm xuất hiện sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, nâng cao năng suất lao động xã hội lên rất nhiều. Việc hiệp tác giản đơn làm xuất hiện sản xuất lớn về mặt quy mô là một bước ngoặt rất quan trọng từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Phân công công trườ ng thủ công Tư bản chủ nghĩa: Sự phát triển c ủa hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa tất yếu dẫn tới hiệp tác có phân công, làm xuất hiện các công trườ ng thủ công tư bản chủ nghĩa. Công trườ ng thủ công là hình thức xí nghiệp tư bản thực hiện sự hiệp tác có phân công dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công. Đặc điểm về tổ chức và kỹ thuật c ủa công trườ ng thủ công là: Quá trình sản xuất được phân chia thành những giai đoạn, những công việc bộ phận để có sản phẩ m hoàn chỉnh, trên cơ sở đó mỗi công nhân chỉ chuyên làm một công việc bộ phận. Đặc điểm c ủa sự phân công này là chuyên môn hoá hẹp. Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị Cơ cấu tổ chức c ủa công trườ ng thủ công là những ngườ i lao động bộ phận, sử dụng công c ụ chuyên dùng thích ứng, hợp thành lao động tập thể. Đại công nghiệp cơ khí: Trên cơ sở kỹ thuật thủ công, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể được xác lập một cách hoàn chỉnh và phát triển vững chắc. Máy móc được sử dụng phổ biến trong xã hội thông qua cuộc cách mạng công nghiệp. Đó là cuộc các mạng kỹ thuật thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Cơ khí hoá trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp thúc đẩ y cơ khí hoá ở các ngành liên quan. Cơ khí hoá trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp thúc đẩ y cơ khí hoá ngành giao thông vận tải… cơ khí hoá bắt đầ u từ ngành công nghiệp nhẹ đế n các ngành công nghiệp nặng. Máy móc và đạ i công nghiệp có tác dụng chủ yếu là m năng suất lao động xã hội tăng vọt, xã hội hoá lao động và sản xuất ngày càng cao, mở rộng thị trườ ng, thúc đẩ y sự ra đờ i c ủa các trung tâm công nghiệp và những thành thị lớn; đồng thời, tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật. c) Từ nền kinh tế thị trường tự do chuyển sang nền kinh tế thị trường hỗn hợp. Xuất phát từ những khuyết tật của cơ chế thị trườ ng: Do chạy theo lợi nhuận cho nên các doanh nghiệp thườ ng gây ô nhiễ m môi trườ ng, thườ ng khai thác tài nguyên một cách bừa bãi dẫn tới là m mất cân bằng sinh thái mà doanh nghiệp không phải đền bù một khoản thiệt hại nào. Cơ chế thị trườ ng dễ là m xuất hiện căn bệnh: khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát và suy thoái. Cơ chế thị trườ ng dẫn tới s ự phân hóa giàu nghèo, dễ phát sinh những tiêu cực xã hội. Kinh tế thị trườ ng là một bước phát triển sau c ủa kinh tế tự nhiên và khi kinh tế hàng hoá phát triển tới trình độ cao thì đó chính là kinh tế thị trườ ng. Trong cơ chế thị trườ ng thì do những khuyết tật c ủa nó dẫn đế n phá vỡ cân đối của nền kinh tế, gây lãng phí nhiều nguồn lực: tư liệu sản xuất, lao động, tạo ra sự phân hóa xã hội. Vì vậy nhà nước phải có vai trò nhất định để khắc phục những nhược điể m trên. Trong lịch sử phát triển c ủa chủ nghĩa tư bản thời kì tự do cạnh tranh thì kinh tế thị trườ ng phát triển theo tư tưở ng lý thuyết bàn tay vô hình thì nhà nước không can thiệp kinh tế. điều đó dẫn đế n việc khủng hoảng kinh tế sau này (1929 - 1933). Vì vậy đã xuất hiện lý thuyết kinh tế c ủa Keyes yêu cầu nhà nước phải can thiệp kinh tế và đế n năm 1948 đã xuất hiện lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp trong đó có s ự kết hợp c ủa hai nhân tố: s ự điều tiết c ủa thị trườ ng (Bàn tay vô hình) và sự can thiệp c ủa chính phủ (Bàn tay hữu hình) và cả hai nhân tố này đều tác động vào nền kinh tế. Nhà nước có chức năng: Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị Định hướ ng s ự phát triển c ủa toàn bộ nền kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật . Thiết lập về một khuôn khổ về pháp luật, xây dựng hệ thống cơ sở nhất quán tạo môi trườ ng ổn định và thuận lợi cho kinh tế phát triển. Hạn chế và khắc phục những khuyết tật c ủa cơ chế thị trườ ng. Trực tiếp đầu tư một số lĩnh vực c ủa nền kinh tế: những ngành kinh tế công cộng, năng lượ ng, cầu nhiều vốn…. Quản lý và bảo vệ tài sản công, kiểm kê, kiểm soát hoạt động kinh tế - xã hội. Phân phối hợp lý các nguồn lực sản xuất. 4. Các nhân tố c ủa cơ chế thị trường Một nền kinh tế muốn vận hành được thì trước tiên phải dựa vào cơ chế thị trườ ng có nghĩa là phải dựa vào bộ máy tự động c ủa cả cung, cầu, giá cả hàng hoá, với môi trườ ng cạnh tranh, động lực là lợi nhuận. Các bộ phận hợp thành cơ chế thị trườ ng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, như là những khâu trong guồng máy. Giá cả là cái nhân của thị trườ ng, cung cầu là trung tâ m và cạnh tranh là linh hồn là sức mạnh c ủa thị trườ ng. a) Cung - cầu hàng hoá: Cầu hàng hóa: là số lượ ng hàng hoá hay dịch vụ mà ngườ i mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong cùng một thời gian. Cung hàng hoá: là số lượ ng hàng hoá hoặc dịch vụ mà ngườ i bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả c ủa hàng hoá giả m. Và ngược lại khi cầu lớn hơn cung thì giá cả c ủa hàng hóa sẽ tăng. Và đế n khi cung về hàng hoá nào đó trên thị trườ ng vừa đúng bằng cầu c ủa hàng hoá thì lúc đó cung - cầu ở trạng thái cân bằng, xác định mức giá cả là giá cả cân bằng. Song vì cung và cầu luô n biến động nên cân bằng cung - cầu luôn biến động theo. Giá cả thị trườ ng c ủa hàng hoá là do tương quan c ủa cung và c ầu trên thị trườ ng quyết định. Nhưng đồng thời khi giá cả biến động thì nó c ũng tác động tới việc thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất. Những tác động c ủa cung - cầu đối với thị trườ ng: Quan hệ cung cầu góp phần đính chính giá cả thị trườ ng và lập lại, khôi phục lại sự cân đối của nền kinh tế. Quan hệ cung - cầu còn trực tiếp làm ảnh hưở ng tới lợi ích kinh tế c ủa ngườ i sản xuất và ngườ i tiêu dùng; ngườ i bán và ngườ i mua. b) Giá cả Giá cả trên thị trườ ng phản ánh quan hệ cung cầu về một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó, sự biến động c ủa giá cả sẽ tác động đế n ngườ i bán và ngườ i mua: C ụ thể khi cầu cao hơn cung thì ngườ i bán sẽ tăng giá, điều đó sẽ thúc đẩ y cho ngườ i sản xuất mở rộng quy mô để làm tăng cung. Trong trườ ng hợp ngược lại cung lớn hơn cầu thì người bán phải giảm giá xuống. Khi đó Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị ngườ i sản xuất sẽ giảm quy mô để giả m cung và cuối cùng cân đối giữa quan hệ cung - cầu được tái lập để lập lại cân bằng mới. Chức năng c ủa giá cả: Giá cả có chức năng thông tin (nghĩa là các tin tức về giá cả trên thị trườ ng sẽ giúp cho các đơn vị kinh tế, các cá nhân ngườ i lao động đưa ra những quyết định về sản xuất kinh doanh và tiêu dùng c ủa mình. Giá cả có chức năng phân bố các nguồn lực: khi giá biến động tăng giảm thì các nguồn lực của sản xuất sẽ dịch chuyển giữa các ngành. Giá cả có chức năng thúc đẩ y đổi mới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ. Trong sản xuất, ngườ i ta luôn luôn tìm cách giảm bớt hao phí lao động xã hội cần thiết. Để từ đó dẫn tới giả m giá thành để thu được lợi nhuận siêu ngạch (là phần giá ngườ i sản xuất thu được nhiều hơn ngườ i sản xuất khác nhờ tiến bộ khoa học - kỹ thuật). Giá cả có chức năng thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân c ũng như thu nhập cá nhân thông qua chính sách giá cả. Giá cả có chức năng thực hiện việc lưu thông hàng hoá. Khi giá cả biế n động thì sẽ tác động tới hành vi ngườ i tiêu dùng và qua đó tác động vào lưu thông hàng hoá là m thay đổi nhu cầu ngườ i tiêu dùng. c) Cạnh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế trong việc tiêu thụ hàng hoá nhằ m thu lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh là một tất yế u của nền kinh tế thị trườ ng . Các chức năng của cạnh tranh: Cạnh tranh có thể điều chỉnh một cách nhanh chóng các hành vi sản xuất tiêu dùng c ủa xã hội. Cạnh tranh thúc đẩy sự tiến bộ c ủa kỹ thuật. Cạnh tranh thoả mãn tốt nhất nhu cầu c ủa ngườ i tiêu dùng. Cạnh tranh tạo chính sách cho việc phân phối thu nhập ban đầ u nghĩa là các doanh nghiệp nào thắng trong cạnh tranh thì sẽ thu được lợi nhuận hơn đối phương. Cạnh tranh giữa những ngườ i sản xuất hàng hoá với nhau theo ba hướ ng: giá cả, chất lượ ng hàng hoá và thực hiện các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh kích thích tính năng động, tính tự chủ c ủa các doanh nghiệp, vì thế nó làm cho kinh tế thị trườ ng phát triển rất năng động (hoàn toàn khác vớ i nền kinh tế tự nhiên, nền kinh tế trong thời kì bao cấp). Cạnh tranh huy động được mọi nguồn lực của xã hội vào việc phát triển kinh tế . Cạnh tranh thúc đẩy được cải tiến kỹ thuật và sử dụng công nghệ mới. Cạnh tranh hiệu quả là công cụ hữu hiệu nhất để đả m bảo sự phân bổ tối ưu các nguồn lực và hệ quả mà nó mang lại là năng suất tối ưu.Cạnh tranh thúc Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị đẩy các nguồn lực di chuyển tới nơi nào có hiệu quả nhất bởi ngườ i sản xuất muốn sử dụng chúng để đem lại lợi nhuận càng nhiều, càng tốt. d) Tiền tệ. Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa khác. Nó biểu hiện chung c ủa giá trị, nó biểu hiệ n tính chất xã hội c ủa lao động và là quan hệ sản xuất giữa những ngườ i sản xuất hàng hoá. Chức năng c ủa tiền tệ: Là thước đo giá trị (đây là chức năng cơ bản c ủa tiền tệ): tiền dùng để đo lườ ng và biểu hiện giá trị c ủa hàng hoá, mọi hàng hoá đề u được biểu hiện giá trị của nó bằng tiền. Tiền tệ được coi như là sản phẩm c ủa lao động. Là phương tiện lưu thông: tiền là vật môi giới trong quan hệ lưu thông hàng hoá. Là phương tịên cất giữ giá trị: tiền được rút khỏi lĩnh vực lưu thông và mang vào cất trữ. Khi cần lại đem mua hàng và tiền được xem như một thứ c ủa cải c ủa xã hội. Là phương tiện thanh toán: tiền được dùng để chi trả sau khi một công việc đã hoàn thành hoặc dùng để trả nợ. Chức năng tiền tệ thế giới: trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia với nhau và tiền lúc này phải là vàng, bạc, ngoại tệ mạnh…. e) Lợi nhuận Trong kinh tế thị trườ ng, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động c ủa ngườ i kinh doanh. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đế n các khu vực sản xuất các hàng hoá mà ngườ i tiêu dùng cần nhiều hơn, bỏ qua các khu vực có ít ngườ i tiêu dùng. Lợi nhuận c ũng đưa các nhà doanh nghiệp đế n việc s ử dụng kỹ thuật sản xuất hiệu quả nhất. Như vậy, hệ thống thị trườ ng luôn phải dùng lãi và lỗ để quyết định ba vấn để : sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai? Lợi nhuận chính là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển c ủa doanh nghiệp. để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trườ ng, các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Họ mong muốn chi phí cho các đầ u vào ít nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn số dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tá i sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, c ủng cố và tăng cườ ng vị trí c ủa mình trên thị trườ ng. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả c ủa quá trình kinh doanh kể từ lúc bắt đầ u tìm kiếm nhu cầu thị trườ ng, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, đế n khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trườ ng. Như vậy, lợi nhuận là động lực thúc đẩ y các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh 5. Các quy luật c ủa kinh tế thị trường Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị a) Quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản c ủa sản xuất hàng hoá. ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động c ủa quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trườ ng và chi phối các quy luật kinh tế khác, các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu c ủa quy luật giá trị mà thôi. xuất :Đối với việc sản xuất một thứ hàng hóa riêng biệt thì yêu cầu c ủa quy luật giá trị được biểu hiện ở chỗ: hàng hoá c ủa ngườ i sản xuất muốn bá n được trên thị trườ ng, muốn được xã hội thừa nhận thì lượ ng giá trị c ủa một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Đối với một loại hàng hoá thì yQuy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của việc hao phí lao động xã hội cần thiết: Trong sản xuất nó đòi hỏi ngườ i sản xuất luôn luôn có ý thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong lĩnh vực sản êu cầu quy luật giá trị thể hiện là tổng giá trị c ủa hàng hóa phải phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán c ủa xã hội. Trong lĩnh vực trao đổi : Việc trao đổi phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá. Quy luật giá trị biểu hiện sự hoạt động c ủa mình thông qua s ự vận động c ủa giá cả xung quanh giá trị. Giá cả phụ thuộc vào giá trị, giá trị là cơ sở của giá cả, những hàng hoá có hao phí lao động lớn thì giá trị c ủa nó lớn dẫn đế n giá cả cao và ngược lại. Đối với mỗi hàng hoá thì giá cả hàng hoá có thể bằng hoặc nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa c ủa xã hội thì chúng ta luôn luôn có tổng giá cả hàng hóa bằng tổng giá trị. Tác dụng c ủa quy luật giá trị: quy luật giá trị tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua s ự biến động c ủa cung - cầu thể hiện qua giá cả trên thị trườ ng. b) Quy luật cung cầu Cung phản ánh khối lượ ng sản phẩm hàng hoá được sản xuất và đưa ra thị trườ ng để thực hiện (để bán). cung do sản xuất quyết định, nó không đồng nhất với sản xuất. Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán c ủa xã hội. Do đó, cầu không đồng nhất với tiêu dùng, vì nó không phải là nhu cầu tự nhiên, nhu cầu bất kì theo nguyện vọng tiêu dùng chủ quan c ủa con ngườ i, mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Cung - Cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thườ ng xuyên tác động lẫ n nhau trên thị trườ ng, ở đâu có thị trườ ng thì ở đó có quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan. Cung - cầu tác động lẫn nhau: Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượ ng, chất lượ ng và chủng loại cung về hàng hoá. những hàng hoá nào được tiêu thụ thì mới được tái sản xuất. Ngược lại, cung tạo ra cầu, kích thích tăng cầu Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị thông qua phát triển số lượ ng, chất lượ ng, chủng loại hàng hoá, hình thức, quy cách và giá cả của nó. Quy luật cung - cầu tác động khách quan và rất quan trọng. Nếu nhận thức được chúng thì chúng ta vận dụng để tác động đế n hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướ ng có lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiê u dùng. Để tác động vào các hoạt động kinh tế theo quy luật cung - cầu, duy tr ì những tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý. c) Quy luật canh tranh Cạnh tranh là s ự tác động lẫn nhau giữa các nhóm ngườ i, giữa ngườ i mua và ngườ i bán hay giữa ngườ i sản xuất và ngườ i tiêu dùng. Hai nhóm này tác động lẫn nhau với tư cách là một thể thống nhất, một hợp lực. ở đây cá nhân chỉ tác động với tư cách là một bộ phận, một lực lượ ng xã hội, là một nguyên tử c ủa một khối. Chính dướ i hình thái đó mà cạnh tranh đã vạch rõ cái tính chất xã hội của sản xuất và tiêu dùng. Bên canh tranh yếu hơn cả c ũng đồng thời là cái bên mà ở đó mỗi cá nhân đều hoạt động một cách độc lập với đông đảo những ngườ i cạnh tranh với mình và thườ ng thườ ng là trực tiếp chống lại những ngườ i đó. Chính vì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa một ngườ i cạnh tranh cá biệt với những ngườ i khác lại càng thê m rõ ràng. Trái lại bên mạnh hơn bao giờ c ũng đương đầ u với đối phương với tư cách là một chỉnh thể ít nhiều thống nhất. Cạnh tranh như một tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh có tác dụng san bằng các giá cả mấp mô để có giá cả trung bình, giá trị thị trườ ng và giá cả sản xuất đề u hình thành từ cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành. Tóm lại: Trong cơ chế thị trườ ng, quy luật cạnh tranh như một công c ụ, phương tiện gây áp lực c ực mạnh thực hiện yêu cầu c ủa quy luật giá trị, cạnh tranh trong một cơ chế vận động chứ không phải cạnh tranh nói chung d) Quy luật lưu thông tiền tệ Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định lượ ng tiền cần cho lưu thông. Lượ ng tiền cần cho lưu thông chính bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hoá với tốc độ lưu thông tư bản Trong thực tế: lượ ng tiền cần cho lưu thông bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hóa trừ đi tổng tiền khấu trừ, trừ đi tổng giá cả bán chịu cộng với tổng tiền thanh toán với tốc độ lưu thông tư bản Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau: Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hoá quyết định. Tiền đạ i diện cho ngườ i mua, hàng đạ i diện cho ngườ i bán. Lưu thông tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với tiền - hàng, mua - bán, giá cả - tiền tệ. Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị Kinh tế hàng hoá trên một ý nghĩa nhất định có thể gọi là kinh tế tiền tệ, quyết định cơ chế lưu thông tiền tệ. Mặt khác cơ chế lưu thông tiền tệ còn phụ thuộc vào cơ chế xuất nhập khẩu, cơ chế quản lý kim loại quý, cơ chế kinh doanh tiền của ngân hàng Nếu quy luật canh tranh, quy luật cung - c ầu làm giá hàng hoá vận động, san bằng thì quy luật lưu thông tiền tệ giữa mối liên hệ cân bằng giữa hàng và tiền. II/ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Sự cần thiết khách quan chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý c ủa nhà nước a) Cơ chế cũ và những hạn chế: Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp có những đặc trưng chủ yếu sau đây: Nhà nước quản lý kinh tế bằng vận mệnh hành chính là chủ yếu, điều đó thể hiện ở s ự chi tiết hoá các nhiệm vụ do trung ưng giao bằng một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm. Các cơ quan hành chính - kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lại không chịu trách nhiệ m gì về mặt vật chất đối với các quyết định c ủa mình. Bỏ qua quan hệ hàng hoá tiền tệ và hiệu quả kinh tế, quản lý nền kinh tế và kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩ m, quan hệ hiện vật là chủ yếu, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được thực hiện dướ i các hình thức: bao cấp qua giá, bao cấp qua tiền lương hiện vật (chế độ tem phiếu) và bao cấp qua cấp phát vốn của ngân sách, mà không ràng buộc vật chất đối với ngườ i được cấp phát vốn. Và đặc trưng cơ bản c ủa mô hình kinh tế hiện vật là nền kinh tế bị hiệ n vật hoá, tư duy hiện vật, chỉ có sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là phổ biến, nền kinh tế khép kín với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ. Trên thực tế, yếu tố kế hoạch hoá tập trung đã loại bỏ yếu tố thị trườ ng, quan hệ hàng hoá tiền tệ chỉ còn là hình thức. Sự điều tiết theo chiều dọc đã lấn át các quan hệ kinh tế theo chiều ngang. Vai trò ngườ i tiêu dùng bị hạ thấp. Hệ thống quản lý quan liêu tỏ ra không có khả năng gắn sản xuất với nhu cầu. Kinh tế hiện vật gắn liền với quan niệ m truyền thống về kinh tế xã hội chủ nghĩa tuy đã có tác dụng trong chiến tranh, góp phần mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc ta. Song khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế, chính Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị mô hình đó đã tạo ra nhiều khuyết tật: nền kinh tế không có động lực, không có sức đua tranh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo c ủa ngườ i lao động, của các chủ thể sản xuất kinh doanh, sản xuất không gắn liền với nhu cầu, ý chí chủ quan đã lấn át khách quan và triệt tiêu mọi động lực và sức mạnh nội sinh của bản thân nền kinh tế, đã là m cho nền kinh tế suy thoái, thiếu hụt, hiệu quả thấp, nhiều mục tiêu c ủa chủ nghĩa xã hội không được thực hiện. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã tích góp những xu hướ ng tiêu cực, làm nẩy sinh sự trì trệ, hình thành cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới sâu sắc cơ chế đó. Phương hướ ng cơ bản c ủa sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta đã được Đại Hội VI c ủa Đả ng xác định và tiếp tục được Đạ i Hội VII c ủa Đả ng khẳng định "Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trườ ng có sự quản lý của Nhà nước". b) Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo đ ịnh hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Và đến Đạ i hội VIII c ủa Đảng đã thống nhất "Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trườ ng, đi đôi với tăng c ườ ng vai trò quản lýc ủa Nhà nước theo định hướ ng xã hội chủ nghĩa"; "….phát triển nề n kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trườ ng có sự quản lý c ủa Nhà nước theo định hướ ng Xã hội chủ nghĩa …". Nền kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nền kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa nước ta lấy việc giải phóng sức sản xuất làm căn cứ chủ yếu để hoạch định cơ cấu thành phần kinh tế, hình thức sở hữu. Trong nền kinh tế thị trườ ng nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ ba loại hình sở hữu đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Do đó không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế độ công hữu, mà còn khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế thị trườ ng rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các đơn vị kinh tế tư doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước, các hình thức đan xen và thâm nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tế đề u có thể tham gia thị trườ ng với tư cách chủ thể thị trườ ng bình đẳ ng. Trong nền kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa nước ta, kinh tế Nhà nước là nhân tố quy định và bảo đả m tính định hướ ng xã hội chủ nghĩa c ủa Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị nền kinh tế thị trườ ng. Kinh tế Nhà nước tạo cơ sở kinh tế cho xã hội mới, nó là lực lượ ng vật chất quan trọng và là công c ụ quan trọng để Nhà nước định hướ ng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước phả i nắm những khâu, những lĩnh vực then chốt c ủa nền Kinh tế quốc dân. Kinh tế Nhà nước phải là kiểu mẫu về năng suất, chất lượ ng, hiệu quả và chấp hành pháp luật để lôi cuốn các thành phần kinh tế khác theo quỹ đạo c ủa chủ nghĩa xã hội. Kinh tế Nhà nước phải có giá trị tổng sản lượ ng hàng hoá ngày càng tăng, đóng góp tỷ lệ cao trong ngân sách Nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ và đờ i sống c ủa mọi ngườ i lao động. 2. Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta a) Trước năm 1886: Thời kì 1955 - 1964: Đây là thời kì khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa. ở thời kì này sự phát triển kinh tế được thiết kế trên cơ sở xác định ba đặ c điể m c ủa thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Từ nền sản xuất nhỏ quá độ lê n chủ nghĩa xã hội, có hệ thống xã hội chủ nghĩa vững mạnh, đất nước bị chia cắt. Đây là thời kì phát triển nhanh về các lĩnh kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất trong nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng được xây dựng. Thời kì 1964 -1975: Đây là thời kì cả nướ c có chiến tranh. Kinh tế ở thời kì này có những đặc điểm nhất định c ủa mô hình kinh tế " Cộng sản thời chiến". Mô hình kinh tế này là mô hình có tính tập trung cao nên đã động viên được lực lượ ng để dành thắng lợi trong cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt bằng sự chỉ đạ o tập trung nghiêm ngặt, bằng chế độ phân phối bình quân, bao cấp…. Thời kì 1976 - 1986: Đây là thời kì mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp bọc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả c ủa tập trung là khủng hoảng kinh tế - chính trị sâu sắc vào cuối những năm 70 đầ u những năm 1980. nền kinh tế ở trạng thái trì trệ, mất cân đối nghiêm trọng, sản xuất phát triển chậ m trong khi dân số tăng nhanh. Thu nhập quốc dân chưa đả m bảo được tiêu dùng xã hội, một phần tiêu dùng xã hội phải dựa vào vay và viện trợ, nền kinh tế chưa tạo được tích luỹ. Lương thực, vải mặc và các hàng tiêu dùng thiết yếu đề u thiếu. Tình hình cung ứng vật tư, tình hình giao thông vận tải rất căng thẳng. Nhiều xí nghiệp sử dụng công suất ở mức thấp. Chênh lệch giữa thu và chi tài chính, giữa hàng và tiền, giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Thị trườ ng và vật giá không ổn định. Số ngườ i lao động chưa được sử dụng còn đông. Đờ i sống nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn. Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị Trước tình hình đó c ủa đất nước Đả ng ta đã phải suy nghĩ, phân tích tình hình và nguyên nhân, tìm tòi các giải pháp, từ đó thực hiện đổi mới ở các cơ sở, địa phương, đề ra những chính sách c ụ thể, có tính chất đổi mới từng phần b) Từ năm 1986 đ ến nay: Đại hội lần thứ VII c ủa Đảng nhất quán chuyển sang kinh tế thị trườ ng với những quan điể m khá triệt để. Chấp nhận thị trườ ng một cách cơ bản, tổng thể, lâu dài, một thị trườ ng thống nhất, thông suốt, hoà nhập với thị trườ ng thế giới, thị trườ ng là đối tượ ng quản lý c ủa nhà nước. Sự hình thành và phát triển thị trườ ng ở nước ta gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế từ cơ cấu đế n cơ chế quản lý kinh tế nhất quán chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trườ ng có sự quản lý c ủa nhà nước, gắn liền với đổi mới một cách cơ bản chính sách kinh tế vĩ mô như: giá cả, kế hoạch hoá, tài chính tiền tệ, đầ u tư thương mại, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội sang kinh tế thị trườ ng. Trong đó giải pháp có ý nghĩa quyết định là s ử lý giá cả. dù mới là sơ khai, thị trườ ng đã là mô i trườ ng giải phóng s ức sản xuất với sự bùng nổ c ủa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng và đi sâu vào các lĩnh vực c ủa quá trình sản xuất kinh doanh với sức mạnh c ủa tất yếu kinh tế, sức mạnh hồi sinh sau chiến tranh. Sức sản xuất phát triển là m bật dậy các tiềm năng, hàng loạt nhân tố mới xuất hiện xen lấn những bề bộn phức tạp c ủa s ự chuyển đổi mang tính cách mạng mà thực chất là sự giải thể, cấu trúc lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu sở hữu, quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý. Tư duy nhất là tư duy kinh tế thay đổi một cách căn bản: từ thụ động an bài sang năng động sáng tạo, tự chủ, từ tư duy hiện vật sang tư duy giá trị, sự nhạy cảm về lợi ích, hiệu quả, về thang giá trị, đạo đức, lối sống… Thực tế hơn 10 năm qua ở nước ta chứng tỏ quá trình chuyển sang kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa là quá trình đổi mới tất yếu, tiến bộ nhưng c ũng là quá trình phức tạp lâu dài. Những chuyển đổi thực sự tạo ra bước ngoặt trong kinh tế. chỉ một thời gian ngắn, đất nước có nhiều thay đổi. Và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: sản xuất nông nghiệp phát triển, từ chỗ thiếu lương thực triền miên, đế n nay chúng ta đã có khả năng tự túc, phần nào dự trữ và xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đang được hình thành và phát huy tác dụng. Khu vực kinh tế quốc doanh đang được tổ chức, sắp xếp lại, cơ chế thị trườ ng có sự quản lý c ủa nhà nước theo định hướ ng xã hội chủ nghĩa trở thành cơ chế vận hành nền kinh Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị tế. Vai trò tự điều tiết c ủa thị trườ ng bắt đầ u phát huy tác dụng, giá cả thị trườ ng dần đi vào ổn định đã chuyển từ thị trườ ng c ủa ngườ i bán sang thị trườ ng c ủa ngườ i mua. Cơ chế cạnh tranh có tác dụng điều chỉnh tích c ực cơ cấu kinh tế, đào thải những yếu tố lạc hậu,là m bộc lộ đầy đủ những yếu kém trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý từ vĩ mô đế n vi mô. thị trườ ng đã trở thành căn cứ quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Một số ngành, lĩnh vực đã gắn thị trườ ng trong nước với thị trườ ng nước ngoài theo hướ ng kinh tế mở. 3. Những đặc của nền kinh tế thị trường ở nước ta a) Đặc trưng về đ ịnh hướng mục tiêu của nền kinh tế. Đó là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt được mục tiêu này trước hết phải phát triển mạnh lực lượ ng sản xuất động viên mọi nguồn lực xã hội, phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo của toàn dân, khai thác mọi tiề m năng trong nước đi đôi với s ử dụng có chọn lọc thành quả và kinh nghiệ m quốc tế thúc đẩ y công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá nhằ m sớm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật c ủa cơ chế xã hội ở Việt Nam . Trong nền kinh tế thị trườ ng nước ta các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trườ ng được sử dụng như một công c ụ phương tiện để đạt tới nền kinh tế tăng trưở ng cao, bền vững, ổn định nhằ m mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", góp phần phát huy mọi tiề m năng, sức lực trong xã hội, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân làm giàu cho mình và cho toàn xã hội. Đồng thời với việc khai thác triệt để những mặt tích c ực, những lợi thế của kinh tế thị trườ ng chúng ta khắc phục, ngăn ngừa, hạn chế những mặt tiê u cực phát sinh từ mặt trái c ủa nền kinh tế thị trườ ng; vừa kích thích s ức sản xuất giải phóng sức sản xuất, vừa bảo vệ lợi ích của nhân dân và nâng cao địa vị là m chủ c ủa ngườ i lao động, vận dụng các quy luật c ủa thị trườ ng để kiên trì thực hiện công bằng xã hội và cải thiện đờ i sống nhân dân phù hợp với từng bước tăng trưở ng kinh tế, tạo điều kiện công bằng trong phát triển con ngườ i. b) Đặc trưng về thể chế kinh tế Thể chế kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa là thể chế c ủa các chủ thể kinh tế tự do, tự chủ kinh doanh theo pháp luật. Kinh tế thị trườ ng nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh, vừa liên kết, hợp tác với nhau nhằ m phát triển đạt trình độ xã hội hoá cao. Trong đó khu vực kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực và một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đế n sự phát triển kinh tế - xã hội theo định hướ ng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị Các thành phần kinh tế có s ự cạnh tranh bình đẳ ng, mỗi thành phần như vậy có xu hướ ng phát triển khác nhau, lợi ích khác nhau thậm chí đối lập nhau. Vì thế Nhà nước phải có biện pháp hạn chế xu hướ ng phát triển tự phát, và định hướ ng cho nó phát triển theo xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trườ ng nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Từ ba hình thức sở hữu đó hình thành nên nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Do đó không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế độ công hữu, mà còn phải khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân để hình thành nền kinh tế thị trườ ng rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các đơn vị kinh tế tư doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước, các hình thức đan xen và thâ m nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tế đề u có thể tham gia thị trườ ng với tư cách chủ thể thị trườ ng bình đẳ ng. c) Đặc trưng về cơ chế quản lý Trong quản lý điều hành các hoạt động kinh tế phải bảo đả m cho các hoạt động c ủa thị trườ ng diễn ra theo nguyên tắc thị trườ ng, tức là phù hợp với quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, hạn chế tối đa các mệnh lệnh hành chính không cần thiết. Mặt khác, phải là m tốt kế hoạch hoá ở tầm vĩ mô và các hoạt động định hướ ng có hệ thống chính sách kinh tế phù hợp để điều tiết hướ ng dẫn thị trườ ng theo các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã chọn. Trong nền kinh tế thị trườ ng hiện đạ i, Nhà nước tham gia vào các quá trình kinh tế là xu hướ ng khách quan. Nhưng khác với bản chất c ủa Nhà nước tư sản, Nhà nước ta là Nhà nước c ủa dân, do dân và vì dân dướ i sự lãnh đạo c ủa Đảng Cộng Sản. Sự lãnh đạo c ủa Đả ng Cộng Sản là nhân tố quyết định nhất bảo đả m định hướ ng xã hội chủ nghĩa c ủa nền kinh tế thị trườ ng c ũng như toàn bộ s ự nghiệp phát triển c ủa đất nước. đảng định hướ ng kinh tế thị trườ ng theo chủ nghĩa xã hội thể hiện ở sự lãnh đạo, việc thực hiện đườ ng lối chính sách kinh tế thị trườ ng với mục tiêu vì lợi ích c ủa nhân dân, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước định hướ ng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế thị trườ ng trước hết và chủ yếu thông qua các biện pháp kinh tế, thông qua chiến lược kinh tế - xã hội, các kế hoạch trung và ngắn hạn cùng với các chính sách thiết thực để định hướ ng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trườ ng, bố trí lại cơ cấu kinh Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị tế, bỏ, nuôi dưỡ ng và phát triển các nguồn lực. Hướ ng hoạt động c ủa các chủ thể kinh tế thị trườ ng vào các mục tiêu được Nhà nước hoạch định, tạo môi trườ ng kinh tế - xã hội, khung khổ pháp lý thuận lợi và duy trì môi trườ ng hoà bình ổn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, bù đắp sự bất lực c ủa thị trườ ng bằng cách cung cấp các sản phẩ m và dịch vụ công cộng, xây dựng các định chế kinh tế. d) Đặc trưng về quan hệ phân phối Trong nền kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa thực hiện chủ yếu cơ chế phân phối theo lao động và hiệu quả, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và trí tuệ vào sản xuất kinh doanh. Nhà nước có chính sách điề u tiết để tái phân phối hợp lý thông qua phúc lợi xã hội và thực hiện các chính sách xã hội theo phương châm gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong các giai đoạn phát triển c ủa nền kinh tế . Nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau do đó có nhiều thành phần kinh tế và tương ứng với mỗi thành phần kinh tế đó thì sẽ có các nguyên tắc và hệ thống phân phối phù hợp. Cho nên ở nước ta có nhiều hình thức phân phối. Để đạt tới công bằng trong phân phối thu nhập, chúng ta thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập: phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác, phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh, phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, trong đó hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệ u quả kinh tế là chủ yếu, đi đôi với chính sách điều tiết thu nhập một cách hợp lý nhằ m thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo, vừa khuyến khích lao độn, vừa bảo đả m những phúc lợi xã hội cơ bản e) Đặc trưng về vai trò quảnlý của Nhà nước . Nền kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa được quản lý ( Tổ chức, hướ ng dẫn, nuôi dưỡ ng, giá m sát bởi Nhà nước c ủa dân, do dân, vì dân) bảo đả m sự lãnh đạo của Đả ng và quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định nhất nhằm giữ vững định hướ ng xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, phải xây dựng nhà nước mạnh và trong sạch, có khả năng thường xuyên tự đổi mới để hướ ng nền kinh tế thị trườ ng tới văn minh, hiện đạ i, không xa rời các mục tiêu định hướ ng đã chọn. Xây dựng và xác định các đặc trưng nêu trên gắn liền với một nhận thức hoàn toàn mới về chủ nghĩa xã hội theo tư tưở ng Hồ Chí Minh là " dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đạ i đi liền với dân chủ, tự do, tiến bộ và công bằng xã Nguyễn Hữu Giáp
- Đề án kinh tế chính trị hội". Trong bước quá độ tương đối dài để đạt được mục tiêu cuối cùng đó, nền kinh tế thị trườ ng là con đườ ng duy nhất chúng ta không thể bỏ qua để hiện đạ i hoá đất nước Trong nền kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa, chúng ta sử dụng cơ chế thị trường để kích thích sản xuất, phát huy tính năng động, sáng tạo của ngườ i lao động, giải phóng sức sản xuất c ủa mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đạ i hoá. Đồng thời chúng ta lãnh đạo, quản lý nề n kinh tế phát triển đúng hướ ng đi lên chủ nghĩa xã hội để khắc phục thất bại c ủa thị trườ ng, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân thị trườ ng không có được. Nhà nước phải bằng chính sách, công c ụ quản lý vĩ mô và tiề m lực kinh tế c ủa mình để duy trì những cân đối lớn c ủa nền kinh tế nhằm khắc phục những yếu kém c ủa kinh tế thị trườ ng 4. Nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay a) Đặc điểm kinh tế thị trường nước ta hiện nay Các đặc điểm chủ yếu c ủa kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với nhau được tiếp cận đi từ lực lượ ng sản xuất đế n cơ sở kinh tế, chế độ phân phối, cơ chế vận hành, văn hoá và mở cửa. Lấy sự phát triển c ủa lực lượ ng sản xuất theo hướ ng hiện đạ i là m cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằ m mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lấy nền kinh tế đa dạng về hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế làm cơ sở kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là m chủ đạo. Dựa trên chế độ phân phối đa dạng bao gồm các nguyên tắc phân phối theo kiểu chủ nghĩa xã hội với phân phối theo kiểu kinh tế thị trườ ng. Trong đó lấy phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi tập thể và xã hội làm chủ đạo. Lấy cơ chế thị trườ ng có sự quản lý c ủa Nhà nước là m cơ chế vận hành, nhưng không phải nhà nước tư sản mà nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước của dân, do dân và vì dân. Kết hợp hài hoà văn hoá dân tộc truyền thống với văn hoá hiện đạ i có chọn lọc. Trong đó lấy văn hoá dân tộc truyền thống là m gốc. Không dựa trên cơ cấu kinh tế khép kín, mà dựa trên cơ cấu kinh tế mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhưng vẫn phải đả m bảo độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Nguyễn Hữu Giáp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1
9 p | 1303 | 238
-
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CN TÂY NINH
92 p | 196 | 66
-
CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH
6 p | 322 | 55
-
Luận văn:THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG, ĐIỀU KHIỂN THEO LÀN SÓNG XANH BẰNG VI ĐIỀU KHIỂN
53 p | 239 | 50
-
Luận văn " THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ "
93 p | 188 | 50
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN SỢI QUANG ĐẾN CÁC HỘ GIA ĐÌNH FTTH (FIBER TO THE HOME) Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG"
7 p | 134 | 38
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng của nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí
92 p | 107 | 29
-
TIỂU LUẬN: CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX ĐẦU THẾ KỶ XXI
10 p | 131 | 18
-
Luận văn: Tại sao nước ta phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy ta phải làm gì ?liên hệ với Hà Nội
15 p | 104 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN TRUYỀN DẪN TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN SỢI QUANG COHERENCE TỐC ĐỘ BIT CAO"
6 p | 131 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng các mô hình định giá trái phiếu chuyển đổi vào thị trường chứng khoán Việt Nam
124 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của biến mới đưa thêm vào mô hình đến cấu trúc danh mục cổ phiếu nghiên cứu thực nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam
88 p | 41 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tại sao rau an toàn sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ
66 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn