intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chia sẻ: Kiet Dang AK.Pr | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

131
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của Việt Nam thì việc lựa chọn công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX ĐẦU THẾ KỶ XXI

  1. Tiểu luận kinh tế vĩ mô: CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX ĐẦU THẾ KỶ XXI
  2. THỰC TRẠNG VÀ HẠN CHẾ Ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của Việt Nam thì việc lựa chọn công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các công cụ chính sách tiền tệ mà Việt Nam áp dụng trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI để biết được chính sách tiền tệ tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao của thế kỷ XX sang thế kỷ XXI nhằm đánh giá thực trạng sử dụng, điều hành công cụ đó và những hạn chế, những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng những công cụ t i ề n t ệ . I. Thực trạng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI: 1. Sự đổi mới trong thực hiện chính sách tiền tệ: - Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ cũng được xây dựng, đổi mới phù hợp thực tiễn Việt Nam. Việc sử dụng các công cụ của chính sách phải linh hoạt và phù hợp với điều kiện Việt Nam ở các thời kỳ cụ thể chứ không đóng băng như thời kỳ bao cấp (lãi suất cố định nhiều năm). - Từ đầu thập niên 90, Việt Nam chỉ sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ là chủ yếu, cho đến những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ngân hàng nhà nước đã dần từng bước chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp, mở rộng và nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn…, và trong trường hợp cần thiết sử dụng công cụ tỷ giá, lãi suất… Có thể nói, ngân hàng nhà nước Việt Nam gần như đã sử dụng tất cả các công cụ của chính sách tiền tệ theo thông lệ quốc tế, trong đó, ngân hàng nhà nước rất chú trọng đến việc hoàn thiện và đổi mới các công cụ này. - Tuy nhiên cũng có những tồn tại trong giai đoạn này là ngân hàng nhà nước chưa có đủ điều kiện xây dựng và sử dụng chính sách tiền tệ có hiệu quả, sự phối kết hợp giữa các bên liên quan còn kém, việc xác định khối lượng tiền cung ứng hàng năm chưa chính xác và chưa kịp thời.
  3. 2. Thực trạng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI: a. Công cụ lãi suất: - Năm 1999, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chững lại, để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ và thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của chính phủ, ngân hàng nhà nước đã 5 lần điều chỉnh trần lãi suất cho vay bằng VND theo xu hướng giảm: Từ 1,2% tháng (ngắn hạn) và 1,25% tháng (trung dài hạn) xuống mức thấp nhất là 0,85% tháng (ở thành thị); 1% tháng (ở nông thôn); 1,15% tháng (ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở); 0,7% tháng (ngân hàng phục vụ người nghèo). Trần lãi suất cho vay bằng USD là 7,5% năm. Sự điều chỉnh lãi suất trên là quyết định hết sức kịp thời và phù hợp với diễn biến kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nguy cơ giảm phát đang làm chậm tốc độ tăng trưởng. - Năm 2000, lãi suất trong nước có những diễn biến khá phức tạp. Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, lãi suất cho vay bằng VND vẫn tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng giảm: lãi suất cho vay phổ biến giảm từ 0,75% xuống 0,70% một tháng. Trong khi đó lãi suất ngoại tệ lại chịu tác động của thị trường tài chính quốc tế. Trong năm 2000, lãi suất thị trường quốc tế liên tục tăng buộc lãi suất ngoại tệ trong nước cũng tăng theo (từ 3,5% năm lên 4,5% năm), nhiều khi lãi suất VND thấp hơn lãi suất USD. - Ngày 2/8/2000, ngân hàng nhà nước đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất: chuyển từ cơ chế điều hành trần lãi suất sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ: + Đối với cho vay bằng VND, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cơ bản được công bố hằng tháng. Thời gian đó, lãi suất cơ bản là 0,75% tháng, biên độ cho vay ngắn hạng là 0,3% tháng, biên độ cho vay trung và dài hạn là 0,5% tháng. + Đối với lãi suất cho vay USD, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng Singapore (SiBOR) kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung dài hạn tại thời điểm cho vay cộng biên độ do thống đốc ngân hàng nhà nước quy định (Cụ thể biên độ cho vay ngắn hạn là 1% năm, biên độ cho vay trung dài hạn là 2,5% năm). + Còn đối với các ngoại tệ khác do chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tiền gửi tín dụng nên cho phép các tổ chức tín dụng tự xác định.
  4. - Với nội dung điều hành lãi suất cơ bản như trên cho thấy lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường với mức rủi ro thấp, đảm bảo sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước, phù hợp thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ, đây là một bước tiến mới, bước đi tiếp theo trong tiến trình tự do hóa lãi suất. b. Công cụ hạn chế mức tín dụng: - Đã mất dần vai trò trong việc hạn chế sự gia tăng của các phương tiện thanh toán vì lạm phát có xu hướng giảm và thấp dần, mặt khác nhu cầu của nền kinh tế ngày càng tăng và cần phải mở rộng tín dụng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. c. Công cụ dự trữ bắt buộc - Trong năm 1999, quy chế dự trữ bắt buộc có những thay đổi đáng kể: Đối tượng áp dụng được mở rộng thêm (Quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác); số tiền dự trữ bắt buộc phải gửi tại ngân hàng nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia thay cho quy định về cơ cấu dự trữ bắt buộc trước đây: 70% gửi tại ngân hàng nhà nước và 30% tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán; việc trả lãi tiền dự trữ bắt buộc do chính phủ quy định. - Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên đã góp phần nhất định vào việc mở rộng tín dụng, giảm chi phí hoạt động và góp phần làm dịu đi những khó khăn của các ngân hàng thương mại do lãi suất giảm. - Bước sang năm 2000, ngân hàng nhà nước tiếp tục áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND như năm 1999. Riêng về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ để tạo tín hiệu hạn chế việc các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi USD (qua việc nâng lãi suất huy động) để gửi ra nước ngoài hưởng chênh lệch lãi suất, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay trong nước. Ngày 1/10/2000 ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 11/2000. Sau đó nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương trên, ngày 1/12/2000 ngân hàng nhà nước tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 12% áp dụng từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc 12/2000. d. Công cụ cho vay tái chiết khấu: - Năm 1999, với mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế, khắc phục nguy cơ giảm phát ngân hàng nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tái cấp vốn từ mức 1,1% tháng đầu năm xuống 0,5% tháng đồng thời quy chế về nghiệp vụ chất khấu, tái chiết khấu đã được ban hành để phát triển một bước hiệu quả công cụ này trong các chính sách tiền tệ và tạo khả năng cân đối nguồn vốn hoạt động cho các ngân hàng. Các giấy tờ có giá ngắn hạn được chiết khấu tại ngân
  5. hàng nhà nước là tín phiếu kho Bạc, trái phiếu ngân hàng nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác do ngân hàng nhà nước quy định ở mỗi thời kỳ. Mức lãi suất chiết khấu được công bố là 0,45% tháng. - Từ đầu năm đến cuối tháng 7/2000, nhằm khuyến khích mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất tái cấp vốn từ 0,5% tháng xuống 0,45% tháng vào ngày 31/3/2000 và ngày 31/7/2000 tiếp tục giảm xuống 0,4% tháng. Đồng thời ngân hàng nhà nước cũng giảm lãi suất tái chiết khấu từ 0,45% tháng xuống còn 0,4% tháng vào tháng 3/2000 và xuống 0,35% tháng vào tháng 7/2000. Tuy vậy cho đến tháng 9/2000 để hạn chế các tổ chức tín dụng bù đắp thiếu hụt thanh toán qua hình thức vay tái cấp vốn, tái chiết khấu từ ngân hàng nhà nước và khuyến khích thực hiện bù đắp qua thị trường mở nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường này, đồng thời tạo tín hiệu cho các tổ chức tín dụng tăng lãi suất huy động, ngày 2/11/2000 ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn lên 0,5% tháng và tăng lãi suất tái chiết khấu lên 0,45% tháng. - Như vậy công cụ cho vay tái chiết khấu đã dần được áp dụng theo đúng bản chất của nó là tín hiệu cho các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất cùng với sự phát triển của thị trường ở Việt Nam, trở thành công cụ đắc lực của chính sách tiền tệ quốc gia… e. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: - Năm 1999, công cụ nghiệp vụ thị trường mở vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị. Cho đến ngày 12/8/2000, ngân hàng nhà nước chính thức đưa nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động sau một giai đoạn chuẩn bị lâu dài theo phương hướng sử dụng nó như là một công cụ điều tiết tiền tệ linh hoạt và có hiệu quả của ngân hàng nhà nước. - Trong năm 2000, ngân hàng nhà nước đã thực hiện được 17 phiên giao dịch thị trường mở, trong đó có 14 phiên mua, được 1353,50 tỷ đồng đạt 71,24% khối lượng chào mua với lãi suất khoảng 4,20% – 5,58% và 3 phiên bán, được 550 tỷ đồng đạt 100% khối lượng chào bán với lãi suất trong khoảng 4,0 – 4,6% năm. Đến 31/12/2000, ngân hàng nhà nước đã bơm 405 tỷ đồng qua thị trường mở sau khi loại trừ các khoản mua, bán đã đến hạn thanh toán. Từ 1/1/2001 – 7/2/2001, ngân hàng nhà nước đã thực hiện được 3 phiên giao dịch mua, được 160 tỷ đồng chỉ đạt 50% khối lượng chào mua với lãi suất 3,5 – 4,6% năm. Đã có 18 tổ chức tín dụng đăng ký là thành viên của thị trường (tuy vậy mỗi phiên giao dịch chỉ có thường xuyên 1 đến 3 thành viên tham gia). Phương thức giao dịch chủ yếu là Mua – Bán có kỳ hạn (15 tháng – 4 tháng) hoặc mua hẳn, bán hẳn
  6. - Như vậy, ở Việt Nam, thị trường mở đã tìm được con đường đi riêng cho mình và tính ưu việt của nó đã phát huy tác dụng ở một múc độ nhất định (đã giúp cho các ngân hàng thương mại được chủ động hơn trong việc điều chỉnh lượng vốn khả dụng của mình, qua đó ngân hàng nhà nước phần nào đã thực hiện được mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia). Tuy vậy, thời gian này mới chỉ là giai đoạn khởi đầu và mang tính chất thử nghiệm nên đòi hỏi nó phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện. 3. Đánh giá việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI: - Việc vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ trong giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI cho thấy Việt Nam từng bước hòa nhập với thông lệ quốc tế. - Nhất quán quan điểm cơ bản: từng bước một chuyển đổi từ việc sử dụng các công cụ trực tiếp sang gián tiếp để quản lý mức cung tiền có hiệu quả hơn. - Góp phần ổn định giá trị đồng bản tệ: kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền cung ứng hằng năm và được xem như một bàn tay hữu hiệu đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, làm giá cả ổn định, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Về sức mua đối ngoại của đồng tiền, cơ chế điều hành tỉ giá từng bước được điều chỉnh phối hợp cùng các công cụ của chính sách tiền tệ đã dần phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. - Góp phần tăng trưởng kinh tế: Việc ổn định giá VND đã tạo lòng tin của nhân dân vào đồng bản tệ, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút được nguồn vốn đáng kể từ trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,nghiệp vụ thị trường mở… của ngân hàng nhà nước trong từng thời điểm cụ thể đã có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới việc huy động và phân bố nguồn vốn có hiệu quả trong nền kinh tế của các tổ chức tín dụng. Cũng từ đó mà góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế liên tục qua các năm. => Góp phần đạt 2 mục đích: Vừa đẩy lùi lạm phát vừa tăng trưởng kinh tế. - Góp phần gián tiếp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm. Năm 1999, cả nước giải quyết được 1,2 triệu việc làm và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, cụ thể năm 2000, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 11%.
  7. II. Những hạn chế, những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng những công cụ tiền tệ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết tăng, giảm khối lượng tiền trong nền kinh tế của ngân hàng nhà nước thời gian qua cũng còn những hạn chế. 1. Công cụ lãi suất: - Là công cụ được sử dụng thường xuyên nhất trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như tình trạng ở các nước đang phát triển khác, ở Việt Nam lãi suất không nhạy cảm lắm với đầu tư. Năm 1999, trần lãi suất giảm liên tục nhưng đầu tư chưa tăng mạnh, giá cả sản lượng không những không tăng mà còn giảm. - Việc ngân hàng nhà nước thường xuyên điều chỉnh lãi suất trong thời gian ngắn (từ 1/6/1999 đến 4/9/1999) đã 3 lần giảm lãi suất cho vay, điều đó gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng. Vì lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm liên tục trong khi đó lãi suất nhận gửi ở thời kỳ trước vẫn giữ nguyên, từ đó xuất hiện khá tiềm năng về rủi ro lãi suất bất khả kháng. Việc điều chỉnh theo xu hướng giảm trong giai đoạn này ít có tác dụng tích cực đến việc tăng cường huy động vốn trung và dài hạn. Việc các ngân hàng thương mại tự quy định lãi suất tiền gửi thanh toán trong khung trần lãi suất cho vay tối đa đã dẫn tới các ngân hàng thương mại tranh giành khách hàng bằng việc tăng lãi suất tiền gửi thanh toán lên khá cao, khiến cho tổng số vốn huy động của toàn ngành ngân không tăng mà chỉ chuyển từ ngân này sang ngân hàng khác, gây bất ổn định trong kinh doanh. - Giai đoạn này, các ngân hàng thương mại quốc doanh đang còn phải bao cấp qua lãi suất cho vay theo chỉ đạo ngân hàng nhà nước, nếu điều này kéo dài sẽ triệt tiêu tính kinh doanh của các ngân hàng thương mại. - Việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng nhà nước nhiều khi còn chậm so với thị trường, vì thế nó có tác dụng khẳng định hơn là hướng dẫn diễn biến thực tế. Mặt khác, cơ sở để ngân hàng nhà nước điều chỉnh lãi suất còn nặng về quan điểm trường phái trọng tiền (căn cứ vào sự thay đổi của chỉ số giá cả thị trường là chủ yếu, sự ảnh hưởng của thị trường vốn còn hạn chế). - Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường về mặt nguyên tắc thì lãi suất phải được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Việc kiểm soát lãi suất của ngân hàng nhà nước giai đoạn này chính là một kiểu can thiệp giá cả của nhà nước. Nếu cứ như vậy sẽ là không phù hợp trong tương lai khi hệ thống thị trường Việt Nam phát triển hoàn thiện hơn. 2. Công cụ dự trữ bắt buộc:
  8. - Kể từ khi có pháp lệnh ngân hàng tháng 5/1990,trong nhiều năm liền, và cả giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI ngân hàng nhà nước vẫn duy trì một cách cứng nhắc tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, điều này chỉ phù hợp trong thời kỳ đầu nhưng sau đó,và nhất là những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI khi đồng tiền Việt Nam đi vào ổn định thì đó là tỷ lệ không phù hợp song ngân hàng nhà nước vẫn không có thay đổi, chính xác là không có quyền thay đổi vì để sửa đổi pháp lệnh phải có thời gian. - Trong thời gian dài, và cả giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI việc thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng chưa nghiêm, tiềm ẩn các nguy cơ khủng hoảng khả năng thanh toán. Mặt khác đối tượng phải áp dụng quy chế dự trữ bắt buộc còn chưa đầy đủ, các đối tượng áp dụng thì mức độ tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn khác nhau – có nhiều yếu tố hợp lý. Như vậy ngân hàng nhà nướcvẫn chưa thực sự tạo ra được một “sân chơi bình đẳng” đối với các tổ chức tín dụng. - Trong điều kiện thực tế Việt Nam, tác dụng của công cụ này còn hạn chế, chưa biểu hiện rõ nét, giai đoạn này, cùng với lãi suất thị trường, lãi suất tái cấp vốn, chúng ta đã liên tục hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tuy nhiên vẫn chưa thúc đẩy nền kinh tế phát triển rõ rệt, kết quả biểu hiện còn khá khiêm tốn. Thực tế đó chứng tỏ trong giai đoạn chuyển giao của thế kỷ XX và XXI, ở Việt Nam chưa có một cơ chế đầy để chính sách tiền tệ (cụ thể là các công cụ của chính sách tiền tệ) có thể phát huy hết tác dụng, mối liên hệ – tác động của nó với các biến số kinh tế vĩ mô còn rất hạn chế. 3. Công cụ cho vay tái chiết khấu: - Giai đoạn này, chúng ta còn thiếu tiền đề quan trọng để thực hiện nghiệp vụ này, đó là việc sử dụng thương phiếu chưa phát triển phổ biến trong các giao dịch thương mại; công cụ mà ngân hàng nhà nước thực hiện nghiệp vụ này là các tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước. Theo lý thuyết, lượng tiền phát hành vào lưu thông qua con đường tái chiết khấu sẽ phù hợp hơn nếu có được dựa trên các thương phiếu (vì lượng tiền đó được bảo đảm bằng sự gia tăng khối lượng hàng hóa của nền kinh tế). - Việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các ngân hàng thương mại thời gian này là quá dễ dãi theo nguyên lý phát hành tiền. Nó có thể đáp ứng nhu cầu trước mắt của các ngân hàng thương mại nhưng nó cũng dễ phát sinh các tiêu cực trong quá trình thực hiện, chưa kích thích sự năng động của các ngân hàng thương mại. Như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, gây bất ổn đối với giá trị đồng tiền quốc gia. - Trong điều hành chính sách chiết khấu dường như ta chỉ nặng về điều chỉnh lãi suất chiết khấu mà chưa chú ý đến “cửa sổ chiết khấu” của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương
  9. mại (vì quy mô cung ứng cho vay chiết khấu của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cũng phải căn cứ vào thực lực của chính các ngân hàng đó). - Mặt khác việc áp dụng lãi suất chiết khấu nhiều khi con mang nặng tính bao cấp (điều này thể hiện rõ ở việc ưu tiên cho ngân hàng thương mại quốc doanh) do vậy vai trò “người cho vay cuối cùng” đối với mọi tổ chức tín dụng của ngân hàng thương mại chưa thực sự thể hiện rõ nét. 4. Công cụ nghiêp vụ thị trường mở: - Trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, về cơ bản thì công cụ thị trường mở chưa thực sự trở thành một công cụ điều tiết kinh hoạt, chủ yếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam mặc dù theo lý thuyết thì vai trò của nó rất lớn. - Vấn đề nêu trên có thể hiện ở các khía cạnh sau: + Quá trình tạo “hàng hóa” còn chậm chạp, việc tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu của ngân hàng nhà nước còn mang nặng tính hành chính, các chủ thể tham gia không nhiều chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doang, các công ty Bảo hiểm với mục đích đơn giản là giải quyết nguồn vốn khả dụng dư thừa của họ. + Việc mua bán lại tín phiếu còn chưa phổ biến đối với công chúng khiến cho lượng tín phiếu mà các tổ chức tín dụng sau khi mua được hầu như lại nằm im trong két của họ, điều đó cũng làm giảm ý nghĩa và sự sôi động của thị trường sơ cấp. +Trên thị trường mở, khối lượng giao dịch còn thấp, số thành viên tham gia chưa nhiều nên tác động của thị trường mở đền lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại còn rất hạn chế. + Hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu dựa trên chương trình phần mềm của hệ thống giao dịch điện tử. Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn này vẫn sử dụng một phần mềm chưa tập trung giữa ngân hàng nhà nước với các tổ chức tín dụng. Do đó, các số liệu cần thiết cho nghiệp vụ này như tình hình vốn khả dụng của các chi nhánh trong một hệ thống tổ chức tín dụng trong từng thời điểm, hoặc vốn khả dụng giữa các tổ chức tín dụng, lãi suất chào mua chào bán của các ngân hàng thương mại… chưa báo cáo thường xuyên và cập nhật với ngân hàng nhà nước. Vì vậy, tác dụng của nghiệp vụ này trong việc cung ứng tiền hoặc thu hút tiền từ các tổ chức tín dụng về ngân hàng nhàn nước khi thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ tỏ ra mờ nhạt. - Như vậy, từ các tồn tại trên đòi hỏi phải có những định hướng cơ bản và các giải pháp cụ thể để có thể sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả ở Việt Nam.
  10. III. Kết luận - Như vậy chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ của nó có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng các công cụ như thế nào sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở từng thời điểm cụ thể. - Ở VN đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc áp dụng các công cụ của chính sách tiền tệ luôn đòi hỏi phải có sự phù hợp, hiệu quả. Trong những năm đầu của thời đổi mới việc áp dụng các công cụ điều tiết trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy trong giai đoạn từ năm 1998 trở về sau này (bao gồm giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI) chúng ta đã bộc lộ những hạn chế khi nền kinh tế bước sang một giai đoạn phát triển mới. Trong khi đó các công cụ điều chỉnh gián tiếp mới đưa vào sử dụng và chưa thực sự phát huy hết hoặc chưa thể hiện rõ vai trò của nó do nhiều nguyên nhân gắn với thực lực của nền kinh tế. - Từ đó đòi hỏi chúng ta phải có những định hướng và giải pháp đúng đắn trong việc hoàn thiện các công cụ đó. Để có được điều này, bên cạnh sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần phải có sự phát triển đồng bộ về năng lực ngân hàng nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại … và nhiều sự phối hợp đồng bộ khác. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam phải được coi là cả một quá trình lâu dài và cần được tiếp tục phát triển về sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2