intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất

Chia sẻ: Mhnjmb Mhnjmb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

391
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất nhằm chỉ phân tích hai trong số các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, đó là, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa hai công cụ này, quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T Ế TP HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài số 6: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LÃI SUẤT GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm: 9 Lớp: KT02
  2. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất Mở đầu Như chúng ta đã biết, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu khối lượng tiền tệ trong lưu thông thay đổi, thì giá trị đại diện của một đơn vị tiền tệ sẽ thay đổi. Từ đó, giá cả hàng hóa, giá trị tài sản và thu nhập của nhân dân, cũng như thu nhập quốc dân thay đổi. Do vậy, bằng cách tạo ra các biến động về tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể hướng dẫn những biến động nhất đọng trong đời sống và hoạt động kinh tế của quốc gia, của cộng đồng. Tổng hợp những phương thức mà qua đó ngân hàng trung ương tạo ra các biến động về tiền tệ nói trên hợp thành chính sách tiền tệ. Như vậy, chúng ta có thể hiểu, chính sách tiền tệ là tổng hòa những phuong thức mà ngân hàng trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ. Nhằm mục tiêu đó là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và kiểm soát lạm phát. Để thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện chức năng và vai trò của mình, ngân hàng trung ương đã sử dụng hàng loạt các công cụ như: tỷ lệ dự trũ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường “ mở”, tỷ giá hối đoái…mối công cụ có cơ chế vận hành riêng và ưu nhược điểm khác nhau. Do đó tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế để sử dụng cúng ột cách phù hợp, hiệu quả. Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi chỉ phân tích hai trong số các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ. Đó là, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa hai công cụ này. I. Một số khái niệm cơ bản. I.1. Tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa hai đồng tiền. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác. Trang 1
  3. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất Sự biến đổi của tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt đông kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa. Do vậy, tỷ giá hối đoái là một công cụ để ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ của mình. Tuy nhiên, khi vận dụng công cụ này không phải là việc ngân hàng trung ương đẩy tỷ giá lên cao hay kéo tỷ giá xuống thấp, mà là ổn định tỷ giá ở một mức độ nào đó được coi là hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn, để tác động chung cuộc của nó đối với kinh tế là tốt nhất. Khi vận hành công cụ tỷ giá hối đoái, ngân hàng trung ương có thể ấn định, hoặc thả nổi tỷ giá theo quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Giữa hai thái cực: tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi hoàn toàn, còn có nhiều tỷ giá khác như: tỷ giá cố định nhưng di động khi cần thiết, tỷ giá thả nổi có quản lý. Tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi hoàn toàn đều có những nhược điểm cơ bản. Cụ thể, cung cầu ngoại hối biến đổi không ngừng, do vậy, nếu ngân hàng trung ương ấn định một mức tỷ giá cố định, thì có nghĩa là ngân hàng trung ương đã vi phạm một trong những quy luật kinh tế khách quan( quy luật cung - cầu). Còn nếu như thả nổi tỷ giá cho quan hệ cung - cầu ngoại hối quyết định thì tình trạng thăng trầm của tỷ giá hối đoái là tất yếu xẩy ra, và kéo theo nó là sự thăng trầm của nền kinh tế. Tỷ giá cố định nhưng di động khi cần thiết là tỷ giá do ngân hàng trung ương ấn định, nhưng tùy theo tình hình, tỷ giá đó có thể được ấn định lại cho gần sát với tỷ giá thực tế. Cách vận hành này chỉ có hiệu quả khi tình hình ngoại hối biến đổi chậm. Còn trường hợp tình hình ngoại hối biến động thường xuyên, một sự chậm trễ trong thay đổi tỷ giá ấn định thường gây thiệt hại cho các ngành hoạt động kinh tế trong nước. Tỷ giá thả nổi có sự quản lý là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung- cầu ngoại hối, nhưng khi cần thiết, ngân hàng trung ương có thể can thiệp bằng những biện pháp thích hợp, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào quan hệ cung - cầu ngoại tệ, từ đó có thể ổn định được tỷ giá. Biện pháp chủ yếu mà các ngân hàng trung ương thường dùng để tác dụng vào quan Trang 2
  4. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất hệ cung - cầu ngoại tệ là sử dụng dự trữ ngoại hối và quỹ bình ổn hối đoái. Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái tăng cao, ngân hàng trung ương tung ngoại tệ bán, làm cho khả năng cung ngoại tệ trên thị trường tăng lên, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Tỷ giá sẽ từ từ giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, ngân hàng trung ương sẽ mua vào ngoại tệ, làm cho cầu ngoại tệ tăng lên, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá hối đoái sẽ từ từ tăng lên. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, việc ngân hàng trung ương bán hoặc mua ngoại tệ sẽ có ảnh hưởng làm cho khối tiền tệ giảm hoặc tăng. Do đó, nếu ngân hàng trung ương không muốn điều này xảy ra, thì nó có thể thực hiện nghiệp vụ thị trường mở để trung hòa ảnh hưởng nói trên, nhất là trong trường hợp ảnh hưởng đó làm trầm trọng trêm áp lực lạm phát. Mặt khác, để áp dụng được biện pháp này hiệu quả, đòi hỏi khối lượng dự trữ ngoại hối phải đủ lớn. Do đó, đối với các nước đang phát triển, việc áp dụng các biện pháp này có những hạn chế. I.2. Lãi suất. Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo sự biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy tùy theo điều kiện thực tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính. Ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ như sau:  Ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách quy định các loại lãi suất:  Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn.  Sàn lãi suất tiền gửi và tràn lãi suất cho vay để tạo khung lãi suất giới hạn.  Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch. Dựa vào các loại lãi suất đã được ấn định, ngân hàng trung gian áp dụng để dao dịch kinh doanh với khác hàng. Cơ chế này đã tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ áp dụng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, cũng như ở các nước đang phát triển trước đây. Một trong những lý do chính để giải thích tại Trang 3
  5. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất sao ngân hàng trung ương không để thị trường quyết định lãi suất mà phải quy định chặt chẽ lãi suất nhue vậy là vì trình độ phát triển thị trường tiền tệ còn thấp, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trung gian còn kém.  Ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tự do hóa để lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trường và để can thiệp vào lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể gián tiếp can thiệp thông qua các chính sách:  Công bố lãi suất cơ bản để hường dẫn lãi suất thị trường.  Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường mở để can thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường. Tái cấp vốn là một phương pháp mà qua đó ngân hàng trung ương sẽ cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua cơ chế thông quaviệc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian trên cơ sở nhận tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá của các ngân hàng trung gian. Nếu chính sách của ngân hàng trung ương là muốn bành trướng khối tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ khuyến khích các ngân hàng trung gian trong việc đi vay bằng cách hạ thấp lãi suất tái chiết khấu và những điều kiện tái chiết khấu cũng được dễ dãi. Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian đi vay sẽ ít tốn kém hơn nên cũng có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối tiền tệ, sẽ thực hiện nâng lãi suất chiết khấu, thay đổi điều kiện tái chiết khấu theo hướng khó khăn hơn. Điều này sẽ hạn chế nhu cầu đi vay của các ngân hàng trung gian, và gián tiếp gây áp lực buộc các ngân hàng trung gian nâng lãi suất cho vay. Ngoài việc gián tiếp làm thay đổi lãi suất, chính sách tái chiết khấu của ngân hàng trung ương còn có vai trò quan trọng khi nó giúp các ngân hàng trung gian khai thông năng lực thanh toán, nhờ đó có thể cứu vãn được những cơn sụp đổ tài chính- ngân hàng. Cụ thể, khi các ngân hàng bị đe dọa phá sản, ngân hàng trung ương sẽ cấp dự trú cho chúng thông qua tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá, từ đó khôi phục được khả năng thanh toán của ngân hàng này. Vai trò này ngày càng trở nên quan trọng hơn, bởi vì chúng ta đang trải qua những khó khăn ngày càng nhiều của hệ thống ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên chính sách tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định: Trang 4
  6. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất  Thứ nhất, có thể tạo cho các ngân hàng trung gian tính ỷ lại của các ngân hàng trung gian.  Thứ hai, ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất tái chiết khấu, nhưng không thể bắt buộc các ngân hàng trung gian phải đi vay. Nghĩa là ngân hàng trung ương bị lệ thuộc vào nhu cầu của các ngân hàng trung gian khi sử dụng công cụ này. Từ đó, các nhà kinh tế có đề xuất những biện pháp cải cách công cụ tái cấp vốn. Đề xuất được sự đồng tình rộng rãi nhất là đề xuất gắn lãi suất tái chiết khấu với một lãi suất thị trường, vì nhận thấy nhiều điểm lợi:  Hầu hết những biến động trong khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suất tái chiết khấu sẽ bị loại trừ, điều này sẽ xóa bỏ được một nguyên nhân chính gây ra các biến động trong khối lượng các khoản xin tái chiết khấu.  Thứ hai, ngân hàng trung ương vẫn có thể tiếp tục sử dụng công cụ tái cấp vốn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, mà không sợ các ngân hàng lợi dụng. Bởi vì lúc này các ngân hàng trung gian sẽ không còn đi vay ở của sổ chiết khấu để sinh lợi được nữa, bắt buộc nó phải cân nhắc kỹ trước khi dẫn thân vào một cuộc mạo hiểm trong kinh doanh. Thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất đòi hỏi nền kinh tế cần phải có những điều kiện cơ bản nhất định:  Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.  Hành lang pháp lý ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ.  Hệ thống ngân hàng hoạt động hữu hiệu, có sức mạnh cạnh tranh cao.  Thị trường tài chính vận hành có hiệu quả.  Các nguồn lực trong nước được phân phối và sử dụng hợp lý. Trong xu thế hội nhập, việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất là cần thiết, song cần tiến hành một cách thận trọng, cân nhắc kỹ càng, tránh nóng vội để có thể loại bỏ được những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế - xã hội. Có thể nói, lãi suất vừa là đối tượng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Lãi suất nếu được sử dụng đúng đắn và phù hợp với những điều kiện, tình hình kinh tế trong từng thời kỳ nhất định sẽ có tác Trang 5
  7. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất dụng trực tiếp đến kiểm soát lạm phát, kích thích tiết kiệm và đầu tư phát triển, cũng như ảnh hưởng đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại nếu sử dụng nó cứng nhắc, không phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế, lãi suất lại trở thành vật cản kìm hãm trói buộc nền kinh tế. II. Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái. II.1. Lý thuyết về các mối quan hệ giữa các công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ Lãi suất và tỷ giá hối đoái là 2 trong số những công cụ quan trọng để Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô của một nước. Tuy là 2 công cụ khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Trước khi nghiên cứu mối quan hệ này, ta cần nghiên cứu một số những quy luật sau: 1. Quy luật ngang giá lãi suất. Trước hết chúng ta cùng giả định là các doanh nghiệp tham gia trên thị trường ngoại hối là không thích rủi ro. Do đó, khi các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để tận dụng chênh lệch lãi suất ở nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước thì các doanh nghiệp sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách dử dụng thị trường kỳ hạn. Chúng ta gọi chiến lược kinh doanh này là kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa. Kinh doanh lãi suất có phòng ngừa có xu hướng tạo ra mối quan hệ lãi suất giữa hai quốc gia và phần bù hoặc chiết khấu kỳ hạn. Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa có liên quan đến việc đầu tư ra nước ngoài và phòng ngừa để chống lại rủi ro về tỷ giá. Trang 6
  8. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất Tỷ suất sinh lợi đầu tư ra nước ngoài, thông qua phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng thị trường có kì hạn đã làm cho nhà đầu tư nhận được tỷ suất sinh lợi thặng dư cao hơn đầu tư trong nước. Nhưng tỷ suất thặng dư này sẽ nhanh chóng không còn nữa vì thị trường lúc nào cũng thông minh, lựa chọn phương án kinh doanh có khả năng sinh lợi cao, và kết quả là thị trường ngoại hối và thị trường kinh tế sẽ bị tác động ngay sau đó. Nếu chúng ta thừa nhận rằng, lãi suất chỉ được điều chỉnh cho đến khi tỷ giá của đồng tiền ngoài đủ thấp dưới mức tỷ giá giao ngay để bù đắp cho ưu thế về lãi suất. Lãi suất ở nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước, nhưng nhà đầu tư trong nước có thể kiếm được lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa cho đến khi tỷ giá kì hạn thấp hơn tỷ giá giao ngay đúng bằng chênh lệch lãi suất. Theo đó, với hai nước cho sẵn thì quốc gia nào có lãi suất cao hơn lãi suất nước ngoài, đồng tiền của quốc gia đó sẽ mất một khoản chiết khấu kỳ hạn (forward discount) trên tỷ giá kỳ hạn bằng với chênh lệch lãi suất trong nước so với lãi suất nước ngoài. Ngược lại, quốc gia có lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài sẽ nhân được một phần bù kì hạn (forward premium) trên tỷ giá kỳ hạn. Mối quan hệ này có thể diễn đạt bằng công thức sau: Fn =St (1+p) p = (1+Ih )/(1+If)-1 Fn : tỷ giá kỳ hạn St : tỷ giá giao ngay p: phần bù hoặc chiết khấu kỳ hạn Ih : lãi suất trong nước If: Lãi suất ngoài (Tỷ giá giao ngay: các giao địch ngoại hối ngay tức thời ở một mức tỷ giá. Mức tỷ giá này là tỷ giá giao ngay) Trang 7
  9. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất 2. Lý thuyết ngang giá sức mua - PPP Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền của nước đó giảm do giá cao hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng và các công ty trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai lực này làm tăng áp lược giả giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên những kiểu mẫu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp và ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế là thuyết ngang giá sức mua, tập trung vào mốt liên hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái và có nhiều hình thức khác nhau của lý thuyết này. Theo hình thức tuyệt đối, còn được gọi là “luật một giá” cho rằng giá cả của các sản phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng nhau khi tính bằng một đồng tiền chung. Nếu có chênh lệch trong một giá cả được tính bằng một đồng tiền chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này gặp nhau. Hình thức tương đối của lý thuyết này là một hình thức khác giải thích cho khả năng bất hoàn hảo của thị trường như chi phí vận chuyển, thuế quan và hạn ngạch. Hình thức này công nhận rằng do bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi tính bằng một đồng tiền chung. Tuy nhiên, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sẽ phần nào giống nhau khi được tính băng một đồng tiền chung miễn là chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay đổi. Ph , Ih chỉ số giá cả, tỷ lệ lạm phát trong nước. Pf , If chỉ số giá cả, tỷ lệ lạm phát ngoài nước. Nếu Ph =Pf . Do lạm phát giá cả trong nước Ph (1+Ih ) và chỉ số giá ngoài nước Pf(1+If) khác nhau do tỷ lệ lạm phát khác nhau. Theo quy luật ngang giá thì chỉ số giá ngoài nước P f(1+If)(1+ef). Nếu Ih >If sức mua hàng hóa ngoài nước lớn hơn trong nước. Phần trăm thay đổi đồng tiền ngoại tệ (ef) thay đổi để duy trì ngang giá trong chỉ số giá cả mới. Trang 8
  10. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất Pf (1+If)(1+ef) = Ph (1+Ih ) ef = Ph (1+Ih )/[Pf(1+If)]- 1 Ph =Ph  ef = (1+Ih )/(1+If) –1 Ih >If thì ef>0 ngoại tệ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá lạm phát ở nước ngoài. Ngược lại, Ih
  11. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất dư có thể vẫn xem xét đầu tư nước ngoài, nhưng phải sẵn sàng để vị thế ngoại hối mở (không bảo hiểm). Việc chiến lược này có đem đến 1 tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi trong nước hay không tùy thuộc vào điều gì xảy ra cho giá trị của đồng tiền đó. Thí dụ, hãy xem 1 công ty Mỹ có thể đạt được lãi suất 10% từ ký thác ớ 1 ngân hàng Mỹ so với 12% từ ký thác ớ 1 ngân hàng Anh. Để đầu tư vào ký thác Anh, đầu tiên công ty Mỹ này phải đổi đồng đôla Mỹ ra đồng bảng Anh. Sau đó, khi ký thác tới hạn, công ty sẽ nhận đồng bảng Anh và hầu như sẽ phải đổi ngược đồng bảng Anh ra đôla Mỹ. Nếu đồng bảng Anh giảm giá đáng kể trong suốt thời gian công ty Mỹ này giữ ký thác Anh, tỷ suất sinh lợi từ ký thác này sẽ thấp hơn tỷ suất sinh lợi từ ký thác Mỹ. Giả dụ rằng các nhà đầu tư ở Mỹ dự kiến tỷ lệ lạm phát là 6%/năm và đòi hỏi 1 tỷ suất sinh lợi thực 2%/năm; lãi suất danh nghĩa của tín phiếu kho bạc sẽ là 8%/năm. Nếu các nhà đầu tư ở tất cả mọi quốc gia đều đòi hỏi tỷ suất sinh lợi thực như nhau cho 1 năm, lúc đó chênh lệch trong các lãi suất danh nghĩa giữa bất kỳ 2 nước nào cũng biểu thị cho chênh lệch lạm phát tương ứng giữa 2 nước đó. Giả dụ lãi suất danh nghĩa là 8% ở Mỹ và 5% ở Nhật. Nếu các nhà đầu tư ở cả 2 nước này đòi hỏi 1 tỷ suất sinh lợi thực là 2%, lúc đó chênh lệch lạm phát dự kiến là 3% (6% ở Mỹ - 3% ở Nhật) theo thuyết ngang giá sức mua, đồng Yên Nhật sẽ được dự kiến tăng giá bằng chênh lệch lạm phát dự kiến là 3%. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi như dự kiến, các nhà đầu tư Nhật cố gắng vốn hóa trên lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ đạt được 1 tỷ suất sinh lợi tương tự như tỷ suất sinh lợi mà đáng lẽ họ sẽ đạt được ở nước họ. Trong khi lãi suất ở Mỹ cao hơn 3%, các nhà đầu tư Nhật sẽ mua đồng Yên vào nhiều hơn mức bán đồng Yên ra là 3%. Để củng cố khái niệm này, giả dụ rằng lãi suất danh nghĩa ở Canada là 13%. Cho rằng các nhà đầu tư ở Canada cũng đòi hỏi 1 tỷ suất sinh lợi lợi thực là 2%, mức lạm phát dự kiến ở Canada phải là 11%. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, đồng đôla Canada cao hơn 5%). Vì vậy, các nhà đầu tư Mỹ sẽ không được lợi từ việc đầu tư ở Canada vì chênh lệch lãi suất 5% sẽ được bù trừ bằng Trang 10
  12. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất đầu tư vào 1 đồng tiền khác có giá trị giảm 5% vào cuối kỳ. Các nhà đầu tư Mỹ sẽ kiếm được 8% từ đầu tư Canada, bằng với mức mà họ có thể đạt được ở Mỹ. Minh họa hiệu ứng Fisher Quốc tế từ các góc độ khác nhau của nhà đầu tư T SSL cho % thay Lãi nhà đầu tư Lạm phát Nhà đổi tỷ T ỷ suất Đầu tư Chênh lệch lạm suất sau khi có dự kiến đầu tư giá dự sinh lợi vào phát dự kiến (I h -I f) danh tính điều trong tại kiến thực nghĩa chỉnh nước (ef) T GHĐ Nhật Nhật 5% 5% 3% 2% Mỹ 3% - 6% = -3% -3% 8% 5% 3% 2% Canada 3% - 11% = -8% -8% 13% 5% 3% 2% Mỹ Nhật 6% - 3% = 3% 3% 5% 8% 6% 2% Mỹ 8% 8% 6% 2% Canada 6% - 11% = -5% -5% 13% 8% 6% 2% Canada Nhật 11% - 3% = 8% 8% 5% 13% 11% 2% Mỹ 11% - 6% = 5% 5% 8% 13% 11% 2% Canada 13% 13% 11% 2% Theo thông tin này, chênh lệch lạm phát dự kiến giữa Canada và Nhậ là 8%. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, chênh lệch lạm phát này cho thấy đồng đôla Canada sẽ giảm giá 8% so với đồng Yên. Vì vậy, ngay cả khi các nhà đầu tư Nhật sẽ kiếm thêm được 1 lãi suất 8% từ 1 đầu tư ở Canada, đôla Canada sẽ bị giảm giá 8% vào cuối kỳ. Theo các điều kiện này, các nhà đầu tư Nhật sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi 5%, bằng với tỷ suất sinh lợi mà họ sẽ đạt được từ 1 đầu tư ở Nhật. Các cơ hội đầu tư có thể có này cùng với 1 vài cơ hội khác được tóm tắt trong bảng trên. Lưu ý rằng dù các nhà đầu tư của 1 nước cho sẵn đầu tư ở bất kỳ nơi nào, tỷ suất sinh lợi danh nghĩa dự kiến đều bằng nhau. Trang 11
  13. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất Mối liên hệ chính xác giữa chênh lệch lãi suất của 2 nước và thay đổi tỷ giá hối đoái dự kiến theo hiệu ứng Fisher quốc tế có thể được diễn đạt như sau. Đầu tiên, tỷ suất sinh lợi thực sự cho các nhà đầu tư, đầu tư vào chứng khoán thị trường tiền tệ (như ký thác ngân hàng ngắn hạn) ở nước họ chỉ là lãi suất của các chứng khoán đó. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi thực sự của các nhà đầu tư vào chứng khoán thị trường tiền tệ nước ngoài tùy thuộc không chỉ vào lãi suất nước ngoài (if ) mà còn vào phần trăm thay đổi trong giá trị của ngoại tệ (ef ) của chứng khoán. Công thức tính tỷ suất sinh lợi thực sự (đã điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái) còn gọi là tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ ký thác ở 1 ngân hàng nước ngoài (hay bất kỳ chứng khoán thị trường tiền tệ nào) là: r=(1+if )(1 + ef ) – 1. Theo lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế, tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước tính trung bình sẽ bằng tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ đầu tư nước ngoài. Tức là: r=ih Trong đó r là tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ ký thác nước ngoài và ih là lãi suất ký thác trong nước. Chúng ta có thể xác định mức độ mà đồng ngoại tệ phải thay đổi để làm cho đầu tư ở cả 2 nước cùng có tỷ suất sinh lợi bằng nhau. Lấy công thức tính r và cho r bằng ih ta có: r = (1 + ih )(1 + ef ) – 1 = ih Bây giờ ta đi tìm ef : (1 + if )(1 + ef ) = (1 + ih ) (1 + ef ) = (1 + ih ) / (1 + if ) => ef = (1 + ih )/(1 + if ) – 1 Như được chứng minh ở đây, lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế khẳng định rằng khi if > if ; ef sẽ dương. Tức là, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất trong nước. Sự tăng giá này sẽ cải thiện tỷ suất sinh lợi từ nước ngoài cho các nhà đầu tư trong nước, làm cho tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài tương tự với tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán trong nước. Ngược lại, khi ih < if ; ef sẽ âm. Tức là, đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước. Sự giảm giá này sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài dưới góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước, làm cho tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài không cao hơn tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán trong nước. Trang 12
  14. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất Ví dụ cho ký thác ngân hàng trong nước thời hạn 1 năm là 11% và lãi suất ký thác ngân hàng nước ngoài kỳ hạn 1 năm là 12%. Để tỷ suất sinh lợi thực của 2 đầu tư này bằng nhau từ góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước, đồng ngoại tệ sẽ phải thay đổi trong thời kỳ đầu tư theo tỷ lệ phần trăm sau đây: Có nghĩa là đồng ngoại tệ của ký thác nước ngoài sẽ cần giảm giá 0,89% để làm cho tỷ suất sinh lợi thực từ ký thác nước ngoài bằng 11% từ góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước. Điều này sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi từ đầu tư nước ngoài bằng với tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước. Một công thức đơn giản hóa nhưng không chính xác bằng hiệu ứng Fisher quốc tế là: ef = ih – if. Tức là, phần trăm thay đổi tỷ giá hối đoái trong thời kỳ đầu tư sẽ bằng chênh lệch lãi suất giữa 2 nước. Thí dụ, nếu lãi suất cho ký thác 6 tháng của Anh cao hơn của Mỹ 2%, đồng bảng Anh sẽ giảm giá khoảng 2% qua 6 tháng theo hiệu ứng Fisher quốc tế. Nếu điều này xảy ra, các nhà đầu tư Mỹ sẽ thu được tỷ suất sinh lợi từ ký thác Anh bằng với tỷ suất sinh lợi từ ký thác Mỹ. Như vậy, đầu tư nước ngoài sẽ không có lợi dù ngay cả khi đầu tư nước ngoài có 1 mức lãi suất cao hơn đầu tư trong nước. Hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng không? Do hiệu ứng Fisher quốc tế căn cứ trên ngang giá sức mua, nó cũng không luôn luôn đúng. Do ngoài lạm phát nó còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, cho nên tỷ giá hối đoái không điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát. Giả dụ 1 lãi suất danh nghĩa ở 1 nước ngoài cao hơn lãi suất Mỹ 3% do lạm phát dự kiến ở nước đó cao hơn lạm phát dự kiến ở Mỹ 3%. Ngay cả nếu các lãi suất danh nghĩa này phản ánh chính xác các dự kiến về lạm phát, thì ngoài chênh lệch lạm phát ra, tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ sẽ phản ứng với cả các yếu tố khác. Nếu các yếu tố khác này tạo áp lực tăng đối với giá trị đồng ngoại tệ, chúng sẽ bù trừ áp lực giảm do chênh lệch lạm phát. Kết quả, đầu tư nước ngoài sẽ đạt tỷ suất sinh lợi cho các nhà đầu tư Mỹ cao hơn đầu tư trong nước. Trang 13
  15. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất Hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng trong thực tế hay không tùy vào thời kỳ cụ thể mà ta xem xét. Từ 1974 đến 1977, lãi suất Mỹ thường thấp hơn lãi suất nước ngoài. Như lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo, các đồng ngoại tệ này giảm giá trong suốt thời kỳ này. Từ 1978 - 1979, lãi suất Mỹ thường cao hơn lãi suất nước ngoài, và đồng ngoại tệ tăng giá trong suốt thời kỳ này (nó hỗ trợ cho hiệu ứng Fisher quốc tế). Tuy nhiên, trong thời kỳ từ 1980 – 1984, các đồng ngoại tệ liên tục giảm giá thấp hơn nhiều so với mức mà lý thuyết này dự báo. Thêm nữa, trong thời kỳ 1985 – 1987, các đồng ngoại tệ tăng giá ở mức cao hơn nhiều so với chênh lệch lãi suất. Trong khi lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế có thể đúng trong một vài khung thời gian, có bằng chứng rằng nó không luôn luôn đúng. Nếu lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế đúng, 1 chiến lược vay tiền ở 1 quốc gia và đầu tư nguồn vốn này vào 1 quốc gia khác sẽ không cho 1 thu nhập trung bình dương. Lý do là các tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để bù trừ chênh lệch lãi suất trung bình. Cuộc nghiên cứu của Madura và Nosari đã mô phỏng 1 chiến lược đầu cơ theo đó đồng tiền có lãi suất niêm yết thấp nhất được 1 nhà đầu cơ Mỹ vay và thanh toán tiền vay. Chiến lược này được tiếp tục định kỳ qua thời gian. Nếu hiệu ứng Fisher quốc tế đúng cho các thời kỳ này, mức chênh lệch tính trung bình sẽ bằng 0 (không tính chi phí giao dịch). Xu hướng của các mức chênh lệch trong suốt các thời kỳ khác nhau được trình bày trong đồ thị ở trên cho thấy thì các mức chênh lệch dương. Quá trình trình bày ở đây được tái lập từ góc nhìn của các nhà đầu tư đầu cơ ở 7 nước lớn. Không kể từ góc nhìn nào, mức chênh lệch được tìm thấy trung bình đều lớn hơn 0 rất đáng kể. Các kết quả này bác bỏ lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế. Một cuộc nghiên cứu liên hệ của Thomas đã kiểm định lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế bằng cách xem xét các kết quả của : (1) các hợp đồng kỳ hạn mua các đồng tiền với lãi suất cao có chiết khấu (so với giá giao ngay) và (2) các hợp đồng kỳ hạn bán các đồng tiền với lãi suất thấp có phần bù. Nếu các đồng tiền có lãi suất cao giảm giá và các đồng tiền lãi suất thấp tăng giá ở mức độ như lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo, chiến lược mô tả ở đây sẽ không phát sinh tỷ suất sinh lợi đáng kể. Tuy nhiên 123 (57%) trong số 216 giao dịch do chiến lược này tạo nên có lợi nhuận. Ngoài ra, mức tỷ suất sinh lợi trung bình cao hơn mức lỗ trung bình. Tỷ suất sinh lợi trung Trang 14
  16. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất bình 77%/năm. Cuộc nghiên cứu này cho thấy rằng hiệu ứng Fisher quốc tế không đúng – điều này không có nghĩa là tất cả các công ty đa quốc gia sẽ ngay lập tức đầu tư tất cả tiền mặt thặng dư vào các đồng tiền lãi suất cao. Có 1 rủi ro đáng kể trong 1 chiến lược như thế, như được chứng minh bằng các khoản lỗ phát sinh trong một số thời kỳ nghiên cứu. Ứng dụng hiệu ứng Fisher quốc tế vào cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Theo hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE), khi các nước Đông Nam Á có lãi suất cao trong thời kỳ trước cuộc khủng hoảng, thì các nước này không thể thu hút được đầu tư nước ngoài bởi kỳ vọng về tỷ giá. Cụ thể là lãi suất danh nghĩa cao phản ánh lạm phát dự kiến cao và kết quả là đồng tiền sẽ giảm giá (theo ngang giá sức mua). Nếu các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng lý thuyết này, họ sẽ không dự kiến thu lợi từ lãi suất cao ở các nước Đông Nam Á vì đồng tiền mà họ đầu tư vào dự kiến sẽ giảm giá, vì thế sẽ bù trừ vào lợi thế lãi suất cao. Tuy nhiên, trong thực tế các nhà đầu tư nước ngoài đã nỗ lực tìm kiếm từ lãi suất cao ở các nước Đông Nam Á (ít nhất là trước khi xảy ra khủng hoảng). Điều này cho thấy rằng họ không dự kiến IFE tồn tại vì ngân hàng trung ương của 1 vài nước Đông Nam Á cố định đồng tiền của các nước này trong 1 dải băng hẹp, nên họ đã ngăn tỷ giá hối đoái khỏi giảm sút để bù đắp cho chênh lệch lãi suất. Vì thế, IFE không thể tồn tại được, và đó là động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài kiếm lời từ lãi suất cao ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, chiến lược này đã có tác động bất lợi đối với bất kỳ nhà đầu tư nào muốn kiếm lời trên lãi suất cao trong cuộc khủng hoảng bởi lẽ nỗ lực duy trì 1 đồng tiền ổn định đã bị các lực của thị trường áp đảo. Kết quả là, lãi suất có hiệu lực (là lãi suất sau khi đã điều chỉnh theo biến động của tỷ giá) mà các nhà đầu tư nước ngoài nhận được đã bị âm. Về bản chất, sự giảm giá các đồng tiền này đã phá hủy lãi suất cao từ đầu tư đến nỗi mà cuối cùng các nhà đầu tư nhận được ít hơn những gì họ đầu tư lúc ban đầu. Trang 15
  17. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất So sánh lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), ngang giá sức mua (PPP) và hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) Các biến số chính của lý Lý thuyết Tóm tắt lý thuyết thuyết Tỷ giá kỳ hạn của 1 đồng tiền so với 1 đồng tiền khác sẽ chứa 1 phần bù (hay chiết khấu) được xác định bởi Phần bù (hay Ngang giá lãi suất Chênh lệch chênh lệch trong lãi s uất giữa 2 quốc chiết khấu) kỳ (IRP) lãi s uất gia. Kết quả, kinh doanh chênh lệch hạn lãi s uất có phòng ngừa sẽ thu được 1 tỷ suất sinh lợi không cao hơn tỷ suất sinh lợi trong nước. Tỷ giá giao ngay của 1 đồng tiền so với 1 đồng tiền khác sẽ thay đổi để Phần trăm đáp ứng chênh lệch trong tỷ lệ lạm Ngang giá sức thay đổi trong Chênh lệch phát giữa 2 nước. Kết quả, sức mua mua (PPP) tỷ giá giao tỷ lệ lạm phátcủa người tiêu dùng khi mua hàng ngay hóa ở nước họ sẽ tương tự với sức mua khi nhập hàng hóa từ nước ngoài. Tỷ giá giao ngay của 1 đồng tiền so với 1 đồng tiền khác sẽ thay đổi theo sai biệt trong lãi suất giữa 2 nước. Phần trăm Kết quả, tỷ suất sinh lợi từ kinh Hiệu ứng Fisher thay đổi trong Chênh lệch doanh chênh lệch không phòng ngừa quốc tế (IFE) tỷ giá giao lãi s uất trên thị trường tiền tệ nước ngoài ngay tính bình quân sẽ không cao hơn tỷ suất sinh lợi trên thị trường tiền tệ nội địa từ góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước. Trang 16
  18. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất II.2. Quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá như sau: Ngang giá lãi suất Tỷ giá có kỳ hạn phần bù hoặc chiết khấu Hiệu ứng Fisher Chênh lệch lãi suất Chênh lệch lạm phát PPP Hiệu ứng Fisher quốc t ế (IEF) Tỷ giá hối đoái kỳ vọng Mối quan hệ giữa lãi suất trên thị trường tiền tệ với tỷ giá trên thị trường hối đoái sẽ được hiểu rõ thông qua việc nghiên cứu hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect) và lý thuyết ngang giá lãi suất. Hai lý thuyết này khác nhau ở các hàm ý. Lý thuyết ngang giá lãi suất chú ý luận giải vì sao tỷ giá kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay và mức độ chênh lệch sẽ có. Lý thuyết này liên quan đến một thời điểm nhất định (tỷ giá kỳ hạn), khẳng định tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng sự sai biệt trong lãi suất. Theo lý thuyết ngang giá về lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào đó có lãi suất thấp hơn thì nhất định sẽ là bù kỳ hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của một quốc gia nọ có lãi suất cao hơn. Nói cách khác, trừ kỳ hạn hoặc bù kỳ hạn trên giá kỳ hạn là xấp xỉ tương đương với chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Ngược lại, hiệu ứng Fisher quốc tế chú trọng đến việc tỷ giá giao ngay của một đồng tiền sẽ thay đổi theo thời gian, khẳng định rằng tỷ giá giao ngay sẽ thay đổi theo chênh lệch lãi suất giữa hai nước. Từ phân tích theo lý thuyết ngang giá lãi suất và hiệu ứng Fisher quốc tế, có thể thấy rằng lãi suất là công cụ giúp các nhà quản trị tài chính dự đoán và xác định tỷ giá trong tương lai để hoạch định chiến lược phòng chống rủi ro và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Lãi suất đóng vai trò quan trọng trên thị trường hối đoái bởi vì các khoản tiền gởi lớn được buôn bán tại đó đều được trả lãi, mỗi khoản có một lãi suất, tùy theo đồng tiền mà nó được định danh. Lợi tức của các khoản tiền gởi được mua bán trên thị trường hối đoái phụ thuộc vào lãi suất và các thay đổi dự kiến của tỷ giá hối đoái. Trang 17
  19. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất Sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền gởi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương thì được đo bằng một loại tiền (nghĩa là đo bằng các đơn vị có thể so sánh với nhau được). Chỉ khi tất cả các tỷ suất lợi tức dự kiến đều bằng nhau, tức là khi đó điều kiện ngang bằng tiền lãi, thì sẽ không có tình trạng dư cung về một số dạng tiền gởi nào đó và cũng không có tình trạng dư cầu về một số loại tiền gởi khác. Thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi không một loại tiền gởi nào ở trong tình trạng dư cầu hoặc dư cung. Do vậy, có thể nói rằng thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi có điều kiện ngang bằng về tiền lãi. Khi phân tích lãi suất tác động đến tỷ giá, chúng ta dựa trên nguyên tắc cetacis paribas, nghĩa là khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì chúng ta cố định các nhân tố khác. Đó là cách làm để đơn giản hóa việc phân tích. Tuy nhiên, các yếu tố có tác động lẫn nhau, vì vậy ảnh hưởng đồng thời của chúng đối với vấn đề nghiên cứu rất phức tạp. Phân tích hồi quy thường được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đã qua của một hay nhiều yếu tố đối với đối tượng nghiên cứu. Điều này hàm ý là sự thay đổi về tỷ giá hối đoái tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố thay vì chỉ phụ thuộc vào lãi suất. Do đó, trong khi lý thuyết ngang bằng tiền lãi có vẻ hợp lý, thực tế không luôn luôn xảy ra như vậy. Các ảnh hưởng khác có thể bù trừ các ảnh hưởng của một nhân tố nào đó. Dù sao chăng nữa, lý thuyết ngang giá lãi suất có tầm quan trọng đến độ cho phép người ta dùng nó để khái quát ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thay đổi dự kiến của tỷ giá. Khi nghiên cứu phân tích, chúng ta thường né tránh các vấn đề phức tạp có liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng cách giả định “nếu mọi điều kiện khác đều như nhau”, tuy nhiên khi xem xét các trường hợp cụ thể, thì thấy rằng “mọi điều kiện khác” thường không như nhau. Trong thực tế, tỷ giá thị trường thường lệch khỏi tỷ giá được hình thành trên cơ sở ngang giá lãi suất, bởi lẽ trạng thái cân bằng lãi suất của tỷ giá chỉ tồn tại trong một số điều kiện nhất định như chu chuyển vốn trên thị trường tài chính phải hoàn toàn tự do, chi phí giao dịch bằng không (0), rủi ro trong đầu tư vào các tài sản tài chính bằng nhau…Trong các nền kinh tế, các điều kiện này rất khó tồn tại như nhau làm cho mối quan hệ ngang giá lãi suất không thể được duy trì chính xác mọi lúc, mọi nơi. Cho dù ngang giá lãi suất có thể không được duy trì trong thực tế, thì nó vẫn có thể đóng một vai trò hữu ích trong phân tích kinh tế. Thứ nhất, người ta có thể sử dụng tỷ giá xác định theo ngang giá lãi suất như là chuẩn để quyết định xem đồng tiền của một nước là dưới giá hay quá giá so với đồng tiền khác. Thứ hai, người ta có thể thường xuyên làm những so sánh Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0