intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái

Chia sẻ: Mhnjmb Mhnjmb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

220
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái nhằm điểm lại một cách có hệ thống các lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái, qua đó đưa ra cái nhìn khách quan về các nghiên cứu của đề tài trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái

  1. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Đề tài số 04: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn NHÓM: 16 STT Chữ ký SV 1. Trần Thị Thanh Loan 68 ..……………… 2. Lê Trần Hạnh 27 ..……………… 3. Nguyễn Thanh Huyền 47 ..……………… 4. Lê Thị Phương Thảo 124 ..……………… TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012 Page 1
  2. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn Trong đời sống hàng ngày, lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và của toàn công chúng. Lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan, là vấn đề của mọi thời đại, mọi nện kinh tế tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế tiền tệ thì còn xảy ra lạm phát, người ta chỉ có thể kiềm chế mức độ lạm phát sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế mà ít gây ra những hậu quả tai hại. Xong để có thể kiềm chế lạm phát là điều không hề đơn giản và đó là bài toán nan giải của rất nhiều nước trên thế giới hiện nay. Tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp đó là mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô ở tất cả các nước. Không có gì đáng ngạc nhiên khi câu hỏi có sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố khác trong đó có yếu tố về tỷ giá hối đoái đã được các nhà kinh tế hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách. Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền kinh tế nước ta. Chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu ma có lạm phát? Tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát? Hay tỷ giá hối đoái là gì? Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái là như thế nào? Bài tiểu luận sẽ điểm lại một cách có hệ thống các lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái để qua đó đưa ra cái nhìn khách quan về các nghiên cứu của đề tài trên . Page 2
  3. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn Chương I Một số vấn đề lý luận về lạm phát, tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái I. Các vấn đề của lạm phát 1. Lạm phát là gì? Nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát (inflation), nhưng nói chung chưa có một sự thống nhất hoàn toàn. Quan điểm cổ điển cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể người ta dự vào tỷ lệ đảm bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không. Chẳng hạn nếu pháp luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của tiền tệ 40%, khi tỷ lệ đó xuống dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát hành tiền quá mức. Quan điểm này coi trọng cơ sở đảm bảo của tiền. Trong thực tế, có những trường hợp tỷ lệ đảm bảo pháp định vẫn được tôn trọng nhưng giá cả của hàng hóa đều lên cao. Nước Đức năm 1934 đã tránh được nạn lạm phát mặc dù tỷ lệ đảm bảo của đồng Mark xuống dưới 2%. Quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher: M.V=P.Y. Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa - dịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì P lại tăng rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này cần dùng biện pháp thích hợp để thiết lập lại cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Quan điểm tĩnh về lạm phát nêu trên tuy giúp ta hiểu rõ về lạm phát, nhưng không cho biết nguyên nhân của lạm phát và khiến cho ta lầm tưởng lạm phát cao là kết quả của việc tăng trưởng mức cung tiền tệ cao. Thật ra trong nhiều trường hợp không hẳn là như vậy, nhà nước có thể tăng cung ứng tiền tệ mà không làm cho giá cả tăng, không gây ra lạm phát, nếu như khối lượng tăng đó phù hợp với khối tiền cần thiết cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Page 3
  4. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Theo quan điểm này thì giá cả tăng lên cho dù bất kỳ nguyên nhân nào đều là lạm phát. Lạm phát và giá cả tăng đều cùng một ý nghĩa. Thật ra giá cả đồng loạt tăng lên chỉ là một trong những biểu hiện cơ bản của lạm phát mà thôi. Vậy lạm phát là gì? Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các lại hàng hóa tăng lên đồng loạt. 2. Phân loại lạm phát - Lạm phát 1 con s ố (dưới 10%): lạm phát vừa phải. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế. - Lạm phát 2 con s ố (từ 10% đến dưới 100%): lạm phát phi mã. Loại này khi phát triển chín mùi sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. - Lạm phát 4 con s ố trở lên (từ 100% trở lên): siêu lạm phát. Lạm phát mức độ này thường xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc, tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra. 3. Nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát khởi thủy từ những nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ - tín dụng - ngân hàng, bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hoặc tăng hoặc giảm tỷ lệ lạm phát. Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan khác như chính trị xã hội, thiên tai bão lũ, … Do chịu tác động của nhiều yếu tố trong nền kinh tế như vậy nên hiện tượng lạm phát diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi trong quá trình tăng trưởng và chống lạm phát phải có chiến lược đúng đắn đảm bảo lạm phát luôn nằm trong quỹ đạo mà nền kinh tế có thể kiểm soát được. Lạm phát xuất hiện cũng gây ra nhiều hậu quả đến nền kinh tế , nó không nững làm suy giảm hiệu quả hoạt đọng của hệ thống tài chính mà còn tác động trực tiếp đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và sinh hoạt bình thường của người dân. Bằng chứng là cuộc khủng hoảng ở Page 4
  5. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn Đức xảy ra dữ dội vào những năm đầu thế kỷ, ở các nước phát triển những năm 70 và mới đây là ở nước Nga. Đặc biệt là hậu quả lạm phát rất trầm trọng ở các nước đang phát triển chưa đủ sức hạn chế có hiệu quả sự lây lan của lạm phát … Những điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia không chỉ riêng nước ta cần có chính sách chống lạm phát để hạn chế bớt những thiệt hại do hiện tượng này gây ra cho nền kinh tế. Vấn đề đặt ra cấp thiết là cần phải lý giải xác đáng lạm phát xảy ra và diễn biến như thế nào? Và cần có những biện pháp gì để chống lạm phát. Nếu giải quyết tốt vấn đề đó thì chúng ta mới có cơ sở vững chắc hợp logic để tiến tới thành công trong việc phát triển kinh tế. Lạm phát là sự tăng lên của giá cả trung bình trong một thời kì bởi nhiều nguyên nhân hoặc do các yếu tố chủ quan của các cấp quản lý kinh tế hoặc do những điều kiện chính trị, xã hội, … gây ra. Và có thể giải thích quy về những cách sau đây: 1. Theo thuyết tiền tệ lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền mà. 2. Theo trường phái Keynes lạm phát có thể xảy ra do dư cầu về hàng hóa trong nền kinh tế. 3. Theo thuyết chi phí đẩy lạm phát xảy ra do tăng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những luận điểm lý thuyết mang tính tương đối còn trong thực tế lạm phát xảy ra thường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố ở những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. II. Những vấn đề lý luận chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến những cân bằng bên ngoài mà còn tác động đến cả những cân đối bên trong nền kinh tế. Đây được coi là cơ sở cho việc lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay được các chính phủ các nước rất quan tâm, chú trọng. 1. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai Page 5
  6. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Nó là một phạm trù kinh tế bắt buộc từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. Về cơ bản, phân tích vấn đề tỷ giá cần tập trung chú trọng vào hai vấn đề cơ bản sau: các nhân tố tác động đến sự biến động của tỷ giá hối đoái và các chế độ tỷ giá hối đoái. 2. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái Ngày nay, tỷ giá hối đoái biến động rất thường xuyên và thất thường. Sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng rất nhiều của các nhân tố khác nhau, trong đó chia ra lam 2 dạng là: nhân tố cơ bản làm thay đổi tỷ giá hối đoái ngắn hạn và nhân tố dài hạn. - Những nhân tố cơ bản làm thay đổi tỷ giá hối đoái dài hạn: mức giá tương đối, chính sách bảo hộ, sở thích của người tiêu dung và năng suất lao động. - Những nhân tố cơ bản làm thay đổi tỷ giá hối đoái ngắn hạn: mức chênh lệch lạm phát, những dự đoán về tỷ giá hối đoái. 3. Các dạng chế độ tỷ giá hối đoái  Các chế độ cố định cơ bản : tỷ giá ngắn - Vào một đồng tiền: nền kinh tế gắn đồng tiền của mình vào những đồng tiền quốc tế chủ chốt mà không hoặc rất hiếm khi điều chỉnh giá trị so sánh của chúng; các nền kinh tế thường công bố trước lịch điều chỉnh tỷ giá của đồng tiền nước mình s o với đồng tiền mà nó gắn vào theo mức độ cố định. - Vào một rổ các loại đồng tiền: các nước gắn đồng tiền mình vào một rổ đồng tiền giao dịch chính hoặc hỗn hợp các đồng tiền tiêu chuẩn. - Trong khoảng chênh lệch xác định trước: các nước gắn đồng tiền mình vào đồng tiền khác hoặc rổ đồng tiền trong khoảng chênh lệch nhất định. - Cố định nhưng có điều chỉnh: biên độ khoảng+-2%.  Các chế độ linh hoạt cơ bản: tỷ giá có điều chỉnh và linh hoạt. - Theo các chỉ số: nền kinh tế tự động điều chỉnh đồng tiền của mình theo sự thay đổi trong các chỉ số cho trước. Page 6
  7. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn - Thả nổi có kiểm soát: các nước thường xuyên điều chỉnh tỷ giá hiện nay trên cơ sở đánh giá diễn biến của các biến số như tình hình dự trữ và thanh toán. - Thả nổi tự do: các nước cho phép thị trường và các lực lượng thị trường quyết định tỷ giá đồng tiền của mình. 4. Chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dung để tác động tới quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trườn ngoại hối, từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái đặt tới mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái gồm hai vấn đề lớn: một là vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và hai là vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái. III. Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, ổn định và phát triển kinh tế, nó là mục tiêu của chính sách kinh tế mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho sự duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, giúp cho nền kinh tế có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Tỷ giá hối đoái chọi tác động của nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu ngoại tế. Khi lạm phát tăng, sức mua đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ tăng (hay tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) và ngược lại. Nếu đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái cao có tác dụng: - Kích thích các hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. - Với tỷ giá hối đoái cao sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, kết quả là làm cho sức mua của đồng nội tệ tăng lên. Page 7
  8. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn - Tỷ giá hối đoái cao cũng khuyến khích các hoạt động du lịch vào trong nước, làm cho quan hệ cung cầu về ngoại tệ bớt căng thẳng. Những tác động tích cực trên đây chỉ có thể có được khi tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức độ hợp lý. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước sẽ đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hóa dịch vụ nước ngoài sẽ lại rẻ hơn trên thị trường trong nước. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy, lạm phát ảnh hưởng tới cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyền sang lắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. Page 8
  9. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn Chương II Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam I. Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái Ilan Goldfajn và Sergio R.C. Werlang (1998) trong một nghiên cứu thực nghiệm về Cơ chế truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá đến lạm phát theo khung dữ liệu bảng đã thấy rằng có mối quan hệ giữa sự sụt giảm tỷ giá hối đoái và lạm phát. Bài nghiên cứu của 2 tác giả này sử dụng số liệu thu thập từ 71 quốc gia trong giai đoạn 1980-1998. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố chính quyết định đến hệ số truyền dẫn từ sụt giảm (hoặc sự gia tăng) tỷ giá hối đoái đến lạm phát bao gồm các yếu tố mang tính chu kỳ cấu thành đầu ra của nền kinh tế, mức độ mở cửa kinh tế, mức độ định giá cao tỷ giá hối đoái thực ban đầu (RER – Real Exchange rate), tỷ lệ lạm phát ban đầu (Initial inflation). Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tìm ra hệ số truyền dẫn tăng khi thời gian đo lường tăng lên và đạt đến đỉnh điểm tại thời điểm 12 tháng. Tác giả cũng chỉ ra sự sai lệch trong việc đánh giá tỷ giá hối đoái thực là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát tại các quốc gia thị trường mới nổi trong khi tỷ lệ lạm phát ban đầu là nhân tố quan trọng nhất đối với các quốc gia phát triển. Bằng cách sử dụng mô hình ước tính, bài nghiên cứu của hai tác giả này dự báo một tỷ lệ lạm phát hơi cao hơn một chút so với thực tế quan sát được trong nhiều trường hợp các quốc gia bị sụt giảm tỷ giá hối đoái mạnh, thậm chí ngay cả khi có tính đến những phương pháp ước tính kỳ vọng tỷ giá hối đoái. Điều này cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách nên thận trọng khi sử dụng các mô hình trong quá khứ để dự báo tỷ lệ lạm phát sau khi tỷ giá hối đoái bị mất giá mạnh. A gnès Belaisch (2003), nghiên cứu Cơ chế truyền dẫn Tỷ giá hối đoái tại Brazil. Ông kết luận rằng: (1) Sau 2 quý xảy ra cú shock về tỷ giá thì sẽ tác Page 9
  10. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn động đến giá tiêu dùng (consumer prices), với tỷ lệ tương ứng là 6% sau 2 quý và 17% sau 1 năm. Năm 2006 Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2006) đã thực hiện một nghiên cứu về sự thay đổi tỷ giá và lạm phát trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Châu Á (Exchage rate changes and Inflation in Post – Crisis Asian Economies) bằng cách sử dụng mô hình VAR phân tích cơ chế truyền dẫn trong tỷ giá (V R Analysis of the Exchange Rate Pass – Through). Kết quả bài A nghiên cứu này cho thấy rằng (1) Hệ số truyền dẫn từ tỷ giá hối đoái tới giá nhập khẩu (import price) là khá cao trong nền kinh tế khủng hoảng lớn; (2) Hệ số truyền dẫn từ tỷ giá tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Costumer Price Index) là thấp. Điều này hàm ý rằng tỷ giá hối đoái tác động không lớn tới lạm phát của các quốc gia Châu Á trong giai đoạn khủng hoảng; Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn vàMarcelo Sánchez (2007) thực hiện nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn từ tỷ giá hối đoái trong các nền kinh tế mới nổi (Exchange rate pass through in emerging market). Tác giả kiểm định trong 12 nền kinh tế mới nổi ở Châu Á, Mỹ Latin, Trung và Đông Âu. Bằng cách sử dụng mô hình tự hồi quy vector (Vector A utoregressive Model) tác giả đã thấy rằng: Hệ số truyền dẫn đến chỉ số giá CPI và nhập khẩu ở các quốc gia này cao hơn với những nước có nền kinh tế phát triển; Ở các nền kinh tế mới nổi có lạm phát ở mức một con số, hệ số truyền dẫn tới Chỉ số giá tiêu dùng CPI và nhập khẩu là khá thấp và cũng không giống như các quốc gia có nền kinh tế đã phát triển; Bài nghiên cứu cũng tìm ra được mối tương quan mạnh giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát. Võ Văn Minh (2009) trong một nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái và tác động tới lạm phát Việt Nam (Exchang rate pass – through and its implications for inflation in Vietnam) đã chỉ ra rằng: hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái trong năm đầu tiên là 0,61, hệ số này là tương đương với các nền kinh tế giống Việt Nam; Bài viết cũng chỉ ra rằng sau cú shock về tỷ giá thì sau 5 đến 7 tháng sau mới tác động tới nhập khẩu; ngoài ra bài nghiên cứu còn cho Page 10
  11. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI (Costumer price index) sẽ bị tác động s au 10 tháng khi xảy ra cú shock về tỷ giá. Và trong vòng 15 tháng kẻ từ lúc xảy ra cú shock về tỷ giá thì sẽ không còn tác động đến Chỉ số giá tiều dùng CPI và giá nhập khẩu (import price). Ngoài ra còn có những bài nghiên cứu lớn về hệ số truyền dẫn từ giảm tỷ giá hối đoái đến lạm phát (Dornbusch năm 1987, Feenstra et al 1994, 1989 Fisher, Goldberg và các cộng sự năm 1997, và Klein năm 1990). Ngoài ra còn có một số công trình thực nghiệm về hệ số truyền dẫn cho quốc gia, khu vực cụ thể (Amitrano và cộng sự năm 1997 và những người khác). Theo một nghiên cứu về lạm phát trong tình trạng đô la hóa ở Việt Nam của Michaël Goujon năm 2006 ( Fighting inflation in a dollarized economy: The case of Vietnam. Journal of Comparative Economics 34 (2006) 564–581) thì có ba kênh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá lên lạm phát: Thứ nhất, thay đổi tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lên giá hàng hóa xuất khẩu (tradables) và hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước (non-tradables) (thông qua nhập khẩu các yếu tố đầu vào chẳng hạn). Giới nghiên cứu gọi là hai ảnh hưởng này của tỷ giá lên lạm phát là nhóm ảnh hưởng chuyển tỷ giá hối đoái lên lạm phát (exchange rate pass – through) Thứ hai, biến động của tý giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền. Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ gia tăng cung tiền do giá trị bằng nội tệ của các tài sản neo theo ngoại tệ tăng cùng với sự phá giá đồng tiền. Nói cách khác, biến động tỷ giá ảnh hưởng đến chênh lệch tiền tệ giữa cung và cầu tiền tệ và lạm phát. Thứ ba, sự phá giá đồng nội tệ có thể dẫn đến sự gia tăng giá hàng xuất khẩu và giá của hàng sản xuất và tiêu dùng trong nước (như nói ở điểm thứ nhất) và điều này ảnh hưởng đến cầu và cung của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước. Cung của hàng hóa này có thể giảm trong khi cầu của chúng tăng sẽ tạo áp lực lên lạm phát. Page 11
  12. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn Về mặt định tính, lạm phát có xu hướng tăng sau khi tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tăng. Một câu hỏi quan trọng là liệu có thể dự báo mức tăng lạm phát (cụ thể là tăng của chỉ số giá tiêu dùng CPI) là bao nhiêu ứng với đợt điều chỉnh tăng ngày 11/02/2011. Lâu nay, nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam không nhiều, lý do chính là do các hạn chế về dữ liệu. Để trả lời cho câu hỏi trong bài này, chúng tôi điểm lại một số nghiên cứu gần đây. Nghiên cứu thứ nhất của Phạm Thế A nh, đăng trên Tạp chí Kinh tế & Phát triển số tháng 12 năm 2009 với nhan đề “Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam”, sử dụng số liệu theo thời gian từ quý 1 năm 1995 đến quý 4 năm 2008. Về vai trò của chỉ riêng tỷ giá hối đoái (đo bằng tỷ giá USD/VND) với lạm phát trong dài hạn, kết quả bài báo cho thấy: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, lạm phát theo quý có mối quan hệ âm với tỷ giá hối đoái theo quý của 2 quý trước và mối quan hệ dương với tỷ giá hối đoái theo quý của 7 quý trước. Bài báo kết luận: sự thay đổi của tỉ giá hối đoái có những chiều hướng tác động trái chiều nhau và ở những độ trễ khác nhau lên lạm phát. Kết quả nghiên cứu của bài báo này là một đóng góp quan trọng vào hiểu các yếu tố quyết định lạm phát ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả này không thật sự thuận tiện cho việc dự báo ảnh hưởng lên lạm phát của thay đổi tỷ giá hối đoái của một năm như chúng ta đang quan tâm. Nghiên cứu thứ hai của Ngô Quang Thành, đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế số tháng 12/2010 với nhan đề “Vấn đề cơ cấu và không gian của lạm phát ở Việt Nam”, sử dụng số liệu chéo của một năm 2006 từ thông tin lạm phát và các yếu tố có liên quan của 64 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đối với ảnh hưởng lên chỉ số CPI của riêng tỷ giá hối đoái giữa VND với USD, nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ dương. Về mặt định lượng: Trong điều kiện các y ếu tố kh ác không thay đổi, trung bình, chỉ số tăn g tỷ giá hối đoái tại một địa phương tăng 1%, chỉ số CPI của địa phương đó tăng 0,21%. Lưu ý rằng con số 0,21% này là tổng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên giá hàng hóa xuất khẩu Page 12
  13. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn (tradables) và hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước (non-tradables) (hay exchange rate pass – through). Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn chỉ ra tác động lan tỏa theo địa lý của CPI giữa các địa phương. Trong trường hợp tỷ giá đoái VND với USD tăng 1% tại một địa phương, CPI các địa phương còn lại tăng tổn g cộng khoảng 0,11% điểm. Tổng hợp lại, giả sử chỉ số tăng tỷ giá hố i đoái VND với USD tăng 1% tại tất cả các địa phương, CPI trung bìn h của cả n ước có thể tăng lên đến khoảng 0,33% điểm trong một năm. Trở lại chủ đề ảnh hưởng của quyết định thay đổi tý giá hối đoái của NHNN ngày 11/02/2011, có thể dự báo rằng tỷ lệ CPI tăng do ảnh hưởng của việc tỷ giá hối đoái tăng 9,3% trung bình khoảng 3,1% điểm. Đây là mức tăng chỉ số CPI chỉ do ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái (trực tiếp, không qua trung gian biến số kinh tế khác như cung tiền tệ hay cung cầu hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước nhưng có tính đến ảnh hưởng lan tỏa theo địa lý). Như vậy, theo nghiên cứu định lượng công phu đối với lạm phát ở Việt Nam, mức tăng chỉ số CPI trong năm 2011 do ảnh hưởng của thay đổi của riêng tăng tỷ giá hối đoái USD/VND nhìn chung không phải là nhỏ nếu tính đến mặt bằng chỉ số CPI thời gian qua. Tuy nhiên, chính phủ vẫn có nhiều công cụ và biện pháp điều hành hợp lý để đạt lạm phát như mong muốn. Tóm lại, có rất nhiều nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn từ sự sụt giám tỷ giá đến lạm phát. Các kết quả nghiên cứu này là không giống nhau do sự khác biệt về chọn mẫu các quốc gia nghiên cứu, thời điểm mà các tác giả thực hiện nghiên cứu, mô hình mà các tác giả này sử dụng… Nhưng tất cả các nghiên cứu này đều cho thấy rằng có sự tác động giữa sụt giảm tỷ giá hối đoái (hoặc tăng giá) tới Chỉ số giá tiều dùng CPI, lạm phát và giá nhập khẩu (price import). Đây là một bằng chứng quan trọng đề chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu “Cơ chế truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam”. Page 13
  14. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn II. Thực tiễn trong mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam Về mặt lý thuyết được nhiều nhà kinh tế học thừa nhận, mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát có thể được giải thích theo thuyết “Ngang giá Sức mua” (Purchasing Power Parity theory), mối quan hệ đó phát biểu như sau: “Khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng. Khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá có thể hạn chế được lạm phát.” Giả sử tại thời điểm 01/01/2011, tỷ giá giữa VND và USD là 20.000VND/USD. Theo thuyết “Ngang giá sức mua“, tỷ giá giữa hai đồng tiền sẽ được điều chỉnh, sao cho giá của cùng một loại hàng hóa ở hai nước thì có mức giá ngang bằng nhau. Do vậy, giá cà phê ở hai thị trường Mỹ và VN phải tương đương nhau. Tức là 1kg cà phê ở Mỹ có giá là 2USD, tương ứng với 40.000VN ở thị trường VN. Giả sử đến ngày 01/06/2011, dự đoán giá cà phê tại thị trường VN giảm xuống còn 35.000VND/kg, tương ứng với 1.75USD/kg tại Mỹ (tỷ giá 20.000VND/USD). Tuy nhiên, vào ngày 02/06/2011, tỷ giá USD/VND được điều chỉnh lên 24.000VND. Để đảm bảo việc đem cà phê từ VN sang bán ở Mỹ không đem lại lợi ích kinh tế do chênh lệnh giá, khi đó giá cà phê ở VN sẽ tăng lên 42.000VND/kg. Kết quả là việc đem 1kg cà phê giá 42.000VND sang Mỹ bán với giá 1.75USD, sau đó đổi lấy 42.000VND với tỷ giá 24.000VND/USD là vô nghĩa về mặt lợi ích kinh tế. Qua đó cho thấy, mặc dù cà phê bị mất giá tuy nhiên VND bị mất giá mạnh hơn nên, kết quả là lạm phát tăng. Cũng giả sử đến 01/6/2011, kinh tế VN lạm phát 25% (tác động lên tất cả các mặt hàng, trong đó có cà phê) khiến giá cà phê tăng lên 50.000VND/kg, trong khi đó kinh tế Mỹ không xảy ra lạm phát, cà phê vẫn ở mức 2USD/kg. Lúc này, theo thuyết “Ngang giá sức mua”, 2USD phải có giá trị ngang với 50.000VND, nên tỷ giá USD/VND được điều chỉnh lên mức 25.000VND/USD. Tuy nhiên nếu như, tỷ giá được siết chặt ở mức 22.500VND/USD, khi đó theo Page 14
  15. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn thuyết “Ngang giá Sức Mua” 2 USD sẽ tương đương với 45.000VND. Và do vậy, việc đem cà phê từ Mỹ sang VN bán để hưởng chênh lệch (mua cà phê giá 2USD/kg từ Mỹ sang bánVN thu về 50.000VND, quy đổi sang USD với tỷ giá 22.500VND/USD sẽ là ~2.22USD) sẽ diễn ra. Kết quả là giá cà phê ở thị trường VN sẽ giảm xuống (giả sử là 45.000VND/kg) và lạm phát được hạn chế ở mức 12,5%. Đó là một ví dụ cụ thể minh chứng cho sự tác động giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại thị trường cà phê Việt Nam. Tỷ giá là một trong những kênh truyền tải của chính sách tiền tệ, truyền dẫn tác động từ các công cụ đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ, trong đó, quan trọng nhất là mục tiêu ổn định giá cả. Đối với Việt Nam, mục tiêu này hiện càng trở nên cấp thiết khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng cao liên tục trong nhiều năm trở lại đây. Tháng 7/2011, Tổng cục Thống kê công bố CPI của Việt Nam đã tăng 22,2% so với cùng thời điểm của năm 2010 và tăng 14,6% so với thời điểm đầu năm, cao hơn nhiều so với mục tiêu không quá 7% mà Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 8 đặt ra tại Nghị quyết 51/2010/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Cho dù có so với mức mục tiêu đã được điều chỉnh là CPI năm 2011 tăng từ 15 - 17% tại Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, giải pháp cho 6 tháng cuối năm của Chính phủ thì mức lạm phát thực tế dường như cũng khó đạt mục tiêu. Chính sách tiền tệ, thông qua các công cụ của mình và qua các kênh truyền dẫn, để tác động đến mức sản lượng và giá cả trong nền kinh tế. Tại hầu hết các nước công nghiệp có thị trường tài chính phát triển, đặc biệt tại những nước theo đuổi khuôn khổ mục tiêu lạm phát, công cụ phổ biến nhất của chính sách tiền tệ là lãi suất. Việc thay đổi lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương sẽ tác động đến sản lượng và giá cả theo bốn kênh chủ yếu: lãi suất thị trường, tín dụng, giá tài sản và tỷ giá. Trong kênh truyền dẫn tỷ giá, nếu ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng các mức lãi suất điều hành, thì sẽ làm tăng giá trị đồng nội tệ, khiến giá hàng hóa dịch vụ trong nước đắt lên tương đối so với giá hàng hóa dịch vụ nước ngoài tính bằng nội tệ. Kết quả là, một mặt, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ giảm và nhập khẩu hàng hóa Page 15
  16. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn dịch vụ tăng, qua đó giảm mức sản lượng của nền kinh tế, thu hẹp chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng và giảm áp lực lạm phát từ phía cầu; mặt khác, do giá nhập khẩu hàng hóa dịch vụ tính bằng nội tệ giảm, giảm hiệu ứng “nhập khẩu lạm phát” góp phần giảm lạm phát. Khi nhắc đến hiệu ứng “nhập khẩu lạm phát”, người ta cũng nói đến khái niệm “hiệu ứng trung chuyển tác động của tỉ giá” (“exchange rate passthrough effect (ERPT)”), nôm na có thể hiểu là tác động của việc tăng 1% tỷ giá (phá giá 1%) lên lạm phát CPI thông qua tăng giá của nhóm hàng hóa nhập khẩu. ERPT được xây dựng dựa trên giả định về luật ngang giá sức mua (PPP), rằng giá của một loại hàng hóa giao dịch ngoại thương (tradable goods) tính trên cùng một loại tiền tệ phải bằng nhau ở tất cả các quốc gia. Như vậy, nếu cơ chế ERPT diễn ra hoàn hảo thì 1% tăng lên của tỷ giá có thể khiến giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tại quốc gia nhập khẩu tăng lên 1%, giả định các nhân tố khác không thay đổi. Đồng thời, nếu coi là tỷ lệ của nhóm hàng nhập khẩu tính trên tổng giá trị rổ hàng hóa tiêu dùng của một nước, ta có công thức tính chỉ số giá của một quốc gia như sau: Rõ ràng là giá hàng nhập khẩu tăng là một yếu tố làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế. Cơ chế ERPT có thể diễn ra một cách hoàn hảo, không hoàn hảo và thậm chí là không xảy ra tùy vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia. Khi cơ chế này xảy ra hoàn hảo, 1% phá giá nội tệ cũng sẽ làm tăng 1% giá nhập khẩu và ngược lại. Nếu đồng nội tệ phá giá nhưng không làm thay đổi giá của nhóm hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ, ta nói rằng cơ chế ERPT đã không xảy ra. Trường hợp 1% phá giá làm tăng giá hàng nhập khẩu ít hơn 1% diễn ra khi cơ chế ERPT diễn ra không hoàn hảo. Có nhiều nguyên nhân để cơ chế ERPT diễn ra không hoàn hảo hoặc không diễn ra, tuy nhiên, nội dung đó nằm ngoài chủ đề của bài viết này, tác giả mong muốn sẽ được thảo luận trong một dịp khác. Song, một kết quả nghiên cứu đáng chú ý là tác động ERPT có vẻ mạnh hơn tại những nước mới nổi và đang phát triển nơi lạm phát thường xuyên biến động ở mức cao, trong khi tác động này thường khá thấp ở những nước phát triển nơi lạm phát thấp và ổn định (Zorzi, Hahn, & Sánchez, 2007 và Mishkin, 2008). Đây là Page 16
  17. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn một kết quả thú vị, cho thấy tỷ giá và lạm phát có mối quan hệ 2 chiều: Việc phá giá đồng nội tệ có thể làm gia tăng lạm phát, nhưng sự ổn định của lạm phát với kỳ vọng lạm phát được “neo” chắc chắn có thể là nền tảng làm giảm đi tác động ERPT của tỷ giá. Quay trở lại chủ đề mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam, trước hết, cần điểm qua một vài nét về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, để nhìn nhận vai trò của tỷ giá trong quá trình truyền tải tác động của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế mục tiêu tiền tệ (Monetary Targeting Strategy), theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào kế hoạch tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm do Chính phủ phê duyệt để điều hành các công cụ chính sách tiền tệ (gồm dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất và tỷ giá) nhằm bơm hoặc hút tiền theo mục tiêu cung ứng tiền. Lượng cung tiền của Ngân hàng Nhà nước qua các kênh truyền tải gồm lãi suất, tiền tệ và tín dụng, tỷ giá và giá tài sản sẽ tác động đến mục tiêu cuối cùng. Sơ đồ sau đây sẽ thể hiện rõ hơn cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Việt Nam. Giá tài sản Cầu nội địa ròng M2, Tín (C,I) dụng Tổng cầu Cầu nước Công cụ MB Lãi suất ngoài Lạm ròng phát CSTT m Ttrường (X, M) Giá Tỷ giá nhập Ttrường khẩu Hình 2.1: Sơ đồ về cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam Page 17
  18. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn Như vậy, cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Việt Nam có sự biến tướng chút ít so với cơ chế truyền tải truyền thống như đề cập ở trên. Đó là thứ nhất, mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng do Chính phủ phê duyệt thay vì là lãi suất liên ngân hàng; và quan trọng hơn, tỷ giá vừa là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ, vừa là mục tiêu trung gian. Với vai trò là công cụ của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hàng ngày công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng là mức tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Theo đó, các ngân hàng thương mại căn cứ vào mức tỷ giá này cộng với biên độ giao dịch theo quy định để quyết định mức tỷ giá giao dịch với khách hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng có thể thực hiện các can thiệp mua/bán ngoại tệ để đạt được mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá thị trường như mong muốn, khi đó tỷ giá đóng vai trò là mục tiêu trung gian. Đã có một vài nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam. Camen (2006) trong nghiên cứu về các yếu tố tác động lên lạm phát CPI của Việt Nam với chuỗi số liệu tháng từ 2/1996 - 4/2005 đã kết luận rằng tỷ giá danh nghĩa USD/VND đóng góp khá quan trọng vào tốc độ tăng CPI của Việt Nam, giải thích khoảng 19% trong tổng mức tăng CPI sau 12 tháng. Vo Van Minh (2009) trong nghiên cứu về tác động ERPT tại Việt Nam với chuỗi số liệu tháng từ 1/2001 - 2/2007 cũng chứng minh được việc phá giá đồng Việt Nam tạo ra tác động không hoàn hảo lên giá nhập khẩu và lạm phát CPI, tuy nhiên, mức độ tác động không lớn, 1% phá giá của VND khiến lạm phát CPI tăng 0,08% trong trong khoảng thời gian 1 năm đầu kể từ khi xảy ra cú sốc phá giá. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu của Vo Van Minh (2009) sử dụng tỷ giá hiệu dụng đa phương danh nghĩa (NEER), vốn không phải là công cụ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Và gần đây nhất, trong một nghiên cứu về các yếu tố tác động lên lạm phát CPI của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 của Nguyen Thi Thu Hang va Nguyen Duc Thanh (2010), khi Ngân hàng Nhà nước tăng 1% tỷ giá chính thức USD/VND sẽ tạo áp lực làm tăng lạm phát, và tỷ giá giải thích khoảng 19% mức lạm phát CPI sau 12 tháng và khoảng Page 18
  19. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn 30% sau 17 tháng. Nghiên cứu này cho thấy có vẻ như tỷ giá là một yếu tố khá quan trọng giải thích biến động của lạm phát, nhưng cũng cần lưu ý rằng ở nghiên cứu này còn một số điểm cần làm rõ hơn như kết quả kiểm định nhân quả Granger giữa tỷ giá và lạm phát, hàm phản ứng thể hiện tác động tỷ lệ nghịch giữa 2 biến này, kết quả kiểm định đồng liên kết không hoàn toàn tốt. Tại trang thông tin của Ngân hàng Nhà nước, bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phi Lân (2010) với chuỗi số liệu từ 1998 - 2009 về cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ cũng cho thấy tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ giá và lạm phát mặc dù khả năng giải thích của tỷ giá đối với lạm phát là khá khiêm tốn, 5% sau 12 tháng và 8% sau 24 tháng. Những kết quả nghiên cứu trên đây phần nào chứng minh được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa ổn định tỷ giá và ổn định lạm phát ở Việt Nam. Dường như mối quan hệ này trong vài năm gần đây đã trở nên rõ rệt hơn khi mà tốc độ phá giá của VND so với USD kể từ năm 2008 đến nay ở mức khoảng 28,5%, và tương ứng tốc độ gia tăng CPI trong cùng thời kỳ cũng ở mức khoảng 42%. Sử dụng phương pháp thống kê đơn giản là tính toán hệ số tương quan giữa tốc độ mất giá của VND (tính theo tỷ giá trên thị trường phi chính thức) và lạm phát CPI của Việt Nam, có thể thấy có sự thay đổi rõ rệt về tương quan giữa hai biến này. Nếu như trong giai đoạn 1994 - 2011, mức độ tương quan giữa tỷ giá trễ 2 quý và lạm phát là không đáng kể và có phần còn ngược chiều (hệ số tương quan bằng -1%), giai đoạn 2000 -2011 mức độ tương quan đã chuyển sang cùng chiều và tăng lên mức 12% và chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2008 - 2011 với hệ số tương quan là 19%. Tất nhiên, hệ số tương quan chỉ nói lên được mức độ chặt chẽ về mối quan hệ giữa các biến số mà không cho biết biến nào là nguyên nhân tác động (biến độc lập), biến nào là kết quả (biến phụ thuộc), đồng thời cũng không rõ mức độ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tuy nhiên, nó cũng phần nào phản ánh một kết quả khá thống nhất với các kết quả nghiên cứu hiện hành. Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ giá USD/VND với lạm phát CPI có thể được lý giải sâu hơn khi xem xét cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Mặc dù được Page 19
  20. Đề tài 04 - Nhóm 16 GVHD: Thầy Trương Minh Tuấn đánh giá là nền kinh tế có mức tăng trưởng ấn tượng và nhiều tiềm năng, nhưng nền sản xuất của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc phần lớn vào nguồn máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu. Đơn cử như ngành hàng dệt may hiện đang là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta thì cũng phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu. Hay thậm chí nước ta là nước nông nghiệp, có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, thủy sản xuất khẩu nhưng từ phân bón, thuốc trừ sâu đến thức ăn chăn nuôi cũng đều phải nhập từ nước ngoài. Với một nền kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài lớn như vậy, tác động gián tiếp của việc tăng tỷ giá đến lạm phát CPI thông qua tăng chi phí sản xuất do tăng giá nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị tính bằng VND thì có thể sẽ tương đối lớn. Đối với tác động trực tiếp lên giá nhóm hàng tiêu dùng có nguồn gốc nhập khẩu, khó có thể xác định do không có số liệu về cơ cấu nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu trong rổ hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam, nhưng dường như sự tác động có chiều hướng tăng do xu hướng nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là nhóm hàng tiêu dùng xa xỉ như ô tô, xe máy, điện thoại, máy tính... đang tăng nhanh. Xem xét mối quan hệ giữa ổn định tỷ giá và ổn định lạm phát như trên, có thể thấy chủ trương ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh hiện tại là hợp lý. Nó phù hợp với mục tiêu ổn định lạm phát mà Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 đặt ra cho chính sách tiền tệ. Một lợi ích lớn hơn mà ổn định tỷ giá (nếu thành công) có thể đem lại là có thể phục hồi lòng tin của công chúng và thị trường vào điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước một cách nhanh chóng. Ai cũng biết đây là ưu điểm chính của cơ chế điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu tỷ giá. Trong khi lạm phát chưa thể giảm xuống mức thấp nhanh chóng, tỷ giá ổn định sẽ giúp lấy lại niềm tin vào giá trị đồng Việt Nam. Việc đặt mục tiêu ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cũng có thể là một quyết định khôn ngoan khi mà điều kiện hiện tại của Việt Nam vẫn chưa cho phép thực hiện khuôn khổ mục tiêu lạm phát do ngân hàng trung ương vẫn trực thuộc Chính phủ, thị trường tài chính kém phát triển, và còn nhiều yếu tố khác mà Ngân hàng Nhà Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0