intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vị thuốc hổ trượng căn

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

130
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vị thuốc hổ trượng căn Hổ trượng căn còn gọi là củ cốt khí, hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, điền thất (miền Nam), là rễ phơi hay sấy khô của cây hổ trượng. Hổ trượng là loại cây nhỏ, sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao từ 1-2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường Cây hổ trượng. có những đốm tím hồng. Lá mọc so le, có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vị thuốc hổ trượng căn

  1. Vị thuốc hổ trượng căn Hổ trượng căn còn gọi là củ cốt khí, hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, điền thất (miền Nam), là rễ phơi hay sấy khô của cây hổ trượng. Hổ trượng là loại cây nhỏ, sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao từ 1-2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường Cây hổ trượng. có những đốm tím hồng. Lá mọc so le, có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Cuống dài 1-3cm. Bè chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng. Hoa đực có 8 nhị. Hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô có 3 cạnh màu nâu đỏ. Cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi Sa Pa (Lào Cai), được trồng bằng củ mọc rất dễ. Mùa thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 8-9 hoặc tháng 2-3. Khi thu hái đào lấy củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu ngắn hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Theo y học cổ truyền, hổ trượng căn có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, hoá đàm, chỉ khái. Thường được dùng chữa bế kinh, đau do phong thấp, do chấn thương, té ngã, trị thấp nhiệt hoàng đản, bỏng lửa nước sôi, ho do phế nhiệt,... Ngày dùng 10 - 30g dưới dạng thuốc sắc. Chữa phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ, đau nhức: Hổ trượng căn, gối hạc, bìm bịp, mộc thông, mỗi vị 15-20g, sắc uống. Dùng 7-10 ngày. Chấn thương ứ máu: Hổ trượng căn 20g, lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia làm 2 lần uống trong ngày để giảm đau, tan huyết ứ.
  2. Chữa đau vai gáy, cánh tay: Hổ trượng căn 8g, củ nghệ 10g, cành dâu tằm 10g, bạch truật 10g, cam thảo 4g, sắc uống trong ngày. Trị viêm gan siêu vi thể vàng da: Hổ trượng tươi 20g, lá liễu tươi 30g, địa Vị thuốc hổ trượng căn. cam thảo tươi 30g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong 10-15 ngày. Xơ gan: Hổ trượng căn 20g, đan sâm 15g, hồng hoa 3g, chỉ sát 10, trạch tả 15g, trư linh 30g, trần bì 6g, sơn tra 15g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống trong vòng 1 tuần. Hạ đường huyết thể nhẹ: Hổ trượng căn 10g, trúc diệp (lá tre) 20g, thổ phục linh 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 6g, sắc uống trong ngày thay trà. Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai. Bác sĩ Nguyễn Thị Nga
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2