THUỐC HO
lượt xem 5
download
Mùa lạnh là mùa của bệnh đường hô hấp, nơi nơi rền vang tiếng ho, thuốc ho bán chạy như tôm tươi. Khúc khắc ho chút, nhiều vị vội đem thuốc ho ra uống. Thuốc ho đầy bên ngoài; đi khám bệnh hỏi, các bác sĩ cũng sẵn lòng biên toa. Ai cũng ngại ho lâu (sợ biến thành lao, ung thư, ...), mong uống vài liều thuốc, ho sẽ biến mất. Song thuốc ho không hẳn an toàn, và không phải trường hợp ho nào cũng cần đến. Ở Mỹ, thuốc ho xuất hiện ngày càng thêm lắm,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THUỐC HO
- THUỐC HO Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Bác sĩ Chuyên Khoa Nội Thương Mùa lạnh là mùa của bệnh đường hô hấp, nơi nơi rền vang tiếng ho, thuốc ho bán chạy như tôm tươi. Khúc khắc ho chút, nhiều vị vội đem thuốc ho ra uống. Thuốc ho đầy bên ngoài; đi khám bệnh hỏi, các bác sĩ cũng sẵn lòng biên toa. Ai cũng ngại ho lâu (sợ biến thành lao, ung thư, ...), mong uống vài liều thuốc, ho sẽ biến mất. Song thuốc ho không hẳn an toàn, và không phải trường hợp ho nào cũng cần đến. Ở Mỹ, thuốc ho xuất hiện ngày càng thêm lắm, tên nọ tên kia, nhưng quanh quẩn cũng chỉ chứa vài chất pha đi trộn lại với những tỉ lệ khác nhau. Những chất trong thuốc ho Thường thuốc ho chứa những chất sau đây:
- 1. Chất chống ho (antitussives): Codeine và dextromethorphan là hai chất có tác dụng chống ho qua cơ chế ức chế trung khu ho trên óc. Chúng được pha trong đa số các thuốc ho, và hữu hiệu với những trường hợp ho kinh niên ở người lớn. Còn trong những trường hợp ho cấp tính như khi ta bị cảm, cúm (ho độ 1 tuần 10 ngày), rất ít khảo cứu được làm để tìm hiểu xem chúng có giúp hay không, đã thế, khảo cứu này thì bảo có, khảo cứu kia lại nói không. Có nghĩa rằng khi nhiễm cảm, cúm và ho đến ngủ không được, phiền cả người khác, chúng ta muốn thử thuốc ho thì thử, song không chắc chúng có giúp g ì nhiều, nên kiên nhẫn độ 1 tuần 10 ngày ho sẽ bớt. [Bác sĩ khổ nhất vào lúc này, mới vài ngày người bệnh lại đến kỳ kèo, phàn nàn sao cho thuốc ho uống không bớt, đòi dùng trụ sinh và đổi thuốc ho khác. Cảm, cúm gây do siêu vi trùng (virus), trụ sinh để diệt vi trùng (bacteria), có giết được siêu vi trùng đâu, còn đổi thuốc ho khác không chắc có hơn, nhưng có thể gây nhiều phản ứng phụ mệt lắm]. Ở trẻ con, một vài khảo cứu gần đây cho thấy các thuốc chống ho không những không có hiệu quả gì cả, nhiều trường hợp còn gây hại, ức chế hô hấp khiến trẻ thở yếu đi. Vài cháu đã chết vì dùng thuốc ho quá liều. Do thế, khi các cháu bé bị cảm, cúm, chúng ta chỉ nên chữa bằng thuốc giảm sốt
- (như Tylenol; Advil, Motrin, Ibuprofen cũng được, song tránh dùng ở trẻ dưới 6 tháng) trường hợp trẻ nóng sốt, khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bơm nước muối vào mũi (saline nose spray) giúp trẻ dễ thở, làm ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ, nhưng không nên dùng các thuốc chống ho và thuốc chữa nghẹt mũi. Trụ sinh không ích gì. Thuốc ho chứa chất codeine (như Robitussin AC) có thể gây buồn nôn, ói mửa, ngầy ngật, chóng mặt, bón (codeine thuộc nhóm thuốc nha phiến, narcotics, nên gây phản ứng phụ giống các thuốc nha phiến khác). Thuốc chứa chất dextromethorphan (Robitussin DM, Robafen DM), với lượng vừa phải dùng chữa ho, không gây những phản ứng phụ kể trên, nhưng có thể làm tri giác mất sáng suốt (confusion), nóng nảy (irritability), căng thẳng (nervoussness), và phấn khích quá độ (excitation). Nếu phải cần đến thuốc ho, chúng ta nên thử thuốc chứa chất dextromethorphan trước. Thuốc mua được bên ngoài không cần có toa bác sĩ. Chúng ta dùng theo đúng chỉ dẫn trên chai thuốc, không nên uống quá lượng. 2. Chất antihistamines và decongestants:
- Với những trường hợp ho cấp tính do cảm, cúm, các thuốc có tác dụng chống chất histamine (antihistamines, chữa những bệnh dị ứng) như diphenhydramine, chlorpheniramine và dexbrompheniramine, dùng riêng hay dùng chung với thuốc chữa nghẹt mũi (decongestants), có thể giúp giảm ho do khiến đàm nhớt phía sau mũi không tiết ra nhiều, bớt chảy xuống cổ họng gây ho. Vì vậy, để cho mạnh, rất nhiều thuốc ho pha thêm chất diphenhydramine, chlorpheniramine hoặc dexbrompheniramine, có khi thêm cả chất thuốc chống nghẹt mũi nữa. Dùng những thuốc ho loại này ta sẽ chịu cái bất lợi mồm miệng rất khô và cũng hay mệt, buồn ngủ, bón, đôi khi khó tiểu. Chất thuốc chống nghẹt mũi pha trong nhiều thuốc ho (thường là pseudoephedrine) có thể gây bứt rứt, chóng mặt, khó ngủ. D ùng các thuốc chống nghẹt mũi, áp huyết chúng ta có thể tăng cao. Thuốc chống nghẹt mũi không nên dùng cho trẻ con. 3. Chất có tác dụng long đàm (expectorant): Một số thuốc ho còn pha thêm chất guaifenesin, được xem có tác dụng long đàm, làm đàm lỏng hơn dễ khạc. Thực sự, lượng guaifenesin pha trong các thuốc ho hơi thấp, không làm long đàm hữu hiệu như chúng ta mong muốn. Lượng guaifenesin có thể làm long đàm đúng ra cao hơn vậy, nhưng
- lại hay gây buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, nhức đầu, nổi mẩn trên da, tiêu chảy, dật dờ và đau bụng. Thuốc ho, dùng thế nào cho phải? Trên cõi đời này, có ai trong chúng ta chưa bao giờ ho? "Stocks" lúc lên lúc xuống, song kỹ nghệ chế thuốc ho coi bộ lúc nào cũng lên, thuốc ho ra đời ngày càng nhiều, dưới đủ mọi dạng. Nhiều chất thuốc chống ho hiện diện trong cả các thuốc tổng hợp quảng cáo chữa đau nhức, chảy mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, và tất nhiên, cả ho nữa. Các thuốc tổng hợp này xem ra thì tiện thật, một liều thuốc chữa luôn mọi triệu chứng, nhưng chúng hay gây nhiều phản ứng phụ hơn và cũng đắt hơn. Có phải cứ ho chút, đã cần uống thuốc ho? Như đang bị cảm nhẹ, chỉ thỉnh thoảng ngứa cổ phát ho vài tiếng? Không đâu bạn, những trường hợp ho cấp tính mới đây, chút đỉnh, không làm bạn mất ngủ hoặc thấy trở ngại cho công việc, bạn chưa cần dùng đến thuốc ho vội. Thuốc ho có thể khiến bạn dật dờ khó chịu, nhất là những thuốc trong chứa chất codein, antihistamine và decongestant. Những trường hợp ho có đờm, dùng thuốc ho có khi còn hại, vì ho giúp phổi ta tống xuất bớt những tác nhân gây hại xâm nhập vào phổi. Khi ho đến mất ngủ (hoặc người ngủ cùng giường với bạn mất ngủ, cằn nhằn), trở ngại công việc (bạn đồng sở sợ hãi nhìn bạn cứ ho sù
- sụ), đành thôi, thử dùng thuốc ho vậy, may ra tạm bớt ho được vài tiếng (xin nhớ, trong lúc đang cảm, cúm nặng, ho nhiều, thuốc ho không chắc có giúp mấy). Thuốc ho là loại thuốc dùng khi thấy cần, nên hầu hết các thuốc ho đều để nhãn khuyên ta uống nếu thấy cần (thường mỗi 4 đến 6 tiếng, không nên quá 6 lượng một ngày), chứ không để ngày uống 3 lần, 4 lần, ... như nhiều thuốc khác. Với những trường hợp ho kèm nóng sốt, hoặc kéo dài lâu chưa thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ, tìm nguyên nhân gây ho, thay vì tiếp tục tự chữa bằng thuốc ho ở nhà (xin nhớ đem theo chai thuốc ho bạn đang d ùng, thuốc ho bên ngoài muôn mặt, nhiều tên, thú thực, bác sĩ không thể nắm vững hết). Sưng phổi (pneumonia), lao phổi (tuberculosis), ung thư phổi (lung cancer) chẳng hạn, là những nguyên nhân quan trọng gây ho, không chữa bệnh thêm nguy hiểm, cái ho sẽ càng nặng, thuốc ho chẳng ăn thua gì. Bác sĩ sẽ cố tìm hiểu bạn sao nóng sốt, hoặc ho sao lâu thế, đồng thời, nếu cần phải dùng đến thuốc ho giúp bạn tạm bớt ho, trong lúc ta tận lực chữa trị nguyên nhân gây ho, bác s ĩ sẽ khuyên bạn dùng một thuốc ho đúng với nhu cầu của bạn, và ít gây phản ứng phụ, ít ảnh hưởng đến đời sống cũng như công việc của bạn.
- Ôi, ho làm khổ bao người (và bao... bác sĩ, khi người bệnh cứ nhất định đòi dùng trụ sinh lúc chưa cần đến). Cũng vì vậy, thuốc ho tranh nhau ra đời, làm giàu cho kỹ nghệ chế thuốc ho. Thuốc ho có thể giúp, cũng có thể gây phiền toái, đôi khi còn nguy hiểm, nhất là ở trẻ con. Những cái ho cấp tính, chút ít, bạn chờ thêm, lắng nghe cơ thể bạn, đừng dùng thuốc ho vội. Ho nhiều, muốn thử dùng thuốc ho, bạn nên đọc kỹ công thức thuốc, xem trong thuốc chứa những chất gì. Thuốc càng chứa nhiều chất, càng dễ gây phản ứng phụ. Nhất là nếu bạn mang bệnh cao áp huyết, nên tránh dùng những thuốc ho trong chứa chất decongestant chữa nghẹt mũi. Ho dữ quá, ho kèm nóng sốt, ho khạc ra máu, ho lâu chưa hết, bạn đi khám bác sĩ cho chắc ăn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh thuộc hô hấp - Khí công y đạo Việt Nam: Tự học day bấm huyệt chữa bệnh
198 p | 293 | 92
-
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm khớp
2 p | 176 | 32
-
Món ăn, bài thuốc hỗ trợ trị lao phổi
2 p | 117 | 16
-
Khi nào cần dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa
6 p | 111 | 11
-
Không đơn giản khi dùng thuốc ho
6 p | 122 | 8
-
Thuốc ho có thể gây ngộ độc
5 p | 115 | 7
-
Nghiện ma túy và các thuốc hỗ trợ điều trị: Phần 1
66 p | 107 | 7
-
Nghiện ma túy và các thuốc hỗ trợ điều trị: Phần 2
71 p | 76 | 6
-
Thuốc ho bị lạm dụng như ma túy
5 p | 75 | 6
-
Các bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết
6 p | 94 | 5
-
Thuốc chống ho có gây nguy hiểm?
3 p | 84 | 5
-
Vị thuốc hổ trượng căn
2 p | 129 | 5
-
Cháo thuốc hỗ trợ trị mề đay
4 p | 68 | 4
-
Bài thuốc hỗ trợ trị tăng huyết áp
5 p | 79 | 4
-
Sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật và chống oxy hoá của một số cây thuốc họ asteraceae
6 p | 64 | 3
-
Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi dùng thuốc ho, thuốc cảm
5 p | 114 | 3
-
Những vị thuốc họ Trư
3 p | 78 | 3
-
Nghiên cứu bào chế viên nang cứng từ cao đặc bài thuốc hỗ trợ điều trị eczema
3 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn