intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở lứa tuổi 30-50

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính thường gặp nhất trong số các bệnh khớp viêm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, song thường gặp ở tuổi 30-50. Tuy không gây tử vong, nhưng viêm khớp dạng thấp gây mất chức năng vận động của khớp, khiến bệnh nhân nhanh chóng tàn phế với rất nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến tuổi thọ. Việc điều trị bệnh sớm và đúng cách có thể giúp lấy lại sức khỏe và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Viêm khớp dạng thấp được coi là bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở lứa tuổi 30-50

  1. Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở lứa tuổi 30-50 Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính thường gặp nhất trong số các bệnh khớp viêm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, song thường gặp ở tuổi 30-50. Tuy không gây tử vong, nhưng viêm khớp dạng thấp gây mất chức năng vận động của khớp, khiến bệnh nhân nhanh chóng tàn phế với rất nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến tuổi thọ. Việc điều trị bệnh sớm và đúng cách có thể giúp lấy lại sức khỏe và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Viêm khớp dạng thấp được coi là bệnh tự miễn với nhiều yếu tố ảnh hưởng như môi trường, cơ địa, di truyền, hoặc hoóc môn. Biểu hiện đặc trưng là hiện tượng viêm các khớp ngoại biên, cụ thể là viêm màng hoạt dịch, dẫn đến hiện tượng hủy khớp, dính khớp. Các khớp tổn thương thường là khớp ở bàn tay, bàn chân, khuỷu, gối, cổ chân..., cả hai bên. Tình trạng viêm khớp diễn biến kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tính và có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đúng về bệnh, khi thấy đau khớp, nhiều người thường coi đó chỉ là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường do thời tiết, lao động nặng..., không đi khám. Điều này khiến cơ hội có thể can thiệp điều trị nhằm bảo toàn chức năng vận động của khớp bị bỏ qua, tình trạng bệnh ngày càng xấu. Nếu khớp
  2. đã bị hủy hoại nặng, dính khớp thì dù được điều trị tích cực, bệnh nhân cũng khó lòng phục hồi chức năng vận động của khớp. Theo một số nghiên cứu, sau 5 năm bị bệnh, chỉ 40% số bệnh nhân còn chức năng khớp bình thường. Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp còn có các biểu hiện toàn thân (gầy sút, mệt mỏi, thiếu máu) cũng như biểu hiện về tim mạch và nhiều cơ quan khác. Việc điều trị thuốc không đúng, đặc biệt là lạm dụng các thuốc điều trị triệu chứng như chế phẩm chứa corticoid, khiến bệnh nhân có thể gặp nhiều tai biến (tổn thương dạ dày, tá tràng, tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, nhiễm khuẩn, suy thượng thận...). Hiện viêm khớp dạng thấp vẫn chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mục đích cao nhất của điều trị bệnh là đạt được sự lui bệnh lâm sàng, giảm đau, giảm các triệu chứng khó
  3. chịu, ngăn ngừa các biến dạng và giữ gìn những chức năng bình thường của khớp. Trước đây các loại thuốc như Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam... hay corticoid được sử dụng để giảm đau và viêm tức thì, giúp bệnh nhân cảm thấy giảm bệnh. Tuy nhiên, hai nhóm này thực tế không thật sự đẩy lui bệnh. Các tổn thương khớp vẫn tiếp tục phát triển, khiến bệnh nhân dần trở nên tàn phế, cứ ngừng thuốc là khớp lại sưng đau. Bên cạnh đó, chúng còn có thể gây một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc như: viêm lóet dạ dày, tá tràng, chảy máu dạ dày - ruột, thủng dạ dày - ruột, các tác dụng phụ lên hệ tim mạch, thận gan… Với những trường hợp nặng, khi khớp mất chức năng, có thể phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Tuy nhiên, phẫu thuật không làm thay đổi diễn tiến bệnh do viêm khớp dạng thấp có tổn thương rất nhiều khớp. Những năm gần đây, các thuốc điều trị sinh học (Biological Therapy) giúp việc điều trị bệnh có hiệu quả cao, tác dụng nhanh, và dung nạp tốt hơn. Trong số các thuốc điều trị sinh học, những loại chứa Tocilizumab là thuốc đầu tiên trong nhóm ức chế thụ thể IL-6 (một tín hiệu hóa học trong cơ thể chịu trách nhiệm thông tin đau và viêm hệ thống ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấpVới việc điều trị sớm bằng các thuốc như methotrexat kết hợp thuốc điều trị sinh học như Tocilizumab sẽ giúp kiểm soát được bệnh. Đây là cách để tránh tổn thương khớp không hồi phục, cải thiện triệu chứng, hạn chế tàn phế. Các thuốc này nói chung khá an toàn nếu được theo dõi, quản
  4. lý tốt. Trong mọi trường hợp người bệnh vẫn phải tuân thủ điều trị, tái khám đều đặn và kết hợp chặt chẽ với thầy thuốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2