intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm tuyến giáp (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

122
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán phân biệt: + Bệnh Basedow: Rất dễ nhầm bệnh Basedow với bệnh Hashimoto, nhất là ở thể bệnh Hashitoxicosis. Tuy nhiên trong bệnh Basedow có thể thấy: - Bướu giáp thường to lan toả, mật độ mềm, có thể có rung mưu hay tiếng thổi trên bướu. - Triệu chứng nhiễm độc giáp thường kéo dài và ngày càng nặng, không tự khỏi. - Xét nghiệm thấy có tự kháng thể kháng thụ cảm thể TSH trong máu. - Chú ý là có nhiều trường hợp bệnh Basedow kết hợp với bệnh Hashimoto. Nếu nghi ngờ có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm tuyến giáp (Kỳ 4)

  1. Viêm tuyến giáp (Kỳ 4) 4. Chẩn đoán phân biệt: + Bệnh Basedow: Rất dễ nhầm bệnh Basedow với bệnh Hashimoto, nhất là ở thể bệnh Hashitoxicosis. Tuy nhiên trong bệnh Basedow có thể thấy: - Bướu giáp thường to lan toả, mật độ mềm, có thể có rung mưu hay tiếng thổi trên bướu. - Triệu chứng nhiễm độc giáp thường kéo dài và ngày càng nặng, không tự khỏi. - Xét nghiệm thấy có tự kháng thể kháng thụ cảm thể TSH trong máu. - Chú ý là có nhiều trường hợp bệnh Basedow kết hợp với bệnh Hashimoto. Nếu nghi ngờ có thể mổ sinh thiết tuyến giáp để chẩn đoán xác định. + Bệnh bướu giáp đơn thuần:
  2. - Bệnh nhân ở trạng thái bình giáp, không có triệu chứng cường giáp hay nhược giáp. - Chọc hút sinh thiết bướu giáp bằng kim nhỏ: giúp thêm cho xác định chẩn đoán. + Ung thư tuyến giáp: - Thường ở dạng một bướu nhân đơn độc, có các triệu chứng chèn ép khí quản, thực quản, dây thần kinh quặt ngược…sớm. - Chọc hút sinh thiết tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ: giúp thêm cho chẩn đoán xác định. - Chú ý là đôi khi bệnh Ung thư tuyến giáp có đi kèm với bệnh Hashimoto, trong các trường hợp nghi ngờ thì cần mổ sinh thiết tuyến giáp. 5. Điều trị: + Dùng Hormon thay thế: - Thường dùng Levothyroxin với liều 2-3 micro-g/kg/ngày: vừa để bù lại tình trạng nhược giáp vừa có tác dụng làm bướu giáp nhỏ lại, nhất là khi bướu giáp to và có biểu hiện chèn ép vùng cổ.
  3. - Cần dùng Hormone giáp ít nhất 3-6 tháng trước khi có thể khẳng định được bướu có nhỏ lại được hay là không. Nếu bệnh nhân có nhược giáp rõ thì phải dùng Hocmon giáp kéo dài. + Corticoid: Được chỉ định dùng khi bướu phát triển nhanh và có biểu hiện chèn ép vùng cổ. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài vì các tác dụng phụ của chúng. + Điều trị phẫu thuật: - Chỉ định can thiệp phẫu thuật: * Khi có các triệu chứng bướu giáp chèn ép vùng cổ không giải quyết được bằng dùng Hormone giáp. * Khi bướu giáp có ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. * Khi có nghi ngờ và cần chẩn đoán phân biệt với Ung thư tuyến giáp. - Phương pháp mổ: Cắt bỏ vùng tuyến giáp bị tổn thương (khối tổn thương khư trú) hoặc cắt bỏ phần eo tuyến để chống hiện tượng chèn ép khí quản. B. Viêm tuyến giáp Riedel:
  4. Còn được gọi là bệnh Viêm xơ tuyến giáp mãn tính, Viêm tuyến giáp cứng như gỗ... Đây là một bệnh hiếm gặp, căn nguyên chưa rõ ràng, trong đó tổ chức tuyến giáp bị thay thế bởi tổ chức xơ dày đặc làm tuyến giáp bị xơ cứng lại và dần dần mất chức năng. 1. Bệnh căn: + Cho đến nay vẫn chưa rõ bệnh căn thực sự của bệnh Riedel. Những ý kiến trước kia cho rằng bệnh này là một thể xơ hoá mạnh của bệnh Hashimoto vẫn chưa được chứng minh đầy đủ. + Bệnh có thể đi kèm với tình trạng xơ hoá ở các khu vực khác trong cơ thể như: xơ hoá khoang sau phúc mạc, xơ hoá trung thất, bệnh viêm túi mật tăng dần... nên có ý kiến cho rằng bệnh Riedel chỉ là một biểu hiện tại tuyến giáp của bệnh xơ hoá lan toả nhiều chỗ trong cơ thể. 2. Mô bệnh học: + Nhu mô Tuyến giáp bị thay thế bằng tổ chức xơ hoá phát triển dày đặc. Tổ chức xơ phát triển ra cả ngoài bao tuyến giáp làm cho không còn phân biệt được bao và ranh giới của tuyến với tổ chức xung quanh.
  5. + Không có tình trạng xâm nhiễm của các Lymphocyt vào nhu mô tuyến nhưng có viêm quanh mạch do Lymphocyt. 3. Triệu chứng chẩn đoán: a) Triệu chứng lâm sàng: + Bướu giáp: - Thường to ra toàn bộ hay ở một thuỳ. Bướu thường không to lắm. Mật độ rất cứng (cứng như “tấm gỗ“). Ranh giới không rõ. Kém di động do dính nhiều vào tổ chức xung quanh. Không đau. - Thường có các biểu hiện chèn ép gây khó nuốt, khó thở. Nhiều khi có khàn tiếng do xơ hoấ phát triển ảnh hưởng đến dây thần kinh quặt ngược. + Toàn thân: Thường ở tình trạng bình giáp hoặc nhược giáp tăng dần. b) Triệu chứng cận lâm sàng: + Đo độ tập trung 131I phóng xạ tại tuyến giáp: Thường thấy giảm rõ độ tập trụng 131I phóng xạ tại tuyến giáp. + Xét nghiệm định lượng các Hocmon tuyến giáp trong máu:
  6. Nồng độ các Hocmon tuyến giáp trong máu bị giảm ở các mức độ khác nhau. + Xét nghiệm tìm kháng thể kháng tuyến giáp trong máu: Thường không tìm thấy kháng thể kháng tuyến giáp trong máu.. 4. Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt với Ung thư tuyến giáp. Để xác định chẩn đoán cần dựa vào xét nghiệm sinh thiết hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ hoặc nếu cần thì chỉ định mổ sinh thiết tuyến giáp. 5. Điều trị: + Dùng Hocmon giáp thay thế: Thường dùng Levothyroxin. Liều lượng phụ thuộc mức độ nhược giáp cụ thể của từng bệnh nhân. + Điều trị phẫu thuật: - Chỉ định: khi có các hiện tượng chèn ép vùng cổ gây khó thở, khó nuốt, nói khàn... - Phương pháp mổ: tiến hành mổ cắt một phần tuyến giáp, nhất là cắt bỏ phần eo tuyến để giải phóng được khí quản. Chú ý phải bóc tách tỉ mỉ để giải
  7. phóng tốt tổ chức xung quanh khỏi bướu giáp vì xơ hoá thường phát triển rất mạnh vào tổ chức khí quản, bó mạch cảnh, thần kinh quặt ngược...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1