Việt bắc( Trích) (Tố Hữu)
lượt xem 11
download
Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ Tố Hữu? - Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở tỉnh Thừa Thiên. - Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ (Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937-1938). Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. - Tháng 4-1939, Tố Hữu bị Thực dân Pháp bắt, giam giữ ở...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Việt bắc( Trích) (Tố Hữu)
- Việt bắc( Trích) (Tố Hữu) I. Kiến thức cơ bản 1. Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ Tố Hữu? - Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở tỉnh Thừa Thiên. - Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ (Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937-1938). Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. - Tháng 4-1939, Tố Hữu bị Thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. - Tháng 3-1942, Tố Hữu vượt ngục Đắc Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng. - Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên- Huế; Uỷ viên Bộ chính trị; Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. - Tác phẩm đã xuất bản: Từ ấy ( Thơ- 1946); Việt Bắc ( Thơ- 1954); Gió lộng ( Thơ-1961); Ra trận ( Thơ-1971); Máu và hoa ( Thơ- 1972); Một tiếng đờn (Thơ-1992)...
- - Tố Hữu từng được nhận Giải nhất Giải thưởng văn học Hội nhà văn Việt Nam 1954-1955 ( Tập thơ Việt Bắc); Giải thưởng văn học Asean(1969); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ( Đợt I, 1996). 2. Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu ? - Quê hương: sinh ra và lớn lờn ở xứ Huế, một vựng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng , trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đỡnh và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hũ như nam ai nam bỡnh . mỏi nhỡ, mỏi đẩy… - Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đó sống trong thế giới dõn gian cựng cha mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế. - Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ. 3. Con đường thơ của Tố Hữu :
- Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những năm 1940 cho đến sau này. a. Tập thơ Từ ấy (1946): gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946). Tác phẩm được chia làm ba phần: - Máu lửa (27 bài) được viết trong thời kỡ đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống phát xít, phong kiến, đũi cơm áo, hũa bỡnh… - Xiềng xích (30 bài) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chớ, khớ phỏch của người chiến sĩ cách mạng. - Giải phóng (14 bài) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng. Những bài thơ tiêu biểu:Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,… b. Tập thơ Việt Bắc (1954) - Gồm 24 bài sáng tác trong thời kú kháng chiến chống Phỏp. - Việt Bắc là bức tranh tìm tính của con người VN trong khỏng chiến với những cung bậc cảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước, tính đồng chí đồng đội, tính quõn dõn, lũng thủy chung c ách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. - Những bài thơ tiêu biểu: Phá đường, Việt Bắc, Bầm ơi, Ta đi tới,… c. Giú lộng (1961):
- - Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xó hội tốt đẹp. Cũn là lũng tri õn nghĩa tỡnh đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân. - Những bài thơ tiêu biểu: Trên miền Bắc mùa xuân; Thù muôn đời muôn kiếp không tan;Mẹ Tơm; bài ca xuân 1961,… d. Ra trận (1971), Mỏu và Hoa (1977) Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc . Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh. 4. Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? - Tố Hữu là nhà thơ trữ tính chính trị thể hiện nồng nhiệt tự hào lý tưởng cách mạng, đời sống cách mạng của nhân dân ta. - Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lóng mạn, màu sắc lịch sử được diễn tả bằng bút phỏp lóng mạn, hỡnh tưởng thơ kỡ vĩ, trỏng lệ. - Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng. Thơ liền mạch, nhất khí tự nhiên, giọng tõm tỡnh, ngọt ngào tha thiết. - Nghệ thuật thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Phối hợp tài tính ca dao, dõn ca cỏc thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ ngâm. 5. Vì sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị?
- Vì: - Tố Hữu là nhà thơ- chiến sĩ, thơ ông nhằm mục đích phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng. Tố Hữu tạo được sự thống nhất giữa cảm hứng trữ tình và tuyên truyền chính trị. - Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước và hoạt động cách mạng của bản thân nhà thơ. - Con người và hiện thực trong thơ Tố Hữu được cảm nhận và biểu hiện chủ yếu trên phương diện chính trị, trong mối quan hệ với lí tưởng và nhiệm vụ cách mạng. 6. Nêu hoàn cảnh sáng tác,giá trị tư tưởng và chủ đề của bài thơ Việt Bắc? * Hoàn cảnh ra đời: - Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đó che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7- 1954) hũa bỡnh lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. - Tháng 10 năm ấy, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
- “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống thực dõn Phỏp. Tác phẩm gồm 150 cõu lục bỏt ,là khúc hỏt trữ tỡnh hay nhất trong tập thơ cùng tên của nhà thơ, đoạn trích (90 câu lục bát ) là phần mở đầu nói về những kỉ niệm của nhà thơ với khỏng chiến. * Giá trị tư tưởng và chủ đề của bài thơ: - Việt Bắc không chỉ là tình cảm riêng của Tố Hữu mà còn tiêu biểu cho tình cảm cao đẹp của những con người kháng chiến đối với Việt Bắc, đối với nhân dân và đất nước. - Bài thơ là khúc hát ân tình thuỷ chung giữa những con người cách mạng kháng chiến với Việt Bắc và giữa nhân dân Việt Bắc với cách mạng, thể hiện truyền thống đạo lí thuỷ chung, giàu ân nghĩa của dân tộc. 7. Nhận xét về cấu trúc và giọng điệu của bài thơ Việt Bắc? - Bài thơ đã sáng tạo nên một hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ cảm xúc, tình cảm dạt dào. Đó là cuộc chia tay đầy lưu luyến của kẻ ở, người đi đầy bâng khuâng, bịn rịn để thể hiện những nghĩa tình cách mạng rộng lớn. - Giọng điệu ngọt ngào, êm ái, hài hoà nhịp nhàng như lời ru. Bài thơ đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm đầy tình nghĩa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 Năm học 2010 -2011
91 p | 686 | 253
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp Văn 12 Năm học 2010 -2011
69 p | 310 | 126
-
Đề 2: Phân tích đoạn thơ: Ta về mình có nhớ ta .... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung ( Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
6 p | 560 | 45
-
Đáp án Đề thi tuyển sinh cao đẳng 2012 môn Văn khối D
3 p | 102 | 20
-
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
19 p | 172 | 17
-
Phân tích bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
27 p | 175 | 16
-
Đề 1: Phân tích đoạn trích Việt Bắc ( trích phần một của bài thơ) của nhà thơ Tố Hữu
6 p | 433 | 15
-
Đề thi tuyển sinh cao đẳng 2012 môn Văn khối D
1 p | 94 | 9
-
Cảm nhận về đoạn trích "Mình về mình có nhớ ta, ... Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa" trong bài thơ Việt Bắc
3 p | 76 | 8
-
Phân tích nỗi nhớ của người cán bộ Cách mạng về xuôi đối với Việt Bắc trong bài Việt Bắc (Tố Hữu)
14 p | 82 | 8
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc" của Tố Hữu: "Mình về với Bác đường xuôi...Người đi rừng núi trông theo bóng Người"
4 p | 50 | 6
-
Bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
5 p | 104 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 18: Việt Bắc
37 p | 282 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn, phương pháp làm việc theo dự án trong việc đọc hiểu đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc – Tố Hữu) nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh.ơng pháp làm việc theo dự án trong việc đọc hiểu đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc – Tố Hữu) nhằm phát huy tính chủ động tích cực của HS
42 p | 56 | 4
-
Em hãy chuyển nội dung đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) sang văn xuôi theo lời kể của tác giả
3 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn