Vốn cố định – Vốn lưu định
lượt xem 207
download
Vốn luôn là một bài toán đau đầu đối với một công ty nhỏ hay với một tập đoàn đa quốc gia. Việc nắm bắt được các vấn đề cốt lõi về vốn luôn làm cho các chủ Doanh nghiệp quản lý và sử dụng ngồn vốn của mình tốt hơn. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có đủ 3 yếu tố để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Để đáp ứng được những yếu tố...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vốn cố định – Vốn lưu định
- Vốn cố định – Vốn lưu định Vốn luôn là một bài toán đau đầu đối với một công ty nhỏ hay với một tập đoàn đa quốc gia. Việc nắm bắt được các vấn đề cốt lõi về vốn luôn làm cho các chủ Doanh nghiệp quản lý và sử dụng ngồn vốn của mình tốt hơn.
- Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có đủ 3 yếu tố để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Để đáp ứng được những yếu tố trên thì doanh nghiệp phải có một số vốn nhất định. Do vậy vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Theo đặc điểm luân chuyển, vốn kinh doanh được phân loại thành: • Vốn cố định • Vốn lưu động Vốn cố định (VCĐ) Khái niệm: Vốn cố định là vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm, xây dựng để hình thành nên tài sản cố định (TSCĐ) hay được hiểu là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Việc quản lý vốn cố định thực chất là việc quản lý TSCĐ TSCĐ: là những tư liệu lao động có giá trị lớn tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và đáp ứng 2 tiêu chuẩn: - Thời gian sử dung: trên 1 năm - Có giá trị đạt mức tối thiểu (trên 10 triệu đồng) Khấu hao TSCĐ
- • Trong quá trình sử dụng do chịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau giá trị của TSCĐ bị hao mòn. Để bù đằp phần giá trị bị hao mòn đó, Doanh nghiệp phải chuyển dần phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm gọi là khấu hao TSCĐ. • Thực chất của việc khấu hao TSCĐ là thu hồi lại VCĐ mà doanh nghiệp đã đầu tư. Lập kế hoach khấu hao TSCĐ hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp, thông qua kế hoạch khấu hao doanh nghiệp có thể thấy nhu cầu tăng, giảm vốn cố định trong năm kế hoach, khả năng nguồn tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó. Trình tự và nội dung việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp thường bao gồm những vấn đề chủ yếu sau: - Xác định phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao và tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao. - Xác định giá trị TSCĐ bình quân tăng, giảm trong kỳ kế hoạch và nguyên giá bình quân TSCĐ phải trích khấu hao trong kỳ. Ý nghĩa: - Là biện pháp bảo toàn VCĐ bằng cách khấu hao,sau khi TSCĐ hết hạn sủ dụng thì số tiền khấu hao thu được có thể đủ để mua sắm TSCĐ khác thay thế. - Tạo thành nguồn vốn đầu tư mới để thay đổi thiết bị công nghệ. Biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TCSĐ
- VCĐ thể hiện qua giá trị của TSCĐ chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp,chi phí khấu hao TSCĐ được tình vào chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm.Do đó nếu sử dụng tốt TSCĐ cho kinh doanh không những doanh nghiệp thu hồi được nhanh VCĐ mà còn làm giảm giá thành sản phẩm, tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận. Một số biện pháp năng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ: • Chọn hướng đầu tư cho TSCĐ: cơ cấu VCĐ phù hợp với đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành và của doanh nghiệp. • Sử dụng ngay TSCĐ khi mua về: nhằm để tránh bị hao mòn, đặc biệt là hao mòn vô hình. • Nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ cả về mặt thời gian và công suất. • Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ • Thanh lý kịp thời những TSCĐ dư thừa hoặc không còn sử dụng được để thu hồi VCĐ dùng cho việc đầu tư mới. • Cải tiến,hiện đại hoá máy móc, thiết bị • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thât VCĐ do các nguyên nhân khách quan như mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính ...
- Những vấn đề cơ bản về Vốn lưu động Khái niệm: Trong quá trình sản xuất kinh doanh,ngoài TSCĐ doanh nghiệp luôn có một lượng tài sản nhất định nằm trong các khâu của quá trình sản xuất như dự trữ vật tư hàng hoá, sản phẩm dở dang… Đây chính là TSLĐ của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là những tài sản có thời gian sử dụng tương đối ngắn và chuyển đổi hình dáng dễ dàng khi sử dụng. Do đó có thể hiểu vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị TSLĐ TSLĐ thể hiện ở các khoản mục như tiền,các chứng khoán đầu tư tài chính ngắn hạn,các khoản nợ phải thu,hàng tồn kho… Các nhà phân tích tài chính thường xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực của một doanh nghiêp. Lập kế hoạch vốn lưu động • Lập kế hoach vốn lưu động và việc xác định nhu cầu VLĐ trong kỳ kế hoach cần thiết cho kinh doanh để sử dụng nguồn vốn lưu động đủ đảm bảo hoặc sử dụng nguồn vốn dư thừa. • Trong quá trình kinh doanh có thể nhu cầu của vốn lưu động tăng lên hay giảm xuống dẫn tới việc thiếu hay thừa nguồn vốn lưu động. Vì vậy doanh nghiệp phải có kế hoạch tìm thêm nguồn VLĐ (nếu thiếu) và sử dụng (nếu thừa) vốn lưu động. • nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ cao thì sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác khả năng tiềm tàng,cải tiến hoạt động sản xuất kinh
- doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ gây ra việc ứ đọng vật tư hàng hoá và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm. • Ngược lại, nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá thấp se gây ra khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo cho việc sản xuất liên tục gây nên những thiệt hại do việc ngừng sản xuất. Thay đổi vốn lưu động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền của doanh nghiệp, tăng vốn lưu động trong dự trữ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải trả nhiều hơn cho hàng dự trữ trong kho làm giảm lượng tiền mặt của doanh nghiệp.Tuy nhiên vốn lưu động giảm sẽ làm giảm khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn và tác động gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Khả năng quản lý vốn của doanh nghiệp vàng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Để sử dụng vốn có hiệu quả,doanh nghiệp phải tìm cách quản lý tốt nhất các yếu tố cấu thành nên nhu cầu vốn lưu động, đó là các khoản vốn ở khâu dự trữ,các khoản nợ phải thu và các loại vốn bằng tiền • Quản lý vốn ở khâu dự trữ: Xác định đúng nhu cầu dự trữ vật tư,hàng hoá cho nhu cầu kinh doanh trong kỳ. Tìm nguồn cung ứng hàng hoá vật tư ổ định, thích hợp Quản lý tốt hàng tồn kho để tránh tổn thất ứ đọng,hạ phẩm chất vật tư,hàng hoá
- Áp dụng các biện pháp tài chính như mua bảo hiểm, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho… • Quản lý khoản phải thu: Biện pháp quản lý chủ yếu là lựa chọn thể thức thanh toán qua ngân hàng và có chiến lược bán chịu thích hợp. • Quản lý vốn bằng tiền: Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách dùng các hình thức chiết khấu, tăng tốc độ thu hồi dựa vào lợi thế của hệ thống ngân hàng chuyển nhanh số tiền thu được vào đầu tư sinh lời. Xác định nhu cầu tiền mặt: xác định mức dự trữ tiền mặt tối vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo có chi phí thấp nhất. Xây dựng qui trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có kế hoach kiểm kê quỹ thường xuyên, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, đối với tiền gửi ngân hàng, đối chiếu sổ sách kế toán doanh nghiệp với sổ sách kế toán ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lý các khoản chênh lệch(nếu có).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài viết Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
9 p | 1556 | 740
-
Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp
18 p | 449 | 210
-
CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
6 p | 975 | 190
-
Vốn cố định và vốn lưu động
5 p | 1003 | 187
-
Bài tập Tài chính doanh nghiệp (Có lời giải)
17 p | 829 | 143
-
Bài tập về Tài sản lưu động, vốn lưu động trong doanh nghiệp
12 p | 1332 | 80
-
CUNG - CẦU TIỀN TỆ (PGS.TS Sử Đình Thành)
10 p | 277 | 75
-
LẠM PHÁT - PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH
8 p | 160 | 48
-
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP - PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH
10 p | 151 | 39
-
Bài 22: Ví dụ định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu
6 p | 141 | 36
-
HIỂU THÊM VỀ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: DÒNG TIỀN TÀI SẢN, DÒNG TIỀN NỢ VÀ DÒNG TIỀN CHỦ SỞ HỮU
11 p | 187 | 36
-
Quản trị vốn lưu động
17 p | 170 | 28
-
Bài giảng Tài chính và quản lý tài chính nâng cao: Vấn đề 9 - PGS.TS. Vũ Văn Ninh
12 p | 105 | 15
-
Ảnh hưởng của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
10 p | 120 | 5
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La
4 p | 90 | 5
-
Các nhân tố thuộc quản trị vốn lưu chuyển tác động đến giá trị doanh nghiệp - nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam
5 p | 23 | 4
-
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong xác định vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp cổ phần
3 p | 124 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn