Vữa xơ động mạch vành - Nhồi máu cơ tim
lượt xem 2
download
Những mạch máu nhỏ ngoằn ngoèo, trên mặt ngoài quả tim là những động mạch vành gọi như vậy vì chúng chia nhau đi một vòng ở phần trên quả tim, như vành nón, vành mũ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vữa xơ động mạch vành - Nhồi máu cơ tim
- Vữa xơ động mạch vành - Nhồi máu cơ tim
- Những mạch máu nhỏ ngoằn ngoèo, trên mặt ngoài quả tim là những động mạch vành gọi như vậy vì chúng chia nhau đi một vòng ở phần trên quả tim, như vành nón, vành mũ. Những động mạch bé nhỏ đó có nhiệm vụ rất lớn, là dẫn máu đến cơ tim tức là phần thịt (cơ = thịt) của quả tim. Khi đến cơ tim, máu đem đến các chất cần thiết cho cơ tim nhưng cần thiết nhất là oxy để cung cấp năng lượng cho các tế bào tim sống và hoạt động được. Chỉ cần 5-6 giờ không có oxy là các tế bào của tim bị hoại tử, nghĩa là chết ngay. Cơ tim là một trong những cơ quan làm việc "vất vả" nhất và do đó cũng "xài" nhiều oxy nhất. Về trọng lượng, tim người Việt Nam chỉ nặng có 250g tức là chỉ già 40/00 (bốn phần nghìn) trọng lượng cơ thể 60 kg nhưng nó làm việc không ngừng nên có công suất rất lớn. Mỗi phút tim đập trung bình 70 nhát, như vậy trong 24 giờ tức 1440 phút nó phải đập 70 x 1440 = 100.800 nhát. Nếu mỗi nhát đập tim tống vào mạch máu 70 ml máu, thì mỗi ngày đêm nó phải bơm hơn 7000 lít máu. Ròng rã như vậy từ khi lọt lòng mẹ (đúng ra là cả trước khi lọt lòng mẹ nữa), cho đến hơi thở cuối cùng, công sức tim bỏ ra không phải nhỏ, không có oxy làm sao tim có thể đảm đương một khối lượng lớn công việc như vậy được. Ðấy là những con số lúc nghỉ. Còn nhiều lúc, tim phải bơm máu nhiều hơn, phải "tăng năng suất", thí dụ: khi ăn, công của tim phải tăng 30%; khi xúc động lo lắng, tăng 50-100%, khi lao động chân tay nặng nhọc tăng gấp 7 đến 10 lần. Cả khi trời nóng, hoặc thời kỳ có thai tim đều phải làm việc nhiều hơn lúc nghỉ ngơi. Làm việc tích cực và tăng năng suất cao như vậy, cơ tim cũng được "đãi ngộ" tốt. Mặc dù chỉ nặng có 4 phần nghìn trọng lượng cơ thể, cơ tim được
- nhận 5% máu. Nói cách khác, 1 gam cơ tim "xài" oxy gấp 25 lần so với 1 gam các phần khác của cơ thể. Những cơ quan quan trọng khác tiêu thụ oxy ở mức thấp hơn nhiều: mỗi phút 100 gam gan chỉ tiêu thụ có 2ml oxy; 100g não tiêu thụ 3,3ml oxy; 100g thận 6ml oxy; còn 100g cơ tim xài 9,7ml. Tất cả lượng lớn máu và oxy đó đều do các động mạch vành cung cấp. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, hệ động mạch vành không vận chuyển đủ máu cho nhu cầu, cơ tim bị thiếu máu cục bộ sẽ nói đến dưới đây. Sở dĩ phải dùng từ hơi dài "thiếu máu cục bộ" vì trong tình trạng này, chỉ riêng cơ tim bị thiếu máu, còn các cơ quan khác vẫn đủ: hồng cầu không giảm, lượng oxy đến các nơi khác vẫn bình thường, ngay cả các buồng tim vẫn đầy máu, có khi còn đầy căng hơn ở người thường nữa. Máu ở trong các buồng tim, dù có nhiều và tốt đến đâu cơ tim cũng không được phép tự tiện lấy dùng. Tiêu chuẩn máu và oxy phân phối cho cơ tim xài, nhất thiết phải qua động mạch chủ, và từ đó chui vào các động mạch vành, rồi mới tới được các tế bào cơ tim. Ở đây không hề có tham nhũng, lấy máu "của công" trong buồng tim, dùng để xài vào việc riêng của cơ tim. Một tính chất nữa làm tế bào cơ tim bị dễ thiếu máu cục bộ hơn các cơ quan khác, là chúng chiết xuất oxy của máu nhiều cực kỳ. Trong khi máu qua thận chỉ bị chiết xuất có 10% oxy, máu qua gan mất 20%, qua não mất 25% thì máu qua tim bị "bóc lột thậm tệ", tỷ lệ chiết xuất lên đến 70%. Do đó, cơ tim không thể chịu đựng được sự giảm sút máu cung cấp, lượng máu đến cơ tim chỉ giảm một chút là cơ tim đã "kêu đau" rồi. Ðó là cơn đau thắt ngực. Nếu một động mạch vành bị tắc nghẽn hẳn, không đưa được tý oxy nào đến vùng cơ tim nó "phụ trách" thì vùng đó bị hoại tử ngay sau 6-12 giờ, nghĩa là tế bào cơ tim vùng đó chết hẳn, không cứu chữa được nữa. Ðó là trường hợp nhồi máu cơ tim.
- Hình quả tim nhìn phía trước 1. Ðộng mạch liên thất 2. Ðộng mạch trước là nhánh hay bị chủ tắc nghẽn nhất 4. Tâm thất 3. Ðộng mạch phổi trái. 5. Tâm thất phải Người bình thường có hai động mạch vành riêng biệt hẳn với nhau: động mạch vành trái đi từ bờ trái động mạch chủ, rồi chia ra hai nhánh, một là động mạch chủ, rồi chia ra hai nhánh, một là động mạch liên thất trước đi giữa hai tâm thất trái và phải (nhánh này hay bị tắc nghẽn nhất), hai là động
- mạch mũ trái đi vòng ra sau nên không nhìn thấy trên hình vẽ. Ðộng mạch vành phải đi từ bờ phải động mạch chủ cho một số nhánh, lớn nhất là động mạch liên thất sau cũng đi giữa hai tâm thất ở mặt sau. Các động mạch vành này, và các nhánh của chúng, chia nhau cung cấp oxy cho các vùng khác nhau của cơ tim. Ðộng mạch nào bị hẹp, thì vùng nó phụ trách bị thiếu máu cục bộ, tức là bị thiếu oxy (không nên gọi là thiếu dinh dưỡng). Thiếu ít thì chỉ đau (đau thắt ngực), thiếu hoàn toàn do tắc hẳn động mạch vành thì các tế bào cơ tim vùng đó chết hẳn, người ta gọi là nhồi máu cơ tim.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá an toàn và hiệu quả của khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng Rotablator trong can thiệp động mạch vành qua da
12 p | 15 | 4
-
Nghiên cứu so sánh đặc điểm mô học động mạch ngực trong và các động mạch có thể dùng bắc cầu động mạch vành trên xác người Việt nam trưởng thành
8 p | 8 | 4
-
Đánh giá đặc điểm hình ảnh của cầu cơ động mạch vành bằng chụp CLVT 256 dãy
5 p | 14 | 4
-
Thực trạng sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu trong điều trị hội chứng động mạch vành cấp tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Kiến An Hải Phòng năm 2017
8 p | 23 | 4
-
Kết quả của thủ thuật khoan phá mảng xơ vữa vôi hóa động mạch vành bằng Rotablator tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
15 p | 8 | 3
-
Tỷ lệ biến chứng mạch máu tại chỗ sau chụp và hoặc can thiệp động mạch vành tại đơn vị chăm sóc mạch vành - C7 Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
5 p | 11 | 3
-
Đánh giá hiệu quả kỹ thuật Crush tối thiểu trong can thiệp tổn thương chia đôi động mạch vành
7 p | 15 | 3
-
Chỉ số mạch tim - cổ chân (CAVI) ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
7 p | 15 | 3
-
Khảo sát nồng độ lipoprotein (A) ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành do xơ vữa
4 p | 3 | 2
-
Hiệu quả và an toàn của khoan cắt mảng xơ vữa bằng hệ thống Rotablator trong can thiệp động mạch vành qua da
6 p | 4 | 2
-
Vai trò của phương pháp chẩn đoán hình ảnh xâm nhập trong quyết định can thiệp các tổn thương động mạch vành không thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp
6 p | 21 | 2
-
Gánh nặng xơ vữa động mạch cảnh ở người mắc bệnh động mạch vành sớm
9 p | 30 | 2
-
Khảo sát bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh bằng siêu âm doppler màu ở bệnh nhân bệnh động mạch vành
7 p | 32 | 2
-
Khảo sát bệnh động mạch chi dưới bằng chỉ số mắt cá chân – cánh tay trên bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành
6 p | 57 | 1
-
Đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp động mạch vành có khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng Rotablator ở bệnh nhân hội chứng mạch vành mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
6 p | 5 | 1
-
Phối hợp bóng cắt và hệ thống khoan cắt mảng vữa xơ trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành tim bị vôi hóa nặng
8 p | 48 | 1
-
Giá trị vận tốc sóng mạch cánh tay - cổ chân ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Thống Nhất
7 p | 38 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn