intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vượt ngưỡng cho phép: Chất phụ gia thành chất độc

Chia sẻ: Lau Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

219
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện có tới 280 chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, nếu không kiểm soát được nhà sản xuất trộn hóa chất gì và trộn bao nhiêu, khả năng gây nhiễm độc cho người tiêu dùng rất dễ xảy ra. Ngộ độc chủ yếu tại gia đình Mới đây, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM tiếp nhận một lúc 4 sinh viên nữ được chuyển từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định tới vì ngộ độc muối natrinitrat nặng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vượt ngưỡng cho phép: Chất phụ gia thành chất độc

  1. Vượt ngưỡng cho phép: Chất phụ gia thành chất độc
  2. PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, vấn đề thiếu an toàn nhất của thực phẩm chế biến sẵn hiện nay là chất phụ gia thực phẩm. Hiện có tới 280 chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, nếu không kiểm soát được nhà sản xuất trộn hóa chất gì và trộn bao nhiêu, khả năng gây nhiễm độc cho người tiêu dùng rất dễ xảy ra. Ngộ độc chủ yếu tại gia đình Mới đây, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM tiếp nhận một lúc 4 sinh viên nữ được chuyển từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định tới vì ngộ độc muối natrinitrat nặng. Tưởng là muối ăn, sinh viên tên H đã cho 1 muỗng hóa chất bảo quản thực phẩm (NaCO3) vào nồi cháo khiến cô cùng 3 người bạn ăn xong bị chóng mặt, xây xẩm, mờ mắt, ù tai và tím tái. Trước đó, chị Ngọc Mai ở TP HCM, sau khi ăn hai đĩa nộm bò khô trên đường Bà Huyện Thanh Quan, chỉ sau
  3. vài tiếng mặt chị sưng phù, toàn thân nổi mẩn ngứa phải nhập viện. Theo số liệu của Bộ Y tế, số người bị ngộ độc trong 8 tháng đầu năm nay là 3.904 người, trong đó 50 người tử vong. Các vụ ngộ độc chủ yếu xảy ra trong gia đình với hơn 55% số vụ, tiếp đến là bếp ăn tập thể và các đám cưới, giỗ. Đặc biệt, ngộ độc do thức ăn đường phố lại chiếm tỉ lệ thấp (6,6%). Nguyên nhân ngộ độc là do vi sinh vật và thực phẩm có độc. Một cuộc khảo sát khác của Bộ Y tế cho thấy, có đến 90% các loại xúc xích, tương ớt, lạp xường có sử dụng phẩm màu trái với quy định cho phép. Nước giải khát lề đường 85,7% không đạt tiêu chuẩn... Khó “gọi tên” chất độc Theo TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho đến nay chưa phát hiện ca nhiễm độc nào vì chất phụ gia thực phẩm, vì trong điều kiện của Việt Nam chưa thể làm được xét nghiệm.
  4. Hiện các nhà sản xuất cho chất gì vào thực phẩm, chẳng ai biết được. Chẳng hạn như người nấu phở cho bột thông cống vào nước phở để xương chóng nhừ liệu có ai khai ra không? Do vậy, khi bệnh nhân bị ngộ độc nhập viện, hầu hết bác sĩ chỉ nắm được thông tin là họ đã ăn những thức ăn gì. Còn để biết cụ thể bệnh nhân bị ngộ độc chất gì là điều không tưởng. Vì với thực phẩm chế biến sẵn, người tiêu dùng cũng như các bác sĩ không thể biết được nhà sản xuất đã cho những chất gì vào trong đó. TS. Duệ cho rằng, do không thể định hướng được ngay từ khâu chẩn đoán, nên không thể tiến hành làm xét nghiệm. Mỗi loại chất cần một mẫu xét nghiệm riêng. Nếu xét nghiệm tất cả các chất có trong thức ăn của bệnh nhân thì tiền đâu cho xuể. Đó chính là lý do vì sao có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm chế biến từ trước đến nay, nhưng vụ nào cũng chỉ biết kết luận là do ăn thức ăn này, thức ăn kia... chứ chưa có vụ ngộ độc nào gọi tên được là ngộ độc do một chất cụ thể nào đó.
  5. Phụ gia quá mức sẽ là chất độc TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết, thực phẩm chế biến không thể không dùng phụ gia thực phẩm để kéo dài thời gian sử dụng, làm cho thức ăn ngon và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất cho các chất phụ gia vượt quá liều lượng cho phép sẽ gây độc cho người sử dụng. Các hóa chất được phép cho vào thực phẩm như axit citric, axit tartaric, axit malic..., các chất điều chỉnh độ chua, các chất chống vón, các chất chống tạo bọt, các chất tạo lượng, các chất tạo vị, các chất tạo ngọt... Phẩm màu, hàn the cũng là một dạng chất phụ gia thực phẩm. Theo TS. Thịnh, cơ thể trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất mẫn cảm với các loại hóa chất. Có những hóa chất người lớn ăn vào với một lượng nhỏ sẽ được thải ra, nhưng trẻ em lại không thể. Ví dụ như chất chì, nếu vào cơ thể trẻ sẽ tích ở xương, lâu ngày gây ung thư xương. Hay ăn thức ăn có chứa hàn the sẽ
  6. làm cho trẻ đần độn vì nó tác động đến các tế bào thần kinh... Các chất bảo quản, các chất phụ gia thực phẩm khi vượt quá liều lượng cho phép sẽ gây bệnh cho người sử dụng. Nếu với liều cao thì sẽ gây nhiễm độc cấp tính như nôn, mửa, đau bụng, cơ thể tím tái... Nếu liều thấp sẽ gây nhiễm độc trường diễn, tích tụ dần trong cơ thể, lâu dần sẽ gây bệnh nan y.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2