T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br />
<br />
XÁC ĐỊNH ĐIỂM CẮT ĐO VÕNG CÁNH TAY TRÁI DUỖI ĐỂ<br />
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG CỦA TRẺ<br />
MẦM NON Ở XÃ CAO MÃ PỜ, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG<br />
Vũ Văn Tâm*; Nguyễn Hữu Nhân*; Hoàng Quý Tỉnh**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được tiến hành trên 388 trẻ mầm non (210 nam; 178 nữ) xã Cao Mã Pờ, huyện<br />
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Nghiên cứu sử dụng vòng cánh tay trái duỗi để đánh giá suy dinh<br />
dưỡng (SDD) của trẻ. Kết quả đã xác định được điểm cắt tối ưu nhất (optimal cut-off point) của<br />
vòng cánh tay trái duỗi là 14 cm để đánh giá tình trạng SDD thể nhẹ cân.<br />
* Từ khóa: Vòng cánh tay trái duỗi; Tình trạng suy dinh dưỡng; Trẻ mầm non.<br />
<br />
Determining Optimal Cut-off Point of Mid-upper Arm Circuference<br />
to Assess Malnutrition Status of Preschool Children in Caomapo<br />
Commune, Quanba District, Hagiang Province<br />
Summary<br />
The study was conducted on 388 preschool children (210 boys and 178 girls) in Caomapo<br />
commune, Quanba district, Hagiang province. This study used Mid-Upper Arm Circumference<br />
(MUAC) to assess malnutrition status of children. Results: Optimal cut-off point of MUAC is<br />
14 cm which is criteria to assess malnutrition status of preschool children.<br />
* Keywords: Mid-upper arm circumference; Malnutrition status; Preschool children.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm<br />
non là một vấn đề đang được quan tâm ở<br />
Việt Nam cũng như các nước trên thế<br />
giới. Tình trạng dinh dưỡng có thể được<br />
đánh giá theo thang phân loại của WHO<br />
(2006) [7] dựa vào cân nặng theo tuổi,<br />
chiều cao theo tuổi và cân nặng theo<br />
chiều cao để xác định tình trạng nhẹ cân,<br />
còi, còm, thừa cân, béo phì của trẻ. Ngoài<br />
ra, số đo vòng cánh tay trái duỗi cũng là<br />
một kích thước nhân trắc cho phép đánh<br />
<br />
giá nhanh tình trạng dinh dưỡng của trẻ.<br />
Chu vi vòng cánh tay thường được<br />
khuyến cáo để đánh giá các tác động của<br />
dinh dưỡng, vì nó có thể đo dễ dàng và<br />
sử dụng công cụ đo lường. Chu vi vòng<br />
cánh tay cũng được đề xuất như là một<br />
kỹ thuật học thích hợp dùng để đánh giá<br />
tình trạng dinh dưỡng ở cộng đồng,<br />
phương pháp này cho phép tiến hành một<br />
cách nhanh chóng, không đòi hỏi cân,<br />
thước đo và tuổi tác để đánh giá tình<br />
trạng dinh dưỡng.<br />
<br />
* Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
** Trường Đại học sư phạm Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Quý TỈnh (hoangquy_tinh@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/08/2017<br />
<br />
34<br />
<br />
T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br />
Một nghiên cứu tiến hành ở Malawi đối<br />
với trẻ từ 12 - 48 tháng tuổi, điểm cắt<br />
13,5 cm của vòng cánh tay trái duỗi là<br />
hợp lý để đánh giá SDD: chỉ số này có độ<br />
nhạy 82%, độ đặc hiệu 70% [3]. Siziya khi<br />
nghiên cứu trẻ em Zimbabwe cho rằng<br />
điểm cắt của chu vi vòng cánh tay là<br />
15,5 cm mới hợp lý và có độ nhạy 66,7%,<br />
độ đặc hiệu 76,2% [4]. Các nghiên cứu<br />
này cho thấy tính giá trị của vòng cánh<br />
tay trong đánh giá dinh dưỡng khá cao,<br />
nhưng điểm cắt thích hợp để chẩn đoán<br />
SDD thay đổi ở các cộng đồng khác<br />
nhau.<br />
Một điểm cũng còn gây nhiều tranh<br />
luận là số đo vòng cánh tay trái duỗi phản<br />
ánh thiếu hụt cân nặng theo tuổi hay thiếu<br />
hụt cân nặng theo chiều cao tốt hơn.<br />
Ở Việt Nam cho đến nay chúng tôi<br />
chưa tìm được tài liệu xác định điểm cắt<br />
thích hợp của chu vi vòng cánh tay trong<br />
chẩn đoán SDD cũng như tài liệu chứng<br />
minh giá trị của nó. Do vậy, mục tiêu của<br />
nghiên cứu này: Xác định điểm cắt và tính<br />
giá trị của chu vi vòng cánh tay trong<br />
đánh giá SDD thể nhẹ cân.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
388 trẻ mầm non (210 nam và 178 nữ)<br />
từ 3 - 6 tuổi thuộc xã Cao Mã Pờ, huyện<br />
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Các biến số thu thập bao gồm giới,<br />
tuổi, cân nặng, chiều cao đứng và vòng<br />
cánh tay trái duỗi theo các phương pháp:<br />
<br />
- Tuổi và giới tính: ghi nhận bằng cách<br />
phỏng vấn. Tuổi tính bằng phần mềm<br />
WHO 2007 Plus.<br />
- Cân nặng của trẻ: sử dụng cân Seca<br />
có độ chính xác đến 0,1 kg. Đặt cân ở vị<br />
trí ổn định và bằng phẳng. Kiểm tra và<br />
hiệu chỉnh cân trước khi cân. Trẻ được<br />
cân mặc quần áo mỏng, đứng giữa bàn<br />
cân, không cử động, mắt nhìn thẳng,<br />
trọng lượng chia đều cả hai chân. Cân<br />
nặng tính bằng kg với một số lẻ.<br />
- Chiều cao đứng của trẻ: để thước đo<br />
theo chiều thẳng đứng, vuông góc với<br />
mặt đất nằm ngang. Trẻ đi chân không,<br />
đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân,<br />
mông, vai và chẩm theo một đường thẳng<br />
áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn<br />
thẳng ra phía trước theo đường thẳng<br />
nằm ngang, hai tay bỏ thõng hai bên<br />
mình. Kéo thước vuông áp sát đỉnh đầu<br />
thẳng góc với thước đo để đọc kết quả.<br />
Chiều cao đứng được tính bằng cm với<br />
một số lẻ.<br />
- Số đo chu vi vòng cánh tay: sử dụng<br />
dụng cụ đo là thước dây với khoảng chia<br />
1 mm. Cánh tay trái bỏ thõng tự nhiên,<br />
lòng bàn tay hướng vào đùi. Vòng thước<br />
dây theo vòng cánh tay, đo ở giữa cánh<br />
tay trái (đo sát da không qua lớp vải ở tay<br />
áo). Vòng đo đi qua điểm giữa cánh tay<br />
tính từ mỏm cùng xương vai đến mỏm<br />
trên lồi xương cầu cánh tay. Đọc kết quả<br />
và ghi số cm với một số lẻ.<br />
Để xác định điểm cắt tối ưu của vòng<br />
cánh tay trái duỗi trong xác định tình trạng<br />
dinh dưỡng, chúng tôi sử dụng phần<br />
mềm SPSS 11.5 tính độ nhạy và độ đặc<br />
hiệu của vòng cánh tay (trong chẩn đoán<br />
SDD thể nhẹ cân) tương ứng với nhiều<br />
điểm cắt khác nhau.<br />
35<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Tình trạng SDD của trẻ trong<br />
nghiên cứu.<br />
Thể SDD<br />
<br />
Tần suất<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Nhẹ cân<br />
<br />
96<br />
<br />
388<br />
<br />
24,7%<br />
<br />
Còi<br />
<br />
298<br />
<br />
388<br />
<br />
76,8%<br />
<br />
Còm<br />
<br />
10<br />
<br />
388<br />
<br />
2,6%<br />
<br />
giữa độ nhạy, độ đặc hiệu và vòng cánh<br />
tay trái duỗi để xác định điểm cắt tối ưu<br />
đánh giá tình trạng SDD của trẻ trong<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Tình trạng SDD của trẻ mầm non trong<br />
nghiên cứu tương đối cao, trong đó SDD<br />
thể nhẹ cân 24,7%, thể còi 76,8%, thể<br />
còm 2,6%.<br />
Bảng 2: Mối liên hệ giữa độ nhạy và<br />
độ đặc hiệu của vòng cánh tay trong đánh<br />
giá SDD nhẹ cân với các điểm cắt khác nhau.<br />
Điểm<br />
cắt<br />
<br />
Độ đặc hiệu<br />
(%)<br />
<br />
Độ nhạy<br />
(%)<br />
<br />
Delta<br />
(%)<br />
<br />
12<br />
<br />
98,6<br />
<br />
8,3<br />
<br />
6,9<br />
<br />
12,5<br />
<br />
93,2<br />
<br />
29,2<br />
<br />
22,4<br />
<br />
13<br />
<br />
91,8<br />
<br />
35,4<br />
<br />
27,2<br />
<br />
13,5<br />
<br />
76<br />
<br />
68,8<br />
<br />
44,8<br />
<br />
14<br />
<br />
73,3<br />
<br />
72,9<br />
<br />
46,2<br />
<br />
14,5<br />
<br />
43,2<br />
<br />
87,5<br />
<br />
30,7<br />
<br />
15<br />
<br />
37<br />
<br />
91,7<br />
<br />
28,7<br />
<br />
Khi xác định mối tương quan giữa<br />
vòng cánh tay trái duỗi với tình trạng SDD<br />
chúng tôi thấy vòng cánh tay trái duỗi có<br />
tương quan tốt nhất với SDD thể nhẹ cân<br />
(hệ số xác định R2 = 0,157), đối với SDD<br />
thể còi và thể còm thì hệ số xác định R2<br />
lần lượt là 0,026 và 0,027.<br />
Để tìm điểm cắt tối ưu (optimal cut-off<br />
point) khi sử dụng vòng cánh tay trái duỗi<br />
trong chẩn đoán SDD nhẹ cân, chúng tôi<br />
tính độ đặc hiệu và độ nhạy ở các điểm<br />
cắt 12; 12,5; 13; 13,5; 14; 14,5; 15 cm.<br />
Sau khi tính được độ nhạy và độ đặc<br />
hiệu dựa vào các điểm cắt, chúng tôi vẽ<br />
được đồ thị ROC biểu diễn mối liên quan<br />
36<br />
<br />
Biểu đồ 1: Mối liên hệ giữa độ nhạy và độ<br />
đặc hiệu của vòng cánh tay trái duỗi<br />
trong đánh giá SDD với các điểm cắt<br />
khác nhau.<br />
Hình 1 mô tả độ đúng thử nghiệm ở<br />
những giá trị khác nhau của vòng cánh<br />
tay trái duỗi. Khi độ nhạy tăng, độ đặc<br />
hiệu phải giảm và ngược lại. Từ đường<br />
này có thể xác định được điểm cắt tốt<br />
nhất cho vòng cánh tay trong việc đánh<br />
giá SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu<br />
này là 14 cm, tương ứng với độ đặc hiệu<br />
73,3%, độ nhạy 71,8% và delta 45,1%.<br />
Số đo vòng cánh tay trái duỗi thường<br />
được đề xuất như là một kỹ thuật học thích<br />
hợp để đánh giá nhanh tình trạng dinh<br />
dưỡng ở cộng đồng, do dễ sử dụng, dễ<br />
tính toán, có tính tin cậy cao và không đòi<br />
hỏi dụng cụ đo đạc cồng kềnh như cân<br />
thước. Tuy nhiên, những nghiên cứu đánh<br />
giá dinh dưỡng bằng cách sử dụng số đo<br />
vòng cánh tay trái duỗi thường không thống<br />
nhất trong việc chọn điểm cắt (cut-off point).<br />
Ở Việt Nam, một số báo cáo chọn điểm cắt<br />
12,5 cm [1], một số khác chọn điểm cắt<br />
12 cm và 13,5 cm [2]. Do vậy, việc xác định<br />
điểm cắt thích hợp cho trẻ em Việt Nam là<br />
cần thiết và là cơ sở để thuyết phục cộng<br />
<br />
T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br />
đồng sử dụng số đo vòng cánh tay trái duỗi<br />
trong chẩn đoán dinh dưỡng.<br />
Nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy<br />
vòng cánh tay trái duỗi có tương quan lớn<br />
nhất với SDD thể nhẹ cân nên sử dụng<br />
để đánh giá tình trạng SDD thể nhẹ cân.<br />
Có thể lý giải điều này như sau: ở những<br />
trẻ lớn tuổi hơn, khối lượng đầu và các<br />
cơ quan trong nội tạng cũng lớn, nếu trẻ<br />
bị SDD, phân bố khối lượng cơ và mỡ ở<br />
chi giảm đi, điều này ảnh hưởng đến<br />
vòng cánh tay. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
cho thấy điểm cắt 14 cm phù hợp, tương<br />
ứng với độ đặc hiệu 73,3% và độ nhạy<br />
72,9%. Điểm cắt này thấp hơn điểm cắt<br />
do Siziya đề nghị sử dụng ở trẻ em<br />
Zimbabwe là 15,5 cm (tương ứng với độ<br />
đặc hiệu 76,2% và độ nhạy 66,7%) [4].<br />
Sử dụng điểm cắt 14 cm, chúng tôi xác<br />
định được 148 trẻ mầm non thuộc xã Cao<br />
Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang bị<br />
SDD thể nhẹ cân (38,1%).<br />
Chúng tôi cũng nhận thấy những cộng<br />
đồng khác nhau cần phải sử dụng điểm<br />
cắt khác nhau, vì cấu trúc cơ thể của các<br />
dân tộc khác nhau không giống nhau, yếu<br />
tố kinh tế-xã hội của mỗi khu vực ảnh<br />
hưởng đến kích thước vòng cánh tay trái<br />
duỗi cũng khác nhau.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi xác định<br />
được điểm cắt tối ưu của vòng cánh tay<br />
trái duỗi là 14 cm trong đánh giá tình<br />
trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ tại xã Cao<br />
Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.<br />
Sử dụng điểm cắt của vòng cánh tay trái<br />
duỗi 14 cm, chúng tôi đánh giá được<br />
38,1% trẻ em tại khu vực nghiên cứu bị<br />
SDD thể nhẹ cân.<br />
Việc sử dụng kích thước vòng cánh<br />
tay trái duỗi để đánh giá tình trạng dinh<br />
<br />
dưỡng nên được ứng dụng rộng rãi tại<br />
gia đình và trường học vì nó đơn giản và<br />
dễ sử dụng. Ngoài ra, phương pháp này<br />
này rất tiện lợi và hỗ trợ rất nhiều đối với<br />
những khu vực còn khó khăn, điều kiện<br />
kinh tế-xã hội, y tế và giáo dục kém phát<br />
triển. Như mọi kỹ thuật khác, kỹ thuật này<br />
cần được kiểm chứng bằng nhiều nghiên<br />
cứu khác, trước khi được khuyến cáo và<br />
giáo dục cho người dân sử dụng rộng rãi.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Y tế. Niên giám thống kê y tế năm<br />
1995. Bộ Y tế. Hà Nội. 1995.<br />
2. Đỗ Văn Dũng, Mã Tuấn Hằng, Nguyễn<br />
Văn Truyền. Điều tra sức khỏe dựa trên cộng<br />
đồng tại 10 xã huyện Củ Chi năm 1989 - 1990.<br />
Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
1992, tr.63-66.<br />
3. Ball T.M, Pust R.E. Arm circumference<br />
vs arm circumference/head circumference<br />
ratio in the assessment of malnutrition in rural<br />
Malawian children. Journal of Tropical Pediatrics.<br />
1993, 39 (5), pp.298-303.<br />
4. Siziya S, Matchaba-Hove R.B. Comparison<br />
of arm circumference against standard<br />
anthropometric indices using data from a high<br />
density town near Harare, Zimbabwe. Central<br />
African Journal of Medicine. 1994, 40 (9),<br />
pp.250-254.<br />
5. Marin Flores M de los A, Gonzalez<br />
Perales M del C, Alonso Ramirez M.E. Arm<br />
circumference as an indicator of the<br />
malnutrition risk in preschoolers. Salud<br />
Publica Mex. 1993, 35 (6), pp.667-672.<br />
6. Martorell R, Yarbrough C, Lechtig A,<br />
Delgado H, Klein R.E. Upper Arm Anthropometric<br />
Indicators of Nutritional status. American<br />
Journal of Clinical Nutrition. 1976, 29, pp.46-53.<br />
7. World Health Organization. WHO child<br />
growth standards: Training Course on Child<br />
Growth Assessment: C. Interpreting Growth<br />
Indicators. Geneva. 2006.<br />
<br />
37<br />
<br />