Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂU NỐI ROUX-EN Y TRONG CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY<br />
DO UNG THƯ<br />
Nguyễn Văn Long*, Võ Tấn Long*, Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Minh Hải **, Lâm Việt Trung**,<br />
Trần Phùng Dũng Tiến*, Nguyễn Tất Đạt**, Nguyễn Văn Chinh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Đánh giá kết quả kiểu nối Roux-en- Y trong cắt toàn bộ dạ dày do ung thư.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá đặc điểm bệnh lý, chỉ định cắt dạ dày toàn bộ trong ung thư dạ dày, đặc<br />
điểm phẫu thuật kiểu nối Roux-en –Y, xem xét tỉ lệ biến chứng phẫu thuật và tử vong, xác định độ an toàn của<br />
kiểu nối.<br />
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: bệnh nhân được xác định ung thư dạ dày 1/3 giữa, 1/3 trên và<br />
toàn bộ dạ dày.<br />
Kết quả: Tổng số 85 bệnh nhân: Nam có 50 t/h (58,8%) và nữ có 35 (41,2%); tỷ lệ nam / nữ là 1,4; tuổi<br />
trung bình là 57,1 (37 – 80 tuổi). Chỉ định cắt toàn bộ dạ dày do khối u ở thân vị (61,1%); tâm vị (31,8%) và<br />
toàn bộ dạ dày (7,1%). Biến chứng đặc hiệu gồm 5 bệnh nhân (5,9%); 1 trường hợp rò tụy sau mổ. 4 t/h có áp xe<br />
dưới hoành sau đó điều trị nội ổn định xuất viện. Có hai trường hợp này đều có nhiễm trùng vết mổ (2,4%).<br />
Thời gian hậu phẫu trung bình: 9,2 ngày và không có trường hợp nào tư vong.<br />
Kết luận: Kiểu nối Roux-en-Y là kỹ thuật an toàn.<br />
Từ khóa: ung thư dạ dày, cắt toàn bộ dạ dày, kiểu nối Roux-en- Y.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RESULTS OF ROUX-EN-Y IN THE TOTAL GASTRECTOMY FOR GASTRIC CANCER<br />
Nguyen Van Long, Vo Tan Long, Nguyen Hoang Bac, Nguyen Minh Hai,<br />
Lam Viet Trung, Tran Phung Dung Tien, Nguyen Tat Đat, Nguyen Van Chinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 200 - 207<br />
Objectives: Assess the results of Roux-en-Y in the total gastrectomy for gastric cancer.<br />
Methods: Appreciate the particular trait the pathology, indication for total gastrectomy, characteristic the<br />
technique Roux-en-Y, the rate of complication and mortality, the technique determine a safe technique.<br />
Result: A total of 85 patients: Male sex have 50 cases (58.8%) and female sex have 35 cases (41.2%); mean<br />
age have 57.1. Operative diagnosis were truncal tumor: 52 cases (61.1%); cardiac tumor: 27 cases (31.8%) and<br />
linitis plastica: 6 cases (7.1%). Total gastrectomy includes radical of 57.6% and palliative of 42.4%.<br />
Complication in 5 cases:1 case had pancreatic fistula, 4 cases had subphrenic abscess; treatment: internal<br />
medicine. 2 cases had wound infection. Average postoperative time: 9.2 days. No mortality.<br />
Conclusions: The technique of Roux-en-Y is a safe technique.<br />
Key words: Gastric cancer, total gastrectomy, the technique of Roux-en-Y.<br />
đáng kể khoảng 75% ở Mỹ kể từ năm 1930, phần<br />
MỞ ĐẦU<br />
lớn do giảm tỷ lệ ung thư dạ dày ở vị trí phần dạ<br />
Tần số xuất hiện ung thư dạ dày có giảm<br />
* BV Đại học Y Dược<br />
** BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Văn Long, ĐT: 0909.334.497<br />
<br />
200<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
dày xa. Tuy nhiên từ năm 1976 đến gần đây, tần<br />
số xuất hiện ung thư biểu mô tuyến ở vị trí dạ<br />
dày đoạn gần và vùng tâm vị dạ dày có gia tăng<br />
đáng kể ở Mỹ và Châu Âu(15).<br />
Điều trị phẫu thuật và kỹ thuật cắt toàn bộ<br />
dạ dày là phương pháp điều trị “ vàng ” cho các<br />
ung thư biểu mô tuyến ở vị trí phần dạ dày gần<br />
như thân vị và tâm vị(15).<br />
Schlatter (Zurich - Đức) là người đầu tiên cắt<br />
thành công toàn bộ dạ dày và thiết lập lưu thông<br />
ống tiêu hóa không đi xuyên qua khung tá<br />
tràng, bằng nối thực quản - hỗng tràng tận bên<br />
vào năm 1897. Tái tạo kiểu nối Roux-en-Y<br />
được mô tả vào năm 1907 và cho đến ngày nay<br />
đã có khoảng 70 kiểu tái tạo sau cắt dạ dày<br />
toàn bộ(10). Tuy nhiên thực tế phẫu thuật, cũng<br />
có nhiều ý kiến trái ngược nhau do thực hiện<br />
kỹ thuật sẽ khó khăn, tăng ty lệ biến chứng và<br />
tử vong; ngoài ra có ý kiến cho rằng cắt dạ dày<br />
toàn bộ chỉ định cho bệnh nhân ung thư có<br />
tiên lượng rất xấu cho nên kỹ thuật càng đơn<br />
giản sẽ càng an toàn như là một yêu cầu quan<br />
trọng, do đó kỹ thuật Roux-en-Y là một kiểu<br />
nối được chọn(10).<br />
<br />
SỐ LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi nghiên cứu hồi tiền cứu các<br />
trường hợp có chỉ định cắt toàn bộ dạ dày kể từ<br />
3/2008 đến 3/2011 tại khoa ngoại tiêu hóa – BV<br />
Chợ Rẫy và khoa Ngoại BV ĐHYD I.<br />
Tất cả bệnh nhân có kết quả mô học là u ác<br />
tính dạ dày.<br />
Không có trường hợp nào được hóa trị và xạ<br />
trị trước mổ.<br />
Kiểu nối Roux-en-Y trong nối TQ – hỗng<br />
tràng (không thực hiện túi Paulino) được thực<br />
hiện trong điều trị tận gốc hoặc làm sạch.<br />
Phân loại giai đoạn TMN dựa theo UICC<br />
tiêu chuẩn hiệp hội chống ung thư quốc tế lầnV.<br />
Thời gian mổ được xác định là thời gian bắt đầu<br />
rạch da đến khi khâu da mủi cuối cùng. Thời<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
gian hậu phẫu được xác định số ngày nằm viện.<br />
Biến chứng phẫu thuật được phân tích trong<br />
khảo sát này bao gồm biến chứng sớm (nhỏ –<br />
lớn) được xảy ra trong thời gian nằm viện. Tử<br />
vong do phẫu thuật trong khảo sát này bao gồm<br />
tử vong trong bệnh viện 30 ngày.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian 3/2008 đến 3/2011, Khoa<br />
ngoại tiêu hóa – BV Chợ Rẫy và khoa ngoại BV<br />
BVĐHYD I nhận điều trị và phẫu thuật cắt toàn<br />
bộ dạ dày cho 85 trường hợp ung thư dạ dày.<br />
<br />
Phân bố theo giới tính<br />
Phái<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Số trường hợp<br />
50<br />
35<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
58,8%<br />
41,2%<br />
<br />
Phân bố theo tuổi: Tuổi trung bình trong<br />
nhóm là: 57,1 ± 12,4 Tuổi nhỏ nhất là 17; già nhất<br />
là 80.<br />
<br />
Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm<br />
lưu ý.<br />
Các triệu chứng lâm sàng<br />
Đau âm ỉ thượng vị<br />
An uống kém<br />
Buồn nôn<br />
Ói mữa<br />
Nuốt nghẹn<br />
Sụt cân<br />
Số lượng hồng cầu trung<br />
bình<br />
Dung tích hồng cầu<br />
Đạm / máu<br />
Albumin / máu<br />
Ure máu<br />
Creatinin máu<br />
Đường máu<br />
<br />
Số trường<br />
Tỷ lệ<br />
hợp<br />
82<br />
96,5%<br />
76<br />
89,4%<br />
40<br />
47,1%<br />
28<br />
32,9%<br />
24<br />
28,2%<br />
75<br />
88,2%<br />
4 218 705,9<br />
35,5 ± 5,1%<br />
7,1 ± 0,7 g/l<br />
4,1 ± 0,5 g/l<br />
17, 6 ± 7,9 mg%<br />
1,0 ± 1,1 mg%<br />
101,9 ± 28,6 mg%<br />
<br />
Kết quả nội soi dạ dày chẩn đoán<br />
Loét to bờ gồ cao<br />
U sùi nhiễm cứng<br />
Thâm nhiễm cứng<br />
(Linitis plastica)<br />
Thân vị<br />
Tâm vị<br />
Phình vị<br />
Tổn thương làm hẹp lòng dạ dày<br />
<br />
Hình ảnh<br />
tổn thương<br />
qua nội soi<br />
Nội soi<br />
dạ dày<br />
dạ dày<br />
84 t/h<br />
(98,8%) Vị trí tổn<br />
thương<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
55 t/h - 64,7%<br />
27 t/h - 31,8%<br />
2 t/h - 2,4%<br />
53 t/h - 62,4%<br />
30 t/h - 35,3%<br />
1 t/h - 1,2%<br />
39 t/h - 45,9%<br />
<br />
201<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Siêu âm bụng và chụp cắt lớp điện toán<br />
bụng<br />
Siêu âm Dày bất thường vách dạ dày<br />
bụng 70 t/h<br />
Hạch ổ bụng<br />
(82,4%)<br />
Nhân di căn gan<br />
Không làm siêu âm<br />
Chụp Cắt lớp Dày bất thường vách dạ dày<br />
điện toán<br />
Hạch ổ bụng<br />
bụng 43 t/h<br />
Nhân di căn gan<br />
(50,6%)<br />
Dịch màng phổi<br />
Không làm CLĐT bụng<br />
<br />
32 t/h - 37,6%<br />
8 t/h - 9,4%<br />
1 t/h - 1,2%<br />
15 t/h - 17,6%<br />
38 t/h - 44,7%<br />
10 t/h - 11,8%<br />
1 t/h - 1,2%<br />
1 t/h - 1,2%<br />
42 t/h - 49,4%<br />
<br />
X-quang dạ dày chẩn đoán vị trí khối u 77<br />
t/h (90,6%) xác định vị trí khối u trước mổ<br />
Vị trí thân vị<br />
Vị trí tâm vị<br />
Toàn bộ dạ dày<br />
<br />
51 t/h<br />
32 t/h<br />
2 t/h<br />
<br />
60,0%<br />
37,6%<br />
2,4%<br />
<br />
52 t/h<br />
27 t/h<br />
6 t/h (*)<br />
<br />
61,1%<br />
31,8%<br />
7,1%<br />
<br />
Chẩn đoán sau mổ<br />
Ung thư thân vị<br />
Ung thư tâm vị<br />
Ung thư toàn bộ dạ<br />
dày<br />
<br />
(*) Thể Linitis plastica (thâm nhiễm lan tỏa trong thành)<br />
<br />
Đánh giá đặc điểm bệnh lý khối u sau mổ<br />
ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ KHỐI U<br />
Độ xâm lấn (pT)<br />
<br />
T2<br />
T3<br />
T4<br />
N1<br />
N2<br />
Nx<br />
<br />
Di căn hạch (pN)<br />
<br />
DI CĂN XA (pM)<br />
Xếp giai đoạn<br />
<br />
M1<br />
Giai đoạn II<br />
Giai đoạn III<br />
Giai đoạn IV<br />
Đặc điểm Độ biệt Carcinôm tuyến biệt<br />
mô học hóa tế<br />
hóa tốt<br />
bào Carcinôm tuyến biệt<br />
hóa trung bình<br />
Carcinôm tuyến biệt<br />
hóa kém<br />
Lymphôm<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
Số trường<br />
hợp<br />
1<br />
41<br />
43<br />
54<br />
25<br />
6<br />
<br />
1,2%<br />
48,2%<br />
50,6%<br />
63,5%<br />
29,4%<br />
7,1%<br />
<br />
2<br />
5<br />
38<br />
42<br />
<br />
2,4%<br />
5,9%<br />
44,7%<br />
49,4%<br />
<br />
16<br />
<br />
18,8%<br />
<br />
29<br />
<br />
34,1%<br />
<br />
39<br />
<br />
45,9%<br />
<br />
1<br />
<br />
1,2%<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Kỹ thuật trong nhóm nghiên cứu là cắt dạ<br />
dày toàn bộ, nạo hạch và nối thực quản – hỗng<br />
tràng theo kiểu nối Roux –en Y tận – bên.<br />
<br />
202<br />
<br />
Phương pháp<br />
Số t/hợp<br />
Tận gốc<br />
49 t/h<br />
Làm sạch<br />
36 t/h<br />
Nạo hạch<br />
D1<br />
35 t/h<br />
D2<br />
50 t/h<br />
Khâu may TQ<br />
Bằng tay<br />
76 t/h<br />
–hỗng tràng Bằng Stapler CDH 25<br />
9 t/h<br />
Đặc tính mổ Cắt DDTB bằng mổ mở 83 t/h<br />
Cắt DDTB được hổ trợ<br />
2 t/h<br />
nội soi ổ bụng<br />
Phẫu thuật<br />
<br />
%<br />
57,6%<br />
42,4%<br />
41,2%<br />
58,8%<br />
89,4%<br />
10,6%<br />
97,6%<br />
2,4%<br />
<br />
Các kỹ thuật khác thực hiện đồng thời<br />
trong mổ<br />
Các tạng được xử lý đồng thời<br />
Số t/h<br />
Cắt hai đoạn hỗng tràng nối tận tận<br />
1 t/h<br />
Cắt đoạn đại tràng trái<br />
1 t/h<br />
Cắt gan trái<br />
1 t/h<br />
Cắt lách – mở hỗng tràng ra da nuôi ăn 2 t/h<br />
Cắt lách<br />
7 t/h<br />
Cắt lách – đuôi tụy<br />
1 t/h<br />
Cắt thực quản đoạn bụng<br />
5 t/h<br />
Dẫn lưu ổ áp xe<br />
1 t/h<br />
Mở hỗng tràng ra da nuôi ăn<br />
1 t/h<br />
Khâu tụy<br />
1 t/h<br />
Khâu tụy – cắt lách<br />
1 t/h<br />
Tổng cộng<br />
22 t/h<br />
<br />
%<br />
1,2%<br />
1,2%<br />
1,2%<br />
2,4%<br />
8,2%<br />
1,2%<br />
5,9%<br />
1,2%<br />
1,2%<br />
1,2%<br />
1,2%<br />
25,9%<br />
<br />
Thời gian mổ trung bình là: 214,3 ± 58,1<br />
phút (Thời gian ngắn nhất 140 và nhiều nhất là<br />
540 phút).<br />
<br />
Các biến chứng sau mổ<br />
Các biến chứng đặc hiệu sau 5 biến chứng 6,1%<br />
mổ<br />
+ Xì miệng nối thực quản -hỗng<br />
1<br />
1,2%<br />
tràng<br />
+ Áp xe dưới hoành T<br />
4<br />
4,7%<br />
+ Rò tụy<br />
1<br />
1,2%<br />
14,5%<br />
Các biến chứng không đặc hiệu 12 biến<br />
chứng<br />
+ Tràn dịch màng phổi T<br />
6<br />
7,1%<br />
+ Viêm phổi<br />
2<br />
2,4%<br />
+ Nhiễm trùng vết mổ<br />
2<br />
2,4%<br />
+ Sốt chưa rõ nguyên nhân<br />
2<br />
2,4%<br />
+ Đi cầu ra máu<br />
1<br />
1,2%<br />
Tổng cộng<br />
11 bệnh nhân - 12,9%<br />
có 19 biến chứng 22,4%<br />
<br />
Trong 30 ngày hậu phẫu: mổ lại 1 t/h ung<br />
thư toàn bộ dạ dày (1,2%), xâm lách lách – tụy,<br />
sau mổ có lượng dịch rò tụy nhiều 300ml –<br />
500ml; quyết định mổ lại vào ngày hậu phẫu thứ<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
4 với chẩn đoán viêm phúc mạc khu trú áp xe<br />
dưới hoành trái, rò tụy và xì ít ở miệng nối thực<br />
quản – hỗng tràng, xử trí khâu đuôi tụy, khâu<br />
tăng cường miệng nối và dẩn lưu ổ áp xe. Sau<br />
mổ ổn định, không còn rò tụy, có nhiễm trùng<br />
vết mổ.<br />
- Không có trường hợp nào tử vong (0%).<br />
- Thời gian nằm viện trung bình: 16,6 ± 6,5<br />
ngày (8 - 41 ngày).<br />
- Thời gian hậu phẫu trung bình: 9,2 ± 3,5<br />
ngày (7 – 32 ngày).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về chỉ định cắt dạ dày toàn bộ do ung thư<br />
Cắt dạ dày toàn bộ được chỉ định trong khối<br />
u ung thư ở vị trí 1/3 trên, 1/3 giữa và ung thư<br />
toàn bộ dạ dày; tuy nhiên chỉ định còn mở rộng<br />
tùy theo tình huống.<br />
Theo Nguyễn Đình Hối(13) trong 61 trường<br />
hợp cắt dạ dày toàn bộ, 2/3 trường hợp khối u ở<br />
vị trí 1/3 giữa và 1/3 trên (78,7%); 1/3 trường hợp<br />
còn lại (21,3%) khối u chiếm gần toàn bộ dạ dày.<br />
Dao-Jun Gong (2008)(5) trong 125 bệnh nhân<br />
được cắt dạ dày toàn bộ, 46 trường hợp – 36,8%<br />
khối u ung thư ở vị trí 1/3 trên dạ dày, 24 trường<br />
hợp – 19,2% khối u ung thư ở vị trí 1/3 giữa dạ<br />
dày, 17 trường hợp – 13,6% khối u ung thư ở vị<br />
trí 1/3 dưới dạ dày và 38 trường hợp – 30,4% có<br />
khối u kích thước to và mức độ xâm lấn 2/3 dạ<br />
dày hoặc khối u ung thư toàn bộ dạ dày.<br />
Về số liệu nghiên cứu của chúng tôi có ung<br />
thư tâm vị có 27 trường hợp- 31,8%, ung thư thân<br />
vị có 52 trường hợp - 61,1% và thể thâm nhiễm<br />
lan tỏa (Linitis plastita) có 6 trường hợp - 7,1%.<br />
Trong số liệu không có trường hợp nào khối ung<br />
thư ở 1/3 dưới dạ dày, và ở vị trí này chúng tôi<br />
có chỉ định cắt đoạn dạ dày phần xa, dù sao cắt<br />
đoạn dạ dày phần xa có chất lượng sống tốt hơn<br />
so với cắt dạ dày toàn bộ.<br />
Về nạo hạch trong cắt dạ dày toàn bộ, phẫu<br />
thuật tận gốc và phẫu thuật làm sạch.<br />
- Cắt dạ dày toàn bộ với quan điểm phẫu<br />
thuật tận gốc thường loại bỏ toàn bộ hệ thống<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hạch bạch huyết di căn (nạo D2). Cắt dạ dày<br />
toàn bộ với quan điểm phẫu thuật làm sạch<br />
nhằm mục đích tránh biến chứng chảy máu của<br />
khối u và giải quyết sự tắc nghẽn trên u, do đó<br />
các phẫu thuật viên thường nạo vét hạch D1<br />
chung quanh dạ dày.<br />
Trong vấn đề nạo hạch D2, để thuận lợi nạo<br />
hạch triệt để nhóm hạch dọc động mạch lách và<br />
nhóm hạch ở cuống lách, Nakayama (1956) và<br />
Suzuki (1954) đề nghị cắt lách và đuôi tụy như<br />
một nguyên tắc căn bản trong cắt DDTB nhất là<br />
ung thư ở vị trí 1/3 trên(4,14).<br />
Nikola Budisin (2001)(2) trong 76 trường hợp<br />
cắt dạ dày toàn bộ: nạo hạch D2 trong 42 trường<br />
hợp – 55,3% và nạo hạch D1 trong 34 trường<br />
hợp – 44,7%. Trong phẫu thuật tận gốc kèm theo<br />
cắt lách và đuôi tụy trong 17 trường hợp –<br />
22,3%, cắt đại tràng trong 4 trường hợp – 5,3%.<br />
Theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi, phẫu<br />
thuật tận gốc có 49 trường hợp – 57,6% (trong đó<br />
nạo D2 trong 45 trường hợp và nạo hạch D1<br />
trong 4 trường hợp do 2 trường hợp thể Linitis<br />
plastica và 2 trường hợp không có hạch) va phẫu<br />
thuật làm sạch có 36 trường hợp – 42,4% (trong<br />
đó nạo D1 trong 31 trường hợp và nạo hạch D2<br />
trong 5 trường hợp).<br />
Theo các khảo sát trên, điều trị phẫu thuật tận<br />
gốc luôn được thực hiện trong đa số các trường hợp;<br />
ngược lại khối u có viêm dính các tạng chung quanh<br />
như tụy có kèm biến chứng chảy máu tiêu hóa do khối<br />
u và hẹp lòng dạ dày nên cắt dạ dày làm sạch.<br />
<br />
Về cắt tạng do ung thư dạ dày xâm lấn<br />
Cắt tạng phối hợp thường xảy ra khi khối u<br />
ung thư xâm lấn tạng cận bên như tụy, lách, gan<br />
và đại tràng với tỉ lệ không ít; tuy nhiên theo y<br />
văn cắt lách và đuôi tụy sẽ được thực hiện trong<br />
quá trình nạo hạch dọc động mạch lách và vùng<br />
cuống lách (nhóm hạch số 10 và 11).<br />
Dao –Jun Gong (2008)(5), tỉ lệ cắt tạng kèm<br />
theo trong 47/125 trường hợp – 37,6%, gồm cắt<br />
lách, cắt tụy – lách, cắt đại tràng ngang, cắt túi<br />
mật và cắt hạ phân thùy gan.<br />
Yilitler (2003)(19) trong 74 trường hợp có 19<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
203<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
trường hợp – 25,6% có cắt tạng kết hợp (12 cắt<br />
túi mật, 2 cắt đuôi tụy, 2 cắt đại tràng, 1 cắt ruột<br />
non, 1 cắt thượng thận trái và 1 cắt thực quản).<br />
<br />
Về các đặc điểm như thời gian mổ, lượng<br />
máu mất và thời gian nằm viện của kiểu nối<br />
Roux-en Y<br />
<br />
Vấn đề cắt lách và cắt lách – đuôi tụy được<br />
xem như một thì kỹ thuật trong cắt DDTB nhất<br />
là khối u ở 1/3 trên dạ dày đặc biệt vị trí ung thư<br />
ở bờ cong lớn, những năm gần đây các tác giả có<br />
khuynh hướng bảo tồn lách và giảm cắt tụy nên<br />
tỉ lệ biến chứng như rò tụy, áp xe dưới hoành<br />
trái có giảm.<br />
<br />
Trong thập nien 70, cắt dạ dày toàn bộ, nạo<br />
hạch và tái lập lưu thông đường tiêu hóa là<br />
phẫu thuật lớn, thời gian mổ kéo dài và mất<br />
nhiều máu trong khi mổ.<br />
<br />
Chúng tôi có 22 trường hợp – 25,9% cắt tạng<br />
kèm theo, trong đó cắt lách co 7 trường hợp –<br />
8,2%; cắt lách và mở hỗng tràng nuôi ăn có 2<br />
trường hợp – 2,4%, khâu tụy – cắt lách có 1<br />
trường hợp – 1,2%; khâu tụy có 1 trường hợp –<br />
1,2%; cắt gan trái có 1 trường hợp – 1,2%; cắt<br />
đoạn đại tràng trái có 1 trường hợp – 1,2%; cắt<br />
thực quản đoạn bụng có 5 trường hợp – 5,9%;<br />
cắt hai đoạn hỗng tràng nối tận tận có 1 trường<br />
hợp – 1,2%; dẫn lưu ổ áp xe dưới hoành trái có 1<br />
trường hợp – 1,2%; mở hỗng tràng ra da nuôi ăn<br />
có 1 trường hợp – 1,2%.<br />
<br />
Về đặc điểm phẫu thuật của kiểu nối<br />
Roux –en –Y<br />
Một tiêu chí xem xét để chọn một kiểu nối<br />
thực quản – ống tiêu hóa an toàn là sau cắt dạ<br />
dày toàn bộ là tỷ lệ xì miệng nối càng ít và dễ<br />
thực hiện, thì kiểu nối đó sẽ được lựa chọn:<br />
Nikola Budisin (2001)(2), trong 76 trường hợp<br />
cắt DDTB các kiểu nối thực hiện là 41 trường<br />
hợp thực hiện kiểu Roux-en-Y; 31 trường hợp<br />
thực hiện kiểu Tomoda và 4 trường hợp thực<br />
hiện kiểu Omega.<br />
Tỉ lệ xì miệng nối trong kiểu Roux-en-Y là<br />
14,6%; kiểu Tomoda là 12,9% và kiểu Omega là<br />
50%.<br />
Chúng tôi ghi nhận trong 85 trường hợp<br />
thực hiện kiểu Roux-en-Y, chỉ có 1 trường hợp<br />
xì miệng nối thực quản – hỗng tràng chiếm tỉ<br />
lệ 1,2%.<br />
Từ các thống kê trên cho thấy kiểu nối<br />
Omega có tỷ lệ xì cao nhất so với các kiểu nối<br />
khác, nên ít được thực hiện.<br />
<br />
204<br />
<br />
McNeer (1973)(9)thực hiện 94 trường hợp cắt<br />
DDTB, thời gian mổ trung bình là 6 giờ, lượng<br />
máu mất trong mổ là 1500 ml và thời gian nằm<br />
viện kéo dài trung bình là 18 ngày, gồm các:<br />
Kiểu nối thực quản _ hỗng tràng theo<br />
Omega (36 trường hợp),<br />
Kiểu nối thực quản _ hỗng tràng theo<br />
Omega và Braun (38 trường hợp),<br />
Kiểu nối thực quản – tá tràng theo kiểu<br />
Longmire (1 trường hợp),<br />
Kiểu nối thực quản _ hỗng tràng theo<br />
Roux-en- Y (15 trường hợp) và tái tạo túi (4<br />
trường hợp).<br />
Trong những năm gần đây sau cắt DDTB,<br />
việc lựa chọn kiểu nối yêu cầu có những đac tính<br />
như kỹ thuật an toàn, không mất nhiều thời gian<br />
mổ, lượng máu truyền có ít hơn và ít biến<br />
chứng.<br />
Yilitler (2003)(19) trong 74 trường hợp cắt<br />
DDTB có 56 trường hợp có thời gian mổ < 6 giờ<br />
với tỉ lệ 75,6% và có 34 trường hợp (46%) được<br />
truyền máu, gồm các:<br />
Kiểu nối TQ – HT theo Roux-en Y (43<br />
trường hợp).<br />
Kiểu nối TQ _ HT theo Omega (29 trường<br />
hợp), tái tạo túi J (1 trường hợp) và bắt cầu bằng<br />
quai đại tràng (1 trường hợp).<br />
Dao-Jun Gong (2008)(6), trong 125 trường hợp<br />
thực hiện kiểu nối Roux-en Y có hoặc không có<br />
túi Paulino, thời gian mổ ≤ 4 giờ (240 phút) có 75<br />
trường hợp – 60%,<br />
Lượng máu mất trong mổ là:<br />
≤ 400 ml có 45 trường hợp – 36%,<br />
≤ 800 ml có 54 trường hợp – 43,2%,<br />
> 800 ml máu trong 26 trường hợp – 20,8%.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />