Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT TẠO HÌNH<br />
KHÚC NỐI BỂ THẬN – NIỆU QUẢN KIỂU CẮT RỜI HYNES – ANDERSON<br />
QUA NỘI SOI SAU PHÚC MẠC<br />
Ngô Đại Hải*, Nguyễn Tuấn Vinh**, Vũ Lê Chuyên**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhằm đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản kiểu cắt rời qua<br />
nội soi sau phúc mạc (nội soi hông lưng).<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 5/2006 đến tháng 9/2010 tại khoa Ngoại Niệu bệnh<br />
viện Bình Dân có 116 bệnh nhân với chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận – niệu quản nguyên phát được phẫu thuật<br />
tạo hình khúc nối qua nội soi sau phúc mạc. Chúng tôi đặt 3 hoặc 4 trocar ở vùng hông lưng sau khi đã bơm hơi<br />
bong bóng để tạo khoang làm việc sau phúc mạc, tạo hình khúc nối kiểu cắt rời Hynes – Anderson, khâu nối<br />
bểthận – niệu quản bằng chỉ Vicryl 4.0, có đặt thông JJ lưu trong lúc mổ, chuyển vị khúc nối khi có mạch máu bất<br />
thường chèn ép, lấy sỏi thận thứ phát kết hợp qua vết cắt mở bể thận khi tạo hình lại khúc nối. Đánh giá kết quả<br />
sớm của phẫu thuật qua các thông số ghi nhận trong lúc mổ và trong thời gian hậu phẫu gần.<br />
Kết quả: Tất cả 116 trường hợp đều được phẫu thuật thành công qua ngã nội soi sau phúc mạc. Thời gian<br />
mổ trung bình là 128,8 phút (65 – 260). Lượng máu mất trung bình là 13,2 ml (1 – 100). Thời gian dùng thuốc<br />
giảm đau trung bình là 5,2 ngày (2 – 11). Thời gian nằm viện trung bình là 5,8 ngày (3 – 16). Mạch máu bất<br />
thường cực dưới được phát hiện trong 38 trường hợp (32,8%). Có 8 trường hợp có sỏi thận thứ phát kết hợp. Có<br />
1 trường hợp bị thủng phúc mạc trong lúc bóc tách tìm niệu quản và 81 trường hợp bị tràn khí dưới da nhưng ở<br />
mức độ nhẹ không cần xử trí đặc hiệu. Trong hậu phẫu có 1 trường hợp liệt ruột, 1 trường hợp viêm đài bể thận<br />
và 2 trường hợp rò nước tiểu kéo dài nhưng tự ổn sau 8 và 12 ngày.<br />
Kết luận: Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản kiểu cắt rời qua nội soi sau phúc mạc là một<br />
phẫu thuật an toàn, có thể áp dụng trong điều trị bệnh lý hẹp khúc nối.<br />
Từ khóa: hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, Hynes-Anderson, nội soi sau phúc mạc (nội soi hông lưng).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EARLY RESULTS OF RETROPERITONEAL LAPAROSCOPIC DISMEMBERED PYELOPLASTY<br />
Ngo Dai Hai, Nguyen Tuan Vinh, Vu Le Chuyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 9 - 13<br />
Objectives: to present our early results of retroperitoneal laparoscopic dismembered pyeloplasty for treating<br />
ureteropelvic junction (UPJ) obstruction.<br />
Materials and Methods: From May 2006 to September 2010, at Binh Dan Hospital, 116 patients with<br />
primary UPJ obstruction underwent retroperitoneal laparoscopic pyeloplasty. A three to four – port, balloon –<br />
dissecting technique was used. The type of UPJ repair performed was Hynes – Anderson. All anastomoses were<br />
completed intracorporally with 5.0 Vicryl sutures. Ureteral transposition and/or concomitant pyelolithotomy was<br />
performed as needed. The outcome was assessed during intraoperative and postoperative time.<br />
Results: All operations were successfully completed laparoscopically. Mean operating time was 128.8<br />
Khoa Niệu B, Bệnh Viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh.<br />
Khoa Niệu C, bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Ngô Đại Hải<br />
ĐT: 0903620979<br />
*<br />
<br />
**<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Email: haingo68@yahoo.com<br />
<br />
9<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
minutes (65 – 260). Mean estimated blood loss was 13.2 ml (1 – 100). Mean hospital stay was 5.8 days (3 – 16).<br />
A crossing vessel was found in 38 patients (32.8%). Eight patients had concomitant renal stones. No remarkable<br />
intraoperative complication occurred. There were 4 postoperative complications: 1 with transient ileus, 1 with<br />
pyelonephritis, and 2 with prolonged urine leakage but self-settled after 8 and 12 days follow-up.<br />
Conclusions: In our condition, retroperitoneal laparoscopic dismembered pyeloplasty is a safe and effective<br />
alternative treatment for UPJ obstruction.<br />
Key words: ureteropelvic junction obstruction, dismembered pyeloplasty, retroperitoneal laparoscopy.<br />
nối kiểu cắt rời qua nội soi sau phúc mạc.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản là một<br />
bệnh lý thường gặp trong niệu khoa. Các<br />
phương pháp điều trị bệnh lý này hiện nay gồm<br />
có phẫu thuật tạo hình khúc nối qua mổ mở<br />
hoặc qua nội soi ổ bụng và phẫu thuật xẻ rộng<br />
khúc nối qua nội soi niệu quản.<br />
Phẫu thuật tạo hình khúc nối qua nội soi ổ<br />
bụng trong phúc mạc được thực hiện đầu tiên<br />
bởi Schuessler và Kavoussi năm 1993(9,13), sau đó<br />
là Gaur năm 1994 và Janetschek năm 1996 qua<br />
đường sau phúc mạc(6). Các kỹ thuật tạo hình<br />
khúc nối thường được sử dụng là HynesAnderson, Fenger, Y-V… trong đó kỹ thuật cắt<br />
rời Hynes-Anderson được ưa chuộng nhất(7,15,16).<br />
Tại bệnh viện Bình Dân chúng tôi đã thực<br />
hiện phẫu thuật tạo hình khúc nối qua nội soi<br />
sau phúc mạc từ tháng 12 năm 2003. Chúng tôi<br />
cũng thực hiện nhiều kỹ thuật tạo hình khúc nối<br />
khác nhau tuy nhiên kỹ thuật cắt rời vẫn chiếm<br />
đa số. Chúng tôi thực hiện bài viết này nhằm<br />
đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật tạo hình<br />
khúc nối bể thận niệu quản kiểu cắt rời HynesAnderson qua nội soi sau phúc mạc trong điều<br />
kiện hiện nay tại nước ta.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Số liệu<br />
Từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 9 năm 2010,<br />
tại khoa Ngoại Niệu bệnh viện Bình Dân, có 116<br />
bệnh nhân được chẩn đoán hẹp khúc nối bể<br />
thận niệu quản nguyên phát (qua siêu âm, UIV,<br />
UPR, MSCT scan hoặc xạ hình thận có tiêm<br />
Furosemide) và được phẫu thuật tạo hình khúc<br />
<br />
10<br />
<br />
Giới tính<br />
59 nam (50,9%), 57 nữ (49,1%).<br />
Tuổi<br />
Thấp nhất là 10, cao nhất 84, trung bình là<br />
30,3 ± 2,6 tuổi.<br />
Khúc nối hẹp<br />
Bên phải là 37 trường hợp (31,9%), bên trái là<br />
74 (63,8%), hai bên là 5 (4,3%).<br />
Có sỏi thận kết hợp<br />
8 trường hợp (6,9%).<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Chúng tôi sử dụng bộ dụng cụ nội soi ổ<br />
bụng của Storz với ống kính 30o<br />
Tất cả bệnh nhân được gây mê nội khí quản,<br />
đặt thông tiểu lưu, sau đó đặt nằm nghiêng bên<br />
đối diện có đội vùng hông như mổ mở.<br />
Số trocar: thông thường dùng 3 trocar, với<br />
trocar đầu được đặt ở góc sống sườn 12 theo<br />
phương pháp mở có cải biên: rạch da 1cm, dùng<br />
Kelly tách cơ vào khoang sau phúc mạc, đặt<br />
bong bóng bơm hơi từ 500-600 ml để tạo khoang<br />
làm việc, đặt trocar 10mm rồi bơm CO2 tạo<br />
khoang, đặt ống kính nội soi để quan sát trực<br />
tiếp và vén phúc mạc để làm rộng khoang làm<br />
việc nếu cần. Trocar thứ 2 10mm đặt ở đường<br />
nách giữa trên mào chậu dùng cho ống kính nội<br />
soi lúc mổ, trocar thứ 3 5mm đặt ở đường nách<br />
sau trên mào chậu, và trong trường hợp cần<br />
phải vén thận hoặc mỡ quanh thận thì đặt thêm<br />
trocar thứ 4 5mm ở đường nách trước trên<br />
đường dưới sườn 12.<br />
Sau đó vén phúc mạc ra trước bộc lộ niệu<br />
quản lưng ở bờ trong của cơ thắt lưng chậu (cơ<br />
psoas), bóc tách theo niệu quản lên bể thận, lưu<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
ý tránh bóc tách rộng và dùng đốt điện quá<br />
nhiều để làm giảm nguy cơ thiếu máu nuôi bể<br />
thận niệu quản. Tạo hình khúc nối theo kỹ thuật<br />
cắt rời Hynes-Anderson, xén nhỏ bể thận tạo<br />
hình phễu nếu thấy bể thận giãn to. Nếu có<br />
mạch máu bất thường chèn ép khúc nối thì sẽ<br />
chuyển vị niệu quản. Trường hợp có sỏi thận<br />
thứ phát kết hợp thì lấy sỏi qua đường cắt mở<br />
bể thận khi tạo hình lại khúc nối. Đặt thông JJ<br />
lưu có guide wire dẫn đường qua trocar ở vùng<br />
hông lưng. Khâu nối bể thận niệu quản và khâu<br />
kín bể thận (nếu có xén bể thận) bằng chỉ Vicryl<br />
4.0 mũi rời hoặc liên tục. Dẫn lưu khoang sau<br />
phúc mạc bằng một ống 02 12 Fr đặt qua trocar ở<br />
đường nách sau trên mào chậu. Rút các trocar,<br />
khâu da, cố định ống dẫn lưu.<br />
<br />
Đánh giá<br />
Trong mổ<br />
Ghi nhận số trocar, kỹ thuật mổ, tình trạng<br />
khúc nối, mạch máu bất thường, thời gian mổ,<br />
lượng máu mất, tai biến.<br />
Sau mổ<br />
Ghi nhận sinh hiệu, thời điểm có trung tiện,<br />
thời điểm rút dẫn lưu khoang sau phúc mạc,<br />
thời gian dùng thuốc giảm đau, loại thuốc giảm<br />
đau, thời gian nằm viện, biến chứng hậu phẫu.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tất cả 116 trường hợp đều được phẫu thuật<br />
thành công qua ngã nội soi sau phúc mạc.<br />
Số trocar sử dụng: 3 trocar trong 92 trường<br />
hợp (79,3%), 4 trocar trong 24 trường hợp<br />
(20,7%).<br />
Tình trạng khúc nối trong mổ: hẹp rõ trong<br />
97 trường hợp (83,6%), không hẹp trong 19<br />
trường hợp (16,4%). Trong 19 trường hợp đánh<br />
giá khúc nối không hẹp đều ghi nhận có mạch<br />
máu cực dưới chèn ép khúc nối, trong đó có 15<br />
trường hợp chúng tôi xác định khúc nối không<br />
hẹp nên chỉ cắt rời chuyển vị niệu quản ra trước<br />
mạch máu, không cắt đoạn khúc nối gởi giải<br />
phẫu bệnh lý, còn 4 trường hợp chúng tôi không<br />
xác định chắc chắn nên vẫn tiến hành cắt đoạn<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
khúc nối đồng thời với chuyển vị niệu quản.<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình là 128,8 ±<br />
5,8 phút (65 – 260).<br />
Lượng máu mất trung bình là 13,2 ± 3,2 ml (1<br />
– 100).<br />
Thời gian dùng thuốc giảm đau trung bình<br />
là 5,2 ± 0,3 ngày (2 – 11).<br />
Thời gian nằm viện trung bình là 5,8 ± 0,3<br />
ngày (3 – 16).<br />
Mạch máu bất thường bắt chéo khúc nối<br />
được phát hiện trong 38 trường hợp (32,8%).<br />
Trong đó, có 1 trường hợp chúng tôi ghi nhận<br />
mạch máu bắt chéo mặt trước khúc nối nhưng<br />
không chèn ép khúc nối nên chúng tôi chỉ tiến<br />
hành tạo hình khúc nối kiểu cắt rời chứ không<br />
chuyển vị niệu quản.<br />
Có 8 bệnh nhân có sỏi thận thứ phát kết hợp.<br />
Trong đó có 4 trường hợp trong lúc mổ chúng<br />
tôi lấy được sỏi qua vết cắt mở bể thận, còn lại 4<br />
trường hợp không lấy được sỏi.<br />
Có 1 trường hợp bị thủng phúc mạc trong<br />
lúc bóc tách niệu quản và 81 trường hợp bị tràn<br />
khí dưới da với mức độ nhẹ, không cần xử trí<br />
đặc hiệu.<br />
Biến chứng trong hậu phẫu có 1 trường hợp<br />
liệt ruột sau mổ, 1 trường hợp viêm đài bể thận,<br />
2 trường hợp bị xì nước tiểu kéo dài, 1 trường<br />
hợp tự ổn sau 8 ngày, 1 trường hợp sau 12 ngày<br />
theo dõi.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phẫu thuật mở tạo hình khúc nối trước đây<br />
được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh<br />
lý hẹp khúc nối bể thận niệu quản với tỉ lệ thành<br />
công cao sau thời gian theo dõi lâu dài là hơn<br />
90%(1,2,11). Tuy nhiên phẫu thuật mở có nhược<br />
điểm là vết mổ lớn, đau vết mổ kéo dài, nguy cơ<br />
thoát vị vết mổ và thời gian hồi phục sau mổ<br />
kéo dài(2). Phẫu thuật nội soi niệu quản xẻ rộng<br />
khúc nối có ưu điểm là ít xâm lấn, thời gian<br />
phẫu thuật, nằm viện và hồi phục sau mổ ngắn,<br />
nhưng tỉ lệ thành công thấp hơn phẫu thuật mở<br />
từ 10 – 25%, và sau thời gian theo dõi lâu dài tỉ<br />
lệ thành công còn thấp hơn do tái phát(4,10,18).<br />
<br />
11<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc hoặc sau phúc<br />
mạc tạo hình khúc nối cho tỉ lệ thành công<br />
tương tự phẫu thuật mở, đồng thời có các ưu<br />
điểm của một phẫu thuật ít xâm lấn như ít đau<br />
hậu phẫu, thời gian nằm viện và hồi phục<br />
ngắn(1,2,5,8,16). Ngoài ra, sau một thời gian theo dõi<br />
khá dài cho thấy phẫu thuật nội soi ổ bụng vẫn<br />
duy trì được tỉ lệ thành công cao như phẫu thuật<br />
mở(8). Ngày nay phẫu thuật nội soi ổ bụng tạo<br />
hình khúc nối là lựa chọn hàng đầu của các<br />
phẫu thuật viên niệu khoa trong điều trị bệnh lý<br />
hẹp khúc nối bể thận – niệu quản.<br />
Phẫu thuật tạo hình khúc nối qua nội soi ổ<br />
bụng đã được thực hiện rộng rãi tại nhiều trung<br />
tâm niệu khoa trên toàn thế giới, đa số qua<br />
đường trong phúc mạc do có khoang thao tác<br />
rộng rãi và góc nhìn rộng, thuận lợi cho việc<br />
khâu nối bể thận – niệu quản, ngoài ra cũng do<br />
đa số phẫu thuật viên thường được đào tạo theo<br />
hướng này. Tuy nhiên thao tác trong phúc mạc<br />
có nguy cơ gây tổn thương các tạng trong ổ<br />
bụng nhiều hơn khi phải hạ đại tràng bóc tách<br />
cân Gerota để xác định niệu quản, đồng thời<br />
cũng khó khăn hơn khi bộc lộ và cắt xén bể thận<br />
do động tĩnh mạch thận nằm ở mặt trước. Phẫu<br />
thuật qua đường sau phúc mạc có khó khăn là<br />
khoang làm việc nhỏ, tuy nhiên nó cho phép<br />
tiếp cận trực tiếp với niệu quản bể thận từ mặt<br />
sau do đó rút ngắn được thời gian phẫu thuật(12).<br />
Việc khâu nối trong khoang sau phúc mạc<br />
<br />
không quá khó khăn, ngay cả trong trường hợp<br />
phải chuyển vị niệu quản do mạch máu bất<br />
thường. Thời gian phẫu thuật trung bình của<br />
chúng tôi là 128,8 phút, tương tự với một số tác<br />
giả khác(3,5,19), và ngắn hơn so với thời gian mổ<br />
của phẫu thuật qua đường trong phúc mạc.<br />
Có nhiều kỹ thuật tạo hình khúc nối như cắt<br />
rời Hynes-Anderson, Fenger, Foley Y-V, Davis,<br />
… đã được áp dụng trong phẫu thuật nội soi ổ<br />
bụng và đều cho kết quả tốt(7,15,16), tuy nhiên kỹ<br />
thuật cắt rời vẫn được áp dụng nhiều nhất do nó<br />
loại bỏ được khúc nối bệnh lý đồng thời có thể<br />
chuyển vị niệu quản hoặc cắt xén nhỏ bể thận<br />
trong trường hợp có mạch máu cực dưới chèn<br />
ép khúc nối hoặc bể thận giãn to(3,14,17,19). Tại bệnh<br />
viện Bình Dân, chúng tôi cũng tiến hành nghiên<br />
cứu áp dụng các kỹ thuật tạo hình như trên và<br />
cũng có kết quả tương tự.<br />
Biến chứng trong và sau phẫu thuật tạo hình<br />
khúc nối qua nội soi theo một số tác giả là từ 12<br />
– 20% và ít khi có biến chứng lớn, thường chỉ là<br />
do xì rò nước tiểu kéo dài(1,2,14,16). Trong loạt<br />
nghiên cứu này, lúc mổ chúng tôi không gặp<br />
phải tai biến nào đáng kể, còn trong hậu phẫu<br />
chúng tôi có 1 trường hợp viêm đài bể thận phải<br />
nhập viện lại để điều trị kháng sinh chích 1 tuần<br />
thì ổn và 2 trường hợp dẫn lưu ra dịch kéo dài,<br />
tuy nhiên cũng tự ổn sau 8 và 12 ngày theo dõi.<br />
<br />
Bảng 1: So sánh kết quả phẫu thuật với những tác giả trên thế giới<br />
Tác giả<br />
<br />
Số BN Đường vào<br />
<br />
Soulié, 2001<br />
<br />
55<br />
<br />
Sau PM<br />
<br />
Eden, 2001<br />
<br />
50<br />
<br />
Sau PM<br />
<br />
Zhang, 2005<br />
<br />
50<br />
<br />
Sau PM<br />
<br />
Chuanyu,<br />
2009<br />
<br />
150<br />
<br />
Sau PM<br />
<br />
Symons, 2009<br />
<br />
118<br />
<br />
Trong PM<br />
<br />
Singh, 2010<br />
<br />
142<br />
<br />
Trong PM<br />
<br />
Chúng tôi<br />
<br />
116<br />
<br />
Sau PM<br />
<br />
12<br />
<br />
T mổ (phút) Máu mất (ml) Biến chứng (%) Chuyển mở (%) T nằm viện (ngày)<br />
185<br />
59,6<br />
12,7<br />
5,4<br />
4,5 (1-14)<br />
(100-260)<br />
(50-250)<br />
164<br />
4<br />
4<br />
2,6 (2-7)<br />
(120-240)<br />
81,6<br />
12<br />
4<br />
0<br />
7,6 (6-12)<br />
(5-50)<br />
(55-180)<br />
105<br />
35<br />
1.33<br />
0<br />
7,4 (6-12)<br />
(95-190)<br />
(20-80)<br />
205<br />
4,7<br />
0<br />
4,7 (3-11)<br />
(85-390)<br />
145<br />
< 20<br />
9,2<br />
1,4<br />
3,5 (3-6)<br />
(110-180)<br />
128,8 (65-260)<br />
13,2<br />
3,4<br />
0<br />
5,8 (3-16)<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
Tác giả<br />
<br />
Số BN Đường vào<br />
<br />
T mổ (phút) Máu mất (ml) Biến chứng (%) Chuyển mở (%) T nằm viện (ngày)<br />
(1-100)<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật tạo hình khúc nối kiểu cắt rời<br />
qua nội soi sau phúc mạc là một phẫu thuật an<br />
toàn, có thể áp dụng rộng rãi để điều trị bệnh lý<br />
hẹp khúc nối bể thận – niệu quản trong điều<br />
kiện hiện nay của nước ta, nhất là tại các trung<br />
tâm niệu khoa với đầy đủ trang thiết bị và phẫu<br />
thuật viên giàu kinh nghiệm về phẫu thuật nội<br />
soi. Kết quả lâu dài của phẫu thuật này cần<br />
được theo dõi và nghiên cứu thêm.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
14.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
Bauer JJ, Bishoff JT, Moore RG, Chen RN, Iverson AJ, Kavoussi<br />
LR: Laparoscopic versus open pyeloplasty: assessment of<br />
objective and subjective outcome. J Urol 1999 Sep; 162: 692-95.<br />
Calvert RC, Morsy MM, Zelhof B, Rhodes M, Burgess NA:<br />
Comparison of laparoscopic and open pyeloplasty in 100<br />
patients with pelvi-ureteric junction obstruction. Surg Endosc<br />
2008; 22: 411-14.<br />
Chuanyu S, Guowei X, Ke X, Qiang D, Yuanfang Z:<br />
Retroperitoneal laparoscopic dismembered Anderson-Hynes<br />
pyeloplasty in treatment of ureteropelvic junction obstruction<br />
(report of 150 cases). Urology 2009 Nov; 74(5): 1036-40.<br />
Doo CK, Hong B, Park T, Park HK: Long-term outcome of<br />
endopyelotomy for the treatment of ureteropelvic junction<br />
obstruction: how long should patients be followed up?. J<br />
Endourol 2007 Feb; 21(2): 158-61.<br />
Eden CG, Cahill D, Allen JD: Laparoscopic dismembered<br />
pyeloplasty: 50 consecutive cases. BJU Int 2001; 88: 526-31.<br />
Janetschek G et al: Laparoscopic and retroperitoneoscopic repair<br />
of ureteropelvic junction obstruction. Urology 1996; 47: 311<br />
Janetschek G, Peschel R, Bartsch G: Laparoscopic Fenger plasty. J<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
<br />
Endourol 2000 Dec; 14(10): 889-93.<br />
Jarrett TW et al: Laparoscopic pyeloplasty: the first 100 cases. J<br />
Urol 2002; 1253-56<br />
Kavoussi LR et al: Laparoscopic pyeloplasty. J Urol 1993; 150:<br />
1891<br />
Motola JA et al: Results of 212 consecutive endopyelotomies: an<br />
8-year followup. J Urol 1993; 149: 453<br />
O’Reilly PH et al: The long-term results of Anderson-Hynes<br />
pyeloplasty. BJU Int 2001; 87: 287<br />
Qadri SJ, Khan M: Retroperitoneal versus transperitoneal<br />
laparoscopic pyeloplasty: our experience. Urol Int 2010; 85(3):<br />
309-13.<br />
Schuessler WW et al: Laparoscopic dismembered pyeloplasty. J<br />
Urol 1993; 150: 1795.<br />
Singh O, Gupta SS, Hastir A, Arvind NK: Laparoscopic<br />
dismembered pyeloplasty for ureteropelvic junction obstruction:<br />
experience with 142 cases in a high-volume center. J Endourol<br />
2010 Sep; 24(9): 1431-34.<br />
Soulié M, Salomon L, Patard JJ, Mouly P, Manunta A, Antiphon<br />
P, Lobel B, Abbou CC, Plante P: Extraperitoneal laparoscopic<br />
pyeloplasty: a multicenter study of 55 procedures. J Urol 2001;<br />
166: 48-50.<br />
Symons SJ, Bhirud PS, Jain V, Shetty AS, Desai MR:<br />
Laparoscopic pyeloplasty: our new gold standard. J Endourol<br />
2009 Mar; 23(3): 463-67.<br />
Turk IA, Davis JW, Winkelmann B, Deger S, Richter F, Fabrizio<br />
MD, Schonberger B, Jordan GH, Loening SA: Laparoscopic<br />
dismembered pyeloplasty—the method of choice in the<br />
presence of an enlarged renal pelvis and crossing vessels. Eur<br />
Urol 2002 Sep; 42(3): 268-75.<br />
Van Cangh PJ et al: Long-term results and late recurrence after<br />
endoureteropyelotomy: a critical analysis of prognostic factors. J<br />
Urol 1994; 151: 934.<br />
Zhang X et al: Retroperitoneal laparoscopic dismembered<br />
pyeloplasty: experience with 50 cases. Urology 2005; 66(3), 5147.<br />
<br />
13<br />
<br />