T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
<br />
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA<br />
VỚI THỜI GIAN TU HÀNH VÀ CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP THIỀN Ở<br />
TU SĨ PHẬT GIÁO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2016<br />
Trương Đình Cẩm1; Nguyễn Thị Kim Anh1<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với thời gian tu hành và chế độ<br />
luyện tập thiền ở các tu sĩ phật giáo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đối tượng và phương pháp:<br />
điều tra dịch tễ học mô tả trên 560 đối tượng là tu sĩ phật giáo. Xác định hội chứng chuyển hóa<br />
theo tiêu chuẩn Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF - 2005) và theo Hội Tim mạch và<br />
Viện Tim - Phổi - Huyết học Quốc gia Mỹ (AHA/NHLBI - 2005). Kết quả: tỷ lệ mắc hội chứng<br />
chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF là 18,6%, theo tiêu chuẩn AHA/NHLBI là 22,9%. Tỷ lệ hội chứng<br />
chuyển hóa cao hơn có ý nghĩa ở nhóm đối tượng có thời gian tu hành > 20 năm (18,4% so<br />
với 7,1%, p < 0,05), thấp hơn ở đối tượng có luyện tập thiền (40,4% so với 78,1%, p < 0,001)<br />
và giảm có ý nghĩa theo thời gian luyện tập thiền (p < 0,05). Kết luận: tỷ lệ hội chứng chuyển<br />
hóa tăng có ý nghĩa theo thời gian tu hành, thấp hơn có ý nghĩa ở người luyện tập thiền và<br />
giảm đáng kể theo thời gian luyện tập thiền.<br />
* Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa; Tu sĩ Phật giáo; Mối liên quan.<br />
<br />
The Prevalence and Association between Metabolic Syndrome and<br />
Duration of Being Cloistered and Meditation in Buddhist Monks of<br />
Baria - Vungtau Province in 2016<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the relationship between metabolic syndrome and durations of being<br />
cloistered meditation in Buddhist monks of Baria - Vungtau province. Subjects and method:<br />
A descriptive epidemiological survey on 560 Buddhist monks. Metabolic syndrome was defined<br />
by IDF standards and AHA/NHLBI standards 2005. Results: The incidence of metabolic syndrome<br />
according to the IDF standard was 18.6%, AHA/NHLBI was 22.9%. The prevalence of metabolic<br />
syndrome was significantly higher in group with 20 years longer durations of being cloistered<br />
(18.4% vs. 7.1%, p < 0.05), was lower in ones doing meditations (40.4% vs. 78.1%, p < 0.001)<br />
and was significantly reduced over time of meditation practice (p < 0.05). Conclusion: Rate of<br />
metabolic syndrome was increased significantly over time being cloistered, lowers significantly<br />
in meditators and decreased significantly over time meditation practice.<br />
* Keywords: Metabolic syndrome; Buddhist monk; Association.<br />
1. Bệnh viện Quân y 175<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trương Đình Cẩm (truongcam1967@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 29/10/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 04/12/2018<br />
<br />
19<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) đã và<br />
đang trở thành yếu tố nguy cơ cho xuất<br />
hiện một số bệnh nguy hiểm như tăng<br />
huyết áp, đái tháo đường týp 2, bệnh tim<br />
thiếu máu cục bộ mạn, đột quỵ não, bệnh<br />
gout mạn tính. Phát hiện sớm HCCH ở<br />
đối tượng chưa biểu hiện thành bệnh là cơ<br />
sở có giá trị cho các biện pháp dự phòng,<br />
điều trị tích cực nhằm ngăn ngừa hữu hiệu<br />
xuất hiện các bệnh liên quan đến HCCH [7].<br />
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây,<br />
tỷ lệ đối tượng có HCCH cũng không ngừng<br />
tăng nhanh chóng và là nguyên nhân dẫn<br />
đến xuất hiện ngày càng nhiều những<br />
bệnh liên quan. Trong xã hội, Phật giáo<br />
chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống<br />
tâm linh và có tác động tích cực đối với<br />
sự phát triển chung của đất nước. Bên<br />
cạnh những nét đặc thù riêng, tu sĩ Phật<br />
giáo vẫn chịu ảnh hưởng tác động của<br />
một số yếu tố chung như môi trường,<br />
chủng tộc, vẫn có nguy cơ mắc một số<br />
bệnh, hội chứng của xã hội hiện đại như<br />
tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, bệnh<br />
tim thiếu máu cục bộ và HCCH… [4, 5].<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về HCCH ở các<br />
đối tượng dân số khác nhau, tuy nhiên<br />
chưa có nhiều nghiên cứu về HCCH ở<br />
đối tượng tu sĩ Phật giáo ăn chay trường.<br />
Với những lý do nêu trên, chúng tôi thực<br />
hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá<br />
mối liên quan giữa HCCH với thời gian tu<br />
hành và chế độ luyện tập thiền ở các tu sĩ<br />
phật giáo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
560 tu sĩ phật giáo của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thu thập số liệu nghiên<br />
cứu từ tháng 2 - 2015 đến 5 - 2016.<br />
20<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- Các tu sĩ Phật giáo.<br />
- Thời gian tu hành > 3 năm.<br />
- Bao gồm cả hai giới nam và nữ.<br />
- Ăn chay trường thuần túy.<br />
- Tuổi từ 20 đến 89.<br />
- Được khám và có đủ các chỉ số<br />
nghiên cứu.<br />
- Đối tượng có luyện tập thiền hay không<br />
thiền (thiền > 1 năm).<br />
- Bao gồm cả những bệnh nhân đã xác<br />
định mắc một số bệnh tim mạch, chuyển<br />
hóa mạn tính trước thời điểm nghiên cứu<br />
như tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2,<br />
bệnh tim thiếu máu cục bộ, rối loạn lipid máu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Đang mắc các bệnh cấp tính nặng,<br />
bệnh hiểm nghèo.<br />
- Người đang nằm điều trị tại bệnh viện<br />
trong thời gian nghiên cứu.<br />
- Tuổi < 20, thời gian tu hành < 3 năm.<br />
- Mắc một số bệnh mạn tính như đái tháo<br />
đường týp 1, đái tháo đường có nguyên<br />
nhân, bệnh gan, suy thận mạn tính các<br />
giai đoạn.<br />
- Không làm đủ các xét nghiệm cần<br />
thiết cho nghiên cứu.<br />
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
- Không ăn chay thuần túy.<br />
* Cỡ mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu được<br />
tính theo công thức tính cho nghiên cứu<br />
cắt ngang của dịch tễ học mô tả:<br />
n = (Z21-α/2 x pxq) x DE<br />
d2<br />
<br />
Trong đó, n: cỡ mẫu tối thiểu; DE<br />
(design effect) = 2; Z1-α/2: hệ số tin cậy (dự<br />
kiến 95%) = 1,96; d: sai số tuyệt đối của<br />
nghiên cứu sử dụng (dự kiến 5%) = 0,05;<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
p: tỷ lệ có rối loạn chuyển hóa (dự kiến<br />
20%) = 0,2; q = (1 - p). Từ các thông số trên,<br />
cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu 492 người.<br />
Thực tế đã thu thập được 560 đối tượng.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang<br />
có phân tích.<br />
<br />
- Chẩn đoán HCCH theo Hội Tim mạch<br />
và Viện Tim - Phổi - Huyết học Quốc gia Mỹ<br />
(AHA/NHLBI - 2005), Liên đoàn Đái tháo<br />
đường Quốc tế (IDF - 2005).<br />
- Phân loại rối loạn lipid máu theo Hội<br />
Tim mạch Việt Nam (2008).<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu thực hiện trong các đợt<br />
khám sức khỏe định kỳ theo kế hoạch<br />
của Ban Phật giáo tỉnh.<br />
- Phỏng vấn, thu thập thông tin cá<br />
nhân: thời gian tu hành, thời gian ăn chay<br />
trường thuần túy, tiền sử bệnh của người<br />
thân trong gia đình, tiền sử bệnh, mức độ<br />
hoạt động thể lực, hình thức rèn luyện thể<br />
lực, thời gian không hoạt động thể lực<br />
trong ngày (tụng kinh), thời gian, chế độ<br />
thiền (nếu có).<br />
- Xác định các chỉ số nhân trắc: chiều<br />
cao, cân nặng, chu vi vòng bụng, chỉ số<br />
khối cơ thể (BMI), chỉ số vòng bụng trên<br />
mông (WHR).<br />
- Khám lâm sàng, xét nghiệm: huyết học,<br />
sinh hóa máu (ure, creatinin, glucose,<br />
HbA1c, Na+, K+, Ca2+, Cl-, cholesterol,<br />
triglycerid, HDL-C, LDL-C, CK, CKMB,<br />
hs-ttroponin T, axít uric, ALT, AST), sinh<br />
hóa nước tiểu 11 chỉ tiêu, X quang tim phổi,<br />
điện tâm đồ 12 đạo trình, siêu âm tim,.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm<br />
Epi.iInfo 7.0, Excel 2007.<br />
* Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên<br />
cứu:<br />
- Phân loại BMI theo Hiệp hội Đái tháo<br />
đường châu Á Thái Bình Dương.<br />
- Phân độ huyết áp theo JNC VI cho<br />
người ≥ 18 tuổi (2003).<br />
<br />
1. Tỷ lệ HCCH ở tu sĩ Phật giáo ăn<br />
chay trường.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ HCCH theo IDF và<br />
AHA/NHLBI.<br />
Tiêu chuẩn<br />
HCCH<br />
<br />
Số lượng<br />
(n = 560)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
IDF<br />
<br />
104<br />
<br />
18,6<br />
<br />
AHA/NHLBI<br />
<br />
128<br />
<br />
22,9<br />
<br />
Tỷ lệ đối tượng có HCCH theo tiêu chuẩn<br />
AHA/NHLBI cao hơn so với tiêu chuẩn IDF.<br />
2. Mối liên quan giữa HCCH theo IDF<br />
với một số thông số.<br />
Bảng 2: Mối liên quan giữa HCCH theo<br />
IDF với thời gian tu hành.<br />
HCCH<br />
Thời gian tu<br />
hành (năm)<br />
<br />
< 20 (n = 28)<br />
<br />
(1)<br />
<br />
20 - 40 (n = 98)<br />
> 40 (n = 434)<br />
p<br />
<br />
(2)<br />
<br />
(3)<br />
<br />
HCCH (+)<br />
(n = 104)<br />
<br />
HCCH (-)<br />
(n = 456)<br />
<br />
2 (7,1%)<br />
<br />
26 (92,9%)<br />
<br />
18 (18,4%)<br />
<br />
80 (81,6%)<br />
<br />
84 (19,4%) 350 (80,6%)<br />
p1-2,1-3 < 0,05<br />
p2-3 > 0,05<br />
<br />
Cũng như bất kỳ đối tượng nào, ở tu sĩ<br />
Phật giáo khi xuất hiện HCCH sẽ có các<br />
yếu tố nguy cơ liên quan, ảnh hưởng theo<br />
hai chiều hướng khác nhau hoặc làm gia<br />
tăng, hoặc làm giảm tỷ lệ HCCH. Có thể ở<br />
đối tượng đặc thù là tu sĩ Phật giáo sẽ có<br />
các yếu tố nguy cơ liên quan đặc biệt,<br />
21<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
không hoặc rất hiếm gặp ở những đối<br />
tượng khác. Đặc điểm đầu tiên cần kể đến<br />
đó là chế độ ăn chay trường của tu sĩ.<br />
Thời gian tu hành càng dài, đồng nghĩa với<br />
thời gian ăn chay trường càng lâu. Do đó,<br />
thời gian tu hành có ảnh hưởng đến tỷ lệ<br />
HCCH. Kết quả cho thấy khi thời gian tu<br />
hành tăng lên đồng nghĩa với tăng tỷ lệ<br />
HCCH, trong đó khác biệt về tỷ lệ HCCH<br />
rõ nét nhất là thời gian tu < 20 năm và<br />
> 20 năm. Thời gian tu hành từ 20 - 40 năm,<br />
tỷ lệ HCCH đã là 18,4%, nhất là khi thời<br />
gian tu > 40 năm, tỷ lệ HCCH đạt cao nhất<br />
(19,4%). Thời gian tu hành liên quan với<br />
tuổi của đối tượng. Khi tu sĩ có tuổi đời<br />
càng thấp, thời gian tu hành càng ngắn.<br />
Ngược lại, tuổi đời càng cao, thời gian tu<br />
hành càng lâu. Do đó, mối liên quan giữa tỷ<br />
lệ HCCH gia tăng theo thời gian tu hành<br />
cũng là mối liên quan giữa tỷ lệ HCCH với<br />
tuổi đời của tu sĩ Phật giáo. Một đặc điểm<br />
cần nhấn mạnh là khi thời gian tu hành<br />
20 - 40 năm và thời gian tu hành > 40 năm,<br />
tỷ lệ HCCH khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê. Điều đó có nghĩa với thời gian tu<br />
> 20 năm, các yếu tố sinh hoạt, luyện tập<br />
đều tương đương nhau và không phụ<br />
thuộc nhiều vào những năm tiếp theo.<br />
Nguyễn Hải Thuỷ (2005) cũng có nhận xét:<br />
một số chỉ số lipid, glucose biến đổi ở tu sĩ<br />
Phật giáo ăn chay trường sẽ xuất hiện với<br />
khởi điểm ≥ 20 năm [5].<br />
Bảng 3: Mối liên quan giữa HCCH theo<br />
IDF với luyện tập thiền.<br />
HCCH (+) HCCH (-)<br />
HCCH (n = 104) (n = 456)<br />
Chế độ luyện tập<br />
Thiền (n = 412)<br />
Không thiền (n = 148)<br />
<br />
22<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
OR<br />
<br />
%<br />
<br />
56 53,8 356 78,1<br />
<br />
OR:3,05<br />
CI: 1,90 - 4,87<br />
48 46,2 100 21,9 p < 0,0001<br />
< 0,001<br />
<br />
Đối tượng luyện tập thiền có tỷ lệ HCCH<br />
theo IDF thấp hơn đối tượng không tập thiền.<br />
Đối tượng không thiền có tỷ lệ HCCH cao<br />
hơn rõ rệt so với nhóm có tập thiền. Tập<br />
thiền có tác dụng làm giảm tỷ lệ HCCH<br />
với tỷ suất chênh OR = 3,05; p < 0,0001.<br />
Bảng 4: Mối liên quan giữa tỷ lệ HCCH<br />
theo IDF với thời gian luyện tập thiền.<br />
HCCH (+)<br />
<br />
HCCH (-)<br />
<br />
(n = 56)<br />
<br />
(n = 342)<br />
<br />
< 5 (n = 99)<br />
<br />
26 (26,3%)<br />
<br />
73 (73,7%)<br />
<br />
5 - 10 (n = 208)<br />
<br />
24 (11,5%)<br />
<br />
184 (88,5%)<br />
<br />
6 (6,6%)<br />
<br />
85 (93,4%)<br />
<br />
HCCH<br />
Thời gian<br />
luyện tập (năm)<br />
<br />
> 10 (n = 91)<br />
p ANOVA<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ HCCH theo IDF giảm dần theo<br />
thời gian luyện tập thiền có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,05).<br />
Luyện tập thiền là một trong những hình<br />
thức luyện tập đang được áp dụng và phổ<br />
biến rộng rãi ở nhiều đối tượng trong cộng<br />
đồng, phù hợp với một số đặc điểm liên<br />
quan đến tuổi, tình trạng sức khoẻ, công<br />
việc và tôn giáo. Luyện tập thiền cùng với<br />
chế độ ăn chay trường sẽ bổ sung cho<br />
nhau, hạn chế xuất hiện một số yếu tố nguy<br />
cơ tim mạch, chuyển hoá. Tuy không phải<br />
là hình thức luyện tập thể lực tiêu tốn nhiều<br />
năng lượng, nhưng luyện tập thiền sẽ giúp<br />
cơ thể điều chỉnh, cân bằng một số quá<br />
trình chuyển hoá trong cơ thể, điều chỉnh<br />
cân đối giữa thể lực và tinh thần, giữa chế<br />
độ ăn uống với các chỉ số nhân trắc. Kết<br />
quả phân tích trình bày tại bảng 3 cho thấy<br />
những đối tượng luyện tập thiền có tỷ lệ<br />
HCCH thấp hơn có ý nghĩa so với những<br />
người không luyện tập thiền. Cũng theo<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br />
kết quả phân tích, luyện tập thiền sẽ giảm<br />
nguy cơ mắc HCCH với tỷ suất chênh 3,05,<br />
p < 0,001 (CI: 1,90 - 4,87). Rõ ràng, chế độ<br />
luyện tập thiền không những ảnh hưởng có<br />
ý nghĩa theo chiều hướng giảm mắc bệnh<br />
tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, rối<br />
loạn lipid máu mà chế độ luyện tập thiền<br />
còn ảnh hưởng tích cực đối với xuất hiện<br />
tỷ lệ HCCH. Đây là hiệu quả có lợi của<br />
luyện tập dưỡng sinh, luyện tập thiền trong<br />
cộng đồng nói chung và ở tu sĩ Phật giáo<br />
nói riêng được một số tác giả đề cập [2, 3].<br />
Bản thân có hay không có luyện tập thiền<br />
cũng đã ảnh hưởng đến tỷ lệ HCCH. Thời<br />
gian luyện tập thiền qua phân tích cho thấy<br />
có ảnh hưởng tới tỷ lệ HCCH, thời gian<br />
luyện tập thiền càng lâu, tỷ lệ HCCH càng<br />
giảm có ý nghĩa. Nếu đối tượng có thời<br />
gian luyện tập thiền < 5 năm, tỷ lệ HCCH<br />
gặp ở mức khá cao (26,3%). Thời gian<br />
luyện tập thiền 5 - 10 năm, tỷ lệ HCCH đã<br />
giảm đi một nửa so với đối tượng luyện tập<br />
< 5 năm (11,5%). Khi thời gian luyện tập<br />
thiền > 10 năm, tỷ lệ HCCH chỉ là 6,6%.<br />
Có lẽ kết quả trên về mối liên quan giữa<br />
tỷ lệ HCCH với luyện tập thiền cũng như<br />
thời gian luyện tập đã minh chứng cho<br />
hiệu quả, giá trị của phương pháp rèn<br />
luyện thể lực đặc biệt này trong điều chỉnh<br />
xuất hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch,<br />
chuyển hoá nói riêng và HCCH nói chung.<br />
Trong y văn chưa tìm thấy kết quả về tỷ lệ<br />
HCCH trong mối liên quan với luyện tập<br />
thiền, nhưng với kết quả trên cũng như<br />
nhận xét gián tiếp về mối liên quan giữa<br />
hình thức luyện tập dưỡng sinh, luyện tập<br />
thiền với tình trạng tăng glucose máu, tình<br />
trạng dư cân, béo ở đối tượng ăn chay<br />
trường mà một số tác giả quan sát có thể<br />
<br />
khẳng định bước đầu về giá trị của hình<br />
thức luyện tập thiền trong việc ngăn ngừa<br />
các yếu tố nguy cơ tim mạch, chuyển hoá<br />
nói riêng cũng như trong củng cố, nâng cao<br />
sức khoẻ của đối tượng nói chung [2, 3,<br />
4, 5]. Theo khuyến cáo của Liên đoàn<br />
Đái tháo đường Quốc tế (IDF - 2005),<br />
có thể điều trị HCCH hoàn toàn chủ yếu<br />
bằng thay đổi lối sống, bao gồm các biện<br />
pháp: tiết chế ăn uống hợp lý để giảm cân<br />
nặng dư thừa, hạn chế uống rượu, bia,<br />
giảm sử dụng muối, chế độ ăn đầy đủ<br />
các thành phần như canxi, kali, magie,<br />
hạn chế hoặc không sử dụng mỡ bão<br />
hòa, cholesterol, tăng cường hoạt động<br />
thể lực, sử dụng thuốc để điều chỉnh các<br />
thành tố của HCCH như kháng insulin,<br />
rối loạn lipid máu, giảm cân, thậm chí có<br />
thể can thiệp phẫu thuật để loại bỏ bớt<br />
lớp mỡ dưới da khi chỉ số BMI ≥ 40 kg/m2<br />
mà thất bại, bằng tiết chế ăn uống, luyện<br />
tập thể lực kèm theo có hay không có<br />
dùng thuốc [1, 5, 6].<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu mối liên quan giữa<br />
HCCH với thời gian tu hành > 20 năm ở<br />
560 tu sĩ Phật giáo ăn chay trường thuộc<br />
tỉnh Bà Rịa - VũngTàu với thời gian tu<br />
hành và chế độ luyện tập thiền, chúng tôi<br />
rút ra kết luận: tỷ lệ HCCH cao hơn có<br />
ý nghĩa ở nhóm đối tượng có thời gian tu<br />
hành > 20 năm so với tu hành < 20 năm<br />
(18,4% so với 7,1%, p < 0,05). Tỷ lệ HCCH<br />
thấp hơn rõ rệt ở đối tượng có tập thiền<br />
so với không thiền (40,4% so với 78,1%,<br />
p < 0,001) và giảm có ý nghĩa theo thời<br />
gian luyện tập thiền (p < 0,05).<br />
23<br />
<br />