Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu ý chỉ định thuốc cho trẻ em
lượt xem 3
download
Đề tài "Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu ý chỉ định thuốc cho trẻ em" nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về thuốc cho trẻ em, cung cấp các thông tin khách quan và chính xác, nhằm phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin thuốc của nhân viên chuyên môn y tế và người chăm sóc trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu ý chỉ định thuốc cho trẻ em
- XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU LƯU Ý CHỈ ĐỊNH THUỐC CHO TRẺ EM Hoàng Thị Mỹ Huyền*, Dương Nguyễn Thảo Hiền Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Võ Phùng Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Xây dựng cơ sở dữ liệu về thuốc cho trẻ em, cung cấp các thông tin khách quan và chính xác, nhằm phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin thuốc của nhân viên chuyên môn y tế và người chăm sóc trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập các thông tin thuốc liên quan đến trẻ em của các thuốc trong “Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế”, được ban hành kèm theo thông tư 20/2022 TT-BYT. Kết quả: Từ các nguồn tài liệu tham khảo, số thuốc có và không có khuyến cáo sử dụng cho trẻ em lần lượt là 561 và 447 thuốc. Trong đó, nghiên cứu đã tổng hợp được dữ liệu của 203/561 thuốc. Các thông tin được thu thập bao gồm: nhóm dược lý; mã UNII; chỉ định trên trẻ em; liều dùng theo độ tuổi; tác động phụ; chống chỉ định; yêu cầu theo dõi; hiệu chỉnh liều. Kết luận: Cơ sở dữ liệu thuốc cho trẻ em được xây dựng có 203/1008 thuốc của danh mục thuốc nghiên cứu. Từ khóa: cơ sở dữ liệu, thông tin thuốc, trẻ em. 1. TỔNG QUAN Thuốc rất cần thiết để kiểm soát nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến trẻ em, tuy nhiên, nhiều loại thuốc đang được sử dụng chưa phù hợp (Choonara, 2013; Sammons & Choonara, 2016). Việc sử dụng thuốc cho trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người lớn, vì cơ thể trẻ em có nhiều cơ quan chưa hoàn thiện đầy đủ về chức năng (đặc biệt là giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi), và có nhiều biến động cả về thể chất lẫn tâm lý (giai đoạn dậy thì) (Huyền & Lan, 2006). Bên cạnh đó, lớp tuổi này không được phép đem vào thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành với một thuốc mới do các vấn đề về đạo đức (Lenney, 2015; Aurich và c.s., 2022). Thiếu thông tin và kiến thức về chỉ định và/hoặc liều dùng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây ra biến cố trong sử dụng thuốc cho trẻ em (ISMP Canada, 2022). Việc thiết lập một danh mục thuốc dành cho trẻ em dựa trên bằng chứng và được cập nhật khi cần thiết, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm độc tính liên quan đến liều lượng và sử dụng thuốc thiếu hiệu quả ở trẻ em (Aurich và c.s., 2022). Dữ liệu thông tin về thuốc cho trẻ em hiện đang được nhiều quốc gia và tổ chức y tế quốc tế tạo điều kiện khai thác, phát triển và cập nhật trên các nguồn tra cứu thông tin thuốc (Joseph và c.s., 2015; Lenney, 2015; Zahn và c.s., 2021). Trong khi đó ở Việt Nam, các nguồn tra cứu tài liệu phục vụ cho sử dụng thuốc cho trẻ em còn rất ít và chưa phổ biến, chủ yếu là tài liệu lưu hành nội bộ của các bệnh viện 436
- nhi đồng lớn. Các nguồn thông tin sẵn có thường là các tài liệu chung cho mọi đối tượng và mất nhiều thời gian để người tra cứu sàng lọc những thông tin chuyên biệt cho trẻ em. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các thuốc thuộc “Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế”, được ban hành kèm theo Thông tư số 20/2022 TT-BYT (31/12/2022). Cỡ mẫu của nghiên cứu. Cỡ mẫu của nghiên cứu bao gồm 1008 thuốc trong “Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế” theo thông tư 20/2022 TT-BYT. Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 0.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Từ các nguồn tài liệu tham khảo khác nhau, tiến hành thu thập thông tin thuốc của các thuốc trong danh mục thuốc nghiên cứu. Các trường thông tin của cơ sở dữ liệu (CSDL) bao gồm: tên hoạt chất; nhóm dược lý; mã định danh hoạt chất (UNII); các chỉ định trên trẻ em; liều dùng theo độ tuổi; tác động phụ; chống chỉ định; yêu cầu theo dõi; hiệu chỉnh liều trên các đối tượng suy thận và suy gan; các dạng bào chế hiện có trên thị trường Việt Nam. Nếu không có sự đồng thuận giữa hai nguồn dữ liệu thì tham khảo thêm tài liệu thứ 3, thứ 4 độc lập với nhau. Nếu không có sự đồng thuận giữa các nguồn dữ liệu thì tham khảo tài liệu gốc. Các dữ liệu của CSDL được lưu trữ bằng phần mềm Excel 2016 và Access 2016. 2.3. Các nguồn tài liệu được sử dụng để xây dựng CSDL Bảng 0.1. Các nguồn tài liệu tham khảo của CSDL Ngôn Thông tin STT Tên tài liệu tham khảo Loại TLTK ngữ thu thập Tiếng [4] [5] [6] 1 British National Formulary for Children 2020 – 2021 Sách Anh [7] [8] [9] Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc phạm vi Thông tư Bộ Tiếng 2 được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế năm [1] [2] Y tế Việt 2022 437
- Ngôn Thông tin STT Tên tài liệu tham khảo Loại TLTK ngữ thu thập Tiếng [2] [4] [5] 3 Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015 Sách Việt [6] [7] Trang web FDA's Global Substance Registration System Tiếng 4 tra cứu trực [3] (https://precision.fda.gov/uniisearch ) Anh tuyến Phần mềm Tiếng [4] [5] [6] 5 IBM Micromedex app tra cứu trực Anh [7] [8] [9] tuyến Trang web Tiếng [4] [5] [6] 6 Ngân hàng dữ liệu ngành Dược (https://drugbank.vn/ ) tra cứu trực Việt [7] [8] [9] tuyến Pediatrics and Neonatal Dosage Handbook, 22nd Tiếng [4] [5] [6] 7 Sách edition Anh [7] [8] [9] Tra cứu giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Trang web Tiếng 8 Việt Nam. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế. tra cứu trực [10] Việt (https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index ) tuyến Chú thích: Các thông tin thu thập: [1]: tên hoạt chất; [2]: nhóm dược lý; [3]: mã UNII; [4]: các chỉ định trên trẻ em; [5]: liều dùng theo độ tuổi; [6]: tác động phụ; [7]: chống chỉ định; [8]: yêu cầu theo dõi; [9]: hiệu chỉnh liều trên các đối tượng suy thận và suy gan; [10]: các dạng bào chế hiện có trên thị trường Việt Nam. 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu này không ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức vì tất cả các dữ liệu thu thập đều có sẵn và công khai, không ảnh hưởng đến bệnh nhân hay có can thiệp điều trị. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả Từ các nguồn dữ liệu khác nhau, ghi nhận được số lượng thuốc có và không có khuyến cáo sử dụng cho trẻ em lần lượt là 561 và 447 thuốc. Trong đó, nghiên cứu đã tổng hợp được dữ liệu của 203/561 thuốc. Các thông tin thuốc được thu thập của mỗi thuốc trong CSDL bao gồm nhóm dược lý; mã UNII; các chỉ định trên trẻ em; liều dùng theo độ tuổi; tác động phụ; chống chỉ định; yêu cầu theo dõi; hiệu chỉnh liều trên các đối tượng suy thận và suy gan; các dạng bào chế hiện có trên thị trường Việt Nam. 438
- Các nhóm dược lý trong danh mục thuốc chứa thuốc có khuyến cáo sử dụng trên trẻ em được thống kê trong bảng 3.1. Bảng 0.2. Thống kê phân loại theo nhóm dược lý Thuốc Thuốc có Tổng thuốc trong khuyến Nhóm dược lý trong danh CSDL cáo mục (n=1008) (n=203) (n=561) Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ 7 28 32 Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; 14 30 61 thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp 9 15 20 quá mẫn Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp 7 26 34 ngộ độc Thuốc chống co giật, chống động kinh 2 10 12 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 39 139 180 Thuốc điều trị đau nửa đầu 2 3 4 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 16 45 81 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 2 3 7 Thuốc chống parkinson 0 1 8 Thuốc tác dụng đối với máu 5 24 46 Thuốc tim mạch 23 55 109 Thuốc điều trị bệnh da liễu 18 26 47 Thuốc dùng chẩn đoán 2 2 16 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 0 2 6 Thuốc lợi tiểu 0 3 4 439
- Thuốc Thuốc có Tổng thuốc trong khuyến Nhóm dược lý trong danh CSDL cáo mục (n=1008) (n=203) (n=561) Thuốc đường tiêu hóa 15 38 75 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 9 31 64 Huyết thanh và globulin miễn dịch 0 3 5 Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase 0 3 9 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 14 25 60 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên 6 23 53 hệ thần kinh Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 10 20 35 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid- 3 7 20 base và các dung dịch tiêm truyền khác Khoáng chất và vitamin 7 18 34 Đường dùng thuốc của các thuốc trong CSDL đa số là đường uống (112/203 thuốc) và đường tiêm (81/203 thuốc). Các đường dùng khác bao gồm nhỏ mắt, tra mắt; nhỏ mũi; nhỏ tai; dùng ngoài, dùng tại chỗ; đặt âm đạo; xịt mũi; xịt họng và đường hít khí dung qua miệng hoặc mũi. Trong CSDL được xây dựng, có 57/203 thuốc (28,1%) được chỉ định cho trẻ em ở tất cả các nhóm tuổi (0-18 tuổi). Hầu hết các thuốc trong CSDL đều có chỉ định sử dụng cho trẻ vị thành niên (12-18 tuổi) với số thuốc ghi nhận được là 199/203 thuốc (98,0%). 3.2. Bàn luận Danh mục thuốc nghiên cứu có 561/1008 (55,6%) thuốc có thông tin khuyến cáo sử dụng cho trẻ em. 447 thuốc không có thông tin khuyến cáo sử dụng cho trẻ em là do các nguyên nhân sau: thuốc không có thông tin trong bất kỳ nguồn tham khảo thông tin thuốc nào trong các nguồn Pediatrics & Neonatal Dosage Handbook, Micromedex: Pediatric Reference, Dược thư quốc gia Việt Nam, British National Formulary for Children; hoặc thuốc có thông tin sử dụng nhưng không có sẵn thông tin sử dụng cho trẻ em. Hầu hết các nhóm dược lý trong danh mục thuốc nghiên cứu đều chứa thuốc có khuyến cáo sử dụng cho trẻ em (25/27 nhóm) (Bộ Y Tế Việt Nam, 2022). Nhóm dược lý có tỷ lệ các thuốc có khuyến cáo sử dụng cho trẻ em cao nhất và thấp nhất lần lượt là: 87,5% (nhóm thuốc gây tê-gây mê, giãn cơ-giải 440
- giãn cơ) và 12,5 % (nhóm thuốc dùng chẩn đoán và thuốc chống Parkinson). Nhóm thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, chống đẻ non và nhóm dung dịch lọc màng bụng, lọc máu không ghi nhận thuốc nào có khuyến cáo sử dụng cho trẻ em. CSDL thuốc được xây dựng không có các thuốc thuộc các nhóm thuốc chống parkinson; thuốc tẩy trùng và sát khuẩn; thuốc lợi tiểu; huyết thanh và globulin miễn dịch; thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase. Thuốc đường uống chiếm tỷ lệ nhiều nhất (55,2%) trong các đường dùng thuốc của CSDL. Các dạng bào chế đường uống dễ sử dụng với đa số các đối tượng và hầu hết các thuốc trong danh mục thuốc nghiên cứu đều có dạng bào chế đường uống. Các thuốc có dạng bào chế xịt ít được sử dụng cho trẻ em hơn, vì dụng cụ xịt hay hít đòi hỏi các kỹ thuật sử dụng đúng để có thể đạt được hiệu quả điều trị (Huyền & Lan, 2006). Số thuốc có thể sử dụng cho tất cả các nhóm tuổi ở trẻ em trong CSDL chiếm tỷ lệ thấp (28,1%). Tỷ lệ các thuốc có chỉ định ở nhóm tuổi vị thành niên cao (98,0%), do cơ thể trẻ em ở giai đoạn này gần như đã phát triển hoàn thiện, các khác biệt về dược động học và dược lực học so với người lớn không nhiều như các nhóm tuổi nhỏ hơn (Huyền & Lan, 2006; Bộ Y Tế, 2015). 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CSDL thuốc cho trẻ em được xây dựng có 203 thuốc, trên tổng số 1008 thuốc của danh mục thuốc nghiên cứu, các thuốc còn lại trong danh mục gồm 447 hoạt chất không có khuyến cáo sử dụng trên trẻ em và 358 thuốc có khuyến cáo nhưng chưa ghi nhận đủ dữ liệu cho CSDL. Các thông tin của CSDL chủ yếu được ghi nhận từ Pediatrics & Neonatal Dosage Handbook, Micromedex: Pediatric Reference, Dược thư quốc gia Việt Nam, British National Formulary for Children. CSDL bao gồm các nội dung sau: tên hoạt chất; nhóm dược lý; mã UNII; các chỉ định trên trẻ em; liều dùng theo độ tuổi; tác động phụ; chống chỉ định; yêu cầu theo dõi; hiệu chỉnh liều trên các đối tượng suy thận và suy gan; các dạng bào chế và hàm lượng sẵn có trên thị trường Việt Nam. Các thuốc trong CSDL thuộc các nhóm dược lý khác nhau, đa dạng các đường dùng, phổ biến là đường uống và đường tiêm. Để phục vụ nhu cầu tra cứu của hầu hết dân số, nghiên cứu nên mở rộng thêm dữ liệu về các tên khác của thuốc, khi một thuốc có nhiều tên thường gọi khác nhau tuỳ theo mỗi vùng miền hay quốc gia khác nhau. Cần thu thập thêm thông tin từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của các quốc gia khác ngoài Việt Nam, các nghiên cứu lâm sàng để bổ sung và thu thập các thông tin cập nhật hơn; tham khảo thêm các danh mục thuốc khác để mở rộng thêm và phát triển CSDL hơn nữa. Tham khảo các danh mục thuốc ở các bệnh viện Nhi để có thể đánh giá mức độ đáp ứng của CSDL. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aurich, B., Apele-Freimane, D., Banaschewski, T., Chouchana, L., Day, S., Kaguelidou, F., Kelly, L. E., Kindblom, J. M., Neubert, A., & Wong, I. C. K. (2022). c4c: Paediatric pharmacovigilance: Methodological considerations in research and development of medicines for children – A c4c expert group white paper. British Journal of Clinical Pharmacology, 88(12), 4997– 5016. https://doi.org/10.1111/bcp.15119 2. Bộ Y Tế. (2015). Dược thư Quốc gia Việt Nam (Xuất bản lần thứ 2). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 441
- 3. Bộ Y Tế Việt Nam. (2022). Thông tư số 20/2022/TT-BYT v/v ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế. 4. Choonara, I. (2013). Rational prescribing is important in all settings. Archives of Disease in Childhood, 98(9), 720. https://doi.org/10.1136/archdischild-2013-304559 5. Hoàng Thị Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan. (2006). Chương 9: Sử dụng thuốc trong điều trị cho trẻ em. Hoàng Thị Kim Huyền (Chủ biên), Dược Lâm Sàng (tr 143–152). Nhà xuất bản Y học. 6. ISMP Canada. (2022). Pediatric Medication Errors in the Community: A Multi-Incident Analysis. Institute for Safe Medication Practices Canada, 22(5). https://ismpcanada.ca/wp- content/uploads/ISMPCSB2022-i5-Pediatric-MIA.pdf 7. Joseph, P. D., Craig, J. C., & Caldwell, P. H. Y. (2015). Clinical trials in children. British Journal of Clinical Pharmacology, 79(3), 357–369. https://doi.org/10.1111/bcp.12305 8. Lenney, W. (2015). The Development of a National Children’s Formulary: BNFC Development. British Journal of Clinical Pharmacology. https://bpspubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/bcp.12280 9. Sammons, H. M., & Choonara, I. (2016). Learning Lessons from Adverse Drug Reactions in Children. Children, 3(1), Article 1. https://doi.org/10.3390/children3010001 10. Zahn, J., Wimmer, S., Rödle, W., Toni, I., Sedlmayr, B., Prokosch, H.-U., Rascher, W., & Neubert, A. (2021). Development and Evaluation of a Web-Based Paediatric Drug Information System for Germany. Pharmacy, 9(1), Article 1. https://doi.org/10.3390/pharmacy9010008 442
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm tra cứu HLA của tế bào gốc dây rốn được hiến tặng cho Ngân hàng tế bào gốc Mekostem
8 p | 67 | 7
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu về chỉ định và tương tác giữa thuốc có nguồn gốc từ dược liệu với thuốc hóa dược tại Việt Nam
8 p | 6 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ giảng dạy triển khai bãi xử lý vệ sinh bộ phận trạm quân y trung đoàn
6 p | 72 | 3
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin an toàn sức khỏe của người lao động ngành Xây dựng
7 p | 36 | 3
-
Nghiên cứu quy trình và xây dựng phần mềm báo cáo trực trên hệ thống mạng nội bộ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
12 p | 16 | 3
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu ý sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai
9 p | 9 | 3
-
Áp dụng cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc trong xây dựng cơ số dự trù tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 47 | 3
-
Xây dựng module trả kết quả sàng lọc trước sinh và sơ sinh trực tuyến trên website ditatbamsinh.vn
13 p | 61 | 3
-
Xây dựng cơ sở liên thông xét nghiệm TSH, FT3, FT4 thông qua chương trình ngoại kiểm miễn dịch RIQAS
6 p | 7 | 3
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu tương tác giữa thuốc và rượu và thuốc lá
10 p | 11 | 2
-
Bước đầu xây dựng trang học liệu giải phẫu học tích hợp mô hình ba chiều kỹ thuật số quét từ xác ướp tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 4 | 2
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu “SpoligoBD ver4” ứng dụng trong nghiên cứu đa dạng di truyền của Mycobacterium tuberuculosis complex
8 p | 4 | 2
-
HealthDL - Một hệ thống thu thập, lưu trữ dữ liệu Y tế lớn
9 p | 37 | 2
-
Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin, giải pháp nhằm tăng cường tối đa khả năng ghép cho các ca ghép thận
9 p | 36 | 2
-
Một số phép toán quan hệ mờ và phụ thuộc hàm mờ dựa trên số mờ hình thang
6 p | 45 | 2
-
Xây dựng yêu cầu kỹ thuật, lập trình và đánh giá phần mềm tra cứu hệ thống nhà thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 70 | 1
-
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh gây ra bởi thuốc trên các nhóm thuốc nội tiết lưu hành tại Việt Nam
9 p | 18 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn