Xây dựng một chiến lược mới
lượt xem 26
download
Ban lãnh đạo vừa trình bày xong một chiến lược mới, họ trông đợi mọi người sẽ ồ lên: "đây là một chiến lược tuyệt vời". Nhưng đáp lại họ chỉ là sự im lặng, lưỡng lự, nghi ngờ, và thậm chí cả phản đối. Vì sao vậy?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng một chiến lược mới
- Xây dựng một chiến lược mới Ban lãnh đạo vừa trình bày xong một chiến lược mới, họ trông đợi mọi người sẽ ồ lên: "đây là một chiến lược tuyệt vời". Nhưng đáp lại họ chỉ là sự im lặng, lưỡng lự, nghi ngờ, và thậm chí cả phản đối. Vì sao vậy? Lí do là, khi đề ra chiến lược mới cho tổ chức, những người ở vị trí lãnh đạo đã không quan tâm đến nhu cầu thực sự của tổ chức và nhân viên. Họ đã bỏ qua một số bước cơ bản khi đề ra một chiến lược mới cho tổ chức. Quyết định cần thiết phải có một chiến lược mới: Dựa vào tình hình thực tế và các báo cáo tài chính, doanh thu, sản lượng...lãnh đạo có thể nắm được tình hình hoạt động hiện tại của tổ chức. Nếu thấy hoạt động của tổ chức trì trệ và kém hiệu quả, cần một sự thay đổi và một chiến lược mới. Hãy tự hỏi, những điều gì được xem là nhu cầu thực sự của tổ chức? Ví dụ, nếu bạn muốn cải thiện quy trình của những người bán hàng, hãy thảo luận với những người nắm rõ quy trình bán hàng, chứ không phải nói chuyện với những người quản lý nhân lực bán hàng. Nếu bạn muốn cải thiện dịch vụ khách hàng, hãy thảo luận với những người ở bộ phận chăm sóc khách hàng. Đây là cơ hội để tìm ra những thách thức và nhu cầu thực sự của họ. Đề ra chiến lược mới dựa trên việc tìm hiểu những người trực tiếp làm việc gì đó chứ không phải là những người quản lý những người biết rõ ấy. Chớ lập chiến lược bên trong những cánh cửa đóng: Không phải chiến lược mới nào cũng được sự chấp thuận và hưởng ứng của tất cả mọi người. Có thể trưởng nhóm hoặc trưởng các bộ phận - những người phải trực tiếp thực thi và giám sát các mục tiêu trong chiến lược mới đó sẽ nhanh chóng rời bỏ tổ chức vì bất đồng và áp lực. Họ cho rằng những người lập chiến lược chỉ ngồi trong phòng lạnh, trong những cánh cửa đóng im ỉm và tự cho mình là những người thông minh, xuất chúng hơn người. Họ đưa ra những chỉ tiêu, con số đẹp mà không tính đến khả năng thực tế, và không tham khảo ý kiến của cấp dưới. Điều này sinh ra sự chán ghét và khó chịu, và sẽ ảnh hưởng không tốt đến cấp dưới và nhân viên của họ. Lập sơ đồ về vai trò của các thành viên trong chiến lược đó: Khi đưa ra một chiến lược mới, bạn cũng phải lập sơ đồi thay thế những người ở các vị trí cũ mà bạn thấy không hợp lý và đặt họ vào những vị trí mà bạn cho rằng phù hợp với họ nhất. Tốt hơn là hỏi mọi người xem họ thích làm gì hoặc họ có thế mạnh ở lĩnh vực nào. Nếu bạn không làm điều này, mọi người sẽ không cảm thấy thoải mái khi bị đặt vào vai trò mới. Lên các chiến thuật cụ thể: Các chiến lược mới phải rõ ràng cụ thể về chỉ tiêu, nhưng cũng phải phác thảo được những chiến thuật cụ thể mà các bộ phận cần thực hiện. Thời hạn thực thi mỗi chiến thuật đó là bao lâu và con số dự kiến đạt được là bao nhiêu. Tất cả phải chi tiết và rõ
- ràng. Tổ chức một cuộc gặp: Tất nhiên trong quá trình bạn đề ra một chiến lược mới cho tổ chức, sẽ không thể tránh khỏi có những lời đồn đại sẽ lan truyền. Đừng để thông tin lan truyền trong tổ chức là "nghe bảo đợt này nhóm A bị tăng chỉ tiêu lên gấp đôi, "nghe nói trưởng nhóm B bị điều sang bộ phận khác"...khiến mọi người càng hoang mang. Vì vậy thông báo chiến lược mới trong một cuộc gặp với tất cả mọi người là việc làm cần thiết và quan trọng. Thu hút mọi người vào chiến lược mới. Nếu trình bày xong một chiến lược mới nhưng chẳng ai chú ý cả và hào hứng, có lẽ vì bạn chưa truyền đạt một cách cởi mở về lí do và nhu cầu thực sự phải đề ra chiến lược đó. Nghĩa là bạn không thu hút mọi người vào chiến lược này. Hãy tỏ ra là bạn bất ngờ khi không thấy ai hưởng ứng chiến lược này đồng thời giải thích và thuyết phục họ. Ồn định nhân lực. Vì bạn không truyền đạt với hầu hết mọi người về việc thay đổi vai trò trách nhiệm, nên chắc chắn ít người cảm thấy hài lòng và thoải mái. Hãy chấp nhận thực tế là bạn sẽ gặp phải một số phản ứng tiêu cực, những bất đồng và thậm chí một số người sẽ rời bỏ tổ chức ngay khi họ tìm được một công việc mới. Cũng đừng ngần ngại sa thải những kẻ luôn miệng phản đối và "phá đám". Nếu cần phải thuê những người mới, hãy nhanh chóng ổn định tâm lý cho họ. Tin tưởng vào thành công: Hãy tin vào thành công của chiến lược mới và tạo cho mọi người niềm tin rằng bạn sẽ hỗ trợ họ khi cần thiết để chiến lược đó sẽ thành công. Nguyệt Ánh Theo leadingtoday
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng thương hiệu thành phần chiến lược xây dựng thương hiệu hiện đại
4 p | 772 | 382
-
Mười bí quyết để xây dựng một chiến lược thành công
6 p | 423 | 288
-
Màu sắc trong chiến lược quảng cáo
5 p | 389 | 183
-
Tiến trình xây dựng một chiến dịch Quảng cáo(Phần 1)
6 p | 285 | 97
-
Tiến trình xây dựng một chiến dịch Quảng cáo (Phần 2)
3 p | 212 | 82
-
Xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo cho doanh nghiệp
5 p | 314 | 74
-
PR và những quy tắc mới-(phần 2)
5 p | 132 | 38
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 1: Môi trường đầu tư
31 p | 176 | 37
-
10 Bí Quyết Marketing Online Hiệu Quả
4 p | 151 | 32
-
Ưu tiên cho chiến lược phát triển thương hiệu
4 p | 125 | 30
-
Chiến lược xây dựng marketing mối quan hệ
6 p | 192 | 28
-
Xây dựng một chiến lược cho doanh nghiệp Tân Hiệp Phát
32 p | 158 | 25
-
Năm con đường dẫn đến thất bại của một chiến lược
8 p | 112 | 25
-
Khi nào cần xây dựng lại chiến lược thương hiệu?
3 p | 129 | 21
-
Thế nào là một bao bì tốt?
5 p | 121 | 13
-
Các chiến lược tiếp thị xây dựng giá trị
5 p | 119 | 13
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 5 - Xây dựng và lực chọn chiến lược
6 p | 64 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn