intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá

Chia sẻ: Hà Nguyễn Thúy Quỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

217
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. Khái niệm về hành chính và cải cách hành chính: Theo nghĩa thông dụng nhất, hành chính là hoạt động quản lý. Các hoạt động này đợc thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nớc.Đó lá những cơ quan thực hiện các hoạt động chấp hành điều hành các mặt của hoạt động của đời sống xã hội

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá

  1. Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá
  2. Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá I. Khái niệm về hành chính và cải cách hành chính: Theo nghĩa thông dụng nhất, hành chính là hoạt động quản lý. Các hoạt động này đợc thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nớc. Đó là những cơ quan thực hiện các hoạt động chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sỗng xã hội. Hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nớc cũng chính là hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nớc. Các loại cơ quan hành chính Nhà nớc theo cơ sở pháp lý của việc thành lập: Thứ nhất là các cơ quan hành chính mà việc thành lập đợc Hiến pháp quy định bao gồm: Chính phủ với t cách là cơ quan hành chính cao nhất; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý một ngành, lĩnh vực nào đó trong phạm vi cả nớc; uỷ ban nhân dân (UBND) các địa phơng là các cơ quan hành chính của Nhà nớc ở địa phơng. Thứ hai là các cơ quan hành chính Nhà nớc đợc thành lập trên cơ sở các đạo luật, các văn bản dới luật bao gồm các Tổng cục, các cục, vụ, sở, phòng ban, các đơn vị hành chính sự nghiệp… Trên cơ sở hành chính và cơ quan hành chính, có nhiều định nghĩa khác nhau về cải cách hành chính, nhng tựu chung lại, cải cách hành chính không tuần tuý là sự cải biến mà là cuộc cách mạng có chủ thuyết chính trị và có kế hoạch, do Đảng cầm quyền khởi xớng và lãnh đạo nhằm “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nớc pháp quyền XHCN dới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nớc”. Cái đích của cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính gần dân, vì dân, đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của ngời lao động. Nền hành chính gần dân là nền hành chính không
  3. có mục đích tự thân, mà chỉ có mục đích phục vụ dân, giữ gìn trật tự, kỷ cơng của xã hội, của chế độ. Thông qua đó, nền hành chính tác động tích cực đối với đời sống kinh tế và đời sống xã hội. Trên cơ sở các vấn đề trên, chúng ta phải cải cách hành chính xuất phát từ: ỉ Nền hành chính trực tiếp tổ chức thực hiện đờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nớc. Các chính sách và pháp luật đúng là những điều kiện tiên quyết, song nhất thiết phải có một nền hành chính mạnh để đa chúng vào cuộc sống và phát huy hiệu quả trong thực tế. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức thực hiện, nền hành chính cũng góp phần tích cực vào việc sửa đổi, bổ sung và phát triển chính sách cũng nh pháp luật của nớc nhà. ỉ Các cơ quan hành chính Nhà nớc với t cách là những chủ thể trực tiếp tổ chức, quản lý và xử lý công việc hàng ngày của Nhà nớc liên quan đến quyền và lợi ích của dân, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nớc và công dân. Nhân dân đánh giá chế độ, Nhà nớc một phần lớn và trực tiếp thông qua hoạt động của bộ máy hành chính. ỉ Trong bộ máy Nhà nớc ta, các cơ quan hành chính Nhà nớc là lực lợng đông đảo nhất với hệ thống tổ chức đồng bộ theo ngành và cấp từ Trung ơng đến chính quyền cơ sở. Cải cách hành chính nhằm khắc phục những yếu kém trong chỉ đạo, điều hành của bộ máy hành chính đối với những nội dung và vấn đề nêu trên làm cho nền hành chính thích ứng với mục tiêu mà công cuộc đổi mới đề ra. II. Nguyên nhân cải cách hành chính ở Việt Nam: Nền hành chính nớc ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng, nó có bớc chuyển biến, tiến bộ trong quá trình đổi mới. Cụ thể: (1) Thể hiện bản chất của nền dân chủ một cách nhất quán và ngày càng đợc nâng cao qua các giai đoạn cách mạng của một Nhà nớc của dân, do dân, vì dân. (2) Luôn là một bô phận hợp thành của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng hành pháp của quyền lực Nhà nớc, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nớc. (3) Hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của Nhà nớc pháp quyền, dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy về tổ chức bộ máy của nền hành chính Nhà nớc. (4) Bộ máy hành chính Nhà nớc đợc từng bớc kiện toàn, có phát huy hiệu lực và hiệu quả, góp phần vào những thắng lợi của cách mạng. Có đội ngũ các nhà quản lý và công chức có tinh thần yêu nớc, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng và lợi ích của nhân dân, ngày càng nâng cao về kiến thức, kỹ năng hành chính. Bên cạnh các thành tựu đạt đợc là vô số các vấn đề cần giải quyết, Thứ nhất, cơ cấu tổ chức cha hợp lý, trong đó cha xác định đúng và phân biệt rõ sự lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý của Nhà nớc, mối quan hệ phân công, hợp tác giữa các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, t pháp còn có chỗ cha hợp lý, rành mạch.
  4. Thứ hai, quyền lập quy và hoạt động lập quy của hệ thống hành pháp cha đợc thực hiện mạnh mẽ, hệ thống pháp luật vừa thiếu vừa không đồng bộ, không hoàn chỉnh, vừa có những mặt lạc hậu và không đáp ứng kịp yêu cầu của cơ cấu kinh tế và cơ chế thị trờng, cũng nh yêu cầu chính trị, xã hội, văn hoá trong giai đoạn mới, giai đoạn củng cố và hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Thứ ba, thể chế hành chính và bộ máy quản lý Nhà nớc không phân định rõ và kết hợp biện chứng giữa quản lý Nhà nớc và quản lý kinh doanh. Thứ t, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính bộc lộ nhiều nhợc điểm, bộ máy tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rờm rà, vừa tập trung quan liêu, vừa phân tán, không quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Thứ năm, đội ngũ công chức Nhà nớc vừa quá đông, quá thừa những ngời yếu kém, vừa thiếu cán bộ có năng lực cao, có phẩm chất đạo đức, kỷ luật, bệnh quan liêu, tham nhũng trong một số không ít cán bộ công chức khá trầm trọng. Thứ sáu, thể chế của nền hành chính một mặt, không đợc quy định chính thức, chặt chẽ, mặt khác, lại sa vào một hệ thống thủ tục rờm rà, phức tạp, công việc hành chính còn mang nặng tính chất bàn giấy, chậm trễ, kém hiệu lực và hiệu quả. Thứ bảy, nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính còn thủ công, lạc hậu, ít sử dụng kỹ thuật hiện đại, hệ thống thông tin cũ, cha bắt kịp sự phát triển của xã hội và đòi hỏi của một Nhà nớc hiện đại. Nguyên nhận của những yếu kém là: do thiếu một hệ thống nhận thức, quan điểm, nguyên tắc có đủ căn cứ khoa học và thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng thực hành về hành chính hiện đại, về xây dựng thể chế và tổ chức Nhà nớc kiểu mới và nền hành chính Nhà nớc kiểu mới. Nhìn tổng thể bao gồm có năm điểm lớn: (1) Bệnh quan liêu, cửa quyền, xa dân, xa cấp dới, cơ sở. (2) Nạn tham nhũng và lãng phí của công. (3) Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cơng trong hệ thống hành chính và trong xã hội. (4) Bộ máy hành chính cồng kềnh, nặng nề, vận hành trục trặc. (5) Đội ngũ cán bộ công chức thiếu kiến thức, năng lực, một bộ phận không nhỏ kém phẩm chất, thậm chí h hỏng. III. Các nhận thức và quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam: Nhận thức về cải cách hành chính: Cải cách hành chính là một bộ phận quan trọng của cải cách và đổi mới hệ thống chính trị, tác động trực tiếp, làm thay đổi diện mạo của cơ cấu hành chính và thể chế hành chính. Về phơng diện quyền lực Nhà nớc:
  5. Nền hành chính Nhà nớc là hình thức thể hiện bên ngoài của quyền hành pháp trong cơ cấu ba quyền: lập pháp, hành pháp và t pháp. Hiện nay có tình trạng là do nhận thức của cán bộ, công chức về cải cách hành chính cha rõ ràng và cha thống nhất, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cha đợc làm sáng tỏ, việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành chính cha đợc tiến hành đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, cải cách hành chính cha gắn bó chặt chẽ với hoạt động lập pháp và cải cách t pháp. Trong chế độ ta, quyền lực Nhà nớc tập trung thống nhất trong tay nhân dân lao động dới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Việc phân biệt ba loại quyền lập pháp, hành pháp và t pháp chỉ là sự phân công lao động quyền lực đặc biệt của CNXH. Thực hiện quyền hành pháp thống nhất, có hiệu quả sẽ có tác động trở lại đối với hai quyền kia và ngợc lại. Tuy nhiên, trong điều kiện quyền lực của Nhà nớc ta là thống nhất nên việc phân công lao động quyền lực đặc biệt chính là sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nớc trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuyệt nhiên không có sự đối kháng giữa ba quyền. Chính vì vậy, khi nói cải cách hành chính theo phơng diện quyền lực Nhà nớc là thống nhất tức là làm cho bộ máy Nhà nớc hoạt động có hiệu quả hơn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ không chỉ các bộ phận trong cơ cấu các cơ quan hành chính mà còn tác động ảnh hởng trực tiếp đến hoạt động, tổ chức của các thiết chế của quyền lập pháp và hành pháp. Cũng chính vì vậy, cải cách hành chính là làm cho cả bộ máy Nhà nớc hoạt động có hiệu quả, hiệu lực, thúc đẩy việc thực hiện tốt hơn cơ cấu quyền lực Nhà nớctrong điều kiện xây dựng Nhà nớc pháp quyền Việt Nam. Về phơng diện kinh tế: Bất kỳ hoạt động nào của Nhà nớc đều phải đặt trong mối quan hệ với các quan hệ kinh tế, cải cách hành chính cũng đợc đặt ra trong mối quan hệ chặt chẽ với cải cách kinh tế với từng bớc đi và từng lĩnh vực, trên từng địa bàn nhằm tạo ra sự ăn khớp và thúc đẩy lẫn nhau giữa cải cách hành chính và đổi mới cơ cấu quản lý kinh tế. Việc triển khai các hoạt động kinh tế cũng cần đợ thực hiện bằng hệ thống thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật (thủ tục hành chính) và hệ thống thứ bậc hành chính mà chủ thể vận hành là công chức, viên chức Nhà nớc. Mặt khác, hệ thống cơ quan hành chính Nhà nớc có thẩm quyền từ Trung ơng đến địa phơng cũng là tác nhân trực tiếp làm cho nền kinh tế tăng trởng hay suy thoái. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, trong đó là bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng, nấc, quản lý không thông suốt, cha có cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự ngiệp, tổ chức làm dịch vụ công sẽ không chỉ tạo điều kiện cho tệ tham nhũng, quan liêu trong bộ máy Nhà nớc mà còn ảnh hởng trực tiếp đến môi trờng đầu t, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phá vỡ tính đồng bộ của nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN. Cải cách thể chế hành chính trong thời gian tới phải tập trung vào việc đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp Nhà nớc kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
  6. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trớc pháp luật, xoá bỏ bao cấp của Nhà nớc đối với doanh nghiệp. Về phơng diện xã hội: Công dân, các doanh nghiệp đòi hỏi ở cải cách hành chính, đặc biệt là các cơ quan hành chính, trong hoạt động của mình phải là biểu tợng của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện vai trò là ngời hớng dẫn, chỉ đạo, định hớng pháp lý cho một sân chơi bình đẳng đối với xã hội nói chung và giới kinh doanh nói riêng. Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy sự mất lòng tin của nhân dân, của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vào các cơ quan Nhà nớc, thể chế hành chính, thủ tục hành chính. Bởi lẽ chúng ta cha có một định hớng triệt để cho vấn đề cải cách hành chính, nhiều quy định pháp luật, thủ tục hành chính rờm rà, gây ách tắc, làm mất nhiều thời gian và công sức của ngời dân cũng nh doanh nghiệp; một bộ phận công chức, viên chức Nhà nớc tham nhũng, tiêu cực…đã ảnh hởng không nhỏ đến tính hiệu quả của quản lý Nhà nớc. Mặt khác, cải cách hành chính theo khía cạnh pháp lý, nhân đạo cũng ảnh hởng trực tiếp đến các vấn đề dân sinh, an sinh xã hội, đến tính nhân văn của cuộc sống xã hội, nh: dân số và việc làm, vấn đề xoá đói giảm nghèo, tiền lơng và thu nhập, phát triển văn hoá, nghệ thuật, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội… Đảng ta đã đặt ra mục tiêu dân chủ hoá trong bộ máy Nhà nớc để giải quyết mối quan hệ giữa cải cách hành chính với các vấn đề xã hội trên. Theo nguyên lý tổ chức bộ máy Nhà nớc của đa số các nớc trên thế giới cũng nh trong Hiến pháp của Việt Nam, cải cách hành chính gắn liền với mục tiêu xã hội, nó không chỉ dừng lại ở việc thu hút nhân dân vào qúa trình thực hiện các vấn đề của Nhà nớc mà bản thân các cơ quan Nhà nớc phải thực hiện nguyên tắc dân chủ thực sự, hớng về cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân quyết định những công việc lớn, hệ trọng của đất nớc vì mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Quan điểm cải cách hành chínhở Việt Nam: (1) Cải cách hành chính ở Việt Nam phải đợc đặt trong khuôn khổ các quan điểm và chủ trơng của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đổi mới hệ thống chính trị và cải cách bộ máy Nhà nớc. Cải cách hành chính phải gắn liền với xây dựng và chỉnh đốn Đảng; đổi mới phơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nớc nói chung và nền hành chính nói riêng nhằm giữ vững và phát huy bản chất của giai cấp công nhân, xây dựng Nhà nớc Việt Nam pháp quyền XHCN. Việc đổi mới phơng thức lãnh đạo, tăng cờng sự chỉ đạo của Đảng thông qua việc định hớng chiến lợc cải cách là vấn đề có tính tiên quyết, có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho việc kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nớc, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức và góp phần thiết lập kỷ luật, kỷ cơng trong hệ thống các cơ quan hành chính. (2) Quan điểm khoa học đồng bộ trong cải cách hành chính. Quan điểm khoa học đòi hỏi chúng ta phải biết nghiên cứu, tiếp thu những luận điểm khoa học về quản lý Nhà nớc, thẩm định, lựa chọn
  7. những trí tuệ khoa học trong nớc và thế giới. Tránh tình trạng giáo điều hoặc cải cách hành chính theo lối “cắt giảm” mang tính “cơ học”, nhìn thấy cái lợi ích trớc mắt mà không thấy lợi ích lâu dài. (3) Quan điểm về một nền hành chính đợc tổ chức thành một hệ thống thống nhất, ổn định, hoạt động thông suốt. Quan điểm này đòi hỏi sự phân công, phân cấp và chế độ trách nhiệm rành mạch, có kỷ cơng nghiêm ngặt; cơ quan hành chính và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nớc chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Cần áp dụng các cơ chế, biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những hành vi mất dân chủ, tự do, tuỳ tiện, quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân. (4) Cải cách hành chính phải đợc tiến hành từng bớc vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn khâu đột phá của từng giai đoạn cụ thể. Đây là quan điểm xuất phát từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của quá trình quản lý Nhà nớc ở Việt Nam. Trong cải cách có nhiều nội dung, hình thức phải làm; có vấn đề chủ yếu, trọng tâm, có những vấn đề là cơ sở, là tiền đề, khâu đột phá của cả quá trình cải cách. Căn cứ vào giải pháp, nhiệm vụ này cần đặt ra các chơng trình cụ thể để thực hiện cho từng năm, từng giai đoạn. Đồng thời cần phân công rõ trách nhiệm của từng bộ, nghành cụ thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp, tránh tình trạng đã có nội dung, giải pháp mà không có chủ thể thực hiện. IV. Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam: Cải cách thể chế: Thể chế ở đây đợc hiểu là toàn bộ các quy định của pháp luật về việc xây dựng các thiết chế và tổ chức thực hiện chúng trong quá trình thực thi. Cụ thể là: - Xây dựng thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính trớc hết là tổ chức và hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp về thẩm quyền quản lý Nhà nớc đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nớc nói riêng nhằm phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản lý Nhà nớc với quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp; về thể chế kinh tế thị trờng định hớng XHCN trong đó chú trọng về thị trờng vốn và tiền tệ, thị trờng chứng khoán, thị trờng bất động sản, thị trờng khoa học và công nghệ, thị trờng lao động và dịch vụ. Đồng thời xây dựng mối quan hệ giữa Nhà nớc với nhân dân nh: thu thập ý kiến của nhân dân trớc khi quyết định các chủ trơng, chính sách quan trọng; chng cầu dân ý; xử lý các hành vi trái pháp luật của các cơ quan và cán bộ, công chức trong khi làm nhiệm vụ; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính và Toà án trong việc giải quyết khiếu nại của nhân dân. Đây cũng là nhiệm vụ to lớn nhằm xác định lại mối quan hệ quyền lực giữa bộ máy hành chính với xã hội, doanh nghiệp và công dân. - Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quy trình này ở nớc ta từ trớc đến nay còn nhiều bất cập, ảnh hởng trực tiếp đến việc thực thi pháp luật và hiệu quả của hệ thống pháp luật. Do đó, việc cải cách thể chế cũng nhằm “bảo đảm cho các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung đúng đắn, nhất quán, khả thi”. Cần tập trung vào các nội dung sau đây:
  8. + Rà soát và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ những quy định pháp luật không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp. Phát huy hiệu quả của cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; + Tăng cờng năng lực của các cơ quan hành chính Nhà nớc ở Trung ơng và địa phơng trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh “chờ” Nghị định và thông t hớng dẫn thi hành; + Khắc phục các biểu hiện thiếu khách quan cục bộ trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành chủ trì soạn thảo bằng cách nghiên cứu, đổi mới phơg thức, quy trình xây dựng pháp luật từ khâu bắt đầu soạn thảo đến khi đa ra Chính phủ xem xét, quyết định hoặc thông qua để trình Quốc hội theo hớng “cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan, coi trọng sử dụng các chuyên gia liên ngành và dành vai trò rất quan trọng cho tiếng nói của nhân dân, của doanh nghiệp”; + Bảo đảm tính minh bạch, công khai của pháp luật, cần tổ chức tốt việc lấy ý kiến của nhân dân, của những ngời là đối tợng điều chỉnh của văn bản trớc khi ban hành; đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật sau khi ký ban hành hoặc có hiệu lực pháp luật phải đợc đăng Công báo hoặc yết thị, đa tin trên các phơng tiện thông tin đại chúng để công dân, các tổ chức có điều kiện tìm hiểu và thực hiện. - Bảo đảm việc thực thi pháp luật nghiêm chỉnh của các cơ quan Nhà nớc, của cán bộ, công chức. Các văn bản pháp luật cụ thể hoá thẩm quyền của mỗi một cơ quan, mỗi ngời trong bộ máy theo hớng “ngời nào việc nấy” và trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trớc pháp luật. Mặt khác, cần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; chế độ cán bộ chủ chốt của các ngành ở Trung ơng và địa phơng định kỳ trực tiếp gặp gỡ, đối thoại giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp và nhân dân đặt ra; phát huy hiệu lực của các thiết chế thanh tra, kiểm sát và tài phán để đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nớc, giữ gìn kỷ cơng xã hội; mở rộng dịch vụ t vấn pháp luật cho nhân dân, cho ngời nghèo, ngời thuộc diện chính sách và đồng bào dân tộc ít ngời, vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện cho hoạt động luật s, hoạt động bổ trợ t pháp có hiệu quả. - Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục hành chính rờm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân; xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp giấy phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám định; thống nhất và mẫu hoá các loại giấy tờ về giải quyết các công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh của công dân, doanh nghiệp; mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết các công việc của công dân, tổ chức với các cơ quan hành chính các cấp; công khai các loại phí, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nớc. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính từ Trung ơng đến địa phơng:
  9. Hệ thống cơ quan hành chính từ Trung ơng đến địa phơng, đứng đầu là Chính phủ - cơ quan hành chính Nhà nớc cao nhất cần đợc xác định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ; việc phân công, phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trách nhiệm của Chính phủ, trách nhiệm của ngời đứng đầu các bộ, ngành; phân cấp Chính phủ với chính quyền địa phơng phải “trên cơ sở tách chức năng quản lý Nhà nớc với hoạt động kinh doanh, xúc tiến việc đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và quy chế làm việc của các cơ quan Nhà nớc…; phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với nâng cao tính tập trung thống nhất trong việc ban hành thể chế”. Cụ thể là: - Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện chức năng xây dựng, ban hành thể chế, kế hoạch chính sách quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện; - Từng bớc điều chỉnh những công việc của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phơng đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những việc về dịch vụ công không cần thiết phải do cơ quan hành chính Nhà nớc trực tiếp thực hiện. Chính phủ thực hiện việc “cung cấp các dịch vụ công” khi xét thấy không có chủ thể nào trong xã hội đảm nhận đợc; - Xây dựng các quy định mới về phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phơng, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phơng. Gắn phân cấp công việc với với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ việc nào địa phơng đợc quyền quyết định, việc nào phải có ý kiến của Trung ơng; - Cơ cấu lại các bộ và bộ máy làm việc của Chính phủ một cách khoa học có hiệu lực, hiệu quả, giảm mạnh các cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức trực thuộc Thủ tớng Chính phủ. Chỉ duy trì một số ít cơ quan thuộc Chính phủ có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc quản lý vĩ mô của Chính phủ. - Cải cách bộ máy chính quyền địa phơng (gồm HĐND và UBND các cấp) trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền ở đô thị với chính quyền ở nông thôn; sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp theo tinh thần gọn nhẹ, tăng tính chuyên nghiệp cho các cơ quan loại này. Động thời, cần có những văn bản pháp lý có giá trị cao quy định các tiêu chí cụ thể đối với từng loại hình đơn vị hành chính ở nớc ta để đi đến ổn định, chấm dứt tình trạng chia tách nhiều nh thời gian qua. - Cải tiến phơng thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp, loại bỏ những việc làm hình thức, không có hiệu quả thiết thực, giảm hội họp, giấy tờ hành chính. - Từng bớc hiện đại hoá nền hành chính, triển khai và áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính Nhà nớc, phấn đấu “tăng cờng đầu t để đến năm 2010, các cơ quan hành chính có trang thiết bị tơng đối hiện đại, cơ quan hành chính cấp xã trong cả nớc
  10. có trụ sở và phơng tiện làm việc bảo đảm nhiệm vụ quản lý; mạng tin học diện rộng đợc thiết lập tới xã”. Đây cũng là bớc khởi đầu cho quá trình xây dựng “Chính phủ điện tử” ở Việt Nam trong tơng lai không xa. Đổi mới, nâng cao chất lợng cán bộ, công chức: Đây là nội dung mang tính “động lực” cho quá trình cải cách hành chính. Bởi lẽ,“cán bộ quyết định tất cả”. Tuy nhiên, đổi mới, nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ, công chức phải đợc đặt trong lộ trình phát triển kinh tế – xã hội của từng thời kì, có bớc đi thích hợp. - Tiến hành tổng điều tra, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức. Trên cơ sở định hớng phát triển kinh tế – xã hội của đất nớc, xu hớng phát triển của thế giới, xây dựng dự báo sự phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc. - Khắc phục tệ nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hách dịch, lãng phí và xa dân. Muốn vậy,việc khẩn trơng xây dựng luật công vụ không chỉ là yêu cầu cần thiết mà phải coi đây là việc cần làm ngay. Nhấn mạnh đạo đức “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô t” của ngời cán bộ, công chức phải là cốt lõi xuyên suốt toàn bộ đạo luật này. Vấn đề đạo đức công chức phải đợc coi là một tiêu chí trong việc xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là một nội dung rất quan trọng trong tiến hành cải cách hành chính. Bộ máy hành chính trì trệ một phần là do sự sa sút về đạo đức, đặc biệt là đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho bộ máy hành chính xa dân. Xử lý tốt vấn đề đạo đức công vụ sẽ khắc phục đợc những biểu hiện nh thiên vị khi xử lý công vụ, kém hiệu lực của các quyết định hành chính, hành vi hc, hành vi hành chính, thiếu trách nhiệm khi thi hành công vụ, không trung thực hoặc thông tin thiếu chính xác khi báo cáo. - Đổi mới cách đánh giá cán bộ, công chức cả khâu tuyển dụng và sử dụng. Ngời lao động đợc tuyển dụng hay bổ nhiệm, đề bạt phải xuất phát từ đòi hỏi của công vụ, phải qua kỳ thi. Thực hiện việc thi tuyển theo những quy định chặt chẽ bảo đảm đợc tính công bằng, công khai tạo điều kiện thuận lợi cho những ngời có nguyện vọng, tài năng, đức độ trong xã hội có cơ hội ngang nhau để trở thành cán bộ, công chức. Nội dung và hình thức thi tuyển phải linh hoạt, không dập khuôn, máy móc, tuỳ theo từng loại cán bộ, công chức và lĩnh vực hoạt động, đảm bảo thu hút đợc nhân tài thực sự vào làm việc trong bộ máy Nhà nớc. Hàng năm, Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ hớng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, nhng tiêu chí rất chung chung, các cơ quan không có Hội đồng đánh giá, mà việc này thờng giao cho thủ trởng đơn vị. Cách quy định này vừa không chính xác vừa không dân chủ, còn nặng về tình cảm “nội bộ”. Đây là một khuyết điểm phổ biến trong công vụ cần đợc xoá bỏ. Cần phải lợng hoá công việc bằng một hệ thống điểm, điều này giúp chúng ta có thể đo lờng đợc kết quả lao động của công chức, trên cơ sở này, công việc nhận xét cán bộ, công chức hàng quý hàng năm sẽ có kết quả tốt hơn. - Có chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất để thu hút ngời tài giỏi vào nền công vụ. Hiện nay trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, nhất là do tiền lơng thấp và sự bố trí trái ngành nghề, nên nhiều ngời
  11. giỏi đã ra khỏi nền công vụ. Đây là một nguy cơ cần đợc khắc phục ngay, nhất là trớc yêu cầu của nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi không chỉ cần những ngời dũng cảm, dám nghĩ, dám làm mà cao hơn thế là dám làm với năng suất chất lợng cao, biết làm giàu và dám chịu trách nhiệm. Thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lơng nhằm khuyến khích cán bộ, công chức làm việc tận tuỵ, trung thành, công tâm. Một hệ thống tiền lơng hợp lý và thoả đáng mới góp phần khuyến khích tinh thần trách nhiệm cao và phát huy tính tích cực, sáng tạo của cá nhân. - Tiếp tục đổi mới nội dung chơng trình đào tạo, bồi dỡng cán bộ, công chức, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức theo chức trách, nhiệm vụ đang đảm nhậ; các hình thức và phơng thức đào tạo, bồi dỡng phù hợp với mỗi loại cán bộ, công chức. Tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức từ Trung ơng đến địa phơng chủ động sắp xếp thời gian và giáo trình phù hợp với việc đào tạo, bồi dỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức. Cải cách tài chính công: Phải khắc phục ngay thực trạng: công tác quản lý tài chính lỏng lẻo; trình tự thủ tục đầu t rất phức tạp, rờm rà; hoạt động thanh tra, kiểm tra không thờng xuyên, không cơng quyết; hoạt động kiểm toán không duy trì, thậm chí không đợc coi trọng. Với các biện pháp sau: - Đổi mới phơng thức quản lý tài chính công bằng cách vừa tiếp thu, duy trì phơng thức truyền thống là giao, giám sát, kiểm tra, báo cáo và tổng kết, vừa phải chú trọng xây dựng giải pháp bổ sung: tự chịu trách nhiệm. Khi ấy cơ quan hành chính Nhà nớc và công chức sẽ phải tiết kiệm, phải chủ động, phải hạch toán, phải suy nghĩ để có đợc một tổ chức tinh gọn và hiệu quả. - Mạnh dạn và cơng quyết đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính. Phân cấp phải đi liền với phân quyền, nếu phân cấp mà không phân quyền thì phân cấp cũng nh không. Vì vậy, phân cấp, phân quyền quản lý tài chính cho địa phơng, cho cơ sở để địa phơng, cấp dới phát huy tính chủ động, sáng tạo mà dám chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà dân giao cho. - Cần đa hoạt động kiểm toán là một hoạt động bắt buộc thờng xuyên đối với các cơ quan; mỗi cơ quan, đơn vị nên bố trí một kiểm toán viên là biên chế của đơn vị mình. Thực hiện dân chủ, công khai về tài chính công, tất cả các chi tiêu tài chính đều đợc công bố công khai. - Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới nh: cho thuê đơn vị sự nghiệp công; cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhà trờng, bệnh viện; chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức chuyển từ các đơn vị công lập sang dân lập…; thực hiện cơ chế hợp đồng đối với một số dịch vụ công tác trong các cơ quan hành chính. KẾT LUẬN
  12. Cải cách hành chính là quá trình “cải biến” quyền lực quản lý, do đó cần phải có bớc đi và lộ trình cụ thể, khoa học. Ngày 17/9/2001, Thủ tớng Chính phủ đã phê duyệt Chơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nớc giai đoạn 2001 – 2010, trong đó tập trung vào các giải pháp cụ thể, các giai đoạn của từng năm, 5 năm và 10 năm bao gồm các giải pháp chính và bổ sung, chơng trình cải cách của từng lĩnh vực, đồng thời giao nhiệm vụ cho các bộ, các ngành, UBND các cấp để thực hiện các giải pháp và bớc đi. Đây là kế hoạch tơng đối hoàn chỉnh về tổ chức thực hiện các nội dung cải cách hành chính nêu trên nhằm một bớc “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nớc, phát huy dân chủ, tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân” .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2