XÂY DỰNG QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA NHỮNG DẠNG HƯ HỎNG CHUNG HỆ THỐNG PHANH DẦU VÀ XY LANH CHÍNH
lượt xem 102
download
Do đời sống vật chất ngày càng phát triển và nhu cầu tiêu dùng ô tô của con người ngày được nâng cao. Các nhà sản xuất không ngừng cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo những sản phẩm chất lượng đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng. Không chỉ tăng nhanh về số lượng, đa chủng loại mà trên những chiếc xe ô tô hiện nay đã được trang bị những công nghệ kỹ thuật rất tiên tiến....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: XÂY DỰNG QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA NHỮNG DẠNG HƯ HỎNG CHUNG HỆ THỐNG PHANH DẦU VÀ XY LANH CHÍNH
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA NHỮNG DẠNG HƯ HỎNG CHUNG HỆ THỐNG PHANH DẦU VÀ XY LANH CHÍNH
- LỜI CẢM ƠN Trong những năm học tại Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên (2006-2010), chúng em đã được trang bị những kiến thức chuyên môn của quý thầy cô trong khoa cơ khí động lực. Những kiến thức vô cùng quý báu đó đã giúp chúng em có được những khả năng để thực hiện đồ án tốt nghiệp và đó cũng chính là hành trang cho chúng em vững bước trong tương lai. Để hoàn thành đồ án, chúng em được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy Lê Vĩnh Sơn, Thầy đã không quản thời gian quý báu tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến: - Quý Thầy cô Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên đã tận tình dạy dỗ chúng em trong thời gian học tập tại trường. - Quý Thầy cô trong khoa cơ khí động lực, đã giảng dạy kiến thức chuyên môn để chúng em có đủ điều kiện tốt nghiệp. - Các bạn sinh viên lớp 606071 đã tham gia giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu trong thời gian thực hiện đồ án. Xin kính chúc quý Thầy cô và các bạn nhiều sức khỏe và hạnh phúc! Nhóm sinh viên thực hiện. Trần Đăng Nam Vũ Văn Nguyễn
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU. Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài......................................................................... 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu. .................................................. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài. ........................... 4. Phạm vi ứng dụng. ...................................................................... 5. Tình hình hiện nay. ..................................................................... 6. Những vấn đề còn tồn tại. ........................................................... Phần II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH DẦU. 2.1:Tầm quan trọng của hệ thống ................................................ 2.2:Yêu cầu của hệ thống phanh ..................................................... 2.3: Ý nghĩa của việc phanh xe ....................................................... 2.4:Cấu tạo chung của hệ thống ...................................................... 2.5:Điều kiện làm việc .................................................................... 2.6:Xy lanh chính ............................................................................ 2.6.1:Nhiệm vụ .......................................................................... 2.6.2:Điều kiện làm việc ........................................................... 2.6.3:Kết cấu ............................................................................. 2.7:Cấu tạo và nguyên lý làm việc của van điều hòa lực phanh ..... Phần III: PHÂN TÍCH CÁC DẠNG HƯ HỎNG,NGUYÊN NHÂN,CÁCH KHẮC PHỤC. 3.1.Hư hỏng nguyên nhân cách khăc phục cua hệ thống phanh dầu 3.2.Hư hỏng,nguyên nhân,hậu quả,cách khắc phục của xi lanh phanh chính ........................................................................................................ 3.3.Qui trình tháo lắp hệ thống phanh xe và xi lanh chính ........... 3.3.1.Qui trình tháo hệ thống phanh dầu ................................ 3.3.2.Qui trình tháo xi lanh chính........................................... 3.3.3.Kiểm tra sửa chữa xi lanh chính .................................... Phần IV: BẢO DƯỠNG KIỂM TRA HỆ THỐNG PHANH DẦU . 4.1.Qui trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh dầu ................. 4.2. Kiểm tra….............................................................................. 4.3.Điều chỉnh xả e hệ thống phanh .............................................. 4.4.Xả e hệ thống phanh ............................................................... 4.5.Kiểm nghiệm sau khi lắp hệ thống phanh............................... Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 1. Kết luận ....................................................................................... 2. Đề nghị ........................................................................................ Phần VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, nền công nghiệp ô tô trên thế giới ngày càng phát triển rất mạnh mẽ. Ở Việt Nam, trong thời gian qua được sự quan tâm của nhà nước cùng với các sở ban ngành có liên quan nền công nghệ ô tô đã có những bước tiến vượt bậc. Do đời sống vật chất ngày càng phát triển và nhu cầu tiêu dùng ô tô của con người ngày được nâng cao. Các nhà sản xuất không ngừng cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo những sản phẩm chất lượng đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng. Không chỉ tăng nhanh về số lượng, đa chủng loại mà trên những chiếc xe ô tô hiện nay đã được trang bị những công nghệ kỹ thuật rất tiên tiến. Chẳng hạn như: hệ thống phanh chống hãm cứng ABS, hệ thống trợ lực lái, hệ thống trợ lực phanh, hệ thống túi khí…đã đem lại cho người tiêu dùng sự thoãi mái, giảm rũi ro và tăng độ an toàn. Ô tô là một tổng thể gồm nhiều hệ thống. Một trong số các hệ thống được coi là quan trọng nhất đối với ô tô đó là hệ thống phanh. Bởi vì nó đảm bảo cho ô tô chạy an toàn ở tốc độ cao, đảm bảo sự an toàn cho hành khách. Hệ thống phanh ngày nay không ngừng được cải tiến, được ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại, có nhiều hệ thống trợ lực phanh nhằm đảm bảo phanh ổn định và tối ưu nhất. Chúng em được giao đề tài: Thiết kế - thi công mô hình hệ thống phanh thuỷ lực trợ lực bằng áp thấp là một hệ thống phanh cơ bản và được sử dụng nhiều trên các xe du lịch. Được sự cho phép của khoa cơ khí động lực và giáo viên hướng dẫn thầy Lê Vĩnh Sơn. Chúng em được giao đề tài: Xây dựng quy trình bảo dưỡng sửa chữa những dạng hư hỏng chung hệ thống phanh dầu và xy lanh chính. Do còn nhiều hạn chế, khi làm đồ án chắc chắn không thể tránh được những sai sót. Rất mong quý Thầy Cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn !
- PHẦN I : Cơ sở lý luận đề tài I. Lý do chọn đề tài: Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp văn minh hiện đại. Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực vô cùng quan trọng, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển Xã Hội, tăng trưởng kinh tế, và bền vững. Đó cũng chính là nhiệm vụ to lớn đối với ngành giáo dục, phải đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và phẩm chất nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của Xã Hội. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên là nơi đào tạo ra những kỹ sư, giáo viên kỹ thuật và đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng được nhu cầu Xã Hội hiện nay.Để có được kết quả đó, nhà trường không ngừng nâng cao và cải tiến phương pháp dạy và học. Không chỉ được học lý thuyết mà còn được trực tiếp thực hành trên những mô hình rất trực quan và sinh động. Được sự cho phép của nhà trường, chúng em là sinh viên năm cuối của Khoa cơ khí động lực nhận thấy hệ thống phanh trên ô tô là một hệ thống rất quan trọng nên chúng em đã chọn đề tài: Xây dựng quy trình bảo dưỡng sửa chữa những dạng hư hỏng chung của hệ thống phanh dầu và xy lanh chính, do thầy Lê Vĩnh Sơn hướng dẫn làm đề tài tốt nghiệp. Mô hình sẽ được sử dụng làm tài liệu giảng dạy, giúp cho người học trực quan và sinh động hơn trong quá trình học tập, nhằm nâng cao hiệu quả học tập và góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của đề tài: : Xây dụng quy trình bảo dưỡng sửa chữa những dạng hư hỏng chung của hệ thống phanh dầu và xy lanh chính, được thực hiện với những mục tiêu như sau: Xây dựng cơ sở lý thuyết về hệ thống phanh trên ô tô. Nghiên cứu, thiết kế, thi công mô hình: Hệ thống phanh dầu và xy lanh chính. Trình bày chức năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dầu và xy lanh chính. III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài: 1. Khách thể nghiên cứu: Để tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu của Xã Hội hiện nay. Trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục Đào tạo không ngừng cải tiến và thay đổi phương pháp dạy và học. Hiện nay, ở các trường đào tạo khối kỹ thuật thì việc học lý thuyết kết hợp ngay với thực hành là hết sức quan trọng, được thực hành trực tiếp trên những vật thật sẽ giúp cho người học hiểu rõ vấn đề một cách tường tận và nắm vững kiến thức sâu hơn. Riêng đối với ngành công nghệ ô tô thì việc đưa vật thật vào
- một lớp học là một vấn đề hết sức khó khăn ví nó rất to lớn và cồng kềnh. Chính vì vậy mà rất cần những mô hình mô phỏng. Những mô hình mô phỏng như thế, sẽ giúp cho người học trực quan sinh động và hứng thú trong học tập, mang lại hiệu quả học tập cao hơn. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của đề tài này đề tài này là: Xây dựng quy trình bảo dưỡng sửa chữa những dạng hư hỏng chung của hệ thống phanh dầu và xy lanh chính. Trong quá trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu sẽ tìm hiểu về công dụng, yêu cầu, cấu tạo và nghiên lý hoạt động của hệ thống phanh thuỷ lực_trợ lực áp thấp. Đồng thời xây dựng quy trình sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng mô hình. IV. Phạm vi ứng dụng: Đồ án sẽ được phục vụ trong quá trình giảng dạy ngành công nghệ ô tô Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và các trường khác trên cả nước. Đồng thời cũng là tài liệu dùng để tham khảo. Đối tượng phục vụ cho mô hình là Giáo viên, sinh viên, học sinh ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong cả nước và những cán bộ, công nhân làm việc trong lĩnh vực bảo dưỡng và sửa chữa ô tô. V. Tình hình hiện nay: Thế kỷ 21 được nhiều người coi là thế kỷ của nền kinh tế trí thức, trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Nó sẽ góp phần vào việc đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực. Cũng chính vì vậy mà Nhà nước ta đã coi phát triển Giáo dục đào tạo là một quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Mặc dù trong nhiều năm qua, với những nỗ lực và có những chính sách hợp lý, nền Giáo dục nước nhà có những cải tiến rõ rệt, xong nhìn chung vẫn còn lạc hậu so với các nước phát triển trên thế giới. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn nhiêu yếu kém, chưa theo kip với sự phát triển của công nghệ, không còn phù hợp với xu hướng mở cửa, hội nhập và phát triển như hiện nay. Nhằm khắc phục những yếu kém trên, ngành Giáo dục nói riêng và Nhà nước nói chung đã xác định việc nâng cao và cải tiến chất lượng đào tạo là một nhiệm vụ hàng đâu hiện nay, để mang lại hiệu quả cao nhất. Để đi tới mục tiêu đó, chúng ta cấp thiết đầu tư nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và thay đổi phương pháp dạy học, lấy người học làm trọng tâm, lý thuyết phải kết hợp với thực hành, thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức thực tế với kiến thức đã được học ở trường. Qua thời gian học tập tại Khoa cơ khí động lực ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.Chúng em nhận thấy việc học lý thuyết kết hợp với thực hành một cách hợp lý như thế đã mang lại thành công trong giảng dạy. Trong khi học lý thuyết đưa mô hình vào làm cho người học trực quan và nắm vững kiến thức hơn. Điều đó đem lại hiệu quả cao trong học tập và góp phần
- vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, đưa nền Giáo dục Việt Nam sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới. VI. Những vấn đề còn tồn tại: Mặc dù đã có sự đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại và cải tiến phương pháp dạy học, nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề như sau: Giáo trình phục vụ giảng dạy học tập chưa cập nhật nhiều về những kỹ thuật công nghệ mới. Tài liệu giảng dạy còn nhiều thô cứng, giáo trình điện tử chưa được phổ biến nhiều. Trang thiết bị phục vụ cho học tập còn thiếu.Đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, các thiết bị mô phỏng bằng điện tử, các mô hình phục vụ cho học thực hành. Nhà trường và Khoa cơ khí động lực đã giao đề tài là nhằm khắc phục được một phần nào đó những tồn tại trên, nhằm từng bước đưa nền Giáo dục nước nhà phát triển, sánh ngang với các nước tiên tiến trên thế giới.
- PHẦN II: Tổng quan về hệ thống phanh dầu 2.1. Tầm quan trọng của hệ thống -Hệ thống phanh dầu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tốc độ trong việc dừng,đỗ xe,hay tăng vận tốc trung bình của ô tô. Một hư hỏng trong hệ thống sẽ gây ra nguy hiểm nên các chi tiết của hệ thống phải được tháo,kiểm tra,điều chỉnh,bảo dưỡng,sửa chữa,lắp 1 cách cẩn thận,chính xác là cần thiết. 2.2.Yêu cầu của hệ thống phanh Hệ thống phanh là một hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động của xe. Do vậy, nó phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe, nhất là đối với xe có tốc độ cao,chủ yếu thời gian hoạt động ở tốc độ cao. Những yêu cầu của hệ thống phanh. -Phải đảm bảo nhanh chóng dừng xe ở bất kì tình huống nào. Khi phanh đột ngột,xe phải dừng sau quãng đường phanh ngắn nhất,tức là có gia tốc phanh cực đại. Theo tiêu chuẩn của châu âu ô tô con phải đạt hiệu quả cao khi phanh. - Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm. Muốn có quãng đường phanh ngắn nhất thì phải đảm bảo gia tốc chậm dần cực đại. - Phanh phải êm dịu trong bất kỳ mọi trường hợp, đảm bảo tính ổn định chuyển động của ôtô. - Điều khiển phải nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp phanh hay cần điều khiển không lớn. - Hệ thống phanh cần có độ nhạy cao, hiệu quả phanh không thay đổi nhiều giữa các lần phanh. -Đảm bảo phân bố mômen phanh trên các bánh xe phai tuân theo nguyên tắc sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với mọi cường độ. - Không xảy ra hiện tượng tự siết phanh khi xe chuyển động tịnh tiến hay quay vòng. Thoát nhiệt tốt có hệ số ma sát cao và ổn định. Giữ được tỷ lệ thuận giữa bàn đạp phanh và lực phanh sinh ra ở cơ cấu phanh. -Phanh chân,phanh tay làm việc độc lập không ảnh hưởng lẫn nhau. Phanh tay có thể tay thế phanh chân khi phanh chân có sự cố đảm bảo chức năng dự phòng. -Phanh tay dùng để giữ nguyên vị trí của xe. Phải giữ xe đứng yên trên dốc nghiêng tối thiểu 18% - Ngoài các yêu cầu trên, hệ thống phanh còn phải đảm bảo chiếm ít không gian, trọng lượng nhỏ, độ bền cao và các yêu cầu chung về cơ khí. 2.3.Ý nghĩa của việc phanh xe -Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi xe dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái. Giữ cho ô tô,máy kéo dừng ở ngang dốc trong thời gian lâu dài hoặc cố định xe trong thời gian xe dừng. Đối với ô tô máy kéo hệ thống phanh rất quan trọng vì nó đảm bảo cho ô tô chuyển động an toàn ở tốc độ cao hoặc dừng xe trong tình huống nguy
- hiểm,nhờ vậy mà nâng cao được năng suất vận chuyển,tăng được tính động lực của xe. 2.4.Cấu tạo chung của hệ thống Hệ thống phanh trên ô tô bao gồm các bộ phận phận chính như sau: - Xilanh chính (tổng phanh). - Cơ cấu phanh. - Van điều hòa lực phanh. - Trợ lực phanh. - Phanh đậu xe. Hình 1: Hệ thống phanh trên xe.
- Sơ đồ hệ thống phanh dầu 1: Bàn đạp phanh 3: Xy lanh chính. 2: Trợ lực phanh. 4: Bình dầu phanh. 6: Bộ điều hòa lực phanh. 5,7: Cơ cấu phanh. Tháo rời xy lanh con.
- 2.5.Điều kiện làm việc Hệ thống phanh làm việc trong điều kiện khắt khe như sau: - Chúng chịu mài mòn do ma sát giữa các má phanh và đĩa phanh ,guốc phanh với tang trống phanh. -Làm việc dưới nhiệt độ cao do ma sát sinh ra. -chịu tải trọng lớn. -chịu áp suất dầu lớn 2.6. Xilanh chính (tổng phanh): 2.6.1. Nhiệm vụ: Xilanh chính bố trí trong hệ thống phanh có tác dụng chuyển đổi lực tác động từ bàn đạp phanh thành áp suất thủy lực. Áp suất này truyền đến các xilanh con ở các bánh xe, tác động điều khiển guốc phanh hoặc tấm má phanh ép sát vào trống hoặc đĩa phanh để thực hiện quá trình phanh 2.6.2.Điều kiện làm việc. -Làm việc trong môi trường có áp suất lớn -Làm việc ở nhiệt độ cao 2.6.3.Kết cấu Xi lanh chính gồm nhiều loại :-Xi lanh kiểu đơn -Xi lanh kiểu kép -Xi lanh kiểu bậc Dưới đây là sơ đồ cấu tạo xi lanh chính dạng kép 1.Cần đẩy piston 6.Lò xo hồi vị piston số 2 2.Piston số 1 8,9.Cửa bù 3.Lò xo hồi vị piston số 1 10.bình chứa dầu 4,7.Buồng tạo áp suất 21.Van dầu ra sau piston 2 5.Piston số 2 22.Van dầu ra sau piston 1 Xi lanh chính loại kép có 2 piston số 1 và số 2 hoạt động ở cùng một lòng xi lanh.Thân xi lanh được chế tạo bằng gang hoặc nhôm. Piston số 1 hoạt động
- do tác động trực tiếp từ thanh đẩy, piston số 2 hoạt động do áp suất dầu thủy lực do piston số 1 tạo ra. Thông thường áp suất dầu phía trước và sau piston số 2 là như nhau. Ở mỗi đầu ra của piston có van 2 chiều để đua dầu phanh tới các xi lanh phanh bánh xe,thông qua các ống dẫn dầu bằng kim loại. 2.7Cấu tạo và nguyên lý làm việc của van điều hòa lực phanh. Đa số sử dụng trên các loại xe tải. Nó hoạt động như một van điều hòa,ngoài ra nó còn có chức năng điều chỉnh áp suất tác dụng lên xilanh bánh sau khi có sự thay đổi về tải trọng. Nó cảm nhận tải trọng và tăng áp suất thuỷ lực đến các phanh sau nếu tải nặng hơn 2.7.1.Cấu tạo. Cấu tạo van điều hòa lực phanh *Van P gồm có các bộ phận sau (1) Thân van (4) Lò xo nén (2) Pittông (5) Cuppen xi lanh (3) Phớt làm kín của van
- 2.7.2.Nguyên lý làm việc. Áp suất thuỷ lực do xi lanh chính tạo ra tác động lên các phanh trớc và sau. Các phanh sau đợc điều khiển sao cho áp suất thuỷ lực đợc giữbằng áp suất của xi lanh cho đến điểm chia và sau đó thấp hơn áp suất của xi lanh chính sau điểm chia Điều kiện hoạt động của van P đợc thể hiện dới đây. 1. Vận hành trớc điểm chia Lực lò xo đẩy pittông về bên phải. áp suất thuỷ lực từ xilanh chính đi qua khe hở giữa pittông và cúppen xilanh để tác động một lực bằng nhau lên các xi lanh phanh của bánh trớc và sau. Tại thời điểm này, một lực tác động để làm pittông dịch chuyển sang bên trái bằng cách tận dụng độ chênh diện tích bề mặt nhận áp suất, nhng không thể thắng đợc lực của lò xo, vì vậy pittông không dịch chuyển. 2. Vận hành tại của điểm chia Khi áp suất thuỷ lực tác động vào xilanh của bánh sau tăng lên, áp suất này đẩy pittông về bên trái và thắng lực của lò xo làm cho pittông dịch chuyển sang trái và đóng mạch dầu. 3.Vận hành sau điểm chia Khi áp suất thuỷ lực từ xilanh chính tăng lên, , mức tăng áp suất này đẩy pittông sang phải để mở mạch dầu. Khi trạng thái này xảy ra, áp suất thuỷ lực đến xilanh của bánh sau tăng lên, và áp suất đẩy pittông sang trái bắt đầu tăng lên, vì vậy trớc khi áp suất thuỷ lực đến xilanh của bánh sau tăng lên hoàn toàn, pittông dịch chuyển sang trái và đóng mạch dầu. Vận hành này của van đợc lặp đi lặp lại để giữáp suất thuỷ lực ở phía bánh sau không tăng cao hơn áp suất ở phía bánh trớc. 4. Vận hành khi nhả bàn đạp Khi áp suất thuỷ lực từ xilanh chính giảm xuống, dầu ở phía xilanh bánh sau đi qua bên ngoài cúppen xilanh và trở về phía xilanh chính.
- PHẦN III:Phân tích các dạng hư hỏng nguyên nhân cach khắc phục Hệ thống phanh bị hư hỏng sẽ làm cho phanh không ăn hoặc ăn lệch,gây mất an toan fkhi xe chạy. Một số hư hỏng còn gây kẹt bánh xe ở mức độ khác nhau cho xe chạy không bình thường và có thể dẫn tới các hư hỏng khác. 3.1.Hư hỏng nguyên nhân hậu quả cách khắc phục của hệ thống phanh dầu S Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả Khắc phục T T 1 Chảy dầu -Các chi tiết của tổng -Tiêu hao -Thay cuppen phanh phanh(phớt,cuppen)xi dầu -Thay hoặc hàn lanh piston bơm phanh,khôn các đường ống con,cuppen bị hỏng g khí vào trong hệ -Các đường ống dẫn dầu thống hiệu bị nứt,đầu nối ren bị chờn quả phanh hoặc bắt không chặt không -Các lò xo giảm đàn tính cao,gây mất hoặc bị gãy an toàn khi xe hoạt động 2 Phanh bị bó kẹt -Hành trình tự do bàn đạp -Tốc độ xe -Điều chỉnh lại quá nhỏ,điều chỉnh không bị giảm có hành trình bàn đúng cần đẩy xi lanh,lò mùi khét ở đạp xo hồi vị bàn đạp bị trượt trống phanh -Sửa chữa lò xo làm bàn đạp không có độ -Trống hồi vị dơ nên phanh hoạt động phanh bị -Điều chỉnh liên tục.Phanh tay không nóng hoặc sửa chữa nhả hết vì điều chỉnh -Gia tốc phanh tay không đúng hoặc các kém,ì không -Thay van 1 thanh dẫn động bị bó kẹt. bốc,tiêu hao chiều cửa ra -Áp suất dư trong bình nhiên liệu hoặc thay xi dầu lớn quá,van 1 chiều -Cháy hỏng lanh phanh cửa ra của xi lanh bi hỏng má phanh chính -piston ở xi lanh xe bị bó và trống -Thay lò xo mới kẹt,có lực cản giữa guốc phanh -Thay guốc phanh và đĩa đỡ phanh
- -Cơ cấu tự động điều -Gây quá tải phanh mới chỉnh phanh chống bị cho hệ -Sửa hoặc bôi hỏng thống trơn truyền lực -Ổ bi banh xe bị hỏng.Ổ -Thay guốc và động cơ bi bánh xe bắt đầu có phanh mới tiếng kêu lạch cạch do -Thay đĩa phanh điều chỉnh không đúng mới má phanh và trống(đĩa)sẽ -Thay cơ cấu tiếp xúc với nhau gây điều chỉnh hiện tượng bó phanh Điều chỉnh hoặc thay ổ bi 3 Phanh -Do hành trình tự do của -Phanh -Điều chỉnh lại không ăn bàn đạp quá lớn không ăn sẽ hành trình tự do gây mất an bàn đạp -Thiếu dầu trong tổng toàn bơm,dò dỉ dầu trong hệ -Cho thêm dầu thống -Do không khí lọt vào hệ -Xả khí thống phanh -Thay cuppen -Cuppen phanh ở xi lanh -Thay van 1 chính và tổng phanh quá chiều mòn,hở -Điều chỉnh lại -Van 1 chiều tổng bơm khe hở giữa má quá mòn hỏng phanh và trống -Khe hở giữa má phanh phanh và trống phanh quá lớn -Thay hoặc lau -Má phanh dính dầu cháy khô xám,trai cứng hoặc mòn -thay mới nhô đinh tán -Sửa chữa hoặc -Hệ thống trợ lực hỏng thay thế mới -Bề mặt trống phanh hoặc đĩa phanh bị mòn không đều hoặc tiếp xúc kém - 4 Phanh ăn -Áp suất hay độ mòn của -Không an Chỉnh lại áp
- lệch 1 bánh trái và bánh phải toàn khi xe suất lốp phía không giống nhau làm mất tính năng ổn -Khe hở giữa má phanh -Điều chỉnh lại định và dẫn và trống phanh các bánh khe hở hướng xe không đều nhau -Thay má -Má phanh bánh xe nào phanh mới đó dính dầu mỡ hoặc nhô -Thông đường đinh tán dầu hoặc thay -Đường dầu tới bánh xe đường dầu mới nào đó bị tắc hỏngthungr -Sửa xi -Piston xi lanh bánh xe bị lanh,piston kẹt hoặc thay mới -Van điều hòa lực phanh -Thay van mới hỏng 3.2.Hư hỏng nhuyên nhân hậu quả khắc phục của xi lanh phanh chính Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả Khắc phục -Cặp piston xi -Do lam việc lâu -Chảy dầu gây -Mòn ít thì dùng lanh bị mòn,cao ngày trong dầu có lãng phí,không đủ giấy giáp đánh xước oxi hóa lẫn tạp chất bẩn dầu và áp lực mịn phanh cung cấp Cuppen bị mòn -Dùng dầu phanh -Nếu mòn nhiều cho các xi lanh rách trương nở không đúng thì bị cào xước bánh xe,phanh chủng loại,cuppen nặng thi nên -Cụm van 1 không an toàn bị nở thay thế mới chiều bị hỏng,lò xo gãy -Do lam việc lâu -Thay cuppen ngày mới -Lò xo tổng bơm yếu -Thay thế -Các lỗ ren lắp ráp có đường ren bị chờn,ren không kín khít -Lò xo điều chỉnh hỏng -Lỗ điều hòa bơm tổng bị toác,bẩn 3.3.Quy trình tháo lắp hệ thống phanh bánh xe và xi lanh chính xe PEUGEOT:
- *Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp: -Dụng cụ chuyên dùng để tháo lò xo,cà lê 15, kìm khí nén………..để tháo cơ cấu phanh. -Tô vít,kìm,….tháo dẫn động phanh -Xả hết dầu trong hệ thống kích ke xe chắc chắn 3.3.1.Quy trình tháo hệ thống phanh dầu: S Nội dung Dụng Hình vẽ Chú ý T cụ T 1 Tháo bánh xe. Tháo Khẩu các bu lông bắt 20 bánh xe rồi dùng tay nhấc bánh xe ra 2 Tháo đường ống Cà lê Tháo
- dẫn dầu tới xi lanh cẩ n bánh xe thận tránh làm hỏng tuyo 3 Tháo bu lông bắt Khẩu với ống trượt 19
- 4 Tháo càng Dùng phanh.dùng tay tay nhấc càng phanh ra,tháo chụp chắn bụi,dùng khí nén thổi vào dường dầu để tháo piston ra 5 Tháo má phanh. Dùng Dùng kìm tháo tay thanh chốt hãm trên càng phanh
- 6 Tháo tấm dẫn Dùng hướng tay 7 Tháo xi lanh piston Tay ra Máy nén khí
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: "xây dựng mặt đường giao thông nông thôn bằng đất gia cố tại ba vùng đặc thù"
11 p | 131 | 34
-
Đề tài: Xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng phần vận hành xe UAZ-3160
64 p | 141 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền
106 p | 71 | 19
-
Những giải pháp phát triển thị trường sản phẩm nhựa đường của Cty Thương mại và xây dựng - 8
10 p | 81 | 18
-
Báo cáo nông nghiệp: "XÂY DựNG Hệ THốNG TáI SINH IN - VITRO CÂY KHOAI TÂY PHụC Vụ CHọN TạO GIốNG MớI BằNG Kỹ THUậT CHUYểN GEN Và DUNG HợP Tế BàO TRầN"
10 p | 82 | 17
-
BÁO CÁO " XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH IN - VITRO CÂY KHOAI TÂY PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG MỚI BẰNG KỸ THUẬT CHUYỂN GEN VÀ DUNG HỢP TẾ BÀO TRẦN "
10 p | 74 | 14
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty CP khoáng sản và xây dựng Bình Dương
23 p | 128 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí khu vực nam bộ đến thiết kế và khai thác kết cấu áo đường bê tông nhựa
135 p | 80 | 12
-
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT: XÂY DỰNG QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN BẮP CÓ CHUYỂN CÁC GENE KHÁNG SÂU (CryIA [b]) VÀ GENE TĂNG CƯỜNG CHUYỂN HÓA ĐƯỜNG (Invertase) BẰNG KỸ THUẬT PCR
5 p | 68 | 12
-
BÁO CÁO " XÂY DỰNG QUI TRÌNH KIỂM TRA KHÁNG SINH ĐỒ CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC ĐỊA "
8 p | 103 | 11
-
Báo cáo khoa học: Cải tiến dệt thoi GA 615-H Trung Quốc thành máy dệt kiếm mềm - KS. Nguyễn Hồng Lạc
41 p | 122 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nâng cao giải pháp sử dụng vạch sơn trong tổ chức giao thông mạng lưới đường bộ thành phố Quy Nhơn
26 p | 111 | 6
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng dẻ ăn hạt (Castanopsis boisii Hickel et Camus) tại Bắc Giang
88 p | 52 | 6
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định cấu trúc hóa học, tổng hợp và ứng dụng pheromone giới tính để quản lý một số loài thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera) ở Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 62 | 6
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện công tác đảm bảo và kiểm soát chất lượng thi công mặt đường bê tông nhựa chặt ở Việt Nam
197 p | 72 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện công tác đảm bảo và kiểm soát chất lượng thi công lớp mặt đường bê tông nhựa chặt ở Việt Nam
27 p | 43 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định cấu trúc hóa học, tổng hợp và ứng dụng pheromone giới tính để quản lý một số loài thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera) ở Đồng bằng sông Cửu Long
31 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn