BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
------------------------------<br />
<br />
NGUYỄN LAN<br />
NGHI N CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ ÁC Đ NH TẢI TRỌNG<br />
CHO PHÉP QUA C U TR N C SỞ<br />
T QUẢ I<br />
Đ NH C U<br />
Chuyên ngành: ây dựng công trình đặc biệt<br />
Mã số: 62.58.02.06<br />
<br />
TÓ<br />
<br />
TẮT LUẬN ÁN TI N SĨ<br />
<br />
Hà Nội - năm 2014<br />
<br />
Ỹ THUẬT<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại hoa Công trình<br />
Trường Đại học Giao thông vận Tải<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
GS.TS. Nguyễn Viết Trung- Đại học GTVT<br />
TS. Đỗ Hữu Thắng- Viện KH&CN GTVT<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Duy Hòa<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Hà<br />
Phản biện 3: TS. Tô Nam Toàn<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước hội đồng đánh giá cấp Trường<br />
theo quyết định số ................. ngày..... tháng ..... năm 2015 của<br />
Trường Đại học giao thông vận tải vào hồi ..... giờ ngày.....<br />
tháng....năm 2015.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
Thư viện Quốc gia Việt nam<br />
Thư viện Đại học GTVT<br />
<br />
1<br />
ỞĐ U<br />
Bằng việc áp dụng lý thuyết xác xuất thống kê vào bài toán<br />
đánh giá cầu, sử dụng cơ sở dữ liệu xe tải của trạm cân đông<br />
Dầu giây và cơ sở dữ liệu xe tải đăng kiểm tại Việt Nam đi<br />
phân tích so sánh các hiệu ứng lực các mô hình xe hợp pháp và<br />
lựa chọn 3 mô hình xe đại diện cho 3 loại xe thân liền, xe tổ hợp<br />
đầu kéo sơmi rơ mooc và xe thân liền kéo theo rơ mooc cho<br />
đánh giá cầu tại Việt nam. Từ dữ liệu xe cân động phân tích phổ<br />
hiệu ứng tải trọng qua cầu và xác định các hệ số tải trọng cho<br />
mô hình xe hợp pháp để đánh giá cầu và cắm biển tải trọng. làm<br />
rỏ mối quan hệ giữa tải trọng cho phép qua cầu và tuổi thọ còn<br />
lại; tải trọng cho phép qua cầu- độ tin cậy từ đó kiến nghị thủ<br />
tục đánh giá cầu và xác định tải trọng cho phép qua cầu có xét<br />
đến tuổi thọ còn lại và độ tin cậy xác định trước.<br />
Lý do chọn đề tài<br />
Mạng lưới các cầu đang khai thác tại Việt Nam hiện nay<br />
được thiết kế theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, có mức độ hoạt<br />
tải thiết kế khác nhau từ mô hình hoạt tải H10,H13,H18,H30<br />
theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-18-79; Mô hình hoạt tải HS20,<br />
HS20-44 theo tiêu chuẩn AASHTO Standard-86 và HL93 theo<br />
AASHTO-LRFD-98 (tiêu chuẩn hiện hành 22TCN 272-05).<br />
Sự chênh lệch nhau về hiệu ứng lực giữa các mô hình hoạt tải<br />
thiết kế nhiều trường hợp rất lớn mà thường mô hình hoạt tải<br />
thiết kế mới có hiệu ứng lực lớn hơn các mô hình hoạt tải thiết<br />
kế cũ. Do nguồn kinh phí dành cho công tác duy tu, bảo<br />
dưỡng, bảo trì các cầu còn hạn chế nên nhiều cầu được phân<br />
loại là cầu yếu vẫn phải tiếp tục khai thác và đi kèm là biện<br />
pháp cắm biển giới hạn tải trọng khai thác cho các cầu này. Sự<br />
phát triển của ngành công nghiệp chế tạo xe tải và đòi hỏi của<br />
ngành vận tải, ngày càng có nhiều loại xe tải nặng lưu thông<br />
trên đường, cầu với mật độ ngày càng tăng gây nguy cơ mất an<br />
toàn trên các cây cầu có khả năng chịu tải đã bị suy giảm so<br />
với thiết kế ban đầu, đây là lý do ngày càng xuất hiện nhiều tai<br />
nạn sụp đổ cầu do xe quá tải vượt qua.<br />
Trong một thời gian dài trước khi ra đời tiêu chuẩn thiết<br />
kế cầu 22TCN 272-05, công tác đánh giá cầu cũ để cắm biển<br />
giới hạn tải trọng ở Việt Nam chủ yếu là kiểm toán lại các<br />
đoàn xe thiết kế H10,H13,H18,H30 trên cơ sở cập nhật các dữ<br />
<br />