intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam – thực trạng và khuyến nghị giải pháp thích ứng với bối cảnh mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã tập trung phân tích thực trạng, làm rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra các vướng đó và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn xử lý nợ xấu trong thời gian tới, tạo điều kiện cho nền kinh tế thích ứng với bối cảnh mới, phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam – thực trạng và khuyến nghị giải pháp thích ứng với bối cảnh mới

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BỐI CẢNH MỚI TS. Trần Đình Nam TÓM TẮT Trong gần 3 năm qua, tính từ đầu tháng 2/2020 đến nay, kinh tế thế giới và kinh tế - xã hội trong nước diễn biến hết sức bất thường. Tình hình đó cộng với sự tích tụ khó khăn của nền kinh tế các năm trước, cũng như những yếu tố chủ quan của các Tổ chức dụng Việt Nam làm cho nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu đều tăng cao, gây rủi ro cho nhiều bên có liên quan. Các Tổ chức dụng Việt Nam đã thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, trích lập dự phòng rủi ro bao phủ nợ xấu, miễn giảm lãi suất và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho khách hàng, nên tỷ lệ nợ xấu phần nào đã được kiềm chế. Tuy nhiên do những khó khăn mới xuât hiện, do những biện pháp thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết của Quốc hội và công cụ VAMC đã giảm tác dụng, nên cần cấp bách phải có những cách làm mới, sát thực tiễn hơn để quản lý nợ xấu. Bài viết đã tập trung phân tích thực trạng, làm rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra các vướng đó và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn xử lý nợ xấu trong thời gian tới, tạo điều kiện cho nền kinh tế thích ứng với bối cảnh mới, phát triển bền vững. Từ khóa: nợ xấu, tổ chức tín dụng, bối cảnh mới, khuyến nghị giải pháp ABSTRACT HANDLING BAD DEBTS OF VIETNAM CREDIT INSTITUTIONS – THE SITUATION AND RECOMMENDATIONS FOR SOLUTIONS ACCEPTABLE TO THE NEW CONCEPT Over the past 3 years, from the beginning of February 2020, up to now, the world economy and domestic socio-economic development have been very abnormal. That situation, combined with the accumulation of difficulties of the economy in previous years, as well as the subjective factors of Vietnamese organizations make bad debt, potentially lose capital, and latent debt become debt. bad things are increasing, causing risks for many stakeholders. Vietnamese institutions have taken drastic measures to handle assets to secure loans, set up risk provisions to cover bad debts, exempt and reduce interest rates and adjust debt terms for customers. bad debt ratio has been somewhat curbed. However, due to new difficulties, as pilot measures to deal with bad debts under the Resolution of the National Assembly and VAMC tools have decreased in effectiveness, it is urgent to have new and more practical ways of doing things. for bad debt management. The article has focused on analyzing the current situation, clarifying the achieved results, pointing out the obstacles and proposing solutions to solve the difficulties in dealing with bad debts in the coming time, creating favorable conditions for the economy to adapt. adapt to the new context, sustainable development. Keywords: bad debt, credit institutions, new context, solution recommendations 1. MỞ ĐÂU Nợ xấu là các khoản nợ đã cho vay của các Tổ chức tín dụng (TCTD) chưa thu hồi được, thuộc nợ nhóm 3 đến nhóm 5. Theo thông lệ quốc tế nếu tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng thương 738
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” mại (NHTM) lên tới 5% là hết sức nguy hiểm, ở vào tình trạng báo động. Tại Việt Nam đến nay, với các con số được công bố rộng rãi thì chưa NHTM nào nợ xấu lên tới 5%. Tuy nhiên, đó là nơ xấu nội bảng, chưa kể nợ xấu ngoại bảng, nợ xấu đã bán cbo VAMC, nợ đã được gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn và các khoản nợ xấu khác đã được xử lý bằng biện pháp kỹ thuật trong hạch toán. Do đó thực tế nếu tính đầy đủ các khoản nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu của các TCTD Việt Nam rất đáng quan tâm. Bên cạnh đó, với những tác động của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước từ đầu năm 2020 đến nay tiếp tục có những khoản nợ xấu mới phát sinh và nợ đã được cơ cấu lại hết thời hạn xẽ được chuyển thành nợ xấu. Bởi vậy, làm rõ thực trạng nợ xấu và khuyến nghị giải pháp xử lý nợ xấu có hiệu quả trong thời gian tới có ý nghĩa hết sức thiết thực. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu về thực tiễn xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam trong giai đoạn bất thường của nền kinh tế hiện nay nên không có điều kiện sử dụng phương pháp định lượng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, thống kê so sánh, tổng hợp và phân tích dự trên nguồn số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng đã công bố, đưa ra các nhận xét, đánh giá tập trung làm rõ thực trạng xử lý nợ xấu của các TCTD và khuyến nghị giải pháp tiếp tục xử lý hiệu quả hơn nợ xấu trong bối cảnh mới. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng diễn biến nợ xấu Theo số liệu của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD giảm từ 1,99% cuối năm 2017 xuống 1,91% năm 2018, 1,63% năm 2019. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nợ xấu của hệ thống TCTD Việt Nam tăng cao kể từ đầu năm 2020. Cụ thể, đén cuối năm 2020 tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại, lên 1,69% và đến cuối năm 2021 là 1,9%, gần như trở lại tương đương như tỷ lệ nợ năm 2017, bắt đầu mới triển khai Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của toàn hệ thống TCTD đến thời điểm cuối năm 2021 ở mức 3,79%. Trong khi đó, nếu xét đến cả tác động của đại dịch, với các khoản nợ đang được cơ cấu lại theo Thông 01/2020/TT-NHNN có nguy cơ nữa thì tỷ lệ nợ xấu của các TCTD đến hết năm 2021 là 8,2% [Hiệp hội NH (2021)]. Đây là kết quả được dự báo khi các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo quy định tại các văn bản pháp lý: Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN, của NHNN. Đến nay, Đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục tác động tiêu cực đến an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD và các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 cũng sẽ tiếp tục tăng lên cao hơn trong nửa đầu năm 2023. Từ đầu năm 2021 đến nay hầu hết NHTM có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt tại Vietcombank và VietinBank [Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021)]. Tham khảo số liệu công bố trong Báo cáo tài chính quý 4/2021 hợp nhất của 3 NHTM Nhà nước đã được cổ phần hóa sẽ thấy rõ hơn và mình chứng cụ thể hơn thực trạng nợ xấu. Tại Vietcombank tính đến thời điểm hết năm 2021 thì tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là 0,63%, Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank là 1,3%, đạt được mục tiêu đề ra trong bối cảnh bị tác động mạnh của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ này của BIDV là 0,81%, giảm 0,73 điểm % so với năm 2020 Vietcombank (2015-2021). Vietombank là NHTM có mức vốn hóa lớn nhất, có giá cổ phiếu cao nhất trên TTCK Việt Nam. Trong 3 năm gần đây nợ nhóm 2 và nợ xấu của VCB luôn thấp hơn tỷ lệ chung của toàn 739
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ngành NH. Riêng năm 2021, thực hiện các biện pháp đồng bộ quyết liệt nợ xấu, 81chi nhánh trong hệ thống VCB có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,4% và nhiều chỉ nhánh có tỷ lệ nợ xấu giảm khá so với năm 2020 Vietcombank (2015-2021). Quay trở lại phân tích về nguyên tắc hạch toán nợ xấu của các TCTD nói chung. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng mà có một khoản nợ bất kỳ được xác định là nợ xấu theo quy định trên thì toàn bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu (theo Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14). Cần phải lưu ý rằng, nợ xấu không nhất thiết phải là nợ quá hạn. Ví dụ, nợ đang còn trong hạn, nhưng đã gia hạn đến lần thứ ba (theo định lượng) hoặc được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn (theo định tính) thì sẽ ngay lập tức bị phân vào nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn (theo Điểm d, Khoản 3, Điều 3 Nghị quyết số 42/2017/QH14). Xét về tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay, hiện nay VPBank đang là NHTM duy nhất có tỷ lệ nợ xấu trên 3%. Đây là kết quả hợp nhất, phản ánh hệ quả tác động của COVID-19 đối với phân khúc tín dụng tiêu dùng dễ bị tổng thương tại FE Credit. Còn riêng tại ngân hàng mẹ, chất lượng cho vay của VPBank vẫn đang được kiểm soát khá tốt khi tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay ở mức 2,28%, giảm đáng kể so với mức 2,52% thời điểm đầu năm 2021 VNDIRECT (2018-2021). 3.2. Thực trạng diễn biến nợ có khả năng mất vốn Nợ xấu ở nhóm cao hơn không nhất thiết phải chuyển từ nợ xấu nhóm thấp hơn một bậc. Thậm chí đang là nợ nhóm 1 tốt nhất cũng có thể bị chuyển ngay sang nợ xấu nhóm 5 xấu nhất. Một số NHTM khác, như: Sacombank, VietinBank, VIB, ACB, Eximbank và SeABank cũng nằm trong số 10 ngân hàng có nhiều nợ nhóm 5 nhất tại thời điểm 30/9/2021. Nợ có khả năng mất vốn của 10 NHTM đứng đầu này lên tới 53.084 tỷ đồng, chiếm đến 80% tổng nợ nhóm 5 của 28 NHTM khảo sát. Mặc dù có hàng nghìn tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn nhưng đây đều là các NHTM đứng đầu về dư nợ cho vay. Bởi vậy, tỷ lệ nợ nhóm 5 chỉ dao động trong khoảng 0,3 – 1,5% tổng dư nợ tại thời điểm quý III. Điển hình như VietinBank, tuy có tới hơn 3.500 tỷ nợ có khả năng mất vốn nhưng con số này chỉ chiếm 0,3% tổng dư nợ cho vay Ngân hàng thương mại (2020 - 2021). Mở rộng ra xem xét phạm vi lớn hơn, đó là trong số 28 NHTM công bố báo cáo tài chính, có thể thấy nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn của các NHTM nói trên, thì Techcombank có tỷ lệ Nợ nhóm 5 so vớ tổng dư nợ thấp nhất, ở mức 0,1%. Con số này liên tục được duy trì trong năm 2021 chủ yếu do Techcombank tích cực sử dụng trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu VNDIRECT (2018-2021). Bên cạnh Techcombank, thì một số NHTM khác cũng có tỷ lệ Nợ nhóm 5 so với tổng dư nợ ở mức rất thấp, như: TPBank (0,2%), VietinBank (0,3%), VPBank (0,3%), MB (0,3%), Bac A Bank (0,4%). Ngược lại, một số NHTM khác, như: PG Bank và Viet Capital Bank tuy về số tuyệt đối nợ nhóm 5 chỉ vài trăm tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ nhóm 5 nhưng chiếm hơn 2% tổng dư nợ cho vay và là hai NHTM có tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cao nhất hệ thống TCTD Việt Nam ở thời điểm nói trên Ngân hàng thương mại (2020 - 2021). Đi vào cụ thể nợ xâu, số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính của 28 NHTM công bố công khai cho thấy, tổng dư nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đến thời điểm 30/9/2021 lên tới khoảng 66.556 tỷ đồng, giảm gần 8% so với cuối năm 2020. Trong đó, Agribank chưa công bố 740
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” báo cáo tài chính quý III/2021. Do đó, tạm tính theo số liệu đến 30/6/2021, Agribank đang đứng đầu hệ thống TCTD về nợ có khả năng mất vốn, lên tới 14.330 tỷ đồng. Mặc dù vậy, con số này đã giảm hơn 12% so với cuối năm 2020, tương đương giảm hơn 2.000 tỷ đồng. Đứng kế sau Agribank, nợ nhóm 5 của BIDV đến cuối quý III/2021 ở mức 13.881 tỷ đồng, giảm 1.809 tỷ đồng so với cuối quý II và giảm 2.644 tỷ đồng so với cuối năm 2020. Ngược với Agribank và BIDV. Tương tự, nhóm nợ này tại SHB cũng tăng gần 30%, ở mức 4.937 tỷ đồng tại thời điểm hết tháng 9/2021 Ngân hàng thương mại (2020 - 2021). Nếu cập nhật nợ xấu đến hết năm 2021 của nhiều NHTM đã công bố Báo cáo tài chính quý IV/2021 cho kết quả say đây. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 được các ngân hàng công bố, có 10 NHTM có nợ xấu lớn nhất trong số 27 NHTM có cổ phiếu giao dịch trên UPCoM và niêm yết trên TTCK sở hữu tới hơn 74,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, cao hơn 8,39% so với năm 2020. BIDV, VPBank, VietinBank vẫn là 3 NHTM đứng đầu danh sách nợ xấu lớn nhất Ngân hàng thương mại (2020 - 2021). VPBank giảm đáng kể của khối nợ xấu có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) với mức giảm gần 49%, từ 2.076 tỷ xuống còn 1.059 tỷ, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng khoảng 6%, từ 6.025 lên 6.381 tỷ trong khi nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng đột biến gần 363%, từ 1.824 tỷ lên 8.446 tỷ. Kết thúc 2021, VPBank bị đẩy lên vị trí ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất năm 2021 với khối nợ xấu gần 15.887 tỷ đồng, tăng 60% so với năm trước Ngân hàng thương mại (2020 - 2021). Cuối năm 2021, VietinBank có khối nợ xấu gần 14.300 tỷ đồng, tăng gần 49%, chủ yếu do nợ nhóm 3 tăng mạnh gần 275%, từ 1.892 tỷ đồng lên 7.096 tỷ đồng. Nợ xấu BIDV đã giảm gần 38% trong năm 2021, từ mức 21.369 tỷ đồng xuống còn 13.245 tỷ đồng do giảm khối nợ lớn nhất, đó là nợ nhóm 5, giảm gần 58%. Trong khi đó, Vietcombank có quy mô nợ xấu tăng khoảng 17%, từ mức 5.230 tỷ đồng lên 6.121 tỷ đồng, nợ ở cả 3 nhóm 3,4,5 đều tăng; trong đó, quy mô nợ xấu tăng mạnh nhất là nợ nhóm 4, tăng gần 333% so với cuối năm 2020 Ngân hàng thương mại (2020 - 2021). 3.3. Thực trạng xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro và đẩy mạnh bán nợ Tuy nhiên nhìn chung chất lượng nợ được kiểm soát. Các NHTM cũng gia tăng mạnh mẽ quỹ dự phòng rủi ro, với tỷ lệ dự phòng nợ xấu ở nhiều NHTM tăng lên cao kỷ lục, trong đó ở Vietcombank tới 424%, MB đạt gần 400%, tại nhiều NHTM khác cũng đạt trên mức 100%. Thực trạng này sẽ được mình chứng, phân tích ở nội dung dưới đây. Xu hướng thu hẹp quy mô của nợ nhóm 5 trong 9 tháng đầu năm 2021 của 28 NHTM nói trên có sự hỗ trợ rất lớn từ chính sách cho phép giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 của NHNN. Việc NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ làm cho bức tranh nợ xấu chưa phản ánh đúng thực tế. Thời gian qua, NHNN đã ban hành 3 Thông tư 01, 03, 14 quy định về cơ cấu nợ, giãn nợ, với trên 600 nghìn tỷ đồng đã được cơ cấu nợ, nhưng đây mới chỉ là số liệu bước đầu. Từ nay đến cuối năm 2022 hoặc sang năm 2023, quy mô nợ xấu sẽ tiếp tục gia tăng. Ngoài sự hỗ trợ của chính sách, việc đẩy mạnh sử dụng trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu cũng tạo điểu kiện cho nhiều NHTM thu hẹp quy mô nợ nhóm 5 trong 9 tháng đầu năm 2021. Theo đó, BIDV đã sử dụng hơn 12.126 tỷ đồng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ, con số này tại BIDV là hơn 11.900 tỷ đồng, tại VietinBank là 5.100 tỷ đồng, tại MB là 2.955 tỷ đồng,…Bên cạnh đó, các NHTM cũng rất tích cực xử lý nợ xấu thông qua hình thức rao bán trực tiếp hoặc thanh lý tài sản đảm bảo VNDIRECT (2018-2021). 741
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Ví dụ, tại thời điểm quý I/2021, Kienlongbank đã bán xong 176 triệu cổ phiếu STB, tài sản đảm bảo cho khoản nợ nhóm 5 có giá trị gần 1.900 tỷ đồng. Sacombank thanh lý được ba bất động sản thế chấp cho các khoản nợ có trị giá 1.000 tỷ đồng. Các NHTM nhà nước, như: Agribank, BIDV và VietinBank cũng liên tục chào bán các khoản nợ có giá trị lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian qua. Ngân hàng thương mại (2020 - 2021) Để xử lý nợ xấu, các NHTM cũng đã sử dụng dự phòng rủi ro nên hạn chế gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong bối cảnh bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tính đến cuối tháng 6/2021, toàn hệ thống TCTD đã có gần 200.000 tỷ đồng nguồn lực dự phòng rủi ro tín dụng, tương ứng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR (tỷ lệ bù đắp nợ xấu bằng dự phòng rủi ro - LLR) gần 90% tổng thể nợ xấu. Ngân hàng thương mại (2020 - 2021) Tại thời điểm cuối quý III/2021, nợ xấu của Vietcombank là 10.884 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank đã lên tới 1,16%. Tuy vậy, điểm tích cực là Vietcombank đã tăng chi phí dự phòng lên 8.012 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó, tại thời điểm cuối tháng 9/2021, Vietcombank đang có hơn 26.432 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (một trong những chỉ số dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu) đạt mức cao là 243%. Vietcombank (2015-2021) Nếu phân tích cập nhật hơn, thì tính đến hết năm 2021, Vietcombank có tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 424%, cao nhất toàn hệ thống TCTD Việt Nam ở thời điểm này; trong khi đó tỷ lệ này của BIDV là 235%, cao thứ hai trong hệ thống và của Vietinbank là 171% cũng ở mức khá cao và cao hơn năm 2020 đảm bảo an toàn, bền vững cho năm tài chính kế tiếp. Điều đó có nghĩa là, 3 NHTM này có tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro gập từ ,175 lần đến 2,35 lần và 4,24 lần nợ xấu; hay 1 đồng nợ xấu các NHTM này đã trích 1,75 đồng, 2,35 đồng và 4,24 đồng nợ xấu. Vietcombank (2015-2021) Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối năm 2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng, hiện có khoảng 775.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng. Đồng thời, miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,96 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước (2016-2021) Nguyên nhân chính là tác động tiêu cực và rộng lớn của COVID-19. Riêng trong Quý III/2021 cũng là khoảng thời gian cao điểm tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, khi mà cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng bị đứt gãy…Như vậy mẫu số nợ xấu tăng mạnh lên trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR bị giảm xuống khi mức độ trích lập dự phòng rủi ro không tăng tương ứng. Mặt khác, về số tuyệt đối, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro chỉ ở mức thấp so với nợ xấu tăng thêm, như mức trích 5%, 20%, 50% theo các nhóm nợ thuộc nợ xấu, chỉ riêng nợ có khả năng mất vốn mới trích lập 100% (ngoài ra có tỷ lệ trích lập dự phòng chung 0,75% cho nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4). Mức sụt giảm của LLR trong quý 3 như trên cũng phản ánh sức tác động tiêu cực rất lớn của COVID- 19 đối với nợ xấu. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2021) Tác động đó không chỉ một chiều đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền trả nợ của khách hàng vay vốn, dẫn đến nợ xấu, mà còn tác động ở chiều quan trọng nữa là việc xử lý của các NHTM. Bên cạnh đó là sự trở ngại của các NHTM trong việc xử lý cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng vừa qua, thực hiện phòng chống dịch và quy định cách ly, giao thông hạn chế và 742
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nhất là hàng không, nhiều cán bộ xử lý nợ không thể đến trực tiếp các địa bàn để thẩm định, xử lý nợ (nhất là những khoản lớn được phân cấp thẩm định, phê duyệt cấp hội sở…). 3.4. Khuyến nghị Từ những nội dung phân tích, đánh giá nói trên, bài viết xin có một số khuyến nghị sau đây: Một là, các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng, cần thắt chặt quy trình tín dụng, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay, kiềm chế tới mức thấp nhất các khoản nợ xấu mới phát sinh. Bên cạnh đó, cần linh hoạt xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, linh hoạt phát mại tài sản, linh hoạt bán nợ để thu hồi nợ xấu. Hai là, các NHTM hạn chế cho vay bất động sản đầu cơ, cho vay kinh doanh chứng khoán, đầu tư mua cổ phiếu, kiên quyết lựa chọn doanh nghiệp có uy tín để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Các NHTM cần chủ động trong trích lập dự phòng rủi ro, thận trọng đối với các khoản giải ngân mới đối với khách hàng tiền ẩn rủi ro. Ba là, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét tiếp tục chỉ đạo sát sao quá trình triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống các TCTD đặc biệt về phương án xử lý các TCTD yếu kém, các NHTM nhiều năm không tăng được vốn điều lệ, tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận thấp hay không có. Quốc hội cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của đất nước. Xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, lạm phát và giá năng lượng diễn biến phức tạp như hiện nay trên thế giới. Bốn là, Quốc hội, Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính nên xem xét lại sự tồn tại của VAMC, đối chiếu với đề án được thành lập, thực trạng và hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu hiện nay, chi phí hàng năm cho bộ máy và số vốn điều lệ nhà nước cấp, lãi suất trái phiếu Chính phủ phải trả tương ứng với số vốn điều lệ đó, để mạnh dạn có quyết định kịp thời vì hiệu quả chung của nền kinh tế. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của đại dịch, giá cá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới và nhập khẩu vào trong nước tăng cao, ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. NHNN đã kịp thời ban hành các quy định pháp lý cho phép giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Các TCTD Việt Nam cũng chủ động linh hoạt điều chỉnh căc khoản nợ cho khách hàng theo quy định, xử lý nợ xấu bằng các biện pháp khác. Tuy nhiên để có thể tiếp tục xử lý nợ xấu của các TCTD một cách có hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu cần có các giải pháp đồng bộ như khuyến nghị ở trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2021): “Thông tin hoạt động các ngân hàng hội viên”; truy cập tại www.vnba.org.vn; thời gian truy cập, từ ngày 6-11/7/2022. 2. Ngân hàng thương mại (2020 - 2021): “Báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM, Báo cáo gửi cổ đông, thông tin hoạt động”, tổng hợp từ trang web của các NHTM; thời gian truy cập, từ ngày 6-11/7/2022. 743
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3. Ngân hàng Nhà nước (2020 - 2021): “Thông tin và tư liệu” được truy cập tại mục: Tin tức- Sự kiện, trang www.sbv.gov.vn, thời gian truy cập, từ ngày 6-11/7/2022. 4. VNDIRECT (2018-2021): “Báo cáo nghiên cứu thị trường tài chính hàng tháng”, các tháng trong các năm 2018 – 2021 của Công ty chứng khoán VN Direct gửi các nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản tại Công ty, file mềm. 5. Vietcombank (2015-20201): Thông tin hoạt động của Vietcombank tại Báo báo thường niên, báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm, thông tin công bố trên www.vcb.com.vn, các năm 2015 – 2021; thời gian truy cập, từ ngày 6-11/7/2022. --- Thông tin tác giả: TS. Trần Đình Nam Phó Viện trưởng, phụ trách Viện Kinh tế bưu điện Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông Số: Hoàng Quốc Việt – Hà Nội ĐT 0911445586 Email: namtd@ptit.edu.vn Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – Ngân hàng – Quản trị kinh doanh 744
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1