intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (1)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

72
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (1)', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (1)

  1. Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (1) Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát sau một bệnh rõ ràng : 1. Chẩn đoán 1.1. Lâm sàng : - Bệnh xảy ra từ từ, hoặc nhanh, cấp hoặc mạn tính. - Xuất huyết : + Dưới da : Chấm, nốt, mảng bầm máu. + Niêm mạc : Chảy máu mũi, lợi, chân răng. + Nội tạng : Não, màng não, phổi, tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục (đa kinh, rong kinh). + Thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu. + Gan, lách, hạch không to.
  2. 1.2. Cận lâm sàng : - Máu chảy kéo dài. - Số lượng tiểu cầu dưới 100 x 109/l - Tuỷ đồ bình thường hoặc tăng mẫu tiểu cầu. 2. Điều trị : 2.1. Điều trị đặc hiệu : + Trường hợp cấp : - Số lượng tiểu cầu < 20 x 109/l Solumedrol 5mg/kg/ngày trong 5 ngày Sau đó Prednisolon 2mg/kg/ngày trong 2 tuần Rồi giảm liều và ngừng thuốc sau 4 tuần. - Số lượng tiểu cầu > 20 x 109/l Prednisolon 2mg/kg/ngày trong 3 tuần. Rồi giảm liều và ngừng thuốc sau 4 tuần. + Trường hợp mạn tính : Giảm tiểu cầu dai dẳng trên 6 tháng - Số lượng tiểu cầu < 50 x 109/l + Xuất huyết nặng :
  3. Dùng lại một đợt như xuất huyết giảm tiểu cầu cấp hoặc Imumunoglobulin tiêm tĩnh mạch 1g/kg/ngày truyền chậm 8 – 12 giờ trong 2 ngày. Sau đó kết hợp dùng các thuốc giảm miễn dịch khác như : Azathioprin 2mg/kg/ngày trong 3 – 4 tháng hoặc Sandimum Neoral 2mg/kg/ngày trong 4 – 6 tháng. + Xuất huyết nhẹ : Prednisolon 0,1mg/kg/ngày. Kết hợp với các thuốc miễn dịch khác (azathioprin, Sandimum Neoral). - Số lượng tiểu cầu > 50 x 109/l, không xuất huyết : Không dùng thuốc. Theo dõi định kỳ. Hạn chế hoạt động mạnh như thể dục thể thao. - Chỉ định cắt lách : + Có nhiều đợt xuất huyết nặng đe doạ tính mạng. + Dùng thuốc không đáp ứng sau 6 tháng. + Trẻ trên 5 tuổi. 2.2. Điều trị hỗ trợ : - Cầm máu tại chỗ :
  4. + Chảy máu mũi : nhét gạc hoặc Gelaspon mũi trước. + Rỉ máu chân răng : ép chặt bông có tẩm Adrenalin vào nơi chảy máu. - Truyền khối tiểu cầu : Khi xuất huyết nặng :Tiêu hoá, thận, tiết niệu … 1đv/5 – 10kg cân nặng. 2.3. Chăm sóc và theo dõi : - Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động. - Vệ sinh răng miệng. - Tránh ăn những thức ăn gây xước niêm mạc miệng, lưỡi như mía … - Theo dõi tình trạng xuất huyết, mức độ mất máu. - Hẹn khám định kỳ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2