intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý chí quyết chiến quyết thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Giá trị trong xây dựng khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc cho sinh viên hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ý chí quyết chiến quyết thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Giá trị trong xây dựng khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc cho sinh viên hiện nay" bàn về ý chí quyết chiến quyết thắng trong chiến dịch Điện Biên đã để lại giá trị rất lớn đối với thế hệ trẻ trong nhất là sinh viên trong xây dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý chí quyết chiến quyết thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Giá trị trong xây dựng khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc cho sinh viên hiện nay

  1. Ý CHÍ QUYẾT CHIẾN QUYẾT THẮNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ - GIÁ TRỊ TRONG XÂY DỰNG KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH HẠNH PHÚC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY Đại tá, TS. Nguyễn Thanh Hải - Thiếu tá, ThS. Trần Thị Tươi* Khoa Công tác đảng, công tác chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) Email*: tuoihunglq22012@gmail.com Tóm tắt: Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" có ý nghĩa lịch sử to lớn, mang tầm thời đại sâu sắc, là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sức mạnh của khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. Ngày nay, để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện thực hóa mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, trách nhiệm cao, có ý chí quyết tâm dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sinh viên Việt Nam là thế hệ tương lai của nước nhà, có hoài bão, ước mơ, có tri thức, cần phải được quan tâm giáo dục ý chí quyết chiến quyết thắng, khắc phục mọi khó khăn, xây dựng khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, có động lực đổi mới sáng tạo, quyết tâm đưa đất nước bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đó là trách nhiệm của hệ thống chính trị nói chung và của các trường đại học Việt Nam nói riêng. Từ khóa: ý chí quyết chiến quyết thắng, Điện Biên Phủ, khát vọng phát triển, đất nước, sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thắng lợi Điện Biên Phủ năm 1954 là mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó được “ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Điện Biên Phủ - trận công kiên lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là minh chứng trực tiếp của nghệ thuật quân sự Việt Nam, làm xoay chuyển cục diện quân sự và chính trị trên chiến trường, giáng đòn quyết định và đập tan ý chí xâm lược của thế lực thực dân hiếu chiến, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh ngoại giao ở hội nghị Giơnevơ. Đồng thời, là một biểu tượng sức mạnh của dân tộc Việt Nam đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự do; biểu tượng của ý chí quyết chiến quyết thắng của quân dân Việt Nam được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng quân thù, biểu tượng “sức mạnh của trí tuệ và lòng yêu nước Việt Nam”. Chính ý chí quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành ngọn nguồn sức mạnh, động lực để cả dân tộc ta chiến thắng kẻ thù hung bạo nhất thế giới đế quốc Mỹ thu non sông về một mối, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, để Việt Nam hiện giờ: “Đất nước ta chưa bao giờ có được 325
  2. cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”1. Ngày nay, ý chí quyết chiến quyết thắng trong chiến dịch Điện Biên đã để lại giá trị rất lớn đối với thế hệ trẻ trong nhất là sinh viên trong xây dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Ý chí quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ đầu tiên không nằm trong kế hoạch Navarre, chỉ sau một loạt thất bại liên tiếp từ những tháng cuối năm 1953, cái ý tưởng của Salan (người tiền nhiệm của Navarre) biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn quân sự khổng lồ mới được cân nhắc và lựa chọn. Navarre đã dành sự ưu tiên tuyệt đối cả về tâm và lực để khảo sát, đánh giá và phân tích xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với 49 cứ điểm được hình thành trong 8 cụm cứ điểm thuộc ba phân khu. Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống binh, hỏa lực mạnh với những loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại và hoàn toàn có thể yểm trợ cho những cứ điểm khác lúc cần. Bao quanh mỗi cụm cứ điểm là những hàng rào dây thép gai dày từ hàng chục mét trở lên và chi chít những mìn với đủ hình thù, kích cỡ. Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù), 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly, 1 đại đội pháo 155 ly, 2 đại đội súng cối 120 ly, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn, 1 đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc. Ngoài ra, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được hỗ trợ bằng không quân Pháp và không quân dân sự Mỹ. Trong đó, Pháp huy động 100 máy bay C-47 Dakota, 16 máy bay C-119 của Mỹ. Máy bay ném bom gồm 48 chiếc B-26 Invader, 8 oanh tạc cơ Private. Máy bay cường kích gồm 227 chiếc F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsair. Điện Biên Phủ có hai sân bay. Sân bay chính ở Mường Thanh và sân bay dự bị ở Hồng Cúm, nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chuyến bay vận tải, tiếp tế khoảng 200-300 tấn hàng, thả dù khoảng 100-150 tấn, thậm chí một cầu hàng không từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines đến Bắc Bộ mục đích để tiếp tế nhanh cho quân Pháp, ngoài ra Mỹ còn viện trợ cho Pháp loại bom mới Henlipholit, bên trong chứa hàng ngàn mảnh câu sắc nhằm sát thương hàng loạt bộ binh đối phương. Điện Biên Phủ được Pháp xây dựng trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương như “một pháo đài không thể công phá”; là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và là quyết chiến kết thúc điểm của Kế hoạch Navarre. Đích thân Phó tổng thống Mỹ Richard Nixon lên thị sát việc xây dựng; các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đều tự tin cho rằng Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả chiến bại”, là con nhím khổng lồ, là “cái bẫy để nghiền nát chủ lực Việt Minh”. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.25. 326
  3. Điện Biên Phủ là một trận công kiên lớn nhất của quân đội ta với quân đội Pháp, kết quả ta đã giành chiến thắng vang dội: “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”. Chiến thắng lịch sử ấy là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố; trong đó ý chí quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất. Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp và nhận định đánh Điện Biên Phủ là một trận đánh lớn nhất của quân đội ta từ trước tới nay và có ý nghĩa quân sự, chính trị và ngoại giao rất quan trọng. Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Với ý chí quyết chiến quyết thắng: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch được tiến hành khẩn trương các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, bạt rừng, xẻ núi mở đường kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch. Ý chí quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ của dân tộc, đồng thời là người chỉ huy tối cao của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngoài việc động viên, chỉ bảo cán bộ, chiến sĩ trong từng chiến dịch, từng trận đánh, từng việc làm và cách cư xử cụ thể, Người đã truyền cho quân và dân ta sức mạnh phi thường, một niềm tin sắt đá, một ý chí “quyết chiến quyết thắng” vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm để giành thắng lợi hoàn toàn. Người đã lượng hóa trong đánh giá so sánh giữa ta và Pháp: “Lúc đầu, địch mạnh hơn ta gấp trăm gấp ngàn lần về vật chất. Nhưng về tinh thần và chính trị thì ta mạnh hơn địch gấp trăm gấp ngàn lần”2 . Và Chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”3. Qua lời dặn của Người trước khi Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, Tướng quân tại ngoại! Trao cho chú toàn quyền quyết định. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định rồi báo cáo sau. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”4. Ý chí quyết chiến, quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được thể hiện ở ý chí quyết tâm, tinh thần khắc phục khó khăn của bộ đội và dân quân. Mặt trận Điện Biên Phủ là thung lũng lòng chảo, được bao bọc bởi những dãy núi cao và rừng rậm. Hậu phương của ta lại cách xa, đường lên Điện Biên Phủ cơ bản không có đường ô tô, chỉ có đường cho người đi bộ và ngựa thồ, do ít đi lại nên có đoạn mất cả vệt đường. Do yêu cầu của chiến dịch trong việc vận chuyển cung cấp lương thực, thực phẩm và vũ khí, đạn, dược ra mặt trận rất quan trọng. Mặt khác, đây là chiến dịch đầu tiên quân ta 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14,Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr .77. 3 Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.429. 4 Hồ Chí Minh (2011), Biên niên quân sự (1919-1969), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.381-382. 327
  4. đánh hiệp đồng binh chủng có sử dụng các loại pháo cỡ lớn, có xe kéo, đồng thời phải đảm bảo yếu tố bí mật. Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là mở đường và sửa đường. Việc mở đường vượt qua địa hình đồi núi trong điều kiện quân và dân ta chỉ dựa vào sức người với các phương tiện thô sơ, khó khăn nhất là khi bạt núi làm đường ta lại có ít thuốc nổ, dụng cụ thô sơ là chiếc cuốc, xẻng, choòng, búa. Điều này đòi hỏi phải có ý chí, tinh thần rất cao mới làm được. Bằng ý chí quyết chiến quyết thắng, bộ đội và dân quân của ta quyết tâm đương đầu với khó khăn, những người lính, người dân công kiên trì, lạc quan, làm việc liên tục 12 - 13 giờ trong một ngày; có người đã quai liên tục được 3.000 nhát búa liền hơi không nghỉ với một sức khỏe phi thường mà chỉ có nhờ tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù mới có được. Các đoàn thể, quần chúng nhân dân các tỉnh miền Bắc, đồng bào từ miền xuôi đến miền ngược đều hăng hái tham gia sửa đường, mở đường phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ; hàng chục vạn dân công cùng bộ đội, công binh, thanh niên xung phong mở mới và sửa chữa các con đường từ Việt Bắc xuống đồng bằng Khu 3, Khu 4 và lên Tây Bắc; hàng ngàn xe thồ, thuyền nan, bè mảng… được huy động phục vụ cho chiến dịch. Hàng ngàn ki lô mét đường qua các đèo Lũng Lô, Phiềng Ban, qua suối sâu, đèo cao nối liền đường 13 với đường 41 tạo thành con đường huyết mạch nối liền từ hậu phương Việt Bắc với tiền tuyến Tây Bắc. Ngoài ra ta còn mở thêm đường vòng, đường tránh để đảm bảo cho việc vận chuyển thông suốt, tránh được thế độc đạo khi bị địch tập trung bắn phá ác liệt. Mở được nhiều tuyến cho xe trâu, xe đạp thồ, ngựa thồ và phá thác, khai thông đường thủy, để vận chuyển bằng thuyền, mảng.... Trên khắp các nẻo đường tiến lên Điện Biên Phủ, đâu đâu cũng có những công trường thủ công để mở đường, sửa đường, làm cầu mà thành phần tham gia, ngoài các chiến sĩ công binh ra, chủ yếu là thanh niên xung phong, dân công đến từ các vùng miền trong cả nước, miền xuôi, miền ngược, vùng tự do, vùng hậu địch, vùng mới giải phóng. Tất cả, với khẩu hiệu “Tất cả vì chiến thắng Điện Biên Phủ”, với quyết tâm "Nhất định mở đường cho xe ta ra chiến trường tiếp viện" hàng vạn lượt dân công ngày đêm bám đường, bảo đảm thông suốt mạch máu giao thông. Để giữ cho thông đường, thông xe trong mọi tình huống để nhanh chóng kịp thời đưa pháo ra tiền tuyến, đưa lương thực, đạn dược lên phía trước, tháo gỡ bom nổ chậm trên các trục đường giao thông chính, với tinh thần gan dạ, bền bỉ, miệt mài nghiên cứu các chiến sĩ công binh, lực lượng dân công thanh niên xung bom ngày đêm dưới làn mưa bom đạn của địch, kiên trì bám trụ mặt đường đảm bảo cho giao thông thông suốt. Những gì quân và dân ta làm được trong việc mở đường, sửa đường và giữ đường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đều đã vượt ra ngoài sự tính toán của quân địch. Làm cho quân địch bị bất ngờ về khả năng chống đỡ và chịu đựng khó khăn gian khổ của quân và dân ta. Đó cũng chính là một trong những lý do vì sao quân Pháp thua trận tại Điện Biên phủ. Nhân nhân Việt Nam ở trong bất kì hoàn cảnh nào cũng biết vươn lên là chủ được hoàn cảnh, hoàn thành được những nhiệm vụ khó khăn, gian nan nhất, luôn sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. 328
  5. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng còn được thể hiện qua việc ta khắc phục khó khăn mở đường và kéo pháo vào trận: “Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù”. Và chỉ sau 20 giờ lao động khẩn trương và chỉ với cuốc xẻng, dao và mìn phá đá, 5.000 chiến sĩ đại đoàn 308 đã hoàn thành tuyến đường, ta đưa những khẩu pháo nặng trên 2 tấn vượt qua những đoạn dốc có khi đến 60 độ mà chỉ dùng sức người là một điều không tưởng. Vậy mà, với tinh thần quyết chiến quyết thắng, bộ đội ta đã đưa được pháo vào trận địa đặt trên sườn núi để dội bão lửa xuống lòng chảo Mường Thanh tiêu diệt quân Pháp. Tinh thần quyết chiến quyết thắng thể hiện qua kỳ tích đảm bảo lương thực cho đội quân gồm mấy đại đoàn. Chiến trường Điện Biên cách các vùng tự do của ta trung bình 400 đến 500 km nên việc tiếp tế lương thực rất khó khăn. Hàng ngàn xe đạp thồ đã được sử dụng để tải gạo lên Điện Biên; trung bình mỗi xe đạp thồ chở được 150 đến 200 kg mà chỉ cần 2 người, kỷ lục thồ hàng là 325 kg - gấp 13 lần dân công gánh. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng thể hiện ở sự nỗ lực phi thường của những chiến sĩ Điện Biên. Trong suốt chiến dịch, đào hào khoét núi là trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ; từ sỹ quan đến chiến sỹ, ai cũng giữ cái xẻng, cái quốc như bùa hộ mệnh. Với nỗ lực phi thường, kiên nhẫn và thầm lặng của những chiến sĩ Điện Biên, một hệ thống hầm, hào chằng chịt đã được hình thành tạo điều kiện để các đơn vị và hỏa lực mạnh của ta trút lửa xuống lòng chảo Điện Biên. Nhờ có hệ thống giao thông đặc biệt này quân ta đã đưa khối bộc phá nặng gần ngàn cân vào sát với nơi đồn trú của quân Pháp ở Đồi A1. Tiếng nổ của khối bộc phá chính là hiệu lệnh tổng công kích đợt cuối cùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng thể hiện rõ ở “quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử”, một“quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lúc đầu, ta xác định phương châm là “đánh nhanh, thắng nhanh”; mọi hoạt động đều triển khai theo phương châm này. Tuy nhiên, tình hình tại mặt trận Điện Biên Phủ diễn biến rất nhanh từng ngày. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ không còn ở trạng thái phòng ngự lâm thời nữa. Nếu đánh theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” thì khó mà bảo đảm “chắc thắng”. Chính vì vậy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch thay đổi phương châm từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định này phản ánh một quá trình tư duy quân sự sắc sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt, sáng tạo, trước hết là của Chỉ huy trưởng - Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tập thể Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch trên cơ sở thấu triệt sâu sắc tư tưởng “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự ủy thác của Bộ Chính trị. Với quyết định này, ngày mở màn trận đánh được lùi lại một tháng rưỡi so với kế hoạch đã được xác định. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta đã chủ động chuyển sang vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế; xây dựng trận địa và đường cơ động cho pháo binh, đào hàng trăm km đường hào, bảo đảm cho bộ đội có thể tác chiến được trong mọi điều kiện; tập trung binh hỏa lực tiêu diệt từng cứ điểm; tạo 329
  6. thế chia cắt cô lập với bên ngoài và giữa các cứ điểm, các trung tâm đề kháng với nhau… tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của quân dân ta trong chiến dịch lịch sử này sẽ mãi mãi in đậm trong tim mỗi người Việt Nam, truyền lửa cho toàn thể dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay và mai sau. 2.2. Giá trị của ý chí quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đối với giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cho sinh viên hiện nay Xây dựng khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, bồi đắp lý tưởng độc lập, tự chủ, sáng tạo, ý chí quyết chiến, quyết thắng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để cống hiến của thế hệ trẻ, nhất là sinh viên là nhân tố đặc biệt, có ý nghĩa quyết thắng định đến xây dựng đất nước phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” . Hiện nay trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động đến mục tiêu, lý tưởng, tâm tư tình cảm của thế hệ trẻ. Lối sống thực dụng và các giá trị văn hóa ngoại lai được du nhập từ nước ngoài làm mai một ít nhiều hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận không nhỏ sinh viên có xu hướng đề cao giá trị vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần, thích hưởng thụ, ngại cống hiến, một số ít phai nhạt mục tiêu lý tưởng, ngại khó, ngại khổ, bằng lòng với hiện tại, không có ý chí nghị lực, vươn lên. Thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu khách quan cần quan tâm xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần khắc phục khó khăn khăn, ý thức chính trị, bồi dưỡng mục tiêu lý tưởng, khát vọng cống hiến cho sinh viên. Giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc cho sinh viên hiện nay là yêu cầu bức thiết và cần nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, các ngành các cấp mà trực tiếp đó là các trường đại học, cao đẳng… và sự hưởng ứng nhiệt tình, trách nhiệm của bản thân sinh viên. Để giáo dục, bồi dưỡng xây dựng khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cho sinh viên hiện nay, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau: Thứ nhất, giáo dục cho sinh viên có hiểu biết sâu sắc truyền thống yêu nước, đoàn kết của các thế hệ người Việt Nam được hình thành phát triển qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Lòng yêu nước là “mẫu số chung” của tất cả các giá trị Việt Nam truyền thống, trở thành cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta đứng vững, vượt qua những thử thách ngặt nghèo của lịch sử. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết giúp Nhân dân ta chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh, giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Cũng chính lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết 330
  7. giúp Nhân dân ta chống chọi với thiên tai, dịch bệnh bảo vệ cuộc sống bình yên hạnh phúc. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chính lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết “triệu người như một” đã hình thành nên ý chí quyết chiến quyết thắng của cả dân tộc đánh thắng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Đại hội XIII của Đảng khẳng định phải: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thanh niên”5. Trong mục tiêu phát triển, Đại hội cũng xác định phải “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết là xây dựng cho thanh niên, sinh viên những giá trị văn hóa nền tảng, hình thành niềm tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó mỗi người nhận thức được bổn phận, trách nhiệm để viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc trong thời đại mới. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”6. Chính vì, yêu nước, có ý tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ mà cha ông ta đã: “Thà hy sinh tất cả. Chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!”. Trong bối cảnh và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các giá trị văn hóa nền tảng của dân tộc Việt Nam không thể bị lu mờ mà cần được nhận diện, bồi đắp, phát triển lên tầm cao mới. Trong chiến tranh giành độc lập dân tộc, yêu nước đồng nghĩa với sẵn sàng hy sinh, xả thân vì Tổ quốc như bao tấm gương hy sinh như trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Hoàng Văn Nô, Trần Can…. Trong công cuộc kiến thiết hòa bình, xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay, lòng yêu nước còn được biểu hiện sinh động ở khát vọng cống hiến, ra sức phấn đấu tìm phương cách đổi mới sáng tạo, tận dụng tối đa những thời cơ vận hội mới, ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ, đưa đất nước bứt phá, phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tinh thần vượt khó, không cam chịu đói nghèo, ý chí vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới là hành trang, là động lực để thế hệ trẻ kế tục xứng đáng truyền thống hào hùng của dân tộc trong điều kiện mới. Thứ hai, giáo dục tình yêu quê hương đất nước gắn liền với giáo dục tình yêu chế độ, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhờ tình yêu quê hương đất nước đã thôi thúc hàng triệu người Việt Nam, đồng bằng đến miền núi, từ miền xuôi đến vùng ngược, với ý chí quyết chiến quyết thắng ai nấy đều hăng hái xông ra mặt trận với một khí thế cách mạng rất cao, xung phong nhận những nhiệm vụ khó khăn nhất, triệt để chấp hành mệnh lệnh tiêu diệt địch để giành lấy thắng lợi với khẩu hiệu: “Tất cả cho mặt trận, tất cả để 5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.143. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.120. 331
  8. chiến thắng”. Với hình ảnh từng đoàn xe tải anh dũng vượt suối băng ngàn, có đồng chí lái xe hàng chục đêm liền không ngủ, không quản khó khăn, gian nguy, mang lương thực, đạn dược ra mặt trận, để cho quân đội giết giặc. Hình ảnh từng đoàn xe thồ, hàng vạn chiếc, từ khắp nơi tiến ra mặt trận; từng đoàn thuyền mảng nhỏ hàng nghìn chiếc, từng đoàn bè mảng hàng vạn chiếc, vượt thác qua ghềnh; từng đoàn ngựa thồ từ trên vùng đồng bào Hmông xuống từ các địa phương lũ lượt ra mặt trận; hàng vạn anh chị em dân công, thanh niên xung phong lấy sức người mà chuyển lương thực đạn dược ngày đêm trèo đèo lội suối mấy mặc máy bay của địch, mặc bom nổ chậm mang lương thực đạn dược, tiếp tế cho chiến trường. Hiện nay, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho sinh viên phải gắn liền với giáo dục tình yêu chế độ, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục cho họ thấy được sự trường tồn, phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc ta không thể tách rời mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là mục tiêu, con đường được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta lựa chọn ngay từ những năm ba mươi của thế kỷ trước và được lịch sử kiểm nghiệm đúng đắn. Xây dựng lập trường, tư tưởng xã hội chủ nghĩa vững vàng cho sinh viên, cần tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước… Từ đó, làm cho sinh viên nắm vững thế giới quan biện chứng khoa học, có quan điểm giai cấp công nhân, nhận thức, xem xét, giải quyết hài hòa các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, có khả năng nhận diện, phân biệt phải, trái, đúng, sai, tỏ rõ thái độ và kiên quyết hành động phê phán cái sai, bảo vệ cái đúng, biết đặt lợi ích cá nhân trong lợi ích tập thể và xã hội, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Mỗi sinh viên cũng cần thấy được những công dân yêu nước, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn ứng xử với nhau có tình, có nghĩa và luôn có ý chí thượng tôn pháp luật, “dĩ công vi thượng”. Thứ ba, phải giáo dục, rèn luyện sinh viên trở thành người thanh niên thời kỳ mới có “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”, biết tự hào, tự trọng và biết xấu hổ. Giáo dục, rèn luyện sinh viên trở thành người thanh niên xã hội chủ nghĩa có đức, có tài, mang trong mình hoài bão lớn, có tâm trong, trí sáng; “vững chính trị, giỏi chuyên môn”, là con người “hồng thắm chuyên sâu”, tận trung với nước, tận hiếu với Nhân dân, sống có trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Biết tôn trọng quá khứ, không được phép quên quá khứ anh dũng, đau thương và quật cường của dân tộc, biết ơn sự hy sinh của các thế hệ trước. Biết biểu thị lòng biết ơn bằng sự khát khao cống hiến, phấn đấu để phát huy truyền thống làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi như lời khuyên của C. Mác: “thế hệ sau phải biết đứng lên trên vai thế hệ trước mà tiến lên” để xây dựng đất nước ngày càng phát triển, thực hiện bằng được ước muốn: xây dựng một Việt Nam hùng cường, sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Sinh viên phải biết tự hào để tiếp tục nuôi dưỡng khát vọng, để vượt cao hơn chính mình, nỗ lực vươn lên những đỉnh cao mới. Đồng thời, tự hào nhưng phải biết tự trọng và khiêm nhường, tự 332
  9. hào quá mức sẽ dẫn đến chủ quan, kiêu ngạo, phô trương. Tự trọng làm cho người ta tự biết những giá trị tốt đẹp đích thực của mình để giữ gìn, trân trọng và phát huy. Tự trọng đi liền với sự khiêm nhường, có chừng mực, biết đánh giá đúng mình và đúng người, biết nhận ra những cái lố bịch, xấu xa, hèn kém của bản thân, làm cho người ta tự hào đúng mực về cái mình có, tự hổ thẹn về sự thấp hèn, yếu kém của chính mình để trong sâu thẳm con người chúng ta toát ra một sức mạnh, một ý chí vươn lên, một ý chí quyết chiến quyết thắng mọi khó khăn, mọi nghịch cảnh Cùng với đó giáo dục cho sinh viên phải biết xấu hổ. Tổ quốc ta, Nhân dân ta vì có lòng tự hào dân tộc, tự trọng về danh dự và phẩm giá của mình và biết xấu hổ vì bị mất nước, bị làm nô lệ, bị nghèo nàn, lạc hậu mà hình thành lên ý chí quyết chiến quyết thắng vùng đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dựng xây, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Mỗi sinh viên, cần biết tự trọng và biết xấu hổ khi có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào thầy cô, bạn bè, chưa tích cực trong học tập, rèn luyện; ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, còn có biểu hiện vi phạm những chuẩn mực về đạo đức, lối sống, học tập... Sinh viên cần phải biết đấu tranh, lên án, loại bỏ những hành vi đó. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ như vũ bão, sinh viên càng cần phải biết xấu hổ vì mình mang danh là một dân tộc anh hùng, bất khuất, có một nền văn hiến đã lâu mà hiện nay vẫn đang còn lạc hậu, chạy theo vết xe công nghệ cũ của thế giới… trách nhiệm của sinh viên chính là phải biết tiếp thu tư tưởng mới, lĩnh hội tri thức, biết áp dụng công nghệ khoa học vào trong xây dựng, phát triển đất nước. 3. KẾT LUẬN Ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân cả nước đã đem lại chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta. Ngày nay, để giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho sinh viên trong xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, chúng ta cần phải tin tưởng, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên cống hiến. Đánh giá đúng sinh viên, đề cao vai trò và tin tưởng ở sinh viên là điều kiện tiên quyết cho sự thành công trong công tác giáo dục, huy động sinh viên. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với những nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục cần thiết thực, phù hợp đặc điểm nhận thức, tình cảm của sinh viên định hướng, giáo dục sinh viên có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho sinh viên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội. Thực hiện tốt phương pháp nêu gương, xây dựng môi trường văn hóa trong giáo dục, rèn luyện để nuôi dưỡng khát vọng cống hiến xây dựng đất nước hùng cường của sinh viên hiện nay. 333
  10. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [2] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [3] Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] Hồ Chí Minh (2011), Biên niên quân sự (1919-1969), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 334
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1