“Chiến dịch Điện Biên Phủ” - Biểu tượng nghệ thuật lãnh đạo của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy
lượt xem 3
download
Bài viết "“Chiến dịch Điện Biên Phủ” - Biểu tượng nghệ thuật lãnh đạo của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy" trình bày về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự kết tinh của nhiều nhân tố là chiến thắng của sức mạnh, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết thắng thực dân Pháp; là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: “Chiến dịch Điện Biên Phủ” - Biểu tượng nghệ thuật lãnh đạo của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy
- “CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ” - BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ TỔNG QUÂN ỦY Thiếu tá, ThS. Hồ Thị Thủy Khoa Lý luận Mác - Lênin, Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) Email: hothuylq2@gmail.com Tóm tắt: Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi là kết quả của nhiều nhân tố, trong đó sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy là nhân tố quyết định. Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã dự báo đúng tình hình, chuẩn bị mọi mặt, chủ động nghiên cứu, xây dựng cách đánh, điều chỉnh, bố trí lực lượng sáng tạo, tổ chức hiệp đồng tác chiến, nắm chắc thời cơ, huy động sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Đặc biệt nghệ thuật vận dụng phương châm tác chiến phù hợp đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại. Từ khoá: Điện Biên Phủ, nghệ thuật lãnh đạo, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng mà trực tiếp là Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy là nhân tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng lịch sử vĩ đại. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi và là đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, của ý chí và sức mạnh của bản lĩnh và trí tuệ của một dân tộc quyết đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự kết tinh của nhiều nhân tố là chiến thắng của sức mạnh, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết thắng thực dân Pháp; là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam thành công, nhà nước dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Chủ nghĩa thực dân phương Tây không chấp nhận thực tế này. Vì vậy, họ đã hợp lực nhằm bóp chết nhà nước cách mạng non trẻ. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam và luôn coi cuộc chiến tranh Đông Dương là mục tiêu có tính chất quyết định đối với nền thống trị thuộc địa trên thế giới, Pháp đã dốc toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến tranh này. Nhân dân Việt Nam buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 22
- Nắm bắt được mưu đồ của kẻ thù, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), ngày 6/12/1953 Bộ Chính trị thông qua Kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954 và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Kế hoạch chỉ rõ phương hướng chiến lược của ta là tạm thời “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do. Ngay trong báo cáo khai mạc của Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích sáng rõ tình hình thế giới và trong nước, đồng thời đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong kháng chiến, kiến quốc. Trong “chỉ đạo kháng chiến và chính sách quân sự”, Người yêu cầu phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội và xây dựng pháo binh mạnh để chuẩn bị cho trận quyết chiến phía trước. Hội nghị xác định rõ phương châm chỉ đạo tác chiến của Đảng là: “Ta không chủ quan, khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng. Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Nếu chủ quan, mạo hiểm mà một lần thua nặng, thì sẽ tai hại lớn. Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều, nên nói chung ta chỉ có thắng chứ không được bại”2. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy, trên các chiến trường, hậu phương và vùng sau lưng địch, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dốc sức tiến hành nhiều hoạt động tổ chức lực lượng huy động sức người, sức của với tinh thần quyết tâm cao giành thắng lợi tại Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định lựa chọn hướng và địa bàn mở chiến dịch lớn ở khu vực rừng núi hiểm trở để đánh tiêu diệt lớn, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn. Chỉ có như vậy mới làm chuyển biến cơ bản và nhanh chóng cục diện chiến tranh, buộc kẻ thù từ bỏ âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh. 70 năm đã trôi qua, nhưng bài học của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn nguyên giá trị, cần được nghiên cứu và phát huy cao độ trong tình hình hiện nay. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những chiến công vĩ đại, hiển hách trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn mọi quốc gia dân tộc tham gia, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, quân sự, từng bước phát triển tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng - an ninh. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là minh chứng cho vai trò lãnh đạo của Đảng mà trước hết là Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy trên một số mặt: Một là, nghệ thuật dự báo tình hình, chuẩn bị lực lượng, xây dựng thế trận chiến dịch vững chắc. Thời điểm đầu năm 1953, sau những thất bại nặng nề trên chiến trường Đông Dương, Chính phủ Pháp đã cử tướng Henri Navarre làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Navarre đã đề xuất kế hoạch xây dựng khối chủ lực mạnh, quyết chiến với chủ lực của ta ở chiến trường Bắc Bộ, đồng thời đẩy mạnh bắt lính, đôn quân và 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.59. 23
- tăng cường quân viễn chinh từ Pháp sang quyết giành thắng lợi trên chiến trường Việt Nam. Trước âm mưu hết sức thâm độc và xảo quyệt của địch. Cuối năm 1953 Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã họp bàn quyết định đồng loạt mở nhiều hướng tiến công, đẩy mạnh chiến tranh du kích để phân tán khối chủ lực cơ động của địch, tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực địch. Chỉ đạo các địa phương đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Đảng xác định trong điều kiện rất gian khổ và khó khăn, nếu không dùng toàn lực của Nhân dân thì không thể thắng được. Đồng thời đánh giá rất cao vai trò của Nhân dân, chủ trương động viên toàn dân, vũ trang toàn dân. Thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc với khẩu hiệu mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi xóm làng là một pháo đài, mỗi khu phố là một trận địa, thực hiện toàn dân đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Đảng coi sức mạnh toàn dân vũ trang là ưu thế tuyệt đối của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh xâm lược của mọi kẻ thù. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc, dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”3. Kháng chiến toàn dân gắn với kháng chiến toàn diện, trường kỳ “không dùng toàn lực của Nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó không thể nào thắng lợi được”4. Với kẻ thù lớn mạnh Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy chủ trương sử dụng phương châm đánh lâu dài, không cho địch cơ hội phát huy lối đánh sở trường của chúng; đồng thời tạo điều kiện về thời gian để Nhân dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương và vận động quốc tế. Hồ Chí Minh phân tích: “Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”5. Đồng thời muốn thắng lợi phải trường kỳ, muốn trường kỳ phải tự lực cánh sinh. Phát huy tính chủ động, độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính. Để giành thắng lợi cách mạng phải phát huy tính chủ động, tự mình làm cách mạng. Trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa gửi đồng bào cả nước Người viết: Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giảng phóng cho ta. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Người nhấn mạnh: “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình, nhất là ở vùng sau lưng địch thì lại càng phải đặc biệt chú ý. Cố nhiên sự giúp đỡ của nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”6. Để bảo đảm thắng lợi, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy hết hết sức coi trọng và huy động sức mạnh của hậu phương, tổ chức chi viện tiền tuyến, đảm bảo tốt công tác hậu cần chiến dịch. Tinh thần hết lòng phục vụ tiền tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 3 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.89. 4 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.344. 5 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.539. 6 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.525. 24
- là biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hoá Việt Nam, biểu hiện của truyền thống yêu nước nồng nàn như “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí quật cường bất khuất, tình đoàn kết, nhân ái của một dân tộc anh hùng. Thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, quân và dân ta từng bước giành thế chủ động, chiến lược, đẩy quân Pháp vào thế đối phó. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nhất là lực lượng chính quy phát triển cả về số lượng, chất lượng và khả năng tác chiến. Cuối năm 1949 đến đầu năm 1950 các đại đoàn chủ lực cơ động đầu tiên ra đời, đánh dấu bước tiến nhảy vọt về lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu hiện cho sự thành công của đường lối chiến tranh nhân dân do Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy khởi xướng. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với tư tưởng chỉ đạo kháng chiến, kiến quốc là xác định phải tiến hành toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Tư tưởng và đường lối chiến tranh được xác định ngay từ đầu là phương châm kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính đã tạo ra thời gian cần thiết làm chuyển hoá so sánh lực lượng. Đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo với tinh thần thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ và với ý chí quyết tâm cao độ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh! Vừa động viên sức mạnh toàn dân, vừa khơi dậy lòng yêu nước toàn dân. Hai là, nghệ thuật vận dụng phương châm tác chiến phù hợp, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” Bộ Chỉ huy quân đội Pháp thực hiện quyết tâm cao nhất, xây dựng tại lòng chảo Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm mạnh cả về lực lượng và vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu. Với quân đông, hoả lực mạnh, hệ thống công sự, vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thực sự là một cứ điểm mạnh nhất từ trước tới nay chưa bao giờ có ở Đông Dương. Được mệnh danh là pháo đài khổng lồ không thể công phá. Chúng cho rằng nếu quân ta mở cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ là đi vào con đường tự sát, sự thất bại chắc chắn không thể nào tránh khỏi”. Trong khi các Đại đoàn chủ lực của ta lần đầu tiên tiến công một tập đoàn cứ điểm liên hoàn với hệ thống phòng thủ vững chắc. Ban đầu Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy xác định phương châm tác chiến là “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, tức là chớp thời cơ tranh thủ khi địch mới chiếm đóng, chưa kịp củng cố về mọi mặt, bố trí lực lượng, trận địa chưa chặt chẽ còn sơ sài dã chiến mà tập trung lực lượng đột phá các vị trí đóng quân của địch, có hướng đột kích chủ yếu, hướng thứ yếu, hướng phối hợp, mạnh dạn đánh sâu vào trung tâm, chia cắt, xé lẻ tập đoàn cứ điểm rồi tập trung binh lực, hoả lực mạnh hơn địch diệt bộ phận quan trọng nhất, sau đó diệt các bộ phận khác, hoàn thành việc tiêu diệt cứ điểm trong thời gian ngắn nhất. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích các yếu tố về so sánh lực lượng, thế trận và các điểm yếu của tập đoàn cứ điểm, đánh giá khả năng của quân ta và quân đồn trú 25
- Pháp tại Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định thay đổi phương án chiến đấu. Vì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp đã gia tăng tính kiên cố và sức mạnh. Hơn nữa ta gặp nhiều khó khăn trong việc đưa pháo vào trận địa và chuẩn bị công sự của bộ đội. Kinh nghiệm đánh tập đoàn cứ điểm của ta còn rất hạn chế nếu “đánh nhanh” thì việc bảo đảm đánh “chắc thắng” là không dễ. Trong khi đó mục tiêu của chiến dịch là phải “đánh chắc thắng” theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy là tập trung lực lượng tiêu diệt toàn bộ quân địch. Trên thực tế trước ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận, trực tiếp chỉ huy chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”7. Với trọng trách là Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với tập thể Đảng ủy chiến dịch báo cáo Bộ Chính trị quyết định thay đổi phương châm chiến dịch từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Hoãn cuộc tiến công vào ngày 26/1, bộ đội toàn tuyến được lệnh lui về vị trí tập kết, kéo pháo ra, mọi công tác chuẩn bị thực hiện theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Việc thay đổi phương châm tác chiến là một quyết định hết sức đúng đắn nhưng đòi hỏi quyết tâm rất lớn, bởi công tác chuẩn bị kéo dài gây ra khó khăn về bảo đảm hậu cần và nhất là công tác tư tưởng. Xác định cách đánh là nội dung cơ bản nhất của người chỉ huy và có tầm quan trọng quyết định khả năng thắng lợi. Đối với phương châm “đánh chắc, tiến chắc” ở Điện Biên Phủ ta tăng thêm lực lượng bộ binh và pháo binh, nhằm bảo đảm ưu thế cả về binh lực và hoả lực, bố trí lại trận địa, tuyệt đối giữ bí mật công tác chuẩn bị, xây dựng trận địa tiến công dưới tầm hoả lực địch. Tập trung đánh từng trận diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm “bóc vỏ” từ ngoài vào, mở đường tiến vào tiếp cận uy hiếp trung tâm phòng ngự của địch, trọng điểm là Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Vận dụng phương châm tác chiến phù hợp, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là nét đặc sắc, sáng tạo nhất và quyết định trực tiếp đến thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng lợi quan trọng trong chiến dịch là minh chứng sinh động cho bước phát triển cả về thế chiến lược và nghệ thuật tổ chức, thực hành chiến dịch tiến công trên quy mô đại đoàn. Ba là, nghệ thuật chỉ đạo điều chỉnh bố trí, sử dụng lực lượng phù hợp, chỉ đạo tổ chức hiệp đồng tác chiến. Sử dụng lực lượng là nội dung cơ bản của cách đánh. Tổ chức sử dụng lực lượng phù hợp với cách đánh đã được xác định là nguyên nhân chủ yếu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của chiến dịch, sử dụng lực lượng hợp lý sẽ phát huy cao khả năng, sở trường của từng thành phần lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp của chiến dịch. Tạo ưu thế hơn 7 Võ Nguyên Giáp (1958), Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.79. 26
- địch trong từng trận chiến đấu, nhất là các trận then chốt, then chốt quyết định. Trong trận Điện Biên Phủ nghệ thuật điều chỉnh, bố trí, sử dụng lực lượng phù hợp là vây hãm, tiến công đột phá lần lượt trận địa địch góp phần quan trọng giành thắng lợi của chiến dịch. Phương châm “đánh chắc, tiến chắc” là cơ sở của nghệ thuật chỉ đạo điều chỉnh, bố trí, sử dụng lực lượng phù hợp: Sử dụng lực lượng tập trung tạo ưu thế lần lượt tiến công tiêu diệt từng mục tiêu. Quyết định tiến công Điện Biên Phủ thực hiện đòn quyết chiến chiến lược tại đây không những thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, tạo và nắm thời cơ đánh vào một cứ điểm mạnh của địch. Tiến công Điện Biên Phủ, ta đã phát huy được sức mạnh, sở trường của ta, hạn chế được sức mạnh, khoét sâu điểm yếu chí tử của địch. Mặc dù Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân viễn chinh Pháp, song cách xa hậu phương, dễ bị cô lập, việc ứng cứu chi viện, giải tỏa chỉ tiến hành bằng đường không. Về phía ta, lại phát huy được khả năng về lực lượng, phương tiện do tác chiến ở địa hình rừng núi. Tiến công tiêu diệt địch ở các cứ điểm, cụm cứ điểm quan trọng nhất là bộ binh phải tiếp cận địch, xung phong ở cự ly gần và hoả lực phải tập trung ưu thế, bắn chính xác. Ta đã tập trung ưu thế hoả lực lợi dụng địa hình là các dãy núi bao quanh lòng chảo Điện Biên Phủ để đưa pháp lên cao, ngụy trang kín đáo tập kích hỏa lực gây bất ngờ đối với địch tạo ưu thế cho quân ta ngay từ đầu và trong từng trận đánh. Sử dụng lực thực hành vây lấn, đột phá, thọc sâu, chia cắt, cô lập địch. Chiến dịch vận dụng cách đánh chiếm các cứ điểm, cụm cứ điểm thực hiện vây lấn, đột phá, thọc sâu, chia cắt, cô lập địch làm suy yếu địch từng bước. Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ là một hệ thống trận địa phòng ngự liên hoàn, rộng lớn,vừa có sức đề kháng độc lập vừa có thế liên hoàn chặt chẽ có thể chi viện bằng binh lực và hoả lực. Địch có ưu thế về xe tăng, không quân nên chúng có lợi thế trong phản kích ngăn chặn, đẩy lùi sát thương lực lượng trên các hướng mũi tiến công của ta. Với cách đánh vây lấn, chia cắt, cô lập từng cứ điểm, cụm cứ điểm, siết chặt vòng vây vào khu trung tâm, ta đã khoét sâu điểm yếu chí mạng của địch, làm cho địch không phát huy được ưu thế, từ mạnh hoá yếu, đẩy chúng vào tình thế khó khăn. Trên từng hướng tiến công ta xây dựng trận địa bao vây và trận địa tiến công khi có thời cơ tiến hành đột phá, từng bước thu hẹp phạm vi trận địa phòng ngự của địch. Trận địa bao vây và trận địa tiến công là nơi các lực lượng của ta vừa thực hành vây lấn vừa phòng ngự ngăn chặn đánh bại phản kích của địch. Thực hiện cách đánh này quân ta đã đào hàng trăm kilômét giao thông hào và chiến hào, hàng nghìn công sự và ụ súng lấn dần lô cốt, trận địa Pháp. Nhờ có thế trận chiến dịch vững chắc, phát huy uy lực của hoả khí, hạn chế chỗ mạnh, phát huy chỗ yếu, dùng lực lượng nhỏ hoạt động rộng rãi dưới hình thứ đánh lấn, quân ta đã hình thành được thế bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ta đã hãm địch vào thế bị cô lập, bao vây, ngăn chặn từ xa đến gần. Cùng với thế trận chủ động ta đã hình thành lực lượng tiến công trên nhiều hướng, tiêu diệt từng lô cố, cứ điểm. Cùng 27
- với hệ thống giao thông hào, chiến hào khiến cho hoả lực chiến thuật của địch không thể phát huy hiệu quả. Mặc dù vòng vây ngày càng siết chặt, nhưng quân pháp không thể tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ, vì lực lượng cơ động của chúng đã bị quân và dân ta ghìm chặt trên những địa bàn chiến lược. Điều đó cho thấy sự phối hợp nhịp nhàng với các chiến trường “chia lửa” với Điện Biên Phủ, đã tao thế bao vây, tiến công liên tục, đẩy đối phương đến bước đường cùng và đi tới thất bại. Bốn là, nghệ thuật chỉ đạo tiến hành công tác đảng, công tác chính trị Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ công tác đảng, công tác chính trị có vai trò hết sức quan trọng, yếu tố quyết định xây dựng nhân tố chính trị tinh thần, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn gian khổ, hi sinh, quyết chiến và quyết thắng của cán bộ chiến sĩ toàn quân làm nên chiến thắng mang tầm vóc thời đại. Càng vào sâu chiến dịch, công tác chính trị lại càng được đẩy mạnh và triển khai một cách sâu rộng. Trong tình hình một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có nhằm tiêu diệt quân chủ lực Việt Nam, ta đã xây dựng cho bộ đội mô ̣t quyế t tâm chiế n đấ u rấ t cao. Cá n bô ̣, chiế n si ̃ đã thấ y đươc chỗ ̣ ma ̣nh, chỗ yế u củ a đich, nhữ ng điề u kiê ̣n tấ t thắ ng củ a ta. ̣ Song song với lãnh đạo, giáo dục tư tưởng của bộ đội là lãnh đạo tiến hành có hiệu quả công tác dân vận, địch vận. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đánh mà thắng địch là giỏi, không đánh mà thắng lại càng giỏi, không đánh mà thắng là nhờ địch vận. Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy chỉ đạo các đơn vị tiến hành công tác địch vận trong suốt quá trình tác chiến chiến dịch, tạo nên sự phản đối chống chiến tranh ngay từ phía đối phương, góp phần làm phân hoá, cô lập kẻ thù, khơi dậy mâu thuẫn từ trong nội bộ lực lượng quân viễn chinh Pháp. Đối với ta thể hiện quan điểm của Đảng đối với người trực tiếp trên chiến trường và cổ vũ và động viên tinh thần bộ đội đang trực tiếp chiến đấu. Như V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường. Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người anh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng được những khó khăn chưa từng thấy”8. 3. KẾT LUẬN Thắng lợi oanh liệt và ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu đỉnh cao phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời là sự phát triển của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, chỉ đạo chiến lược của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy. Là bài học về chiến tranh toàn dân, toàn diện, về sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, về tinh thần độc lập dân tộc. Trong đó sự quả cảm mưu trí, sáng tạo, khao khát độc lập tự do, xả thân chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp, hun đúc những giá trị to lớn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 8 Hoàng Minh Phương (2014), Mấy vấn đề lớn về chỉ đạo chiến lược, chiến dịch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, tr.147. 28
- Chiến thắng Điện Biên Phủ là tượng đài hùng vĩ của phẩm giá, trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần con người Việt Nam. Điện Biên Phủ tạo nên lực lượng, ý chí và niềm tin về một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn; chiến thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân về đường lối nghệ thuật quân sự. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới chúng ta tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng cho bộ đội mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, sẵn sàng đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung, Điện Biên Phủ nói riêng là minh chứng hùng hồn những vấn đề mấu chốt thể hiện quan điểm, tư tưởng, nguồn gốc, bản chất, tinh chất của chiến tranh, về sức mạnh quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, về quân đội và vai trò quân đội trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đảng toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [3] Võ Nguyên Giáp (2004), Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [4] Võ Nguyên Giáp (1958), Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [5] Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [6] Hồ Chí Minh, (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [7] Hoàng Minh Phương, (số 1-2014), Mấy vấn đề lớn về chỉ đạo chiến lược, chiến dịch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tạp chí Lịch sử quân sự. [8] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 29
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” ở chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong bối cảnh hiện nay
9 p | 6 | 4
-
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ý nghĩa lịch sử và hiện thực
6 p | 9 | 3
-
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay
8 p | 9 | 2
-
Nghệ thuật phát huy nhân tố tinh thần trong chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng, bác Hồ và bài học cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đại 4.0
8 p | 5 | 2
-
Ý chí quyết chiến quyết thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Giá trị trong xây dựng khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc cho sinh viên hiện nay
10 p | 4 | 2
-
Dấu ấn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Bài học cho thế hệ trẻ hiện nay
6 p | 2 | 2
-
Vai trò công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Ý nghĩa trong giảng dạy ở Học viện Lục quân hiện nay
6 p | 6 | 2
-
Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay
13 p | 5 | 2
-
Vận dụng bài học động viên bộ đội và nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay
8 p | 6 | 2
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy thế trận chiến tranh nhân dân: Từ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đến công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
8 p | 5 | 2
-
Tư duy nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và sự vận dụng của Đảng về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới
8 p | 6 | 2
-
Mối quan hệ giữa mặt trận ngoại giao và quân sự nhìn nhận từ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
10 p | 4 | 2
-
Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
9 p | 3 | 2
-
Toàn dân đánh giặc trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
8 p | 9 | 2
-
Xuân Giáp Ngọ 1954 trước Chiến dịch Điện Biên Phủ
6 p | 4 | 2
-
Quân và dân tỉnh Thủ Biên phối hợp đấu tranh trong chiến dịch Điện Biên Phủ
7 p | 5 | 1
-
Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn