Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
lượt xem 5
download
Bài viết "Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự" phân tích các quy định của Bộ luật dân sự, pháp luật khác có liên quan, quan điểm của các chuyên gia về việc xác định người thứ ba ngay tình; qua đó tác giả nhận xét, đánh giá và đưa ra quan điểm về khái niệm cũng như các yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
- YẾU TỐ NHẬN DIỆN NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Nguyễn Thanh Phúc1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email:phucnt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự (sau đây viết tắt là GDDS) không phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 1 & Khoản 2 Điều 133 Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) năm 2015. Ngoài ra, người này cũng không phải hoàn trả tài sản trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự và đấu giá tài sản. Nếu không thuộc các trường hợp không phải hoàn trả tài sản thì người này phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của pháp luật. Như vậy, để được bảo vệ quyền lợi là không phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu hoặc có các quyền lợi khác thì phải xác định được “người thứ ba ngay tình” là chủ thể nào? Đáp ứng các điều kiện nào? Trong đó, xác định yếu tố “người thứ ba” và yếu tố “ngay tình” sẽ làm rõ được khái niệm cũng như các dấu hiệu nhận diện người này. Từ khóa: Chiếm hữu ngay tình, ngay tình, người thứ ba, người thứ ba ngay tình. Đặt vấn đề: Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong GDDS ngày càng được quan tâm và theo hướng ưu tiên bảo vệ hơn so với chủ sở hữu tài sản, đặc biệt là đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Vấn đề này được quy định tại nhiều văn bản pháp luật và quy định cụ thể, chi tiết hơn trong BLDS 2015. Tuy có nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình như: điều kiện bảo vệ, hậu quả pháp lý phát sinh, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ, các biện pháp bảo vệ…nhưng không có quy định về khái niệm người thứ ba ngay tình. Do đó, việc nghiên cứu khái niệm này có ý nghĩa quan trọng để xác định chính xác chủ thể được bảo vệ đối với trường hợp“bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong GDDS”. Bài viết phân tích các quy định của BLDS, pháp luật khác có liên quan, quan điểm của các chuyên gia về việc xác định người thứ ba ngay tình; qua đó tác giả nhận xét, đánh giá và đưa ra quan điểm về khái niệm cũng như các yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong GDDS. Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, nghiên cứu liên ngành, so sánh luật học và nghiên cứu tình huống. 1. NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ Thuật ngữ “người thứ ba ngay tình” bắt đầu xuất hiện trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam đầu tiên là BLDS 1995 và được nhắc đến tại Điều 147 nhưng không có khái niệm cụ thể mà chỉ cho biết các điều kiện bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong GDDS. Thuật ngữ này tiếp tục được nhắc đến tại Điều 138 BLDS 2005. Kế thừa quy định của BLDS 1995, thuật ngữ “người thứ ba ngay tình” cũng không được định nghĩa mà chỉ cho biết điều 362
- kiện để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong GDDS và bổ sung các trường hợp bảo vệ căn cứ vào đối tượng giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Không phải mọi trường hợp khi GDDS vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực như BLDS 1995, mà tùy từng trường hợp cụ thể, BLDS 2005 có quy định khác nhau trong việc công nhận hoặc không công nhận hiệu lực của GDDS với người thứ ba ngay tình. Quy định của BLDS hiện hành cũng không đề cập đến khái niệm người thứ ba ngay tình. Bộ luật theo hướng ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình hơn so với chủ sở hữu. Điều 133 của Bộ luật không chỉ phân chia các trường hợp bảo vệ người thứ ba ngay tình căn cứ vào đối tượng giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu như BLDS 2005, mà còn căn cứ vào thời điểm đăng ký tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước hay sau thời điểm giao dịch (đối với bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu). Tuy BLDS hiện hành không đề cập đến khái niệm người thứ ba ngay tình nhưng đã định nghĩa về yếu tố “chiếm hữu ngay tình”: là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu (Điều 180). Theo nội dung điều luật, “ngay tình” được xác định dựa vào yếu tố“có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” nhưng như thế nào là “có căn cứ” thì không có điều luật nào giải thích. Điều 167 & 168 BLDS 2015 có nhắc đến “người chiếm hữu ngay tình” nhưng cũng không thể khẳng định “người thứ ba ngay tình” có phải là “người chiếm hữu ngay tình” không vì BLDS không quy định vấn đề này. Tuy nhiên, khi trình bày về quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình, Điều 168 đã dẫn chiếu đến Khoản 2 Điều 133 là bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu. Với cách dẫn chiếu điều luật này, BLDS “ngầm” khẳng định “người chiếm hữu ngay tình”đã bao gồm “người thứ ba ngay tình”. “Người thứ ba ngay tình” theo Điều 133 được xác định như sau: - Theo Khoản 1 đối với đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu và đoạn một Khoản 2 đối với đối tượng của giao dịch là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước thời điểm chuyển giao tài sản: người thứ ba ngay tình đặt trong mối quan hệ có ít nhất ba chủ thể với ít nhất hai GDDS. Cụ thể: mối quan hệ thứ nhất giữa chủ sở hữu tài sản và người không có quyền định đoạt tài sản thông qua GDDS vô hiệu và mối quan hệ thứ hai giữa người không có quyền định đoạt tài sản và người thứ ba ngay tình thông qua GDDS (tùy từng trường hợp mà GDDS vô hiệu hoặc không vô hiệu). - Theo đoạn hai Khoản 2 đối với đối tượng của giao dịch là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước thời điểm chuyển giao tài sản: người thứ ba ngay tình đặt trong mối quan hệ có ít nhất một GDDS với người không có quyền định đoạt tài sản (người này có thể là người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa) hoặc thông qua đấu giá tài sản tại tổ chức có thẩm quyền. Khi kết hợp Điều 180 và Điều 133 để nhận diện người thứ ba ngay tình thì yếu tố “ngay tình” là “có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” thể hiện ở việc người thứ ba ngay tình căn cứ vào giấy tờ công nhận quyền sở hữu của cơ quan nhà nước có thẩm 363
- quyền, căn cứ vào cuộc bán đấu giá tài sản tại tổ chức có thẩm quyền hoặc căn cứ vào bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định người tham gia giao dịch với mình là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa (đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu). Tuy nhiên, nếu hiểu theo nội dung trên thì điều luật không xem xét đến ý chí của người thứ ba ngay tình. Ví dụ: A tự ý làm thủ tục nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà các đồng thừa kế của A không biết. Sau đó A được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho B. B biết quyền sử dụng đất này là tài sản chung của A và các đồng thừa kế của A nhưng B vẫn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đúng quy định của pháp luật). Theo nội dung điều luật thì B được xác định là người thứ ba ngay tình vì nhận chuyển giao tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu. Chúng ta có thể thấy ý chí của B là biết được người chiếm hữu (A) không có quyền đối với toàn bộ tài sản đang chiếm hữu nhưng vẫn tham gia GDDS. Ngoài ra, đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì Khoản 1 Điều 133 không thể hiện được yếu tố “có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. 2. NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH THEO QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ CHUYÊN GIA Theo Từ điển giải thích từ ngữ luật học và Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì “Người thứ ba ngay tình khi tham gia giao dịch dân sự vô hiệu là người được chuyển giao tài sản thông qua giao dịch mà họ không biết, không buộc phải biết tài sản đó do người chuyển giao cho họ thu được từ một giao dịch dân sự vô hiệu”21. Định nghĩa này cho thấy dấu hiệu nhận biết “người thứ ba” là người tham gia GDDS với người chuyển giao tài sản và người chuyển giao tài sản đã tham gia GDDS trước đó để có được tài sản này nhưng giao dịch vô hiệu; dấu hiệu “ngay tình” thể hiện ở việc người này không biết hoặc không buộc phải biết tài sản đó có được từ một GDDS vô hiệu. Dấu hiệu này thể hiện ý chí của người thứ ba ngay tình “không biết” và căn cứ vào quy định của pháp luật “không buộc phải biết”. Một số chuyên gia khác đưa ra khái niệm “người thứ ba ngay tình” như sau: Quan điểm thứ nhất: “Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu là người không biết hoặc không thể biết rằng mình tham gia giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc đối tượng của giao dịch liên quan đến giao dịch trước đó”22. Quan điểm thứ hai: “Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu là người thứ ba trong mối quan hệ với giao dịch thứ nhất (đã bị coi là vô hiệu) nhưng lại là chủ thể của giao dịch dân sự thứ hai. Khi tham gia giao dịch, họ có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu vì không biết hoặc không buộc phải biết rằng người đã thực hiện giao dịch với mình không có quyền chuyển giao đối với tài sản giao dịch”23. Quan điểm thứ ba: “Người thứ ba tham gia giao dịch dân sự ngay tình là khi tham gia giao dịch trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tuân theo các quy định của pháp luật mà không 21 Trường Đại học Luật Hà Nội (1995). Từ điển giải thích từ ngữ luật học. Hà Nội: Nxb Công an nhân dân, 95; Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1999). Từ điển giải thích thuật ngữ luật học. Hà Nội: Nxb Công an nhân dân, 50. 22 Nguyễn Thị Linh (2020). Một số vấn đề về chế định bảo vệ người thứ ba ngay tình theo Bộ luật dân sự năm 2015 - Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện. Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 22, kỳ II tháng 11/2020), 47. 23 Cao Ngọc Anh Thi (2022). Dấu hiệu nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu. Tạp chí Tòa án nhân dân, (07, kỳ I tháng 04/2022), 41. 364
- biết đối tượng giao dịch là tài sản bất minh, do chủ sở hữu được xác lập trước đó bởi một giao dịch vô hiệu. Có thể nói, đây là yếu tố quan trọng nhất để xác định người tham gia giao dịch hoàn toàn ngay tình. Sự không biết và không buộc phải biết ở đây còn được thể hiện, đối với một người bình thường thì không thể biết được tài sản đưa vào giao dịch xuất phát từ một giao dịch vô hiệu. Do đó, pháp luật không đòi hỏi trường hợp này họ buộc phải biết”24. Quan điểm thứ tư: “Chúng ta có thể hình dung mối quan hệ này như sau: Chủ sở hữu tài sản - Người trung gian - Người thứ ba ngay tình; Mối quan hệ 1: có thể là quan hệ bất hợp pháp: trộm cắp, cướp giật, lừa đảo; có thể là một giao dịch hợp pháp nhằm chuyển giao quyền sử dụng đối với tài sản như: cầm đồ, cho thuê, cho mượn…; có thể là hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: nhặt được tài sản do chủ sở hữu đánh rơi, bỏ quên nhưng không thông báo theo luật định…Mối quan hệ thứ hai: đó là các quan hệ có tính chất xâm phạm đến quyền lợi của chủ sở hữu đích thực của tài sản như những giao dịch có mục đích chuyển quyền sở hữu đối với tài sản như: cho vay, bán, tặng cho, trao đổi; hoặc đó là các quan hệ có khả năng dẫn đến chuyển quyền sở hữu đối với tài sản như thế chấp, cầm cố. Như vậy, chủ thể cuối cùng trong mối quan hệ thứ hai được gọi là người thứ ba và đó là chủ thể ngay tình bởi họ đã bị nhầm lẫn về tư cách của chủ thể đã xác lập giao dịch với mình. Họ tưởng rằng mình đã thực hiện giao dịch với người có quyền định đoạt đối với tài sản nhưng thực tế lại không phải vậy”25. Để đưa ra khái niệm và các dấu hiệu nhận biết “người thứ ba ngay tình”, tác giả phân tích hai yếu tố cấu thành là: yếu tố “người thứ ba” và yếu tố “ngay tình”. Thứ nhất, về yếu tố “người thứ ba”, yếu tố này được nhắc đến tại Điều 133 BLDS 2015; theo đó, yếu tố “người thứ ba” phải là người tham gia GDDS26 hoặc tham gia đấu giá tài sản27 để nhận chuyển giao tài sản. Theo quy định của pháp luật thì đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản28 và được đề cập trong nội dung về hợp đồng mua bán tài sản29, nghĩa là đấu giá tài sản cũng là một trong các loại hợp đồng bán tài sản. Hợp đồng mua bán tài sản là một trong các loại GDDS30. Do đó, “người thứ ba” ở đây có thể hiểu là người tham gia GDDS (đã bao gồm đấu giá tài sản) để nhận chuyển giao tài sản. Các quan điểm trên cũng theo hướng “người thứ ba” là 24 Nguyễn Văn Cường & Nguyễn Minh Hằng (2011). Giao dịch về quyền sử dụng đất vô hiệu – Pháp luật & thực tiễn xét xử. Hà Nội: Nxb Thông tin và truyền thông, 128. 25 Vũ Thị Hồng Yến (2007). Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản. Kỷ yếu hội thảo cấp trường: Sửa đổi Bộ luật dân sự. Hội thảo khoa học cấp trường, ngày11/12/2007, Đại học Luật Hà Nội. Truy cập ngày 28/4/2022. Đường link truy cập: http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/03/2352-2/. 26 “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình…” (Khoản 1 Điều 133) và “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình…”. (Đoạn 1 Khoản 2 Điều 133) 27 “Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền”. (Đoạn 2 Khoản 2 Điều 133) 28 “Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật này”. (Khoản 2 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016) 29 Đề cập tại Điều 451 (Bán đấu giá tài sản), Mục 1 (Hợp đồng mua bán tài sản), Chương XVI (Một số hợp đồng thông dụng) của BLDS 2015. 30 “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. (Điều 116 BLDS 2015) 365
- người tham gia GDDS. Vấn đề vướng mắc là “người thứ ba” có cần thiết đặt trong mối quan hệ với ít nhất hai GDDS không? Nghĩa là, trong mối quan hệ này, phải có ít nhất hai GDDS liên quan đến tài sản mà người thứ ba nhận chuyển giao: GDDS trước đó chuyển giao tài sản cho người không có quyền định đoạt tài sản và GDDS tiếp theo là chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình. Các quan điểm thứ hai và thứ ba, Khoản 1 Điều 133 BLDS 2015 và chuyên gia khác cũng nhận định theo hướng này31. Tác giả thống nhất quan điểm nhưng đưa ra thêm một cách hiểu khác cho trường hợp này32 căn cứ vào nội dung sửa đổi, bổ sung của BLDS 2015 so với BLDS 2005. Nội dung này của Khoản 1 Điều 133 BLDS 2015 so với Khoản 1 Điều 138 BLDS 2005 không phải sửa đổi, bổ sung về “trường hợp GDDS vô hiệu” mà sửa đổi, bổ sung liên quan đến tài sản tham gia giao dịch “đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Như vậy, yếu tố quan trọng của quy định này phải gắn liền với tài sản giao dịch mà không gắn liền với GDDS trước đó vô hiệu. “ Người thứ ba” nên được hiểu là người tham gia GDDS với người không có quyền định đoạt tài sản, còn việc trước đó có GDDS nào hay không thì không quyết định yếu tố “người thứ ba”. Điều này cũng phù hợp với một số quan điểm sau đây: - “Dạng thứ nhất, chỉ cần một giao dịch dân sự mà tài sản, đối tượng của giao dịch thuộc loại phải đăng ký thì đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…., người thứ ba ngay tình căn cứ vào việc đăng ký đó đã xác lập giao dịch thì giao dịch đó không vô hiệu”33: quan điểm này theo hướng phân chia đoạn một Khoản 2 Điều 133 BLDS 2015 thành hai dạng cơ bản và dạng thứ nhất chỉ cần có một GDDS chuyển giao tài sản giữa người thứ ba ngay tình và người không có quyền định đoạt tài sản. - Quan điểm thứ nhất cũng phân chia thành hai trường hợp; trong đó, trường hợp thứ nhất chỉ cần có một GDDS giữa người thứ ba ngay tình và người không có quyền định đoạt tài sản. - Theo quan điểm thứ tư, người trung gian (người không có quyền định đoạt tài sản) không nhất thiết thông qua GDDS với chủ sở hữu tài sản để có được tài sản, mà có thể thông qua hành vi vi phạm pháp luật (trộm cắp, cướp giật, lừa đảo…) hoặc hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình (nhặt được tài sản do chủ sở hữu đánh rơi, bỏ quên nhưng không thông báo theo luật định…) để có được tài sản. Sau đó, người này chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình thông qua GDDS. Nghĩa là, cũng có trường hợp chỉ có một GDDS giữa người thứ ba ngay tình và người không có quyền định đoạt tài sản. - Chúng ta có thể tham khảo một số vụ án trong thực tiễn xét xử liên quan đến người thứ ba ngay tình sau đây: + Vụ án thứ nhất: Theo Bản án phúc thẩm số 06/2017/HNGĐ-PT ngày 16/11/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ly hôn, anh Nguyễn Trọng L được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân và anh L đã chuyển nhượng các quyền sử dụng đất này cho 31 “Người thứ ba ngay tình trước hết phải là người thứ ba trong mối quan hệ với giao dịch thứ nhất (đã bị coi là vô hiệu) nhưng lại là chủ thể của giao dịch dân sự thứ hai. Tài sản mà người thứ ba này nhận thông qua giao dịch thứ hai cũng đồng thời là đối tượng của giao dịch thứ nhất. Nói cách khác, người thứ ba ngay tình xuất hiện phải gắn với tiền đề là hai giao dịch chứ không thể xuất hiện với hoàn cảnh chỉ có một giao dịch”. (Thân Văn Tài & Nguyễn Thị Phi Yến (2017). Người thứ ba ngay tình theo Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 08(336), 50. 32 Quan điểm thứ nhất và thứ tư cũng có hai cách hiểu về “người thứ ba” cho trường hợp tại Khoản 1 Điều 133 BLDS 2015. 33 Tưởng Duy Lượng (2018). Quy định của các Bộ luật dân sự về bảo vệ người thứ ba ngay tình và thực tiễn giải quyết. Tạp chí Tòa án nhân dân, (02, kỳ II tháng 01/2018), 15. 366
- anh Nguyễn Thanh T và anh Bùi Văn Q. HĐXX theo hướng xác định anh T và anh Q là người thứ ba ngay tình: “Mặt khác, ba thửa đất trên anh L đã chuyển nhượng cho anh Nguyễn Thanh T và Bùi Văn Q, việc chuyển nhượng thực hiện trước khi chị N có yêu cầu chia tài sản chung và liên quan đến người thứ ba ngay tình”. Như vậy, chỉ có một GDDS giữa người thứ ba ngay tình (anh T và anh Q) và người không có quyền định đoạt tài sản (anh L vì các quyền sử dụng đất này là tài sản chung của vợ chồng anh L và chị Phan Quách Thùy N). + Vụ án thứ hai: Theo Bản án sơ thẩm số 51/2018/HS-ST ngày 09/5/2018 của Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La về tội trộm cắp tài sản, anh T và anh D trộm cắp được 2 dây bạc và điện thoại Masstel và Samsung J3. Anh T đưa điện thoại di động Samsung J3 cho anh D và anh L đi bán. Anh D và anh L bán điện thoại này cho Lê Văn L1. HĐXX cũng theo hướng xác định anh L1 là người thứ ba ngay tình: “Số tiền này là tiền các bị cáo đến cửa hàng của Lê Văn L1 để sửa điện thoại sau đó bán lại điện thoại cho L1. L1 không biết tài sản đó là do các bị cáo phạm tội mà có nên xác định giao dịch giữa L1 và T, D là giao dịch dân sự; L1 là người thứ ba ngay tình”. Như vậy, chỉ có một GDDS giữa người thứ ba ngay tình (anh L1) và người không có quyền định đoạt tài sản (anh D và anh L). Ngoài ra, theo Điều 133 BLDS 2015 thì cũng có trường hợp người thứ ba ngay tình nhận tài sản thông qua một GDDS với người không có quyền định đoạt tài sản mà không có GDDS nào trước đó liên quan đến tài sản giao dịch. Cụ thể: Khoản 1 Điều này có dẫn chiếu đến quy định tại Điều 167 BLDS 2015. Nội dung của Điều 167 cho thấy chỉ có một GDDS đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu giữa người thứ ba ngay tình với người không có quyền định đoạt tài sản thông qua hợp đồng không có đền bù hoặc hợp đồng có đền bù. Tại Đoạn 2 Khoản 2 Điều này, chúng ta cũng thấy chỉ có một GDDS giữa người thứ ba ngay tình với người không có quyền định đoạt tài sản, đó là hai trường hợp: trường hợp 1, người thứ ba ngay tình nhận tài sản thông qua GDDS là đấu giá tài sản tại tổ chức có thẩm quyền; trường hợp 2, người thứ ba ngay tình nhận tài sản thông qua GDDS với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Thứ hai, về yếu tố “ngay tình”, như đã đề cập tại mục 1, BLDS 2015 quy định về chiếm hữu ngay tình tại Điều 180. Theo Điều luật thì “ngay tình” là “có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” và điều này không hiển nhiên khẳng định yếu tố “ngay tình” chỉ phụ thuộc vào ý chí của người chiếm hữu ngay tình mà không phụ thuộc yếu tố khác. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về ngay tình: “Ngay tình là không có điều gì gian dối”34, “Ngay tình là lòng ngay thẳng, thực thà, tình thế rõ ràng”35. Với cách hiểu này thì yếu tố “ngay tình” phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba. Quan điểm thứ nhất và thứ tư cũng theo hướng này. Nhìn từ góc độ so sánh với pháp luật nước ngoài, BLDS Nhật Bản, Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ và BLDS Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện yếu tố quan trọng quyết định “ngay tình” là trung thực, lòng tốt, không lừa dối36. Quan điểm thứ hai cho biết “ngay tình” không chỉ phụ 34 Viện Ngôn ngữ (2010). Từ điển Tiếng Việt phổ thông. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên, 606. 35 Viện Khoa học Pháp lý (2006). Từ điển Luật học. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa - Tư pháp, 550. 36 “Sự ngay tình hay gian dối được xác định trên cơ sở một người có biết được một việc cụ thể nào đó hay không. Các thuật ngữ này không liên quan đến ý nghĩa đạo đức tốt hay xấu, và do đó trong trường hợp này, thuật ngữ chỉ có ý nghĩa là yếu tố lừa dối có tồn tại hay không” (Viện Nghiên cứu đào tạo (1998). Luật Nhật Bản - tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên, 221); "Good faith except as otherwise provided in Article 5, means honesty in 367
- thuộc vào ý chí của người thứ ba mà còn căn cứ vào quy định của pháp luật “...không buộc phải biết rằng người đã thực hiện giao dịch với mình không có quyền chuyển giao đối với tài sản giao dịch”. Theo quan điểm thứ ba thì yếu tố quan trọng nhất để xác định “ngay tình” là người thứ ba tham gia GDDS phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tuân theo các quy định của pháp luật mà không biết hoặc không buộc phải biết tài sản đưa vào giao dịch xuất phát từ một giao dịch vô hiệu. Do đó, pháp luật không đòi hỏi trường hợp này họ buộc phải biết. Như vậy, ngoài phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba, thì yếu tố “ngay tình” cũng phải dựa trên căn cứ do pháp luật quy định. Theo đó, yếu tố “ngay tình” được hiểu là “có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” và “căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” được hiểu là “người thứ ba không biết hoặc pháp luật quy định họ không buộc phải biết mình tham gia GDDS với người không có quyền định đoạt tài sản”. Điều này cho thấy người thứ ba “không biết” là phụ thuộc vào ý chí của họ và “pháp luật quy định họ không buộc phải biết” là căn cứ vào quy định của pháp luật. Một số chuyên gia khác khi nhận định về vấn đề này cũng cho rằng để xác định yếu tố “ngay tình” hoặc “không ngay tình” phụ thuộc vào việc pháp luật quy định người thứ ba phải biết về tính hợp pháp của GDDS37. Trong thực tiễn xét xử, yếu tố “ngay tình” được Tòa án xác định căn cứ theo quy định của pháp luật: theo Công văn giải đáp một số vướng mắc trong xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đưa ra cách xác định yếu tố “không ngay tình” thể hiện ở việc ngân hàng (người thứ ba) có nghĩa vụ thẩm định, xác minh tài sản thế chấp nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ này hoặc đã thực hiện nghĩa vụ này nhưng không thực hiện nghĩa vụ tiếp theo là thu thập giấy tờ, chứng cứ về việc người đang quản lý, sử dụng nhà đất có biết về việc thế chấp tài sản không38. Như vậy, pháp fact and the observance of reasonable commercial standards of fair dealing” - tạm dịch là: Ngay tình, ngoại trừ trường hợp khác quy định tại Điều 5, có nghĩa là sự trung thực trên thực tế và việc tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại hợp lý về giao dịch công bằng (Mục 1-201) (The Uniform Law Commission & the American Law Institute (1952). The Uniform Commercial Code of US. Truy cập ngày 29/4/2022. Đường link truy cập: https://www.law.cornell.edu/ucc/1/1-201); “In cases where the law establishes a legal conclusion to good faith, the important factor is the existence of goodness. However, anyone who does not show the expected diligence according to the requirements of the situation cannot claim good faith”- tạm dịch là: Trong trường hợp pháp luật đưa ra một kết luận hợp pháp với ngay tình, yếu tố quan trọng là sự tồn tại của lòng tốt. Tuy nhiên, bất cứ ai không thể hiện sự siêng năng mong đợi theo yêu cầu của hoàn cảnh thì không thể tuyên bố ngay tình (Yaşar & Zafer İçer (2019). The Concept of “Good Faith” in Criminal Law. Ceza Hukuku ve Kriminoloji Dergisi-Journal of Penal Law and Criminology 2019, 7(2), 258. Truy cập ngày 29/4/2022. Đường link truy cập: https://www.researchgate.net/publication/336103457_The_Concept_of_Good_Faith_in_Criminal_Law.). 37 “…xét về lý không thể coi người thứ ba tham gia giao dịch là ngay tình, dù thực tế cũng có trường hợp về ý thức là ngay tình xuất phát từ sự không hiểu biết đầy đủ quy định của pháp luật, nhưng phần lớn do suy nghĩa đơn giản hoặc bất cẩn không tìm hiểu sự việc đã tham gia vào các giao dịch đó. Nhìn chung những trường hợp đó pháp luật buộc họ phải biết, người thứ ba phải gánh chịu những rủi ro” (Tưởng Duy Lượng (2018). Quy định của các Bộ luật dân sự về bảo vệ người thứ ba ngay tình và thực tiễn giải quyết. Tạp chí Tòa án nhân dân, 02 (kỳ II tháng 01/2018), 12); “ Trong trường hợp chiếm hữu tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản thì người nhận chuyển giao buộc phải biết người chuyển giao có quyền hay không có quyền đối với tài sản đó thông qua các giấy tờ, chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, vì đây là những loại tài sản mà pháp luật bắt buộc người xác lập giao dịch đối với tài sản phải kiểm tra giấy tờ, chứng nhận quyền sở hữu để chứng minh tư cách của người chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho mình. Đây là trường hợp pháp luật bắt buộc người chiếm hữu phải biết hành vi chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật” (Trần Thị Huệ và Chu Thị Lam Giang (2016). Một số bất cập trong quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Tạp chí Tòa án nhân dân số 14, (kỳ I tháng 7/2016), 32-33). 38 “Sau khi nhận chuyển nhượng, C dùng tài sản này thế chấp khoản vay tại Ngân hàng nhưng khi ký hợp đồng thế chấp tài sản, Ngân hàng không thẩm định, xác minh nên không biết ông A, bà B vẫn quản lý, sử dụng nhà đất hoặc đã thẩm định nhưng không có tài liệu, chứng cứ chứng minh ông A, bà B biết việc thế chấp tài sản 368
- luật quy định trường hợp này ngân hàng phải biết (phải thực hiện nghĩa vụ thẩm định, xác minh, thu thập giấy tờ, chứng cứ) nhưng ngân hàng không thực hiện nên là “người thứ ba không ngay tình”. Từ nội dung này có thể suy ra yếu tố “ngay tình” hoặc “không ngay tình” phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong một số bản án khác, Tòa án xác định việc “không biết” của người thứ ba ngay tình phải dựa trên cơ sở pháp luật quy định; nghĩa là, trong trường hợp đó, pháp luật quy định người thứ ba không buộc phải biết người chuyển giao tài sản cho mình thông qua GDDS là người không có quyền định đoạt tài sản39. 3. NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH THEO QUY ĐỊNH KHÁC CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tương tự như BLDS 2015, các văn bản pháp luật sau đây không đề cập đến khái niệm “người thứ ba ngay tình”: Trong pháp luật về hôn nhân và gia đình, “người thứ ba ngay tình” được nhắc đến tại các điều luật: Điều 26 và Điều 32 (Luật Hôn nhân và gia đình), Điều 16 (Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình). Tuy nhiên, chúng ta không thể căn cứ vào các điều luật này để xác định người thứ ba ngay tình vì các điều luật không đề cập đến các yếu tố giúp nhận diện người này. Điều 8 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP nhắc đến người thứ ba không ngay tình và nội dung cho biết các dấu hiệu để nhận diện người này. Do đó, căn cứ vào nội dung Điều 8, có thể rút ra các yếu tố xác định người thứ ba ngay tình như sau: này. Trong trường hợp này, bên nhận thế chấp tài sản (Ngân hàng) không phải là người thứ ba ngay tình theo quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự năm 2015…” (Văn bản số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử). 39 “Tại thời điểm chuyển nhượng ngày 21/09/2009, căn hộ không bị ngăn chặn mua bán, chuyển nhượng bởi cơ quan có thẩm quyền, tuy lúc này nguyên đơn đã khởi kiện đòi quyền sở hữu căn hộ nhưng nguyên đơn không có văn bản thông báo đến công ty F về sự việc tranh chấp và công ty F cũng không được đưa vào tham gia tố tụng để thông báo về việc tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền sở hữu căn hộ của công ty nên công ty F không thể biết căn hộ trên có phát sinh tranh chấp. Do vậy, giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ trên giữa bị đơn và ông H2 thì ông H2 hoàn toàn ngay tình”, “Sau đó, đến ngày 25/09/2009, ông Từ Minh H2 chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ cho bà H và công ty F đã ký hợp đồng cùng số cho bà H. Việc chuyển nhượng này cũng hoàn toàn hợp pháp và ngay tình do cả ba người tham gia giao dịch đều không thể biết có tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền sở hữu căn hộ” (Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2019). Bản án số 803/2019/DS-PT, ngày 12/9/2019 về việc đòi tài sản. Truy cập ngày 30/4/2022. Đường link truy cập: https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-8032019dspt-ngay-12092019-ve-doi-tai-san-114883); “Cấp sơ thẩm tách giao dịch dân sự về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông C với vợ chồng ông T thành vụ kiện khác khi có yêu cầu là chưa đầy đủ, chưa giải quyết triệt để vụ án và chưa đảm bảo quyền lợi của người thứ ba ngay tình là Ngân hàng K”, “ Khi nhận thế chấp, Ngân hàng K không có nghĩa vụ phải biết việc ông Lê Ngọc C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp pháp hay không, cũng như không buộc phải biết các giao dịch trước đó là giả tạo hay không” (Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ. Bản án 181/2019/DS-PT, ngày 25/10/2019 về việc tranh chấp quyền sử dụng đất và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Truy cập ngày 30/4/2022. Đường link truy cập: https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-1812019dspt-ngay- 28102019-ve-tranh-chap-hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-115419); “Xét các giao dịch dân sự trên thực hiện đúng trình tự và thủ tục luật định. Do đó căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 133 BLDS thì ông K2 và ông D1 là người thứ ba mua tài sản nên cần phải được bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình nên cấp sơ thẩm không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở” (Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Bản án số 15/2020/DS-PT ngày 14/2/2020 về việc tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và hủy giá trị pháp lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Truy cập ngày 30/4/2022. Đường link truy cập: https://fdvn.vn/tong-hop-20-ban-an-bao-ve-nguoi-thu-ba-ngay-tinh/). 369
- - Là người xác lập, thực hiện giao dịch với vợ hoặc chồng liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng là tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu. - Không được vợ, chồng cung cấp thông tin liên quan đến tài sản giao dịch là tài sản chung của vợ, chồng và vợ, chồng không công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. “Người thứ ba ngay tình” theo quy định trên chỉ giới hạn trong trường hợp nhất định: trong GDDS với người xác lập, thực hiện giao dịch là vợ hoặc chồng, đối tượng giao dịch phải là tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu và là tài sản chung của vợ, chồng. Đối với tài sản là bất động sản hoặc động sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì pháp luật hôn nhân và gia đình dẫn chiếu đến quy định của pháp luật dân sự. Yếu tố “người thứ ba” thể hiện ở việc tham gia GDDS với vợ hoặc chồng và yếu tố “ngay tình” thể hiện ở việc không được vợ, chồng cung cấp thông tin liên quan đến tài sản giao dịch là tài sản chung của vợ, chồng và vợ, chồng không công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Như vậy, yếu tố “ngay tình” không thể hiện thông qua ý chí của chủ thể “người thứ ba” mà chỉ dựa vào quy định của pháp luật; nghĩa là, mặc dù không được vợ, chồng cung cấp thông tin liên quan đến tài sản giao dịch là tài sản chung của vợ, chồng và vợ, chồng không công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, nhưng người thứ ba bằng cách nào đó đã biết được thông tin này thì cũng không ảnh hưởng đến yếu tố“ngay tình”. Trong pháp luật về thi hành án dân sự, “người thứ ba ngay tình” được nhắc đến tại Điều 135 Luật Thi hành án dân sự 2008. Theo đó,“người thứ ba ngay tình” có thể được xác định là người nhận được tài sản thông qua GDDS hợp pháp với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa; hoặc nhận được tài sản thông qua đấu giá tài sản hợp pháp. Yếu tố “người thứ ba” thể hiện ở việc tham gia GDDS (bao gồm cả đấu giá tài sản) và yếu tố “ngay tình” thể hiện ở hai tiêu chí: (1) tính hợp pháp của GDDS (bao gồm cả đấu giá tài sản), (2) không biết người tham gia GDDS với mình là người không có quyền định đoạt tài sản do người này là chủ sở hữu tài sản theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa (không bao gồm trường hợp nhận tài sản thông qua đấu giá). Đối với trường hợp đầu tiên của điều luật, yếu tố “ngay tình” thể hiện ở việc pháp luật quy định người thứ ba không bắt buộc phải biết người tham gia GDDS với mình là người không có quyền định đoạt tài sản vì người này có chứng cứ cho thấy mình là người có quyền định đoạt tài sản (bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và GDDS của người thứ ba phù hợp quy định của pháp luật. Đối với trường hợp tiếp theo của điều luật, yếu tố “ngay tình” cũng thể hiện ở cuộc đấu giá tài sản phải phù hợp quy định của pháp luật. Điều luật không cho biết ý chí của “người thứ ba” có biết hay không biết tài sản nhận chuyển giao không thuộc quyền định đoạt tài sản của người chuyển giao hoặc tài sản tham gia đấu giá không thuộc về người có tài sản đấu giá. Trong pháp luật về đấu giá tài sản, “người thứ ba ngay tình” được đề cập tại Điều 7 Luật Đấu giá tài sản 2016. Yếu tố xác định “người thứ ba ngay tình” cũng tương tự Điều 135 Luật 370
- Thi hành án dân sự 2008 nhưng chỉ áp dụng cho trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua đấu giá tài sản. Ngoài ra, điều luật còn cho phép trường hợp chưa hoàn thành thủ tục bán đấu giá tài sản thì người thứ ba ngay tình vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản nếu trước khi tài sản được đưa ra đấu giá mà có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản đấu giá nhưng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp kết quả đấu giá tài sản bị hủy theo quy định tại Điều 72 của Luật Đấu giá tài sản 2016. Yếu tố “ngay tình” ở đây cũng gắn liền với tính hợp pháp của cuộc đấu giá tài sản nhưng ở phạm vi hẹp hơn, đó là tính hợp pháp về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản. Như vậy, về yếu tố “người thứ ba”, các văn bản nêu trên đều cho thấy người này phải tham gia GDDS (không thể hiện việc phải có GDDS liên quan đến tài sản nhận chuyển giao trước đó). Điều này có thể hiểu là có một hoặc nhiều GDDS trong mối quan hệ với người thứ ba. Về yếu tố “ngay tình”, các văn bản nêu trên cho thấy dấu hiệu nhận diện là: pháp luật quy định trong trường hợp này người thứ ba không buộc phải biết người tham gia GDDS với mình là người không có quyền định đoạt tài sản, còn về ý chí của người thứ ba thì không được đề cập đến. 4. KẾT LUẬN VỀ KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ NHẬN DIỆN NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH Tham khảo quy định của BLDS, pháp luật khác có liên quan, quan điểm của các chuyên gia, tác giả đưa ra khái niệm người thứ ba ngay tình như sau: Người thứ ba ngay tình là người không biết hoặc pháp luật quy định không buộc phải biết mình tham gia GDDS với người không có quyền định đoạt tài sản, hoặc: Người thứ ba ngay tình là người tham gia GDDS với người không có quyền định đoạt tài sản nhưng có căn cứ để tin rằng người tham gia GDDS với mình là người có quyền định đoạt tài sản40. Các yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình: - Người tham gia GDDS (kể cả trường hợp đấu giá tài sản) để nhận chuyển giao tài sản (yếu tố “người thứ ba”). - Không biết hoặc pháp luật quy định không buộc phải biết mình tham gia GDDS với người không có quyền định đoạt tài sản; hoặc: có căn cứ để tin rằng người tham gia GDDS với mình là người có quyền định đoạt tài sản (yếu tố “ngay tình”). BLDS 2015 đưa ra chế định bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp GDDS vô hiệu nhưng lại không khái quát các dấu hiệu nhận diện người thứ ba ngay tình thông qua khái niệm hoặc các đặc điểm riêng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể này mà có thể dẫn đến sự tùy nghi trong thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án và cơ quan khác có thẩm quyền. Do đó, việc bổ sung khái niệm cũng như các yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình là cần thiết tại thời điểm hiện nay và trong tương lai khi mà GDDS diễn ra ngày càng phức tạp và tài sản được chuyển giao qua nhiều người thì chủ thể “người thứ ba” xuất hiện một cách thường xuyên hơn và cần được xác định chính xác tư cách chủ thể “người thứ ba ngay tình”. 40 Cụm từ “có căn cứ để tin rằng người tham gia GDDS với mình là người có quyền định đoạt tài sản” thể hiện ở việc “không biết hoặc pháp luật quy định không buộc phải biết mình tham gia GDDS với người không có quyền định đoạt tài sản”. 371
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền 1. Quốc hội (2005). Bộ luật dân sự. Luật số 33/2005/QH11, ngày 14/6/2005. 2. Quốc hội (2008). Luật Thi hành án dân sự. Luật số 26/2008/QH12, ngày 14/11/2008. 3. Quốc hội (2014). Luật Hôn nhân và gia đình. Luật số 52/2014/QH13, ngày 19/6/2014. 4. Quốc hội (2015). Bộ luật dân sự. Luật số 91/2015/QH13, ngày 24/11/2015. 5. Quốc hội (2016). Luật Đấu giá tài sản. Luật số 01/2016/QH14, ngày 17/11/2016. 6. Chính phủ (2014). Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, ngày 31/12/2014. 7. Tòa án nhân dân tối cao (2021). Công văn về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử. Công văn số 02/TANDTC-PC, ngày 02/8/2021. Sách, giáo trình, tạp chí 8. Nguyễn Văn Cường & Nguyễn Minh Hằng (2011). Giao dịch về quyền sử dụng đất vô hiệu – Pháp luật & thực tiễn xét xử. Hà Nội: Nxb Thông tin và truyền thông. 9. Trần Thị Huệ và Chu Thị Lam Giang (2016). Một số bất cập trong quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Tạp chí Tòa án nhân dân số 14, (kỳ I tháng 7/2016), 32-33. 10. Nguyễn Thị Linh (2020). Một số vấn đề về chế định bảo vệ người thứ ba ngay tình theo Bộ luật dân sự năm 2015 - Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện. Tạp chí Tòa án nhân dân, (22, kỳ II tháng 11/2020), 47. 11. Tưởng Duy Lượng (2018). Quy định của các Bộ luật dân sự về bảo vệ người thứ ba ngay tình và thực tiễn giải quyết. Tạp chí Tòa án nhân dân, (02, kỳ II tháng 01/2018), 12 &15. 12. Thân Văn Tài & Nguyễn Thị Phi Yến (2017). Người thứ ba ngay tình theo Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 08(336), 50. 13. Cao Ngọc Anh Thi (2022). Dấu hiệu nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu. Tạp chí Tòa án nhân dân, (07, kỳ I tháng 04/2022), 41. 14. Viện Nghiên cứu đào tạo (1998). Luật Nhật Bản - tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên. 15. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1999). Từ điển giải thích thuật ngữ luật học. Hà Nội: Nxb Công an nhân dân. 16. Viện Khoa học pháp lý (2006). Từ điển Luật học. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa - Tư pháp. 17. Viện Ngôn ngữ (2010). Từ điển Tiếng Việt phổ thông. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên. Website 18. Vũ Thị Hồng Yến (2007). Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản. Kỷ yếu hội thảo cấp trường: Sửa đổi Bộ luật dân sự. Hội thảo khoa học cấp trường, ngày11/12/2007, Đại học Luật Hà Nội. Truy cập ngày 28/4/2022. Đường link truy cập: http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/03/2352-2/. 19. The Uniform Law Commission & the American Law Institute (1952). The Uniform Commercial Code of US. Truy cập ngày 29/4/2022. Đường link truy cập: https://www.law.cornell.edu/ucc/1/1-201. 20. Yaşar & Zafer İçer (2019). The Concept of “Good Faith” in Criminal Law. Ceza Hukuku ve Kriminoloji Dergisi-Journal of Penal Law and Criminology 2019, 7(2), 258. Truy cập ngày 29/4/2022. Đường link truy cập:https://www.researchgate.net/publication/336103457_The_Concept_of_Good_Faith_in_Criminal_Law. 372
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhận thức của người tiêu dùng về đại diện thương hiệu là người nổi tiếng
10 p | 243 | 7
-
Nhận diện các yếu tố cấu thành trách nhiệm xã hội của thanh niên và một số gợi ý phát huy trách nhiệm xã hội của thanh niên Việt Nam hiện nay
10 p | 34 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Luật tố tụng dân sự (Mã học phần: LUA102027)
14 p | 13 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng Việt Nam
12 p | 1 | 0
-
Ảnh hưởng của hoạt động marketing trên mạng xã hội, nhận thức thương hiệu, hình ảnh thương hiệu đến sự trung thành thương hiệu
14 p | 2 | 0
-
Các nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
20 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn