Cộng đồng cư dân Khmer
-
Bài viết Hiệu quả trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Sóc Trăng trình bày các nội dung: Về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa; Hỗ trợ giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số; Về xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số;...
5p vinatis 30-07-2024 5 2 Download
-
Đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ hiện đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc bảo tồn, phát huy văn hoá dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các di sản văn hóa được gìn giữ, tôn tạo; các công trình trọng điểm về văn hóa được đầu tư, trùng tu, nâng cấp; nhiều hoạt động văn hóa dân gian và lễ hội cổ truyền được duy trì, cải tiến. Điều đó vừa góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân, vừa gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hội nhập.
6p visystrom 22-11-2023 18 4 Download
-
Xã Tập Sơn nằm ở phía bắc huyện Trà Cú, là cửa ngõ vào trung tâm huyện lỵ. Tập Sơn là một vùng đất rộng, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Trên vùng đất Tập Sơn, từ thuở cha ông ta mở cõi khai phá vùng đất phương Nam cách đây hơn 300 năm, cộng đồng ba dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa đã cùng nhau khai cơ, lập nghiệp. Cùng tìm hiểu thêm về xã Tập Sơn thông qua nội dung cuốn "Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Tập Sơn (1930-2015)" dưới đây.
101p anhnangmattroi09 28-03-2023 4 3 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Khmer tại Việt Nam hiện nay" nhằm nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Khmer ở Việt Nam hiện nay; đồng thời đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Khmer đến năm 2030.
37p thanhthanh191 21-06-2022 33 11 Download
-
Phát triển du lịch “Làng Văn hóa Khmer” là một trong những dự án quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Trà Vinh nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nâng cao đời sống của cộng đồng cư dân Khmer. Trà Vinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành công loại hình du lịch “Làng Văn hóa Khmer”.
10p viedison 13-04-2022 37 3 Download
-
Luận văn "Đánh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc Khmer ven biển tỉnh Sóc Trăng" được đặt ra, nhằm phát huy vai trò cộng đồng dân tộc Khmer trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển một cách bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
103p thebabadook 21-08-2021 35 5 Download
-
Đám cưới là một trong những nghi lễ vòng đời quan trọng của mỗi cá nhân. An Giang là nơi tụ cư của bốn dân tộc Kinh - Hoa - Chăm và Khmer, mỗi dân tộc có những hình thức riêng trong việc tổ chức đám cưới. Đám cưới truyền thống của người Khmer An Giang được xem là một hiện tượng độc đáo trong văn hóa của cộng đồng người Khmer, đám cưới diễn ra theo trình tự từ lễ dạm hỏi - lễ ăn hỏi - lễ cưới. Bài viết nhằm hướng đến việc bảo tồn các giá trị tốt đẹp mang tính chất truyền thống trong đám cưới của người Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.
10p nguathienthan6 06-07-2020 80 6 Download
-
Cư dân Khmer tập trung sinh sống khá đông ở các tỉnh miền núi biên giới tỉnh An Giang, trong các phum, sóc, ngoài người Khmer còn có cộng đồng các tộc người Việt, Hoa, Chăm. Trong quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa đã giúp các tộc người xích lại gần nhau, siết chặt tình đoàn kết cộng đồng đa tộc người vùng miền núi biên giới. Với không gian văn hóa mở, người Khmer miền núi biên giới tỉnh An Giang có thể nói được tiếng Hoa, Chăm, Việt, đồng thời vẫn bảo tồn được bản ngữ của mình thông qua nhiều hoạt động, với nhiều hình thức.
9p angicungduoc2 03-01-2020 92 3 Download
-
Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành ba vùng dân cư tập trung lớn: vùng Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau (Sóc Trăng, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi),vùng An Giang – Kiên Giang (Vọng Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, phía Tây Bắc Hà Tiên), vùng Trà Vinh – Vĩnh Long. Tổ chức xã hội của người Khmer là phum, sóc. Quản lý và điều hành phum, sóc do một người lớn tuổi có uy tín trong cộng đồng đảm nhận. Sinh hoạt của phum, sóc mang tính chất cộng đồng tự quản. Người Khmer thường cư trú trên đất giồng, đất ruộng, ven theo kênh và các con lạch nhỏ, hoặc ở các “vành khăn” chân núi.
6p nguathienthan1 27-11-2019 130 6 Download
-
Bài viết tiếp cận lễ hội đua bò Bảy Núi không theo diễn trình của lễ hội mà nhìn từ tri thức bản địa của một cộng đồng cư dân, mà ở đây là người Khmer, bên cạnh các giá trị văn hóa truyền thống, đã sáng tạo những giá trị văn hóa mới nhờ tích lũy những tri thức trong bối cảnh của môi trường tự nhiên và xã hội mới.
8p nguathienthan1 20-11-2019 52 6 Download
-
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng; chỉ ra những kết quả đã đạt được cùng với những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, bài học kinh nghiệm trong hoạt động QLNN về GNBV đối với các DTTS, cụ thể là hai dân tộc Stiêng và Khmer giai đoạn từ đổi mới đến nay; luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về GNBV đối với các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017- 2020, tầm nhìn 2030...
186p anhinhduyet000 01-07-2019 69 12 Download
-
Luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN trong thực hiện công tác giảm nghèo, các CSDT đối với đồng bào các DTTS nói chung, phân tích cụ thể về hai DTTS (Stiêng và Khmer) ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng 2030.
26p anhinhduyet000 01-07-2019 42 4 Download
-
Tiểu luận "Vị thế và vai trò của ngôi chùa khmer trong đời sống cộng đồng cư dân người Khmer hiện nay" gồm các nội dung chính như: những vấn đề chung, vị thế vai trò của ngôi chùa trong đời sống người khmer. Mời các bạn cùng tham khảo!
23p mainuhuynhanh 23-06-2019 177 26 Download
-
Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên là nơi tụ cư của các tộc người thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi (Xtiêng, Chơ Ro, Mạ và Mnông). Khác với người Việt, Khmer, Hoa và Chăm tại đây, các tộc người trên có chung nguồn gốc cư dân và văn hóa. Họ được coi là hậu duệ của các lớp cư dân Môn cổ ở Nam Đông Dương thời tiền sử và là một bộ phận cư dân của vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ vào đầu Công nguyên.
9p nguyenhong1235 03-12-2018 83 8 Download
-
Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta chú trọng thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo. Ngoài chính sách chung, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến chính sách cụ thể đối với vùng đông đồng bào dân tộc, tôn giáo như Chỉ thị 117-CT-TW (29-9-1981) của Trung ương Đảng về công tác ở những vùng đồng bào dân tộc Khmer trong những năm trước mắt.
8p sieunhansoibac2 07-04-2018 88 4 Download
-
Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến an sinh xã hội, phân tích thực trạng công tác an sinh xã hội cho ĐBDT Khmer, trên địa bàn huyện Trà Cú trong những năm qua; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác an sinh xã hội cho ĐBDT khmer trên địa bàn huyện Trà Cú những năm tới.
26p bautroibinhyen26 03-05-2017 78 13 Download
-
Luân văn Thạc sĩ Sử học: Giao lưu văn hóa Việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (1975-2000) trình bày khái quát về lịch sử hình thành và đặc điểm tụ cư – cộng cư của người Việt và người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thế kỉ XVII đến nay; quá trình giao lưu văn hóa Việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (1975-2000); vai trò và giải pháp phát huy giá trị văn hóa Việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam.
144p dieuhang510 14-11-2016 202 48 Download
-
Xuất phát từ hình thức phòng thủ nguyên thủy của “buôn”, các ngôn ngữ Mon- Khmer ở Việt Nam đã sử dụng tính từ “tròn” để cấu tạo danh từ chỉ hình thức tổ chức cộng đồng cơ sở của mình. Cao hơn “buôn” là hình thức “liên buôn”, còn để lại dấu vết trong các ngôn ngữ Bahnar, Brũ, Việt và Mường. Từ các hình thức đó, người Việt-Mường đã tiến lên lập “nước”, và biến “làng - nước” thành cơ cấu tổ chức cộng đồng đặc trưng của Việt-Mường.
14p nganga_02 09-09-2015 86 9 Download
-
ĐBSCL là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Việt, Hoa, Khmer, Chăm,… Sự chung sống hòa bình, cùng đoàn kết chiến đấu với thiên nhiên, với kẻ thù xâm lược bảo vệ quê hương đã hình thành nên đặc thù văn hoá riêng của các cộng đồng dân tộc Việt Nam ở vùng đất mới này của Tổ quốc bên cạnh bản sắc văn hoá chung của dân tộc Việt Nam. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá trên cơ sở kinh tế hàng hoá sớm phát triển, đã tạo nên những biến đổi, những nhân tố mới bên cạnh văn hoá truyền thống của từng dân tộc.
16p mirieskel 06-04-2015 294 68 Download
-
Kiến An Cung nằm giữa thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp), được những người Phước Kiến xây dựng từ hàng trăm năm nay. Kiến trúc độc đáo này vẫn được dân gian gọi là chùa Ông Quách. Những dòng người Phước Kiến (Trung Hoa) sang định cư tại đây, phần lớn là di thần nhà Minh bỏ xứ tha hương từ thế kỷ XVIII do không thần phục triều Mãn Thanh. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Phước Kiến là một trong ba cộng đồng gồm Kinh, Hoa và Khmer sống chan hòa bao đời nay; nhưng họ...
6p mattroi81 25-07-2013 120 8 Download