Nghiên cứu văn hóa dân gian
-
Nghiên cứu này tìm hiểu sự biến đổi của nghệ thuật biểu diễn Mo Mường trong thời đại kĩ thuật số. Theo truyền thống, Mo Mường do Ôông Mo biểu diễn gắn liền với các nghi lễ, phong tục tập quán dân gian của cộng đồng người Mường, diễn ra trong môi trường vật chất và văn hóa như nhà sàn và các buổi họp mặt cộng đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện đại, thực tiễn thực hành diễn xướng Mo Mường này đã mở rộng sang lĩnh vực kĩ thuật số, tích hợp với không gian mạng để hình thành nên cái được gọi là Văn hóa dân gian kĩ thuật số (E-folklore).
11p gaupanda059 07-11-2024 2 1 Download
-
Trong nền văn học Thái, sử thi Ẳm ệt là một tác phẩm văn học tiêu biểu. Tác phẩm phản ánh khá cụ thể và sinh động bức tranh văn hóa xã hội của người Thái xưa trong quá trình hình thành và phát triển. Bài viết nghiên cứu về đời sống sinh hoạt và phong tục tập quán của người Thái qua sử thi Ẳm ệt, từ đó khẳng định được vị trí, giá trị văn học dân gian dân tộc Thái trong bức tranh của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.
9p gaupanda059 07-11-2024 2 2 Download
-
Di tích lịch sử cách mạng Bến đò Phú Mỹ tại xã Phú Mỹ (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) ghi dấu tội ác vô cùng man rợ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai đối với nhân dân ta vào những năm 1947-1949. Di tích được được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1994, trở thành địa chỉ đỏ cho du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Tuy nhiên, để gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử cách mạng này gắn với phát triển du lịch văn hóa, du lịch về nguồn, hiện cả ba tỉnh vẫn gặp nhiều gian nan, thách thức.
5p gaupanda058 28-10-2024 2 1 Download
-
Mối lo ngại khi sử dụng corticosteroid thoa (TCS) hay còn gọi là “chứng sợ TCS” là vấn đề rất phổ biến ở bệnh nhân da liễu và thường dẫn đến không tuân thủ điều trị. Trong các công cụ tầm soát có sẵn, bảng câu hỏi khảo sát nỗi sợ corticosteroid thoa được giới thiệu trong nghiên cứu là một công cụ đơn giản, đầy đủ, có giá trị và tin cậy được khuyến cáo sử dụng. Mục tiêu: Chuyển ngữ bảng câu hỏi khảo sát nỗi sợ corticosteroid thoa sang tiếng Việt phù hợp với văn hóa người Việt Nam.
9p viengfa 23-10-2024 1 1 Download
-
Nghiên cứu này, từ góc nhìn của lý thuyết cổ mẫu và phương pháp lịch sử-xã hội, tập trung phân tích các motif, bối cảnh văn hóa liên quan đến các cổ mẫu Thần linh và Ma Quỷ. Đồng thời, thông qua việc khám phá sự xung đột giữa các nhân vật điển hình của cổ mẫu, nghiên cứu sẽ cho thấy đặc trưng tư duy siêu hình về thế giới và tín ngưỡng bản địa của người Mường cổ sơ được tái hiện một cách sinh động thông qua Mo Mường.
15p viling 11-10-2024 4 1 Download
-
Bài viết phân tích về tình trạng thiếu cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, một vấn đề cấp bách ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bộ mặt đô thị và chất lượng cuộc sống của người dân. Nghiên cứu sẽ phân tích lịch sử quy hoạch và phát triển mảng xanh thành phố qua từng giai đoạn, cùng với đó là so sánh các chỉ tiêu về mảng xanh đô thị giữa Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị có nét tương đồng trong nước và trên thế giới để làm rõ tình hình hiện tại.
9p viyoko 01-10-2024 7 3 Download
-
Đề tài "Hình tượng Mẫu Thượng Ngàn từ truyền thuyết, chầu văn đến vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng” trình bày theo ba luận điểm lớn. Đó là giới thuyết, khảo sát về hình tượng Mẫu Thượng Ngàn trong truyền thuyết, chầu văn và giới thiệu vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”; so sánh về hình tượng Mẫu Thượng Ngàn qua các thể loại trên và cuối cùng là tìm hiểu về diễn xướng của hình tượng Mẫu Thượng Ngàn qua các lễ hội, các bản văn chầu và trên sân khấu chèo. Qua đó, ta sẽ thấy được sự diễn tiến của hình tượng Mẫu Thượng Ngàn trong tâm thức dân gian cũng như thấy được ý nghĩa văn hóa của hình tượng này.
6p xuanphongdacy09 29-09-2024 3 2 Download
-
Đề tài "Quản lý thuế xuất nhập khẩu tỉnh Attapeu, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" nghiên cứu nhằm hệ thống hóa được lý thuyết về quản lý thuế XNK; đánh giá được thực trạng quản lý thuế XNK trên địa bàn tỉnh Attapeu; đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế XNK trên địa bàn tỉnh Attapeu trong thời gian tới.
27p xuanphongdacy07 28-09-2024 7 2 Download
-
Nhằm giới thiệu và phổ biến tư liệu văn học dân gian góp phần trong công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, văn hóa, văn học…tác giả viết bài tham luận về “Đất và người Bình Dương qua tư liệu văn học dân gian” qua các thể loại văn học dân gian ở Bình Dương như: truyện kể, ca dao, hát đưa em, hò, lý, vè…được sưu tầm qua các gia đình người Việt đã sinh sống ở vùng đất Bình Dương nhiều thế hệ và các tư liệu thành văn đã được xuất bản.
10p gaupanda051 13-09-2024 13 1 Download
-
Trong thế kỷ 20, việc sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến âm nhạc dân gian Việt Nam đã trở thành một phong trào mạnh mẽ, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Các nhà nghiên cứu và nghệ sĩ đã không ngừng tìm kiếm, ghi chép và lưu giữ những giai điệu, lời ca từ khắp các vùng miền. Những nỗ lực này không chỉ giúp bảo tồn di sản âm nhạc dân gian mà còn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tiếp cận và hiểu sâu hơn về văn hóa dân tộc. Qua đó, âm nhạc dân gian Việt Nam đã được lan tỏa rộng rãi, trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều thế hệ nghệ sĩ và người yêu nhạc.
3p xuanphongdacy04 04-09-2024 2 1 Download
-
Bài viết “Cần có những tư duy mới trong công tác đào tạo vốn âm nhạc dân tộc cổ truyền” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy để bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống. Trong bối cảnh hiện đại, việc áp dụng những tư duy sáng tạo và linh hoạt không chỉ giúp duy trì những di sản quý báu mà còn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tiếp cận và yêu thích âm nhạc dân tộc. Nghiên cứu này sẽ khám phá các phương pháp giáo dục tiên tiến, đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.
6p xuanphongdacy04 04-09-2024 2 1 Download
-
Hò khoan Nam Trung Bộ là một loại hình dân ca đặc trưng của vùng đất từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Qua các sách sưu tầm và nghiên cứu ca dao - dân ca, hò khoan được hiểu như một hình thức nghệ thuật biểu diễn mang đậm nét văn hóa và đời sống của người dân nơi đây. Những câu hò khoan không chỉ phản ánh tâm tư, tình cảm mà còn là phương tiện giao tiếp, giải trí trong lao động và sinh hoạt cộng đồng. Nghiên cứu về hò khoan giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
5p xuanphongdacy04 04-09-2024 3 1 Download
-
Dân ca Nam Bộ là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của người dân miền Nam Việt Nam. Một trong những bài dân ca nổi tiếng là “Bắc kim thang,” thường được hát trong các trò chơi dân gian. Bài hát này không chỉ mang tính giải trí mà còn phản ánh những nét đặc trưng của ngôn ngữ và phong tục tập quán của người Nam Bộ. Việc trao đổi và nghiên cứu về các bài dân ca như “Bắc kim thang” giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất này.
3p xuanphongdacy04 04-09-2024 6 1 Download
-
Múa dân gian là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của nhiều dân tộc Việt Nam, thể hiện qua các nghi lễ, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng. Các điệu múa dân gian thường phản ánh những hoạt động lao động, chiến đấu, và tín ngưỡng của người dân. Đặc điểm nổi bật của múa dân gian là sự kết hợp giữa âm nhạc, tiết tấu và động tác, tạo nên những màn biểu diễn sống động và đầy cảm xúc. Nghiên cứu và bảo tồn múa dân gian không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa mà còn góp phần giáo dục các thế hệ về giá trị truyền thống và lịch sử của dân tộc.
5p xuanphongdacy04 04-09-2024 10 0 Download
-
Trò diễn dân gian là một loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc sắc. Tại Thanh Hoá, trò diễn dân gian là một trong những sinh hoạt văn hoá có truyền thống lâu đời, được trình diễn trong những ngày lễ dâng hương, những ngày hội làng hay những ngày kỉ niệm tưởng nhớ đến công lao của các anh hùng dân tộc.
7p xuanphongdacy04 04-09-2024 2 1 Download
-
Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số suy nghĩ nhằm hướng tới việc đào tạo những nhà nghiên cứu âm nhạc có thể đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của việc nghiên cứu âm nhạc cũng như văn hóa xã hội trong nước hiện nay, đồng thời để khỏi bị lạc hậu với thế giới do việc tự bó hẹp trong phạm vi của Dân tộc nhạc học, nên lưu ý tới việc đào tạo những nhà nghiên cứu âm nhạc “đa năng’ có thể thực hiện được những đề tài nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành có quan hệ gần gũi, chẳng hạn Dân tộc nhạc học, Nhân học âm nhạc, Văn hóa học âm nhạc...
5p xuanphongdacy04 04-09-2024 5 1 Download
-
Từ trước tới nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về các thể loại hát nghi lễ của người Việt. Qua tìm hiểu những tư liệu này, trong bài viết này tác giả đã tập hợp được bảy thể loại hát thờ ở đình của người Việt vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ. Đó là: hò cửa đình, hát hò đình Bơi, hát dậm, hát tầu - tượng, hát xoan, hát quan họ thờ, hát cửa đình (ca trù thờ).
16p xuanphongdacy04 04-09-2024 1 1 Download
-
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu chứng minh rằng điệu thức năm âm đã có một quá trình hình thành và phát triển rất lâu dài, xuất hiện trong nền âm nhạc dân gian của nhiều nước trên thế giới. Vì lẽ đó, vấn đề nghiên cứu điệu thức năm âm không chỉ là công việc của các nhà khoa học ở châu Á mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu âm nhạc ở châu Âu. Bên cạnh điệu thức bẩy âm, điệu thức năm âm luôn luôn mang lại những ý nghĩa đặc biệt, những sắc màu độc đáo để người ta có thể đặt trong mối quan hệ Đông - Tây.
5p xuanphongdacy04 04-09-2024 3 1 Download
-
Thuật ngữ '‘diễn xướng” đã được giới nghiên cứu văn hóa nghệ thuật cũng như nghiên cứu văn hóa dân gian sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, sau nhiều năm qua, việc lí giải, định nghĩa thuật ngữ này, đưa nó thành một khái niệm phục vụ cho nghiên cứu văn hóa nghệ thuật vẫn còn là một vấn đề. Bởi cho đến nay, phạm vi của diễn xướng chưa rõ ràng khiến người ta dễ lẫn với một số thuật ngữ khác, chẳng hạn như “biểu diễn”, “trình diễn”. Điều đó dẫn đến việc cần thiết xác định lại “ranh giới” của diễn xướng. Nói cách khác là cần làm rõ nội hàm của khái niệm diễn xướng.
10p xuanphongdacy04 04-09-2024 4 1 Download
-
Bằng việc phân tích các nguồn tư liệu lưu trữ, công trình nghiên cứu của tác giả người Việt và kết hợp với những biến đổi về địa lý nhân văn, bài viết lý giải sâu nhiều vấn đề về trung tâm khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, làm nổi bật sự dịch chuyển không gian phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Yên từ năm 1888 – 1945, cụ thể hơn từ năm 1888 – 1920: trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục thuộc về Sông Cầu; từ năm 1921, vị trí này thuộc về Tuy Hoà và kéo dài cho đến ngày hôm nay.
9p gaupanda051 13-09-2024 3 1 Download